Bệnh rò hậu môn ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Rò hậu môn ở trẻ sơ sinh thường xảy ra ở những trẻ từ 7 – 10 ngày tuổi. Bệnh xả ra khi vùng hậu môn trực tràng bị viêm nhiễm trong thời gian dài, tạo nên lỗ rò hậu môn. Vậy rò hậu môn ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không? Cách điều trị như thế nào? Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp được vấn đề này.

Rò hậu môn ở trẻ sơ sinh và các thông tin cần biết
Rò hậu môn ở trẻ sơ sinh và các thông tin cần biết

Rò hậu môn ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Không chỉ có người trưởng thành, trẻ sơ sinh cũng có thể bị rò hậu môn. Bệnh thường gặp ở những bé mới sinh từ 7 – 10 ngày. Ở người trưởng thành, rò hậu môn chỉ gây phiền toái và đau đớn cho bệnh nhân. Nó ít khi gây nên những biến chứng nguy hiểm và cũng ít khi đe dọa đến tính mạng. Do đó nhiều bậc phụ huynh mang thái độ chủ quan và cho rằng trẻ sơ sinh bị bệnh này cũng sẽ không gây ra các vấn đề nghiêm trọng. Vậy bệnh rò hậu môn ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Thật không may, câu trả lời là có. Theo các chuyên gia, nếu không được điều trị sớm, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng. Chúng sẽ làm suy giảm nghiêm trọng sức khỏe của bé. Chưa kể đến việc nếu những biến chứng này nặng lên sẽ gây ra những tổn thương nghiêm trọng về sau. Dưới đây là những biến chứng mà bé có thể gặp phải khi bị rò hậu môn:

  • Nhiễm trùng hậu môn lan rộng: Đây được xem là biến chứng phổ biến nhất khi trẻ nhỏ bị rò hậu môn. Lúc này, các vùng da xung quanh hậu môn sẽ bị sưng tấy, các lỗ rò sẽ có dấu hiệu bị lở loét, chảy mủ. Bé sẽ cảm thấy vô cùng đau đớn, khó chịu, làm ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, suy nhược cơ thể…
  • Làm tăng nguy cơ phát triển các đường rò phức tạp: Các đường rò hậu môn nếu không được điều trị hoặc điều trị không dứt điểm sẽ tiếp tục chảy dịch, gây viêm nhiễm thêm. Hệ quả là hình thành nên các đường rò hậu môn mới. Đường rò mới cộng thêm lỗ rò hậu môn cũ có thể tái phát nhiều lần sẽ gây nên tình trạng rò hậu môn đa phát. Nó không chỉ diễn ra ở hậu môn mà còn có thể lan đến cả những cơ quan khác như trực tràng, bàng quang, niệu đạo. Lúc này, việc điều trị sẽ càng trở nên khó khăn, ảnh hưởng đến sinh hoạt và phát triển của trẻ nhỏ.
  • Bị rò hậu môn mạn tính: Một khi bệnh đã chuyển sang thể mạn tính, nó không chỉ gây khó khăn cho việc chữa trị mà còn có thể tái phát nhiều lần.
  • Làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư hậu môn: Rò hậu môn phát triển mạnh sẽ trở thành các đường rò đa giác. Điều này sẽ làm suy giảm nghiêm trọng sức đề kháng của bé, tạo cơ hội thuận lợi cho các bệnh lý khác xâm nhập vào cơ thể. Chính sự phát triển quá mức của những đường rò cộng thêm tình trạng viêm nhiễm mạn tính sẽ làm tăng nguy cơ hình thành các tế bào ung thư ở hậu môn.

Bác sĩ giải đáp: Bệnh rò hậu môn có tự lành không?

Phương pháp điều trị rò hậu môn ở trẻ nhỏ

Bệnh rò hậu môn không chỉ gây đau đớn, khó chịu cho bé mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây biến chứng. Nó làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của bé ở hiện tại và cả sau này. Do đó, cần đưa bé đi khám và điều trị khi thấy bé có các biểu hiện sau đây:

  • Vùng hậu môn xuất hiện các mụn mủ, sưng tấy.
  • Viêm nhiễm lâu ngày sẽ gây nên các ổ áp xe. Bé sẽ cảm thấy đau đớn và thường hay cáu gắt.
  • Trẻ ngứa ngáy vùng hậu môn, có xuất hiện các tổn thương ở vùng hậu môn.
Cần đưa trẻ đi khám và điều trị sớm khi thấy xuất hiện các biểu hiện bất thường
Cần đưa trẻ đi khám và điều trị sớm khi thấy xuất hiện các biểu hiện bất thường

Trong quá trình chẩn đoán, thông qua các chụp chiếu và xét nghiệm, bác sĩ sẽ xác định được mức độ rò hậu môn nặng hay nhẹ. Thông thường, phẫu thuật điều trị rò hậu môn sẽ được chỉ định cho những người trưởng thành. Tuy nhiên, đối với trẻ sơ sinh, phương pháp này ít khi được dùng. Thay vào đó, sau khi được chẩn đoán, bác sĩ sẽ vệ sinh hậu môn thật sạch. Ngâm hậu môn của trẻ vào trong chất povidine-iod pha loãng. Mục đích của bước ngâm hậu môn này là nhằm sát trùng vết rò. Tiếp đến, các bác sĩ sẽ thoa thuốc cho bé.

Song song với việc điều trị bằng các biện pháp y tế, các bậc cha mẹ cũng cần chú ý chăm sóc, cho bé ăn uống đúng cách. Hãy bổ sung thêm các thực phẩm giàu chất xơ và vitamin, cho bé uống nhiều nước để giúp nhuận tràng, chống táo bón. Để theo dõi được tình trạng bệnh, các phụ huynh cũng nên đưa con đi khám định kỳ thường xuyên. Điều này sẽ giúp nắm được quá trình hồi phục bệnh, đồng thời có các biện pháp xử lý nếu bệnh không may nặng hơn.

Trên đây là các thông tin và lời giải đáp về vấn đề bị rò hậu môn ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không. Nắm rõ những vấn đề trên đây sẽ giúp các bậc cha mẹ có những biện pháp điều trị và phòng ngừa hợp lý để bảo vệ sức khỏe cho con mình.

Có thể bạn quan tâm:

ThuocDanToc.vn không đưa ra bất kì lời khuyên, tham vấn, chẩn đoán y khoa.

4 Cách trị đi cầu ra máu tại nhà hiệu quả theo dân gian

Cách trị đi cầu ra máu tại nhà chủ yếu là thay đổi lối sống và chế độ ăn uống...

Bà bầu bị trĩ: Cách trị, làm co búi trĩ nhanh, an toàn

Bà bầu thuộc nhóm đối tượng dễ bị bệnh trĩ, đặc biệt là ba tháng cuối thai kỳ. Khi mắc...

bài tập yoga chữa táo bón

Hướng dẫn các bài tập yoga chữa táo bón bạn có thể áp dụng mỗi ngày

Yoga không chỉ tốt cho sức khỏe, nuôi dưỡng tinh thần mà còn có thể chữa được bệnh táo bón....

Bất ngờ với công dụng chữa bệnh trĩ của vừng đen

Chữa bệnh trĩ bằng vừng đen là một trong những phương thuốc dân gian khá hiệu quả nhưng không phải...

Cách chữa táo bón lâu ngày (kéo dài) nhanh khỏi nhất

Cách chữa táo bón lâu ngày (kéo dài) nhanh khỏi nhất

Thay đổi thói quen sinh hoạt, uống uống hoặc sử dụng thêm thuốc hỗ trợ là những cách chữa táo...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *