15 cách trị táo bón tại nhà không cần uống một viên thuốc

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Táo bón là tình trạng rất phổ biến gây ra nhiều khó chịu và phiền toái. Nếu không can thiệp khắc phục sớm thì các vấn đề nghiêm trọng hơn hoàn toàn có thể xảy ra. Trước khi sử dụng thuốc, người bệnh nên áp dụng một số cách trị táo bón tại nhà để cải thiện triệu chứng và hỗ trợ hoạt động tiêu hóa.

trị táo bón tại nhà không cần thuốc
Có nhiều phương pháp trị bệnh táo bón tại nhà, vừa nhanh chóng vừa tiện lợi mà bạn nên thử.

Bạn biết gì về bệnh táo bón?

Nguyên nhân chính gây ra táo bón là do chế độ ăn uống nghèo chất xơ, uống không đủ nước, ít vận động, thói quen rặn khi đại tiện, người bị viêm ruột hoặc do sinh hoạt phản khoa học. Chưa có nghiên cứu nào chứng minh táo bón có liên quan đến di truyền.

Tùy theo tình trạng sức khỏe mà mỗi người sẽ có hoạt động nhu động ruột khác nhau, nhưng táo bón sẽ được xác định khi phân của bạn trở nên khô cứng, đau khi đại tiện và 2-3 ngày mới có cảm giác muốn đi vệ sinh. Trong một số trường hợp, bệnh nhân táo bón cũng có thể đi tiêu 6 lần/ tuần nhưng chất lượng phân luôn ở mức khô cứng hơn mức bình thường.

Tuy không đe dọa trực tiếp đến tính mạng, nhưng táo bón lâu ngày sẽ khiến cho chất lượng cuộc sống của người bệnh sụt giảm đáng kể. Cụ thể, người bị táo bón sẽ luôn phải chịu cảm giác khó chịu, dễ tức giận, cáu gắt và ngủ không ngon giấc.

Nếu tình trạng táo bón kéo dài, cơ thể của bạn sẽ gặp khá nhiều khó khăn trong việc hấp thụ chất dinh dưỡng cũng như gây ra các bệnh về đại tràng và thậm chí là ung thư đại tràng rất nguy hiểm.

15 cách trị táo bón tại nhà hiệu quả nhanh nhất

Điều trị táo bón thường sẽ bắt đầu bằng việc thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt của bệnh nhân. Sau đó, bác sĩ sẽ chuyển sang phương án dùng thuốc nhuận tràng và thụt rửa (nếu cần thiết).

Có một thực tế là rất nhiều loại thuốc nhuận tràng có chứa thảo dược, chúng hoạt động theo cơ chế đưa chất lỏng vào kết tràng và tăng nhu động ruột từ đó là mềm phân. Chính vì vậy, người bị táo bón hoàn toàn có thể cải thiện tình trạng của mình bằng cách sử dụng thảo dược thay cho việc dùng thuốc Tây.

Dưới đây là 15 phương pháp trị táo bón tại nhà mà bạn có thể tham khảo.

1. Dùng hắc mai (Cascara) để trị táo bón

Cascara là tên của một loại cây lần đầu tiên được sử dụng bởi người Mỹ bản địa, trồng nhiều ở phía Tây Hoa Kỳ. Vỏ cây có chứa nhiều anthraquinone glycoside, một chất hoạt động tương tự như thuốc nhuận tràng. Vào năm 2002, Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa kỳ (FDA) đã phân loại hắc mai là thuốc nhuận tràng an toàn, có thể sử dụng độc lập mà không cần đơn thuốc.

Vỏ cây hắc mai có khả năng thúc đẩy nhu động ruột, giúp cho phân trở nên mềm hơn và từ đó giảm mạnh tình trạng táo bón. Tuy nhiên, loại thảo dược này sẽ có thể gây tổn thương gan (suy gan nhẹ đến cấp tính) nếu được sử dụng trong thời gian dài.

cách trị táo bón tại nhà
Hắc mai là dược liệu tự nhiên có thể tận dụng điều trị chứng táo bón

2. Cây đại hoàng chữa táo bón tại nhà

Đại hoàng có mùi thơm dịu, tính hàn và là một vị thuốc chữa táo bón đơn giản được nhiều người áp dụng. Theo đó, loại thảo dược này có tác dụng nhuận tràng, ổn định lại nhu động ruột bằng hàm lượng Tanin có trong nó. Người bệnh lưu ý, chỉ sử dụng đại hoàng chữa táo bón trong thời gian ngắn.

3. Phan tả diệp trị bệnh táo bón nhanh chóng

Phan tả diệp là một loại cây bụi, thường được phơi hoặc sấy khô ở 40-50 độ C và bảo quản nơi khô ráo để dùng làm thuốc. Trong phan tả diệp có chứa nhiều chất sennosides có khả năng kích thích lớp lót của ruột, giúp nhuận tràng.

Cũng như phần nhiều thảo dược khác, phan tả diệp chỉ được khuyến cáo sử dụng để điều trị táo bón trong thời gian ngắn. Vì nếu dùng lâu dài ở liều cao, người bệnh có thể sẽ gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn mà đặc biệt là tổn thương gan. Ngoài khả năng trị táo bón, loại thảo dược này còn có thể làm sạch ruột.

4. Dùng cây du trơn trị táo bón

Cây du trơn có chứa nhiều chất nhầy, dính giúp bao phủ đường ruột và từ đó làm giảm sự hấp thu của một số loại thuốc (trong trường hợp uống cùng thời điểm).

Bên cạnh lượng chất nhầy sẵn có, loại thảo mộc này còn có khả năng kích thích các dây thần kinh trong đường tiêu hóa, giúp cho quá trình sản xuất chất nhầy trở nên nhanh chóng hơn. Chính vì vậy mà cây du trơn được dùng để điều trị và ngăn ngừa táo bón khá hiệu quả.

mẹo dân gian chữa táo bón
Dùng cây du trơn chữa táo bón là mẹo đơn giản có thể thực hiện tại nhà

5. Chữa nhanh táo bón bằng cây mã đề

Cây mã đề có lợi cho hoạt động của ruột, tim và tuyến tụy. Sử dụng mã đề đúng phương pháp sẽ giúp cho bệnh táo bón của bạn được cải thiện đáng kể, do thành phần của loại thảo dược này có khả năng ngấm trong ruột và làm cho nhu động ruột hoạt động tốt hơn. Không những trị được táo bón, cây mã đề còn có thể hỗ trợ tiêu hóa và rất tốt.

Tuy vậy, loại cây này nếu sử dụng thì sẽ có thể gây ra một số tác dụng phụ như: Dị ứng da, buồn nôn và nôn, đau quặn bụng. Vì vậy, người bệnh cần có sự cho phép của bác sĩ trước khi quyết định dùng cây mã đề để chữa bệnh táo bón.

6. Cách dùng mật ong trị táo bón tại nhà

Mật ong cũng là một nguyên liệu tự nhiên quen thuốc có thể tận dụng để khắc phục chứng táo bón tại nhà. Các phân tử đường trong mật ong khi đi vào cơ thể có khả năng phát huy tốt tác dụng nhuận tràng. Đồng thời giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn.

Ngoài ra, mật ong còn chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu khác. Việc bổ sung mật ong đúng cách sẽ giúp làm ấm hệ tiêu hóa, làm mềm phân và loại bỏ bớt các loại hại khuẩn trong đường ruột.

Thực tế, mật ong khi được tiêu thụ vào đường ruột có thể hoạt động như một chất bôi trơn. Bên cạnh đó còn có tác dụng kích thích nhu động ruột. Từ đó giúp cho quá trình đào thải phân ra bên ngoài diễn ra thuận lợi hơn.

cách khắc phục chứng táo bón tại nhà
Mật ong là nguyên liệu quen thuộc có tác dụng nhuận tràng rất tốt

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 20 – 40ml mật ong nguyên chất
  • Pha mật ong với khoảng 150ml nước ấm
  • Nên uống trực tiếp khi bụng đói, tốt nhất uống vào trước bữa sáng 60 phút

7. Cách trị táo bón tại nhà bằng vừng đen

Trị táo bón tại nhà bằng vừng đen là mẹo dân gian đến nay vẫn còn được áp dụng rộng rãi. Theo các tài liệu y học cổ truyền, vừng đen có vị ngọt và tính bình. Đây là một vị thuốc nhuận tràng được dùng phổ biến.

Nhiều nghiên cứu hiện đại còn chỉ ra rằng, lượng lớn chất béo trong vừng đen có tác dụng bôi trơn niêm mạc ruột và làm mềm phân. Điều này sẽ giúp cho việc đại tiện trở nên dễ dàng hơn.

Có thể dùng vừng đen trị táo bón theo 2 cách dưới đây:

– Dùng vừng đen đơn thuần:

  • Chuẩn bị 1 lượng vừng đen tùy ý đem rang thơm lên và giã nhuyễn
  • Sau đó cho vào hũ thủy tinh, đậy kín nắp để bảo quản dùng dần
  • Mỗi lần dùng lấy 2 – 3 thìa cà phê bột vừng đen đem trộn với cháo để ăn trực tiếp
  • Với cách này nên áp lục liên tục 3 – 4 ngày để nhận được hiệu quả tốt

– Kết hợp vừng đen với mật ong:

  • Chuẩn bị 1 ít hạt vừng đen cho lên chảo rang thơm
  • Chờ hạt vừng nguội thì cho vào hũ thủy tinh có nắp đậy để bảo quản dùng dần
  • Mỗi ngày lấy khoảng 40g hạt vừng đen trộn đều cùng 30ml mật ong nguyên chất
  • Ăn trực tiếp hỗn hợp vừng đen mật ong 1 lần/ ngày

8. Uống trà thảo mộc giúp làm giảm táo bón

Một trong những cách trị táo bón tại nhà rất an toàn và hữu hiệu đó là uống trà thảo mộc. Nhiều loại trà thảo mộc có chứa các hoạt chất tự nhiên tốt cho sức khỏe nói chung và hoạt động tiêu hóa nói riêng.

Thực tế cho thấy, thường xuyên dùng trà thảo mộc có tác dụng thúc đẩy nhu động ruột và làm mềm phân rất tốt. Nhờ đó mà cải thiện đáng kể tình trạng táo bón, giảm áp lực và khó chịu khi đại tiện.

trà thảo mộc chữa táo bón
Trà bạc hà là thức uống tốt cho tiêu hóa, phù hợp với những người bị táo bón

Trà xanh, trà bạc hà, trà đen và trà atiso là một số loại trà thảo mộc có tác dụng trị táo bón rất tốt. Người bệnh chỉ cần lấy 1 lượng trà vừa đủ rồi đem đi hãm nước sôi khoảng 15 – 20 phút là có thể dùng được. Đây là giải pháp trị táo bón đơn giản, an toàn và phù hợp với nhiều đối tượng.

9. Cách xoa bụng trị táo bón tại nhà

Massage hay xoa bụng là một trong những cách trị táo bón tại nhà có thể mang lại hiệu quả đáng kể. Việc dùng tay massage lên vùng bụng sẽ giúp kích thích tuần hoàn máu tới cơ quan tiêu hóa.

Ngoài ra, xoa bụng còn giúp tăng cường nhu động ruột. Từ đó giúp quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra thuận lợi hơn. Điều này giúp làm giảm tình trạng táo bón và cải thiện tốt chức năng tiêu hóa.

Cách thực hiện:

  • Người bệnh nằm ngửa trên giường, thả lỏng cơ thể
  • Thực hiện việc hít thở đều đặn bằng bụng
  • Dùng tay xoa nhẹ nhàng lên vùng bụng xung quanh rốn theo chuyển động tròn
  • Khi xoa có thể kết hợp ấn nhẹ vào bụng để tăng cường nhu động ruột
  • Nên massage trong khoảng 10 phút để nhận được kết quả tốt nhất

10. Uống nước chanh tươi khắc phục chứng táo bón

Chanh tươi là thực phẩm có chứa một lượng vitamin C dồi dào. Thành phần này có tác dụng nâng cao sức đề kháng và làm đẹp da. Ngoài ra, nước cốt chanh tươi còn được ghi nhận là có công dụng khắc phục tình trạng táo bón.

Bên cạnh đó, trong chanh tươi còn chứa hàm lượng acid citric dồi dào. Việc uống nước chanh tươi sẽ giúp quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra thuận lợi hơn. Hơn nữa còn giúp loại bỏ hết độc tố và chất cặn bã tồn tại trong ống tiêu hóa.

mẹo trị táo bón tại nhà
Uống nước chanh tươi có thể giúp thúc đẩy hoạt động tiêu hóa, khắc phục tình trạng táo bón

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 thìa nước cốt chanh tươi đem hòa với 200ml nước ấm
  • Thêm vài hạt muối vào khuấy cho tan hết rồi uống trực tiếp
  • Nên uống nước chanh tươi vào thời điểm trước bữa ăn sáng 30 phút

11. Cách trị táo bón tại nhà bằng nước ép mận

Nước ép mận là thức uống đặc biệt phù hợp với những người đang bị táo bón. Hàm lượng chất xơ dồi dào trong quả mận có thể thúc đẩy hoạt động tiêu hóa diễn ra tốt hơn.

Một số nguyên cứu còn tìm thấy một lượng tương đối lớn đường sorbitol có trong nước ép mận. Loại đường này có tác dụng nhuận tràng rất tốt. Nhờ đó mà có thể sử dụng để cải thiện các triệu chứng khó tiêu, táo bón hay rối loạn chức năng ruột.

Người bệnh chỉ cần sử dụng 100g mận, đem rửa sạch rồi ép lấy nước cốt. Chia làm 2 lần uống mỗi ngày. Tuyệt đối không uống 1 lúc quá nhiều nước ép mận bởi rất dễ dẫn tới tiêu chảy.

12. Cách trị táo bón tại nhà bằng dầu thực vật

Dùng dầu thực vật là cách trị táo bón tại nhà đơn giản có thể giúp cải thiện tốt triệu chứng. Dầu dừa, dầu oliu, dầu hạt lanh… là các loại dầu thực vật được sử dụng phổ biến.

Các loại dầu thực vật hoạt động như một chất bôi trơn có tác dụng làm trơn đường ruột. Từ đó sẽ giúp phân di chuyển bên trong lòng ruột dễ dàng hơn. Tránh gây áp lực cho người bệnh mỗi khi đại tiện.

Ngoài ra, trong các loại dầu thực vật còn chứa lượng lớn vitamin, khoáng chất, acid béo lành mạnh và các chất chống oxy hóa. Bổ sung các dưỡng chất này một cách đầy đủ sẽ giúp kích thích hoạt động của túi mật. Điều này giúp cho việc tiêu hóa thức ăn trở nên dễ dàng hơn.

chữa táo bón bằng dầu thực vật
Dầu dừa có khả năng bôi trơn đường ruột giúp phân di chuyển dễ dàng hơn

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị khoảng 1 – 2 thìa cà phê dầu thực vật
  • Uống trực tiếp vào thời điểm bụng đói, dạ dày đang trống rỗng
  • Trường hợp không thấy hiệu quả có thể uống nhiều dầu thực vật hơn
  • Tuyệt đối không được uống quá 4 thìa cà phê dầu thực vật/ ngày

13. Bổ sung Probiotic giúp tăng lợi khuẩn đường ruột

Trong đường ruột con người tồn tại hệ thống vi sinh vật đa dạng. Hệ vi sinh này có tác dụng tiêu hóa thức ăn và thúc đẩy quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng diễn ra tốt hơn.

Bổ sung Probiotic sẽ giúp tăng cường lợi khuẩn đường ruột để cải thiện chức năng tiêu hóa. Điều này sẽ giúp làm giảm tình trạng táo bón một cách đáng kể. Ngay cả với các trường hợp bị táo bón kéo dài vẫn mang lại kết quả tốt.

Người bị táo bón được khuyên là nên bổ sung các thực phẩm giàu probiotic vào chế độ ăn. Ví dụ như sữa chua, dưa muối, táo, chuối, kim chi… Ngoài ra, trong phô mai lên men cũng chứa một số lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa như cheddar, mozzarella, cottage,…

14. Điều chỉnh chế độ ăn uống

Tình trạng táo bón có thể xảy ra hoặc trở nên nặng nề thêm nếu duy trì một chế độ ăn uống thiếu chất xơ. Tốt nhất người bệnh nên sớm điều chỉnh chế độ ăn uống để cải thiện triệu chứng táo bón. Đồng thời giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn.

Lời khuyên cho những người bị táo bón là nên bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ hòa tan vào thực đơn ăn uống hằng ngày. Phải kể đến như rau xanh, trái cây tươi, các loại đậu, cám yến mạch, ngũ cốc nguyên hạt…

cách chữa táo bón tại nhà
Người bệnh táo bón nên điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp để hỗ trợ cải thiện bệnh

Bổ sung đầy đủ chất xơ có tác dụng kích thích nhu động ruột. Đồng thời đẩy nhanh quá trình tiêu hóa thức ăn và giúp phân được đào thải ra bên ngoài dễ dàng hơn.

Ngoài ra, người bệnh nên chú ý hạn chế tiêu thụ các thực phẩm gây khó tiêu khi đang bị táo bón. Điển hình như đồ ăn từ ngô, bánh mì trắng, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, đồ khô cứng…

15. Dành thời gian cho hoạt động thể chất

Hoạt động thể chất đều đặn mỗi ngày cũng được cho là cách trị bệnh táo bón tại nhà mang lại kết quả khả quan. Bởi vận động thể chất sẽ giúp tăng cường nhu động ruột và cải thiện tốc độ lưu thông máu. Từ đó sẽ làm tăng tần suất đi đại tiện.

Thực tế cho thấy, những người thường xuyên tập thể dục thể thao cũng sẽ ít có nguy cơ bị táo bón hơn. Ngoài ra, việc tập thể dục còn giúp tăng cường trao đổi chất và cải thiện sức khỏe tổng thể.

Những người bị táo bón hay gặp các vấn đề khó tiêu, chướng bụng, đầy hơi… nên lựa chọn các bài tập phù hợp. Ví dụ như bơi lội, đạp xe, đi bộ nhanh…

Trên đây là 15 cách trị táo bón tại nhà có thể giúp làm giảm triệu chứng và hỗ trợ hoạt động tiêu hóa. Tuy nhiên nếu bị táo bón kéo dài, người bệnh nên chủ động thăm khám bác sĩ để được hướng dẫn điều trị đúng cách.

Có thể bạn quan tâm:

Nứt kẽ hậu môn khi mang thai và sau sinh phải làm sao?

Mẹo trị nứt kẽ hậu môn khi mang thai và sau sinh cho mẹ

Nứt kẽ hậu môn sau sinh là tình trạng không ít phụ nữ gặp phải. Để tránh ảnh hưởng đến...

Trẻ sơ sinh bị táo bón do đâu?

Mẹ nên ăn gì để con bú không bị táo bón?

Mẹ ăn gì để con không bị táo bón là câu hỏi được nhiều người quan tâm, đặc biệt là...

Trẻ bị táo bón và đi ngoài ra máu có đáng lo ngại? Cha mẹ nên làm gì?

Trẻ bị táo bón đi ngoài ra máu thường hay nín nhịn vì sợ đau khiến cho bệnh càng trở...

Chữa táo bón cho trẻ bằng lá hẹ có hiệu quả không?

Mẹo chữa táo bón cho trẻ bằng lá hẹ nhanh khỏi

Chữa táo bón cho trẻ bằng lá hẹ là một trong những phương pháp dân gian đơn giản, dễ thực...

Trẻ sơ sinh bị táo bón lâu ngày - Nên đi khám ngay!

Trẻ sơ sinh bị táo bón lâu ngày – Nên đi khám ngay!

Trẻ sơ sinh bị táo bón lâu ngày không khỏi khiến cơ thể bé mệt mỏi, khó chịu. Tình trạng...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.