Trẻ sơ sinh bị táo bón: Dấu hiệu và cách trị hiệu quả

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Trẻ sơ sinh bị táo bón là một trong những vấn đề rất đáng lo ngại mà các bậc phụ huynh nên quan tâm. Nếu bạn không sớm phát hiện và xử lý, bé có thể sẽ gặp phải những rắc rối, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Trẻ sơ sinh bị táo bón
Táo bón ở trẻ sơ sinh là một vấn đề nghiêm trọng các bậc phụ huynh cần hết sức chú ý

Trẻ sơ sinh bị táo bón nguyên nhân do đâu?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho trẻ sơ sinh phải đối mặt với nguy cơ bị táo bón. Thông thường, trẻ bú sữa mẹ sẽ ít bị táo bón hơn là sử dụng sữa công thức.

Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ có thể bị táo bón do:

  • Mẹ bị táo bón, khi trẻ bú sữa mẹ cũng có thể bị theo.
  • Mẹ ăn nhiều đồ nóng, gừng, nghệ… hay thực phẩm giàu sắt và canxi. Trẻ bú sữa mẹ thường dễ bị nóng và gây ra tình trạng táo bón.

Trẻ uống sữa công thức dễ dàng bị táo bón hơn bởi một số nguyên do như:

  • Sữa ngoài thường khó tiêu và dễ gây nóng.
  • Bạn pha sữa cho bé chưa đúng cách.
  • Sữa bé đang uống không có chất xơ Fructooligosaccharid.
  • Bé bị dị ứng hay không thể dung nạp protein trong sữa công thức.

Trong thời kỳ ăn dặm, bé thường dễ bị táo bón nhất do:

  • Trẻ không làm quen kịp với sự thay đổi thức ăn quá nhanh.
  • Đồ ăn dặm chứa hàm lượng chất đạm cao và thiếu chất xơ.
  • Bổ sung canxi hay uống ít nước cũng là nguyên nhân gây táo bón.

Làm sao để bạn phát hiện bé đang bị táo bón?

Bạn có thể phát hiện trẻ sơ sinh đang bị táo bón dựa vào một số triệu chứng sau đây:

  • Trẻ đi ngoài ít hơn bình thường
  • Thường đi ngoài ra phân rắn
  • Quấy khóc, khó chịu khi đi ngoài
  • Ở nhiều bé vì sợ đau nên có thể nín đi ngoài
  • Nhiều bé lại dùng sức, lên gồng, việc đi ngoài trở nên rất khó khăn
  • Có máu lẫn trong phân
  • Có vết nứt ở xung quanh thành hậu môn nếu phân quá cứng
  • Bụng của trẻ thường bị căng cứng
  • Trẻ thường biếng ăn, thậm chí không chịu ăn
biểu hiện táo bón ở trẻ sơ sinh
Trẻ thường quấy khóc, khó chịu khi đại tiện do bị táo bón

Khi phát hiện ra được trẻ đang sống chung với các triệu chứng trên thì các mẹ cần hết sức lưu ý. Nên đưa trẻ tới gặp bác sĩ để có hướng điều trị kịp thời.

Tham khảo thêm: Trẻ sơ sinh bị táo bón lâu ngày – Nên đi khám ngay!

Hướng điều trị táo bón cho trẻ sơ sinh

1. Điều trị không dùng thuốc

Khi những triệu chứng táo bón ở trẻ sơ sinh còn nhẹ, bạn có thể giúp con mình khắc phục bằng một số cách như sau:

Thay đổi sữa

Nếu con bạn đang sử dụng sữa công thức thì việc không hợp sữa cũng có thể khiến trẻ bị táo bón. Bạn có thể thử qua một loại sữa khác phù hợp hơn. Tốt nhất nên chọn các loại sữa có chất xơ Fructooligosaccharid để trẻ dễ tiêu hơn.

Trong trường hợp bé đang bú sữa mẹ, bạn cần xem lại chế độ dinh dưỡng của mình. Trẻ có thể đang nhạy cảm với một loại thực phẩm nào đó bạn đáng sử dụng. Hãy cân nhắc để có sự điều chỉnh hợp lý.

Massage

Massage nhẹ nhàng lên vùng bụng dưới cho trẻ cũng là cách tốt để kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa. Nên làm điều này một ngày vài lần cho đến tri trẻ có thể tiêu hóa bình thường trở lại.

Bổ sung thực phẩm hỗ trợ tiêu hóa

Việc này nên được thực hiện trong quá trình tập cho trẻ ăn dặm. Một số loại thực phẩm sau đây có thể giúp trẻ sớm thoát khỏi tình trạng táo bón:

  • Nước ép trái cây tươi: lê, mận, táo
  • Bông cải xanh
  • Khoai lang, mồng tơi
  • Uống thêm nước lọc

2. Điều trị bằng thuốc

Khi đã thực hiện một số biện pháp tại nhà nhưng tình trạng táo bón ở trẻ vẫn không được cải thiện thì bạn nên sớm đưa trẻ đi gặp bác sĩ. Một số loại thuốc có thể được chỉ định để giúp trẻ nhanh chóng thoát khỏi tình trạng táo bón.

Điều trị táo bón ở trẻ sơ sinh
Trong nhiều trường hợp, các loại thuốc tây sẽ được bác sĩ chỉ định để điều trị táo bón cho trẻ

+ Thuốc Glycerin

Đây là một loại thuốc thụt hậu môn khiến trẻ nhanh chóng có cảm giác mót rặn và đại tiện. Tuy nhiên, đối với trẻ sơ sinh dưới 2 tuổi nên dùng thuốc theo hướng dẫn từ bác sĩ, tuyệt đối không tự ý mua thuốc cho trẻ sử dụng.

Tránh lạm dụng loại thuốc này bởi có thể khiến trẻ gặp phải các tác dụng không mong muốn như:

  • Giảm hoặc mất phản xạ đi cầu.
  • Tổn thương, viêm nhiễm hậu môn.

+ Thuốc nhuận tràng

Các loại thuốc nhuận tràng thường không được khuyến cáo đối với trường hợp trẻ sơ sinh. Tuy nhiên trong một vài trường hợp, bác sĩ buộc phải chỉ định cho con của bạn.

Thông thường các loại thuốc được bào chế từ chiết xuất Maltsupex hay Metamucil sẽ được sử dụng phổ biến hơn.

  • Polyethylen glycol: loại thuốc này sẽ làm cho phân mềm, từ đó giúp trẻ đại tiện dễ dàng hơn. Để đảm bảo an toàn, không dùng thuốc cho trẻ bị tắc nghẽn ruột hay phải uống nhiều nước.
  • Lactulose, Sorbitol đường uống: Đây là 2 loại thuốc nhuận tràng thẩm thấu. Giúp trẻ đi ngoài dễ hơn nhờ cơ chế làm tăng áp suất để giữ nước trong lòng ruột.

Ngoài ra, khi tất cả các biện pháp nói trên không hiệu quả thì thuốc Bisacodyl có thể sẽ được cân nhắc chỉ định. Bởi thuốc này thường có tác dụng nhanh nhưng lại kèm theo nhiều tác dụng phụ.

Trẻ sơ sinh là trường hợp rất nhạy cảm nên việc cho trẻ dùng bất cứ loại thuốc nào cũng cần phải nhận được chỉ định từ bác sĩ. Khi phát hiện trẻ bị táo bón, bạn cần nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ để có biện pháp can thiệp kịp thời.

Táo bón uống thuốc gì để cải thiện bệnh?

Táo bón thường được cải thiện khi bạn thay đổi chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt. Tuy...

Bị táo bón sau phẫu thuật phải làm thế nào?

Táo bón là một trong những tác dụng phụ phổ biến của phẫu thuật. Tình trạng này có thể xảy...

Trẻ bị nứt kẽ hậu môn phải điều trị như thế nào?

Nứt kẽ hậu môn ở trẻ: Cách điều trị và những điều cần lưu ý

Có đến 80% trẻ em bị nứt kẽ hậu  môn trong những năm tháng đầu đời. Nếu không được điều...

bài tập trị táo bón tại nhà

Tổng hợp các bài tập chữa táo bón có thể thực hiện tại nhà

Táo bón - căn bệnh tưởng chừng đơn giản nhưng lại khiến cho nhiều người rơi vào trạng thái khổ...

Áp dụng các cách chữa nứt kẽ hậu môn tại nhà có hiệu quả không?

Tổng hợp 6 cách điều trị nứt kẽ hậu môn tại nhà được dùng phổ biến

Ngoài việc chữa bệnh bằng các phương pháp y tế, điều trị nứt kẽ hậu môn tại nhà bằng các...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *