Bà bầu bị táo bón có nên cố rặn khi đi vệ sinh?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Bà bầu bị táo bón có nên rặn không là thắc mắc của nhiều chị em phụ nữ. Trong thời gian mang thai, cơ thể nữ giới sẽ gặp nhiều thay đổi, trong đó tình trạng táo bón cũng khá phổ biến. Tuy nhiên, việc cố sức rặn mạnh khi đi đại tiện của bà bầu liệu có tốt không? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp vấn đề này.

Bà bầu bị táo bón và thông tin liên quan

Trong quá trình mang thai, cơ thể phụ nữ thường xuyên gặp phải những vấn đề bất ổn. Nguyên nhân là do nội tiết trong cơ thể thay đổi, kết hợp với những tác động từ bên ngoài như thức ăn, môi trường sống, thói quen sinh hoạt gây ra. Trong đó, tình trạng táo bón khi mang thai khá phổ biến.

Bà bầu bị táo bón và những thông tin liên quan
Táo bón khi mang thai là tình trạng khá phổ biến

Phân tích tụ lại trong đường ruột thời gian dài, dần trở nên khô và cứng khiến cho chị em gặp nhiều khó khăn khi tống chúng ra khỏi cơ thể. Trường hợp táo bón kéo dài sẽ khiến thai phụ khó chịu, một số tác động có thể làm nguy hại cho sức khỏe thai kỳ.

Đặc biệt, nếu tình trạng táo bón ngày càng nặng, bà bầu có thể đứng trước nguy cơ mắc chứng nứt kẽ hậu môn, vùng tiểu khung thường xuyên bị đau. Ngoài ra, đây cũng là một trong số những nguyên nhân gây nên căn bệnh trĩ khó chịu cho bà bầu.

Tình trạng phân bị tích tụ bên trong hậu môn trong thời gian dài nhưng không được giải phóng ra ngoài sẽ khiến cho cơ thể hấp thụ ngược. Hiện tượng này khá nguy hại cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi bên trong.

Ngoài ra, các triệu chứng do táo bón gây ra khiến cho mẹ bầu chán ăn, ăn không ngon miệng. Lâu dần, cơ thể không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất khiến thai nhi bị thiếu hụt dinh dưỡng. Đây là một trong những hệ lụy không mong muốn mà chứng táo bón khi mang thai gây ra.

Bên cạnh đó, tình trạng táo bón ở bà bầu còn hình thành do những ảnh hưởng của quá trình thay đổi hormone bên trong cơ thể. Thêm vào những chèn ép do thai nhi ngày một lớn dần hoặc ảnh hưởng từ bệnh lý.

Bà bầu bị táo bón và những thông tin liên quan
Thai nhi phát triển càng lớn càng tăng áp lực cho vùng chậu, trực tràng,…

Tình trạng táo bón khi mang thai tuy không còn xa lạ nhưng chị em tuyệt đối không được chủ quan. Như đã đề cập, nếu bà bầu không biết cách kiểm soát, điều trị sớm, những hệ lụy khôn lường có thể xảy đến cho cả mẹ và thai nhi.

Bà bầu bị táo bón có nên rặn khi đi vệ sinh không?

Các chuyên gia khuyến cáo, bà bầu bị táo bón không nên rặn mạnh khi đi đại tiện. Bởi điều này có thể gây tác hại cho sức khỏe của mẹ và bé. Việc sử dụng sức rặn mạnh sẽ khiến cho các cơn co thắt tử cung bắt đầu xuất hiện, làm cho bà bầu có nguy cơ đối mặt với tình trạng sảy thai hoặc sinh non.

Ngoài ra, kẽ hậu môn có thể bị nứt loét trong quá trình rặn. Từ đó, hậu môn có thể bị nhiễm trùng, gây nên bệnh trĩ hoặc thậm chí là ung thư trực tràng cho bà bầu. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp, thai phụ lo ngại việc rặn khi đi đại tiện ảnh hưởng đến thai nhi nên cố gắng nhịn đi đại tiện.

Điều này lại vô tình khiến cho tình trạng táo bón diễn biến phức tạp hơn. Chính vì thế, nhằm khắc phục và hạn chế vấn đề này, ngay khi có nhu cầu bà bầu giải quyết sớm, không nên nhịn để phân tích tụ lại trong ruột già quá lâu.

Để thuận lợi cho việc đại tiện ở bà bầu, chị em có thể sử dụng ngón tay massage nhẹ nhàng ở khu vực quanh rốn theo chiều kim đồng hồ. Thông qua đó, nhu động ruột sẽ được kích thích, giúp phân mềm ra để dễ dàng tống chúng ra ngoài.

Bà bầu bị táo bón có nên rặn không?
Bà bầu bị táo bón có nên rặn không?

Tuy nhiên, cách này không phù hợp cho chị em bước vào tam cá nguyệt đầu hoặc tam cá nguyệt cuối của thai kỳ. Thay vào đó, mẹ bầu nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa để có hướng giải quyết phù hợp và an toàn nhất cho mẹ và bé.

Các cách điều trị chứng táo bón cho bà bầu

Bà bầu không nên tỏ ra lo lắng quá mức khi bị táo bón. Thay vào đó, chị em nên sớm thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ, xử lý bằng các biện pháp phù hợp. Tuyệt đối tránh việc tự ý mua và sử dụng thuốc tân dược trong thời kỳ mang thai. Bởi, những tác dụng phụ mà thuốc gây ra có thể ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe của mẹ và bé.

Thông thường, bác sĩ sẽ hướng dẫn giúp chị em phụ nữ điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt và ăn uống để cải thiện chứng táo bón. Một số thuốc được kê đơn theo tình trạng bệnh và chỉ áp dụng với trường hợp thật sự cần thiết. Ngoài ra, dưới đây là một số cách giúp cải thiện chứng táo bón cho bà bầu:

Cung cấp đủ nước cho cơ thể

Mẹ bầu nên bổ sung cho cơ thể đủ nước hàng ngày. Đây là một trong những phương án điều trị tình trạng táo bón mà không gây tác dụng phụ đối với cơ thể thai phụ. Việc bổ sung đầy đủ lượng nước cần thiết sẽ giúp nhu động ruột hoạt động trơn tru hơn, tăng khả năng chuyển hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng, chất xơ, giúp phân mềm ra. Nhờ thế mà bà bầu đi đại tiện dễ dàng hơn.

Các cách điều trị chứng táo bón cho bà bầu
Mẹ bầu nên cung cấp đủ nước cho cơ thể mỗi ngày để giảm nguy cơ táo bón

Mặc dù được khuyến cáo uống nhiều nước mỗi ngày, thế nhưng đối với các bà bầu nên tránh việc uống nhiều nước vào một thời điểm. Thay vào đó, bạn nên chia nhỏ thời gian uống nước để giúp cơ thể hấp thu được tốt hơn. 

Thời gian thích hợp để bổ sung nước, hỗ trợ cải thiện chứng táo bón cho bà bầu là lúc sáng khi thức giấc và buổi tối trước khi đi ngủ. Lựa chọn nguồn nước lọc sạch để nạp vào cơ thể. Ngoài ra, bạn cũng có thể uống thêm nước hoa quả ép tươi, nước ép rau,…để bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể.

Thay đổi chế độ dinh dưỡng khoa học nhất

Trong thời gian mang thai, ngoài việc không bổ sung đủ nước thì việc chế độ dinh dưỡng không khoa học cũng là nguyên nhân gây nên chứng táo bón. Biết được nguyên nhân này, để cải thiện bạn nên điều chỉnh lại thói quen ăn uống của bản thân. Ăn thực phẩm có lợi cho sức khỏe và hạn chế dùng những món ăn gây đầy bụng, khó tiêu. Cụ thể như:

Các thực phẩm được khuyến khích sử dụng:

  • Bổ sung rau có màu xanh, nhiều chất xơ,…Mục đích giúp bà bầu tiêu hóa dễ dàng hơn, thuận lợi cho việc đi đại tiện. Các loại rau có thể kể đến như rau bắp cải, rau bina, mồng tơi,…
  • Một số loại trái cây giúp nhuận tràng như chuối, bơ, táo, quýt,…là một trong những thực phẩm mà bà bầu bị táo bón không nên bỏ qua.
  • Ngoài sử dụng trái cây tươi, mẹ bầu có thể dùng loại trái cây sấy khô để ăn vặt. Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn loại đảm bảo, không chứa nhiều thành phần bảo quản để tốt cho sức khỏe của hai mẹ con.
  • Sử dụng thêm các loại ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu,…để tăng cường chuyển hóa, giúp việc đại tiện diễn ra nhanh chóng, thuận tiện.

    Các cách điều trị chứng táo bón cho bà bầu
    Bổ sung cho cơ thể đầy đủ chất dinh dưỡng, nhất là chất xơ và vitamin giúp tiêu hóa tốt, điều trị chứng táo bón khi mang thai

Cách thực phẩm nên tránh sử dụng:

  • Không nên ăn quá nhiều thực phẩm chứa canxi và sắt. Các chuyên gia khuyến khích bà bầu sử dụng dạng viên nén thay cho việc ăn các món ăn chứa các hợp chất này. Tránh bổ sung quá nhiều khiến cơ thể gặp vấn đề trong việc tiêu hóa, tạo áp lực khiến cho bệnh táo bón không cải thiện mà còn trở nên nặng nề hơn.
  • Tránh ăn đồ ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ, cay nóng,…Đây là những món ăn gây hại vô cùng cho tình trạng táo bón ở phụ nữ mang thai. Bạn nên cắt giảm và thay vào đó nên bổ sung những thực phẩm lành mạnh hơn.
  • Tránh uống cà phê, rượu bia, đồ uống gây kích thích trong quá trình mang thai. 

Thực tế, khi mang thai, cơ thể nữ giới cần rất nhiều nguồn dinh dưỡng khác nhau. Tuy nhiên, để tránh nhàm chán và tăng nguy cơ gây táo bón, bạn nên xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học. Cân bằng dinh dưỡng, tránh ăn một nhóm thực phẩm suốt thời gian dài có thể khiến em bé chậm phát triển hoặc phát triển quá mức, ảnh hưởng đến chất lượng thai kỳ.

Điều chỉnh thói quen sinh hoạt cho hợp lý

Bà bầu có thể điều trị tình trạng táo bón thông qua việc dành thời gian nghỉ ngơi, vận động thư giãn. Thông qua những động tác chuyển động nhẹ nhàng, hệ tiêu hóa cũng được kích thích để làm việc hiệu quả hơn, tránh tình trạng táo bón kéo dài.

Một số động tác thể dục tốt đối với phụ nữ mang thai như yoga, bơi, thực hiện các bài tập kegel,…Bên cạnh đó, khi bà bầu đi đại tiện, nên ngồi ở tư thế phù hợp giúp phân thải ra ngoài dễ dàng.

Các cách điều trị chứng táo bón cho bà bầu
Bà bầu nên luyện tập thể dục nhẹ nhàng để tăng cường trao đổi chất trong cơ thể, phòng tránh tình trạng táo bón

Bà bầu không nên nhịn đại tiện, nếu có nhu cầu hãy đi ngay. Tập trung vào việc đi vệ sinh, tạo thói quen đại tiện vào khung giờ cố định để cơ thể lặp lại theo chu kỳ, tránh táo bón. 

Sử dụng mẹo chữa dân gian

Bà bầu bị táo bón có thể áp dụng biện pháp điều trị theo dân gian tại nhà. Các mẹo chữa đa phần đều sử dụng nguyên liệu thiên nhiên nên có độ an toàn, lành tính cao. Đặc biệt là ít gây tác dụng phụ cho cơ thể bà bầu so với những loại thuốc tân dược khác. Bạn có thể tham khảo một số biện pháp điều trị đơn giản sau:

  • Biện pháp massage bụng: Phương pháp này phù hợp với chị em đang bước vào tam cá nguyệt thứ hai. Khi đó, nếu bị táo bón, bà bầu có thể áp dụng cách massage bụng để cải thiện nhanh chóng tình trạng khó chịu. Sử dụng tay xoa nhẹ nhàng khu vực quanh rốn theo chiều thuận kim đồng hồ. Thông qua cách làm này, nhu động ruột sẽ được kích thích giúp đẩy phân ra bên ngoài.
  • Sử dụng hạt vừng đen (mè đen): Đây là nguyên liệu an toàn cho mẹ bầu, có công dụng kích thích quá trình đại tiện diễn ra thuận lợi hơn. Cách làm khá đơn giản, bà bầu chỉ cần chuẩn bị khoảng 50g vừng đen, rang chín rồi ăn cùng với 30g mật ong nguyên chất. Thực hiện trong 5 ngày, chứng táo bón sẽ được cải thiện đáng kể.
  • Sử dụng quả sung: Bà bầu có thể sử dụng quả sung để điều trị chứng táo bón. Thực hiện bằng cách ăn mỗi ngày từ 3 cho đến 5 quả sung chín, hoặc có thể hái quả sung nấu chung với móng giò, chế biến món ăn cũng khá ngon và mang lại hiệu quả tốt.

Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã giải đáp được vấn đề bà bầu bị táo bón có nên rặn không, cùng với đó là cách chữa táo bón an toàn. Nếu áp dụng một thời gian nhưng tình trạng khó đi đại tiện vẫn diễn ra, bạn nên nhanh chóng báo với bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và tư vấn điều trị.

Có thể bạn quan tâm:

Tìm hiểu về chứng táo bón sau sinh và cách điều trị

Những cách chữa táo bón sau khi sinh con các mẹ nên “bỏ túi”

Táo bón là tình trạng mà không ít bà mẹ mắc phải sau khi sinh con. Nếu bệnh kéo dài,...

Các thông tin cần biết về quy trình phẫu thuật mổ rò hậu môn

Quy trình mổ rò hậu môn và những thông tin cần biết

Phẫu thuật là phương pháp duy nhất được chỉ định để điều trị bệnh rò hậu môn. Nắm rõ các...

10+ cách trị táo bón ở người lớn đơn giản, nhanh khỏi

Bệnh táo bón là bệnh phổ biến, thường không gây nguy hiểm và có thể được khắc phục bằng nhiều...

Chữa nứt kẽ hậu môn bằng Đông y có hiệu quả không?

Điều trị nứt kẽ hậu môn bằng Đông y

Bên cạnh các cách chữa trị bằng tây y, điều trị nứt kẽ hậu môn bằng Đông y cũng có...

TOP 11 sữa dành riêng cho trẻ táo bón dễ đi tiêu

Vì chứa hàm lượng đạm cao và khó tiêu hóa hơn so với thông thường nên sữa công thức dễ...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.