Bà bầu bị táo bón nên ăn gì tốt cho mẹ và bé?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Phụ nữ mang thai thuộc nhóm đối tượng dễ bị táo bón do nhiều nguyên nhân khác nhau. Điển hình như tình trạng nôn nghén khiến thai phụ bị mất nước, ruột di chuyển chậm hơn khi có sự gia tăng nồng độ hormone progesterone, tử cung phát triển gây chèn ép tĩnh mạch dưới và dây thần kinh… Để phòng ngừa và cải thiện tình trạng, bà bầu nên chú ý đến chế độ ăn uống trong thời kỳ mang thai. Vậy cụ thể bà bầu bị táo bón nên ăn gì tốt cho mẹ và bé? Thông tin trong bài biết sẽ giải thích rõ hơn về vấn đề này.

Bà bầu bị táo bón nên ăn gì tốt cho mẹ và bé?

Ngoài trẻ em và người lớn tuổi, bà bầu cũng là nhóm đối tượng dễ bị táo bón. Điều này xảy ra là do đặc điểm của quá trình mang thai (nôn nghén gây mất nước, sự gia tăng hormone progesterone, tử cung phát triển…) cùng với thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống thiếu khoa học.

Bà bầu bị táo bón nên ăn gì tốt cho mẹ và bé?
Tìm hiểu bà bầu bị táo bón nên ăn gì tốt cho mẹ và bé

Mặc dù không phải là căn bệnh đe dọa đến tính mạng nhưng táo bón ở bà bầu có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ khi mang thai, suy dinh dưỡng bào thai, đẻ non, sảy thai, sa trực tràng, nứt kẽ hậu môn… Ngoài ra bệnh táo bón khi mang thai còn đi kèm với nhiều vấn đề và triệu chứng khó chịu khác như giảm sự thèm ăn, nôn, buồn nôn, chướng bụng… Tất cả đều làm ảnh hưởng xấu đến sản phụ và thai nhi.

Tuy nhiên bệnh táo bón khi mang thai có thể được cải thiện bằng nhiều biện pháp khác nhau. Trong đó chủ yếu là sinh hoạt đều độ và điều chỉnh chế độ ăn uống. Vậy bà bầu bị táo bón nên ăn gì tốt cho mẹ và bé? Theo các chuyên gia, bà bầu nên ăn những loại thực phẩm sau:

1. Quả mận sấy khô

Quả mận sấy khô được đánh giá là một loại thực phẩm có khả năng phòng ngừa và cải thiện bệnh táo bón hiệu quả, đồng thời chứa nhiều thành phần dinh dưỡng rất tốt cho phụ nữ mang thai.

Các nghiên cứu cho thấy trong thành phần dinh dưỡng của quả mận chứa rất nhiều chất xơ (khoảng 1 gram chất xơ trong mỗi quả mận). Trong khi đó đây chính là thành phần có khả năng phòng ngừa và cải thiện bệnh táo bón, giúp nhuận tràng, hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa, tăng khối lượng phân và giúp phân mềm.

Ngoài ra hai loại đường tự nhiên là fructan và sorbitol cũng đã được tìm thấy trong thành phần của quả mận sấy khô. Sau khi được dung nạp, fructan và sorbitol sẽ nhanh chóng lên men và duy trì hoạt động tương tự như một chất nhuận tràng. Điều này giúp đẩy nhanh quá trình tiêu hóa thức ăn, giúp phòng ngừa và điều trị bệnh táo bón ở bà bầu.

Quả mận sấy khô
Quả mận sấy khô – Thực phẩm giúp phòng ngừa và cải thiện bệnh táo bón của thai phụ

Tham khảo thêm: TOP 11 sữa dành riêng cho trẻ táo bón dễ đi tiêu

2. Thực phẩm cung cấp chất xơ không hòa tan và chất xơ hòa tan – Quả táo

Quả táo là loại hoa quả giàu chất xơ, trong đó có cả chất xơ không hòa tan và chất xơ hòa tan. Trung bình cơ thể sẽ được bổ sung 4,4 gram chất xơ khi tiêu thụ một quả táo cỡ vừa, lượng chất xơ này chiếm khoảng 17% nhu cầu bổ sung chất xơ mỗi ngày của cơ thể.

Dưới sự tác động của vi khuẩn, pectin (chất xơ hòa tan) sẽ nhanh chóng lên men và hình thành nên các axit béo chuỗi ngắn. Các axit béo chuỗi ngắn có khả năng kéo nước vào trong đại tràng. Đồng thời giúp thức ăn nhanh xuống đại tràng và làm mềm phân.

Ngoài ra do có hàm lượng chất xơ lớn nên việc tiêu thụ báo còn giúp cơ thể tăng trọng lượng phân và cân bằng hệ vi sinh vật trong đường ruột. Điều này giúp hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn, tăng cường loại bỏ chất thải và tăng hấp thu chất dinh dưỡng cần thiết.

Do đó nếu bị táo bón trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu có thể ăn từ 1 đến 2 quả táo mỗi ngày để bổ sung chất xơ chống xơ chống táo bón cùng với vitamin và nhiều thành phần dinh dưỡng khác tốt cho thai nhi. Bạn có thể ép táo lấy nước uống hoặc ăn trực tiếp hay làm món salad.

Vỏ táo cũng được chứng minh là chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng. Do đó bạn nên rửa sạch và ăn cả vỏ. Lưu ý ngâm trong nước muối pha loãng, rửa kỹ và lựa chọn những quả táo không được phun thuốc để đảm bảo an toàn.

3. Rau bina – Thực phẩm chống viêm, chống táo bón, nâng cao sự phát triển của thai nhi

Rau bina (rau chân vịt) thuộc nhóm thực phẩm giàu chất xơ, vitamin (vitamin C, vitamin K), folate và chất sắt. Những dưỡng chất này có khả năng góp phần nâng cao sự phát triển toàn diện của thai nhi, tăng cường sức khỏe, sức đề kháng cho thai phụ và chống viêm.

Ngoài ra hàm lượng chất xơ dồi dào trong rau bina còn có tác dụng đảm bảo hoạt động của hệ tiêu hóa diễn ra suôn sẻ, chống táo táo, giúp thai nhi phát triển trí não và chống thiếu máu khi mang thai.

Theo kết quả nghiên cứu, cơ thể sẽ được bổ sung 4,3 gram chất xơ khi ăn 1 chén rau bina đã được chế biến. Vì thế để phòng ngừa và cải thiện bệnh táo bón, thai phụ có thể dùng rau bina để nấu canh, luộc, nấu súp hoặc trộn salad.

Rau bina
Rau bina – Thực phẩm chống viêm, chống táo bón, nâng cao sự phát triển của thai nhi

4. Thực phẩm nâng cao sức khỏe, cải thiện bệnh táo bón, tốt cho hệ tiêu hóa – Quả kiwi

Các chuyên gia khuyến cáo, mỗi ngày thai phụ nên ăn từ 2 – 3 quả kiwi để làm giảm nguy cơ và cải thiện bệnh táo bón trong thai kỳ. Đây là một loại trái cây giàu chất xơ, vitamin cùng nhiều thành phần dinh dưỡng khác nhưng lại chứa ít đường. Do đó việc thường xuyên ăn quả kiwi trong thời kỳ mang thai có thể nâng cao sức khỏe, cải thiện bệnh táo bón, tốt cho hệ tiêu hóa mà không lo mắc chứng táo bón trong thai kỳ.

Dựa trên bản thành phần dinh dưỡng của quả kiwi, cơ thể sẽ được bổ sung 5 gram chất xơ khi ăn một cốc thịt quả kiwi. Lượng chất xơ này có thể đảm cho các hoạt động của hệ tiêu hóa, giúp nhuận tràng và đẩy nhanh quá trình loại bỏ chất cặn bã ra khỏi cơ thể.

Ngoài chất xơ, việc ăn một cốc thịt quả kiwi mỗi ngày có thể giúp mẹ bầu bổ sung thêm nhiều thành phần dinh dưỡng quan trọng như vitamin C, vitamin E, chất chống oxy hóa, magie, đồng, kẽm, canxi… Tất cả những thành phần dinh dưỡng này đều tốt cho sự phát triển của thai nhi, tốt cho sức khỏe sản phụ, góp phần ngăn chặn những bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa và trực tràng. Đồng thời giúp nâng cao sức đề kháng và cải thiện hệ miễn dịch.

Tham khảo thêm: Bà bầu bị táo bón có nên cố rặn khi đi vệ sinh?

5. Thực phẩm kích thích hệ tiêu hóa, nhuận tràng và chống táo bón – Bắp cải Brussels

Bắp cải Brussels chính là một câu trả lời hoàn hảo cho vấn đề “Bà bầu bị táo bón nên ăn gì tốt cho mẹ và bé?”. Đây là loại rau giàu chất xơ. Cụ thể cứ 5 gram rau cải Brussels sẽ giúp thai phụ bổ sung 36 calo và đáp ứng 10% nhu cầu bổ sung chất xơ mỗi ngày cho cơ thể.

Trong đó calo giúp chống mệt mỏi cho bà bầu, cung cấp năng lượng cho cơ thể. Chất xơ giúp kích thích hệ tiêu hóa, nhuận tràng và chống táo bón. Chính vì thế, khi bị táo bón và mệt mỏi, mẹ bầu có thể cân nhắc về việc bổ sung chất xơ cùng calo có trong rau cải Brussels.

Ngoài ra kết quả nghiên cứu cũng cho thấy trong thành phần của bắp cải Brussels còn có một loạt các hoạt chất và chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, bao gồm: Protein, vitamin A, vitamin C, vitamin K, Carbs, Folate, mangan….

Những thành phần này đều có khả năng đẩy nhanh sự phát triển của thai nhi cả về mặt thể chất lẫn trí não, hạn chế nguy cơ sảy thai, sinh non và ngăn ngừa những bệnh lý liên quan đến viêm nhiễm ở thai phụ. Một số lợi ích khác của bắp cải Brussels cũng đã được ghi nhận. cụ thể:

  • Chống oxy hóa, vô hiệu hóa các gốc tự do
  • Chống ung thư
  • Nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi trong đường ruột và kiểm soát lượng đường trong máu nhờ chứa nhiều chất xơ
  • Thành phần vitamin K giúp đông máu, đảm bảo sự phát triển và ổn định sức khỏe xương khớp
  • Giảm viêm, kháng insulin, làm chậm nhận thức chậm, giảm triglyceride máu.
Bắp cải Brussels
Thực phẩm kích thích hệ tiêu hóa, nhuận tràng và chống táo bón – Bắp cải Brussels

6. Bông cải xanh – Thực phẩm giàu dinh dưỡng, tăng cường sức khỏe và chức năng của hệ tiêu hóa

Bông cải xanh được đánh giá là một loại thực phẩm lành tính, an toàn và rất tốt cho sức khỏe của phụ nữ mang thai. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong bông cải xanh là những thành phần quan trọng gồm chất đạm, calo, nước, chất béo, chất xơ, vitamin A, vitamin C, vitamin B9, vitamin K, selen, photpho, kali, Carbohydrates… Trong đó chất xơ chiếm 2,4 gram trong 91 gram bông cải xanh.

Dựa vào thành phần dinh dưỡng có thể thấy bông cải xanh rất giàu chất chống oxy hóa và chất xơ. Đây đều là hai thành phần dinh dưỡng có tác dụng nâng cao sức khỏe của đường ruột và tăng cường chức năng của hệ tiêu hóa. Từ đó giúp thúc đẩy tiêu hóa lành mạnh, phòng ngừa và cải thiện chứng táo bón.

Một số nghiên cứu cũng đã được thực hiện và khẳng định rằng quá trình đi đại tiện sẽ diễn ra dễ dàng hơn ở những người thường xuyên ăn bông cải xanh. Bên cạnh đó việc thường xuyên tiêu thụ bông cải xanh sẽ giúp phụ nữ mang thai giúp chức năng não khỏe mạnh, ổn định tinh thần, nâng cao chức năng của hệ miễn dịch, giúp xương khớp khỏe và hỗ trợ sự phát triển toàn diện của thai nhi.

Hơn thế bông cải xanh được xác định là một nguồn vitamin B tốt, trong đó chủ yếu là vitamin B9 (Folate). Đây là một thành phần dinh dưỡng rất cần thiết cho sự phát triển của tủy sống và não của thai nhi. Vì thế việc thường xuyên tiêu thụ bông cải xanh sẽ giúp đảm bảo thai kỳ luôn khỏe mạnh,.

Một số tác dụng quan trọng khác: Làm chậm quá trình lão hóa sau sinh, tốt cho răng miệng, kiểm soát lượng đường trong máu, giảm viêm (nhờ giàu hợp chất hoạt tính sinh học), chống một số loại ung thư thường gặp như ung thư vú, ung thư dạ dày, ung thư trực tràng, ung thư bàng quang, ung thư thận

Tham khảo thêm: Các loại thực phẩm chức năng trị táo bón tốt nhất hiện nay

7. Thực phẩm giàu chất xơ, cải thiện hệ tiêu hóa và nuôi cấy vi khuẩn có lợi trong đường ruột – Quả lê

Tăng cường sức khỏe đường ruột là một trong những lợi ích từ việc bổ sung quả lê vào chế độ ăn uống trong thai kỳ. Bởi loại quả này chính là một nguồn chất xơ không hòa tan và chất xơ hòa tan tuyệt vời.

Hàm lượng chất xơ trong quả lê có tác dụng duy trì các hoạt động của đường ruột, cải thiện sức khỏe của hệ tiêu hóa và nuôi cấy những loại vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Trung bình có 6 gram chất xơ được dung nạp khi tiêu thụ một quả lê cỡ vừa (178 gram), chiếm 22% nhu cầu tiêu thụ chất xơ mỗi ngày của cơ thể. Do trong vỏ chứa nhiều chất xơ nên tốt nhất bạn nên rửa sạch và ăn cả vỏ quả.

Ngoài chất xơ trong quả lê còn chứa protein, kali, vitamin C, vitamin K, đồng, carbs và nhiều thành phần dinh dưỡng khác. Chính vì thế ngoài tác dụng tăng cường sức khỏe đường ruột, việc thường xuyên tiêu thụ quả lê trong thời kỳ mang thai sẽ giúp thai phụ chống viêm, giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính (bệnh tiểu đường tuýp 2, bệnh tim), phòng ngừa bệnh ung thư (ung thư bàng quang, ung thư dạ dày, ung thư phổi), kiểm soát bệnh tiểu đường, giảm cân và tốt cho sức khỏe tim mạch.

Tuy nhiên những thai phụ đang mắc chứng rối loạn đường ruột cần lưu ý không nên ăn nhiều loại quả này. Vì hàm lượng fructose trong lê cao hơn so với glucose nên có thể gây đau, đầy hơi, tiêu chảy và tăng khí.

Quả lê
Thực phẩm giàu chất xơ, cải thiện hệ tiêu hóa và nuôi cấy vi khuẩn có lợi trong đường ruột – Quả lê

8. Hạt lanh – Thực phẩm làm mềm phân, phòng ngừa bệnh táo bón thai kỳ

Có 3 gram chất xơ được tìm thấy trong 7 gram hạt lanh. Trong đó có 60 – 80% chất xơ không hòa tan và 20 – 40% chất xơ hòa tan. Chất xơ không hòa tan có tác dụng làm mềm phân, phòng ngừa bệnh táo bón thai kỳ.

Chất xơ không hòa tan có tác dụng làm chậm tốc độ tiêu hóa, giảm cholesterol và điều chỉnh lượng đường trong máu. Ngoài ra cả hai loại chất xơ này còn rất tốt cho những thai phụ bị viêm túi thừa hoặc bị hội chứng ruột kích thích.

Một số thành phần quan trọng khác được tìm thấy trong hạt lanh gồm: Protein, axit béo omega-3, carb, vitamin B1, vitamin B6, vitamin B9, chất sắt, canxi, photpho, magie, kali…Những thành phần dinh dưỡng này đều chiếm một hàm lượng lớn với tác dụng phòng ngừa và cải thiện các bệnh viêm nhiễm thường gặp ở phụ nữ mang thai, giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư nhờ thành phần lignin (đặc biệt là ung thư vú), làm giảm huyết áp, cải thiện mức cholesterol, kiểm soát cân nặng và đường huyết.

Ngoài ra việc thường xuyên thêm hạt lanh vào chế độ dinh dưỡng còn giúp thai phụ cung cấp protein lành mạnh, trong đó có axit glutamic, amin arginine và axit aspartic. Protein hạt lanh đã được chính minh là có khả năng chống nấm, ngăn ngừa khối u, giảm cholesterol và cải thiện chức năng miễn dịch.

9. Thực phẩm giàu chất xơ pectin giúp thai phụ đi cầu đều đặn và phòng ngừa bệnh táo bón – Các loại trái cây có múi

Các loại trái cây có múi như cam, bưởi, quýt… chứa rất nhiều chất xơ pectin. Chất này có tác dụng kích thích nhu động ruột, làm tăng hiệu suất vận chuyển thức ăn, giúp thai phụ đi cầu đều đặn và phòng ngừa bệnh táo bón.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, một quả cam có thể đáp ứng 13% nhu cầu bổ sung hàng ngày của cơ thể, trong khi đó một quả bưởi sẽ đáp ứng được 10% nhu cầu chất xơ.

Ngoài ra tác dụng chống táo bón ở phụ nữ mang thai của cam, bưởi, quýt cũng được nâng cao nhờ trong thành phần chứa nhiều hoạt chất naringenin. Naringenin chính là một loại flavanol. Chất này mang đến tác dụng hữu hiệu trong việc kéo chất lỏng vào trong ruột kết và nhuận tràng.

Ngoài ra việc thường xuyên sử dụng các loại trái cây có múi còn giúp thai phụ bổ sung một lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể. Từ đó giúp tăng cường khả năng hấp thu chất sắt, phòng ngừa nguy cơ thiếu máu trong thai kỳ. Đồng thời tăng cường sức đề kháng, sức khỏe và nâng cao khả năng miễn dịch.

Các loại trái cây có múi
Thực phẩm giàu chất xơ pectin giúp thai phụ đi cầu đều đặn và phòng ngừa bệnh táo bón – Các loại trái cây có múi

Tham khảo thêm: 15 thực phẩm trị táo bón tốt nhất (món ăn dễ làm)

10. Bột yến mạch – Thực phẩm kích thích nhu động ruột, giúp bảo vệ và che phủ niêm mạc ruột

Nếu phân vân về vấn đề “Bà bầu bị táo bón nên ăn gì tốt cho mẹ và bé?”, bạn có thể cân nhắc về việc thêm bột yến mạch vào thực đơn ăn uống mỗi ngày. Đây là một loại thực phẩm có khả năng cung cấp cho cơ thể cả chất xơ không hòa tan và chất xơ hòa tan. Trung bình cơ thể sẽ được dung nạp 4 gram chất xơ khi tiêu thụ một chén bột yến mạch.

Đối với bột yến mạch, chất xơ không hòa tan sẽ tham gia vào quá trình kích thích nhu động ruột, giúp cơ thể nhanh chóng hấp thụ thành phần dinh dưỡng và đào thải các chất không có lợi. Đồng thời giúp tạo khối cho phân. Chất xơ hòa tan có tác dụng thẩm thấu nước, hoạt động như một chất gel giúp bảo vệ và che phủ niêm mạc ruột, bôi trơn. Bên cạnh đó chất này còn giúp bôi trơn đường tiêu hóa để thuận lợi hơn trong việc đào thải phân.

Ngoài ra việc thường xuyên đưa bột yến mạch vào thực đơn ăn uống có thể giúp cơ thể bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, tốt cho sự phát triển của thai nhi và ổn định sức khỏe của mẹ bầu. Đồng thời đảm bảo quá trình đào thải độc tố diễn ra suôn sẻ, phòng ngừa tăng cân quá nhanh khi mang thai.

Vì thế để phòng ngừa và cải thiện tình trạng táo bón trong thai kỳ, thai phụ có thể nấu cháo yến mạch, ăn cháo vào bữa xế hoặc mỗi buổi sáng sau khi thức dậy.

11. Thực phẩm tốt cho sức khỏe tổng thể và sức khỏe của đường ruột – Các loại đậu

Đậu xanh, đậu Hà Lan, đậu lăng, đậu đỏ, đậu đen… thuộc nhóm thực phẩm giàu chất xơ, tốt cho sức khỏe tổng thể và sức khỏe của đường ruột. Vì thế việc duy trì chế độ ăn uống chứa các loại đậu có thể giúp bạn dung nạp lượng chất xơ cần thiết cho cơ thể, giúp cải thiện chức năng của đường ruột và phòng ngừa táo bón.

Thai phụ có thể bổ sung 19,1 gram chất xơ cho cơ thể khi tiêu thụ một cốc đậu xanh nấu chính, đáp ứng 80% nhu cầu được khuyến nghị. Ngoài ra thai phụ cũng có thể đáp ứng 31% nhu cầu bổ sung chất xơ của cơ thể khi tiểu thụ ½ cốc đậu lăng chín.

Đa số các loại đậu đều chứa cả hai loại chất xơ gồm chất xơ không hòa tan và chất xơ hòa tan. Điều này giúp nâng cao khả năng chống táo bón của các loại đậu. Cụ thể việc ăn nhiều đậu sẽ giúp thai phụ tăng số lượng phân, cải thiện tình trạng khô cứng và giúp phân được loại bỏ dễ dàng.

Các loại đậu
Thực phẩm tốt cho sức khỏe tổng thể và sức khỏe của đường ruột – Các loại đậu

12. Rau diếp xoăn – Thực phẩm giúp cân bằng hệ vi sinh, thúc đẩy sự phát triển và số lượng của vi khuẩn có lợi

Thành phần inulin trong rau diếp xoăn là một loại prebiotic. Sau khi được sử dụng, chất này sẽ phát huy tác dụng cân bằng hệ vi sinh, thúc đẩy sự phát triển và số lượng của vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Trong khi đó các vi sinh có lợi trong đường ruột là một yếu tố có khả năng đảm bảo hoạt động và chức năng của hệ tiêu hóa, giúp cơ quan tiêu thụ thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng một cách hiệu quả hơn. Từ đó giúp phòng ngừa bệnh táo bón.

Ngoài ra hàm lượng inulin trong rau diếp xoăn có tác dụng rút ngắn thời gian vận chuyển thức ăn trong ruột, cải thiện số lượng phân, giúp phân mềm, làm tăng tần suất đi cầu. Trong rau diếp xoăn còn chứa nhiều vitamin, chất chống oxy hóa và khoáng chất có tác dụng cải thiện trí não và sức khỏe của thai nhi, tăng cường sức khỏe và giảm mệt mỏi cho thai phụ.

Tham khảo thêm: 10+ cách trị táo bón cho trẻ đơn giản, hiệu quả nhanh

13. Sữa chua – Thực phẩm giàu probiotic, tốt cho thai phụ bị táo bón

Sữa chua là thực phẩm giàu probiotic, chứa nhiều vi khuẩn có lợi cho đường ruột ở dạng hoạt động. Nếu tăng cường bổ sung loại thực phẩm này, chức năng của hệ miễn dịch và cơ quan tiêu hóa sẽ được nâng cao. Từ đó giúp hoạt động tiêu hóa thức ăn, đào thải độc tố và hấp thụ chất dinh dưỡng diễn ra suôn sẻ, thai phụ cải thiện tốt tình trạng táo bón và phòng ngừa bệnh tái phát.

Một số cuộc nghiên cứu đã được thực hiện ở Mỹ và kết luận rằng, số lần đi đại tiện trong tuần có thể tăng lên 1,3 lần nếu tiêu thụ từ 1 đến 2 hũ sữa chua mỗi ngày.

Sữa chua
Sữa chua – Thực phẩm giàu probiotic, tốt cho thai phụ bị táo bón

Trên đây là thông tin về 13 loại thực phẩm giúp bạn giải đáp vấn đề “Bà bầu bị táo bón nên ăn gì tốt cho mẹ và bé?”. Hy vọng những thông tin này có thể cung cấp kiến thức bổ ích, giúp thai phụ điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp. Từ đó giúp phòng ngừa và cải thiện hiệu quả chứng táo bón trong thai kỳ.

Có thể bạn quan tâm

Trẻ bị nứt kẽ hậu môn phải điều trị như thế nào?

Nứt kẽ hậu môn ở trẻ: Cách điều trị và những điều cần lưu ý

Có đến 80% trẻ em bị nứt kẽ hậu  môn trong những năm tháng đầu đời. Nếu không được điều...

Nứt kẽ hậu môn khi mang thai và sau sinh phải làm sao?

Mẹo trị nứt kẽ hậu môn khi mang thai và sau sinh cho mẹ

Nứt kẽ hậu môn sau sinh là tình trạng không ít phụ nữ gặp phải. Để tránh ảnh hưởng đến...

Các phương pháp chữa táo bón cho trẻ sơ sinh bằng mật ong

Hướng dẫn chữa táo bón cho trẻ sơ sinh bằng mật ong

Chữa táo bón cho trẻ sơ sinh bằng mật ong là mẹo chữa dân gian được nhiều mẹ bỉm sữa...

Táo bón uống thuốc gì để cải thiện bệnh?

Táo bón thường được cải thiện khi bạn thay đổi chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt. Tuy...

Bị táo bón sau phẫu thuật phải làm thế nào?

Táo bón là một trong những tác dụng phụ phổ biến của phẫu thuật. Tình trạng này có thể xảy...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *