Mẹo chữa dị ứng thời tiết bằng lá lốt – Hướng dẫn A-Z

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Da liễuPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Chữa dị ứng thời tiết bằng lá lốt có tác dụng làm giảm các triệu chứng ngứa ngáy, sưng đỏ giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn. Vậy cách thực hiện bài thuốc này như thế nào, có mang đến tác dụng tốt không? 

Vì sao có thể chữa dị ứng thời tiết bằng lá lốt?

Theo dân gian, lá lốt có vị cay nồng, tính ấm. Với có tác dụng tán hàn, chỉ thống, ôn trung, hạ khí, tỵ uyên, yêu cước thống… Được dùng để điều trị nhiều bệnh lý như khó tiêu, ra nhiều mồ hôi ở tay chân, chữa đau nhức xương khớp, trị phù thũng do viêm tinh hoàn, mụn nhọt, giải cảm, viêm xoang…

Đối với các nghiên cứu hiện đại, trong thành phần của loại cây này có nhiều dạng tinh dầu, nhất là piperidin. Đây là hoạt chất được ví như một loại kháng sinh tự nhiên, giúp làm giảm các triệu chứng của các bệnh da liễu như phát ban, nổi mề đay…

Từ những thông tin này, có thể tin rằng việc chữa dị ứng thời tiết bằng lá lốt là có cơ sở.

=> THAM KHẢO THÊM: Top 7 thuốc bôi chống dị ứng thời tiết an toàn hiệu quả

Hướng dẫn cách chữa dị ứng thời tiết bằng lá lốt

Nếu bị dị ứng thời tiết, bạn có thể tham khảo và áp dụng cách chữa trị bằng lá lốt dưới đây:

+ Chuẩn bị:

  • Lá lốt tươi
  • Muối hạt

+ Cách thực hiện:

  • Đem lá lốt đi rửa sạch, ngâm cùng với nước muối loãng chừng 15 phút rồi vớt ra để ráo. Cách này sẽ giúp loại bỏ hết các vi khuẩn có hại bám trên lá.
  • Vò nát lá lốt rồi cho chúng vào nồi, đun sôi thật kỹ với nước. Chờ khoảng 10 – 15 phút sau thì tắt bếp, dùng nước này để thoa lên vị trí da bị tổn thương.
  • Để nguyên như vậy chừng 30 phút,sau đó rửa lại với nước. Kiên trì thực hiện chừng 2 lần mỗi ngày để mang đến tác dụng tốt nhất.
Cần áp dụng bài thuốc thường xuyên và lâu dài để mang đến tác dụng tốt
Cần áp dụng bài thuốc thường xuyên và lâu dài để mang đến tác dụng tốt

Cách chữa dị ứng thời tiết bằng lá lốt thường sẽ không mang đến tác dụng mau chóng. Nó cần có đủ thời gian để các hoạt chất có trong thuốc thẩm thấu và phát huy tác dụng từ từ. Do đó, bạn cần kiên trì thực hiện thường xuyên và trong thời gian dài mới thấy được tác dụng.

Một vài lưu ý khi chữa dị ứng thời tiết bằng lá lốt

Ngoài cách điều trị ứng thời tiết bằng lá lốt, để bệnh mau khỏi, bệnh nhân cần chú ý một số điều sau đây:

  • Dùng lá lốt chữa dị ứng thời tiết cần kiên trì thực hiện thường xuyên và trong thời gian dài để thấy được hiệu quả tốt.
  • Khi có dấu hiệu bị dị ứng thời tiết, nên nhanh chóng làm ấm cơ thể. Nếu đang bị ướt mưa thì hãy lấy khăn lau thật khô.
  • Có thể sử dụng thêm các loại thuốc kháng histamin để làm giảm ngứa, đỏ. Tuy nhiên, chỉ dùng các loại thuốc này theo sự chỉ định của bác sĩ để tránh nguy cơ mắc tác dụng phụ.
  • Không dùng tay để gãi ngứa vì nó có thể dẫn đến nhiễm trùng da, mưng mủ
  • Mặc những bộ quần áo rộng rãi, thoáng mát để tránh gây kích ứng da.
  • Bổ sung cho cơ thể nhiều trái cây, rau xanh, sữa chua, thức ăn giàu vitamin C. Không ăn những thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng, đậu phộng…
  • Hạn chế hoặc sử dụng đồ bảo hộ khi tiếp xúc với các chất tẩy rửa.
  • Không nên tiếp xúc với những dị nguyên có thể gây dị ứng như phấn hoa, lông động vật, khói bụi.
  • Trường hợp bị dị ứng do mắc các bệnh lý khác, nên đi khám để được tư vấn cách điều trị tốt hơn.

Trên đây là cách chữa bệnh ứng thời tiết bằng lá lốt và một số điều cần lưu ý. Tình trạng này không chỉ khiến bệnh nhân khó chịu, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt mà còn có thể dẫn đến sốc phản vệ. Điều này đe dọa trực tiếp đến tính mạng của bệnh nhân. Do đó, hãy nhanh chóng tìm cách điều trị khi cơ thể có các biểu hiện bất thường.

Có thể bạn quan tâm:

Dấu hiệu dị ứng bỉm ở trẻ mẹ cần nhận biết và xử lý nhanh

Sử dụng bỉm kém chất lượng hoặc dùng sai cách có thể khiến trẻ bị dị ứng. Nguyên nhân có...

Dị ứng thời tiết ở trẻ và cách xử lý nhanh cha mẹ nên biết

Bệnh dị ứng thời tiết xảy ra phổ biến và không giới hạn độ tuổi. Trong đó có dị ứng...

Những thông tin cần biết về dị ứng hạt mè (hạt vừng)

Dị ứng hạt mè (hạt vừng): Căn bệnh phổ biến và nguy hiểm hơn bạn nghĩ

Dị ứng hạt mè (hạt vừng) có thể gây ra các phản ứng nghiêm trọng, nhất là chúng có thể...

Dầu dừa có gây dị ứng không? Nếu bị phải làm sao?

Dầu dừa có nhiều tác dụng tốt với sức khỏe nhưng trên thực tế vẫn có trường hợp bệnh nhân...

Ngứa da vào ban đêm: Nguyên nhân và cách khắc phục

Hiện tượng ngứa da vào ban đêm tưởng chừng đơn giản nhưng lại xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *