Bị táo bón khi mang thai và những điều mẹ bầu cần lưu ý!

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Táo bón khi mang thai thực chất không phải là bệnh mà là một triệu chứng thường xảy ra khi tử cung của thai phụ tăng kích thước và gây chèn ép các cơ quan trong ổ bụng. Tuy nhiên, phụ nữ bị táo bón khi mang thai có thể gặp phải một số nguy hiểm khó lường.

Táo bón khi mang thai
Táo bón khi mang thai là triệu chứng phổ biến ở thai phụ

I. Lý giải nguyên nhân phụ nữ thường bị táo bón khi mang thai

Theo một nghiên cứu được công bố trên Acta Obstetricia et Gynecologica Scandinavica, có khoảng 43% phụ nữ bị táo bón khi mang thai 3 tháng đầu, trong đó có khoảng 6% táo bón khi mang thai tuần đầu và hầu như mọi phụ nữ đều có hiện tượng táo bón khi mang thai. Để lý giải về vấn đề này, các chuyên gia Tiêu hóa đầu ngành cũng đưa ra một số nguyên nhân cụ thể như sau:

#. Nội tiết tố thay đổi: Khi mang thai, lượng hormone progesterone trong cơ thể người phụ nữ bắt đầu tăng mạnh làm cho các cơ bắp giãn ra, kể cả các cơ trong hệ tiêu hóa. Điều này làm cho thức ăn di chuyển và tiêu hóa chậm hơn, hình thành nên hiện tượng táo bón khi mang thai. Đặc biệt, nếu chế độ dinh dưỡng dưỡng của bạn thiếu chất xơ hoặc nước thì tình trạng này có thể xuất hiện thường xuyên hơn. Tốt nhất, bạn không nên tự ý sử dụng thuốc giảm táo bón hoặc aspartame tránh làm cho hệ tiêu hóa khó chịu.

#. Tử cung phát triển: Thời gian này, kích thước tử cung của thai phụ ngày càng phát triển và kéo theo đó là sự chèn ép của các cơ quan trong ổ bụng, điều này làm cho hệ tiêu hóa bị cản trở nghiêm trọng. Mặt khác, táo bón khi mang thai tuần đầu còn xuất phát từ nguyên nhân thai nghén. Bởi vì, khi bạn buồn nôn cực độ trong giai đoạn thai nghén thì khả năng tiếp nhận và hấp thu thức ăn rất khó khăn, do đó hệ tiêu hóa cũng không thể làm việc theo đúng quy trình. Nếu bạn bị nôn quá nhiều còn dẫn đến hiện tượng mất nước trong đường tiêu hóa và gây ra chứng phân cứng.

#. Chế độ dinh dưỡng: Phụ nữ mang thai cần bổ sung đầy đủ lượng tinh bột, protein, chất béo để nuôi dưỡng thai nhi. Các nhóm thực phẩm này khiến cho hệ tiêu hóa làm việc chậm và khiến cho việc đào thải ở phụ nữ mang thai cũng ngày càng trở nên khó khăn.

#. Thiếu sắt: Là một nguyên nhân gây táo bón khi mang thai phổ biến nhất. Theo Tiến sĩ T.Reuzle, lượng chất sắt trong các dưỡng chất không được hấp thu tốt trong quá trình tiêu hóa mà phần lớn đều tồn đọng lại trong ruột. Lượng chất sắt còn tồn đọng lại thường liên kết với các chất không tiêu hóa khác để kết dính và khó đào thải.

Việc bổ sung chất sắt bắt đầu từ chế độ dinh dưỡng cho thai kỳ, nếu chế độ ăn uống bổ sung đầy đủ dưỡng chất thì hệ tiêu hóa sẽ làm việc tốt hơn và ngăn chặn được tình trạng táo bón thai kỳ. Chất sắt thu được từ hoa quả, rau xanh, thịt cá có khả năng dễ hấp thu và chuyển hóa hơn, điều này còn giúp cho bé phát triển khỏe mạnh ngay từ trong bụng mẹ.

Ngoài những tác nhân chính trên đây thì hiện tượng táo bón khi mang thai còn có thể là do các bệnh lý về đường tiêu hóa hoặc một số nguyên nhân khác như ít vận động, cơ thể căng thẳng kéo dài. Hãy trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp và hướng dẫn điều trị đúng cách.

II. Chứng táo bón khi mang thai và những điều mẹ bầu nên biết

Tuy không phải là triệu chứng nguy hiểm, nhưng nếu không được khắc phục kịp thời hiện tượng táo bón khi mang thai gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống bệnh nhân.

1. Triệu chứng táo bón thai kỳ

Hầu hết phụ nữ khi mang thai đều gặp phải những triệu chứng này, tuy nhiên tùy vào mức độ táo bón và cách khắc phục mà chúng sẽ có biểu hiện khác nhau. Nhưng nhìn chung, thai phụ bị táo bón khi mang thai 3 tháng đầu hoặc các tháng kế tiếp đều có dấu hiệu đặc trưng như:

  • Quặn bụng, khó chịu ở bụng.
  • Đại tiện khó khăn, phân khô hoặc cứng
  • Luôn có cảm giác mắc đại tiện nhưng không đi được

Theo nghiên cứu của Hiệp hội Mang thai Hoa Kỳ cho biết, có hơn 90% phụ nữ bị táo bón vào một số thời điểm trong thai kỳ.

2. Đau bụng táo bón khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi?

Như đã được đề cập trên, táo bón khi mang thai là một biểu hiện phổ biến gây ra nhiều phiền toái cho mẹ bầu như khó chịu bụng, đau bụng hoặc nghiêm trọng hơn là biến chứng trĩ, rối loạn tiêu hóa, nứt kẽ hậu hôn, chảy máu trực tràng,… Táo bón ở phụ nữ mang thai thường không gây nguy hiểm đến sức khỏe thai nhi nếu mẹ bầu biết cách khắc phục.

3. Chữa táo bón khi mang thai bằng cách nào?

Để ngăn ngừa táo bón khi mang thai, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo chị em không nên sử dụng thực phẩm nhiều dầu khoáng, dầu thực vật hoặc thuốc nhuận tràng, đồ nhuận tràng nhạy tránh gây nguy hiểm khi mang thai. Khi gặp phải triệu chứng táo bón khi mang thai, chị em có thể tham khảo một số giải pháp cải thiện sau:

Điều trị táo bón khi mang thai
Cung cấp chất xơ và vitamin từ rau xanh và hoa quả tươi là cách cải thiện táo bón
  • Duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh gồm có chất xơ, thức ăn thô không hòa tan và hòa tan. Lượng chất xơ được khuyến nghị tiêu thụ trong thời gian mang thai tầm khoảng 25-28 gram/ ngày.
  • Uống đủ 2,3 – 3 lít nước mỗi ngày để giúp cơ thể tuần hoàn và hạn chế táo bón. Chị em có thể kết hợp sử dụng nước ép trái cây, uống canh để nạp đủ lượng nước thiết yếu.
  • Vận động nhẹ nhàng và thường xuyên tập thể dục để tăng cường hệ miễn dịch. Các bộ môn như bơi lội, đi bộ, yoga hoặc những động tác vận động nhẹ nhàng cũng giúp khống chế tình trạng tăng cân đột ngột khi mang thai.
  • Một số trường hợp, chị em cần phải sử dụng thuốc làm mềm phân để làm giảm áp lực trên thành mạch hậu môn và giảm quá trình chuyển đổi của nước trong quá trình vệ sinh nên có thể giữ phân mềm, dễ đào thải. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần có sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.
  • Dùng dung dịch thụt tháo và nhét hậu môn bằng các loại dầu bôi trơn. Tuy nhiên, phương pháp này cần có sự hướng dẫn của nhân viên y tế.
  • Ngăn ngừa các bệnh lý có thể dẫn đến chứng táo bón khi mang thai cũng là yếu tố rất quan trọng. Các bệnh lý tiểu đường, trĩ, nhược giáp, nôn nghén là một trong số những bệnh lý có nguy cơ dẫn đến táo bón rất cao.

Việc điều trị táo bón khi mang thai cần phải hết sức thận trọng để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Lưu ý thời gian ngồi trong nhà vệ sinh để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Thời gian đại tiện cần được quy định cụ thể sau bữa ăn và cố gắng để không bị vội. Tuyệt đối không nên sử dụng sách báo, điện thoại trong thời gian vệ sinh.
  • Luôn giữ tâm trạng thoải mái, không nên ngồi quá lâu trong nhà vệ sinh. Phụ nữ mang thai nên hạn chế ngồi xổm, bạn có thể nghiêng về phía trước để làm giảm trọng lượng cơ thể đang đè lên cột sống và một số bộ phận liên quan.
  • Không sử dụng bia, rượu, cà phê hoặc các chất kích thích trong thời gian thai kỳ. Bởi vì điều này có ảnh hưởng đến việc mất nước và làm rối loạn hệ tiêu hóa. Thay vào đó, chị em có thể uống nước trái cây, nước khoáng để giúp hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả hơn.
  • Khi có nhu cầu vệ sinh thì tuyệt đối không nên bỏ qua. Thường xuyên bận rộn, thiếu riêng tư, căng thẳng hoặc thiếu ý thức có thể khiến cho nhu cầu đại tiện suy giảm và kéo dài gây táo bón.

4. Mẹo đẩy lùi táo bón khi mang thai cho chị em

Cảm giác khó chịu khi cơn táo bón hoành hành khiến cho chị em vô cùng mệt mỏi. Vậy làm cách nào để dứt điểm chúng?

  • Uống 1 ly nước chanh ấm vào mỗi buổi sáng.
  • Sử dụng dầu dừa hoặc dầu oliu trong thực đơn hằng ngày để làm mềm phân.
  • Uống trà thảo dược hoặc nước ấm trước khi đi ngủ có vỏ psyllium. Vỏ psyllium là một chất xơ tự nhiên rất cần thiết cho hệ tiêu hóa.
  • Sử dụng thức ăn nấu mềm, dễ tiêu hóa bao gồm cả chất lỏng vào buổi sáng trước khi ăn bất cứ thứ gì khác.
  • Có thể sử dụng mật ong thô mỗi ngày.

Có thể bạn muốn biết: Táo bón là gì và những cách điều trị được đánh giá cao

5. Nhóm thực phẩm phù hợp cho bà bầu bị táo bón

Những thực phẩm có lợi cho sức khỏe và đường tiêu hóa cho phụ nữ mang thai đó là:

  • Các loại rau màu xanh đậm như bông cải, xà lách, cải xoong,…
  • Cà rốt, bí đỏ, khoai lang, ngô,..
  • Trái cây hoặc rau củ sấy khô.
  • Các loại hạt như hạnh nhân, quả hạch, nho, mơ, mận, mâm xôi, dâu tây, việt quất,…
  • Ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì, gạo lức, mì, đậu lăng, bột yến mạch,…
  • Các loại hải sản tươi đã được chế biến sẵn.

Tránh sử dụng thực phẩm thô hoặc nướng quá kỹ vì chúng đã bị mất chất dinh dưỡng ban đầu. Lưu ý đến vấn đề an toàn thực phẩm cho mẹ bầu.

Táo bón khi mang thai
Phụ nữ mang thai cần dành nhiều thời gian cho việc nghỉ ngơi

Mặc dù, táo bón không phải là biến chứng sau khi mang thai và sinh con, nhưng nó có nguy cơ phát triển thành bệnh trĩ (lòi dom) nếu không được khắc phục ngay từ đầu. Táo bón có thể gây triệu chứng đau đớn, khó chịu trong mọi hoạt động, kể cả đi lại. Ngay từ lúc phát hiện táo bón khi mang thai tháng đầu, chị em nên trao đổi với bác sĩ ngay.  Từ đó, chúng ta có thể thấy được rằng, việc duy trì thói quen vệ sinh thường xuyên, ăn uống điều độ, thể dục thể thao đúng cách là hoạt động rất cần thiết cho phụ nữ mang thai.

Táo bón khi mang thai là một triệu chứng khá phổ biến ở hầu hết các thai phụ. Thông tin về chứng táo bón khi mang thai được gợi ý trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Thuocdantoc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán thay thế chỉ định của bác sĩ.

Trẻ ăn dặm bị táo bón: Cách khắc phục, phòng ngừa

Khoảng thời gian ăn dặm được xác định là một giai đoạn dễ mắc bệnh táo bón của trẻ sơ...

Các thực phẩm nên ăn khi bị đi cầu ra máu

Đi cầu ra máu nên ăn gì, kiêng gì cho nhanh hết?

Bên cạnh việc áp dụng các biện pháp điều trị, ăn uống đúng cách sẽ giúp cho tình trạng đại...

Bệnh rò hậu môn: Các thông tin cần biết và cách điều trị

Rò hậu môn: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị

Rò hậu môn tuy ít khi nguy hiểm đến tính mạng nhưng chúng lại ảnh hưởng xấu đến sức khỏe...

Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi bị táo bón và cách trị

Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi bị táo bón và cách trị

Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi bị táo bón khiến nhiều bà mẹ bỉm sữa hoang mang, lo lắng....

Đi ngoài ra máu tươi sau sinh là bệnh gì?

Đi ngoài ra máu tươi sau sinh do đâu, làm sao hết?

Nồng độ nội tiết tố bất thường, táo bón, trĩ, u bướu đường tiêu hóa… có thể khiến chị em...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.