Bệnh rò hậu môn có tự lành không?
Rò hậu môn có tự lành không là vấn đề có không ít người quan tâm vì đây là chứng bệnh phổ biến mà bất cứ ai cũng có thể gặp phải. Để có được giải đáp cho câu hỏi này, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Bệnh rò hậu môn có tự lành không?
Là một bệnh lý phổ biến xảy ra ở vùng hậu môn trực tràng, rò hậu môn ít khi gây nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng chúng lại làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt và làm việc của bệnh nhân. Chưa hết, nếu không được chữa trị sớm bệnh còn có nguy cơ nặng thêm và dẫn đến nhiều biến chứng, gây khó khăn cho việc điều trị. Chúng ta đều biết, để chữa rò hậu môn thì cần áp dụng phương pháp phẫu thuật kết hợp với xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý. Tuy nhiên, nhiều người vẫn băn khoăn không biết rò hậu môn có tự lành hay không. Vậy câu trả lời cho vấn đề này là gì?
Theo các chuyên gia, bệnh rò hậu môn không thể tự lành mà cần phải được điều trị. Nếu không được chữa trị hoặc chữa trị không đúng cách, nó có thể tiến triển nặng hơn và khiến bệnh nhân gặp phải các tình trạng sau:
- Nhiễm trùng, chảy mủ.
- Gia tăng số lượng lỗ rò, đường rò khiến cho việc điều trị trở nên khó khăn hơn.
- Làm tăng nguy cơ ung thư: Đây được xem là biến chứng nguy hiểm nhất khi bị rò hậu môn. Tình trạng viêm nhiễm kéo dài sẽ làm cho các tế bào ung thư có cơ hội phát triển và gây ung thư trực tràng, hậu môn.
- Trường hợp bị áp xe hậu môn, bệnh nhân cần phải mổ để rạch đường tháo mủ càng sớm càng tốt tránh cho ổ mủ bị tràn. Điều này sẽ khiến hình thành nên nhiều đường hầm như mạch lươn, từ đó sẽ làm hư hại nhiều tổ chức ở vùng hậu môn.
Chính vì bệnh rò hậu môn không thể tự lành và luôn tiềm ẩn nguy cơ gây biến chứng, do đó bệnh nhân cần phải điều trị càng sớm càng tốt.
Cần làm gì để bệnh rò hậu môn mau được chữa khỏi?
Rò hậu môn có tự lành không thì chúng ta đã có được lời giải đáp. Chính vì không thể tự lành nên buộc bệnh nhân cần phải điều trị. Khi thấy cơ thể có các biểu hiện bất thường, việc trước tiên cần phải làm là đi khám bác sĩ. Hầu hết những người bị chứng bệnh này đều được điều trị bằng phẫu thuật. Mục đích của phương pháp này là sẽ tìm và cắt đường rò, mở đường rò bị nhiễm trùng để giúp vết thương có thể lành từ bên trong ra bên ngoài. Đồng thời có thể hạn chế được mủ tích tụ từ bên trong. Sau khi được phẫu thuật, bác sĩ sẽ chỉ định thêm cho người bệnh sử dụng các loại thuốc kháng sinh tiêu viêm. Các loại thuốc này có tác dụng giảm đau và ngăn ngừa được nguy cơ nhiễm trùng cho bệnh nhân.
Bên cạnh đó, một chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý sẽ giúp bệnh mau được chữa lành hơn. Nên tăng cường bổ sung thêm các thực phẩm giàu chất xơ, vitamin, thực phẩm nhuận tràng… Chúng sẽ giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, tránh được nguy cơ táo bón. Hãy uống nhiều nước, có thể bổ sung thêm cho cơ thể những loại nước ép trái cây thì càng tốt. Bệnh nhân cũng cần hạn chế hoặc không nên ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ, các chất kích thích, thực phẩm cay nóng để tránh gây hại cho hệ tiêu hóa.
Chưa hết, khi bị rò hậu môn bệnh nhân cũng cần phải chú ý giữ gìn vệ sinh sạch sẽ. Thường xuyên ngâm rửa hậu môn bằng nước ấm, nhất là sau khi đi đại tiện. Đồng thời, hãy đi khám định kỳ theo khuyến cáo của bác sĩ để nắm được tình trạng bệnh của bản thân. Đặc biệt, vì nguyên nhân trực tiếp dẫn đến rò hậu môn là do tình trạng áp xe hậu môn trực tràng diễn tiến trong thời gian dài mà không được chữa trị. Do đó, để tránh nguy cơ mắc bệnh, hãy phát hiện và điều trị sớm các áp xe hậu môn.
Trên đây là lời giải đáp cho vấn đề bệnh rò hậu môn có tự lành không và cách điều trị. Nắm rõ được các thông tin trên đây sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc chữa trị và phòng ngừa áp xe hậu môn.
ThuocDanToc.vn không đưa ra bất kì lời khuyên, tham vấn, chẩn đoán y khoa.
Có thể bạn quan tâm
- Quy trình mổ rò hậu môn và những thông tin cần biết
- Bị rò hậu môn nên ăn gì và kiêng ăn gì?
Hỏi đáp cùng chuyên gia
Dạ chào bs !
Cho e hỏi là e đã mổ rò hậu môn đc 4 tháng tình trạng đã binh thường trở lại .
K biết e quan hệ qua đường hậu môn có đc nữa k ạ .