Làm thế nào để đi ngoài nhanh khi bị táo bón?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Làm thế nào để đi ngoài khi bị táo bón? Nhiều người đang có chung một thắc mắc về vấn đề này. Có thể nói tình trạng táo bón gây ra các triệu chứng khá khó chịu cho người bệnh. Không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống, táo bón lâu ngày còn nguy hại cho sức khỏe. Vì thế, tìm kiếm phương pháp giúp đi đại tiện là việc thật sự cần thiết trong trường hợp này.

Làm thế nào để đi ngoài nhanh khi bị táo bón?
Làm thế nào để đi ngoài nhanh khi bị táo bón?

Táo bón là tình trạng phân cứng, khô gây khó khăn cho việc đại tiện. Người gặp phải tình trạng này phải cố rặn để tống phân ra ngoài khiến cho hậu môn bị tổn thương, đau rát khó chịu, đôi khi còn bị chảy máu dẫn đến nguy cơ viêm nhiễm cao.

Táo bón có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào từ người trưởng thành đến trẻ nhỏ. Ngoài việc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, ở trường hợp nhẹ bạn có thể áp dụng các biện pháp hỗ trợ cải thiện tình trạng tại nhà. Vậy, làm thế nào để đi ngoài khi bị táo bón? Bạn đọc có thể tham khảo các cách sau:

Sử dụng chất giúp phân mềm ra đi đại tiện khi táo bón

Khi bị táo bón, bạn có thể sử dụng chất giúp làm mềm phân để cải thiện tình trạng bệnh, tránh phải rặn mạnh ảnh hưởng đến hậu môn. Theo đó, chất làm mềm phân sẽ kích thích quá trình bài tiết nước, chất điện giải ở đại tràng. Chúng sẽ thấm vào trong phân khiến phân trở nên mềm hơn, thuận lợi cho việc tống chất thải ra khỏi cơ thể.

Thông thường, khi sử dụng chất giúp mềm phân sẽ bằng biện pháp thụt trực tiếp vào hậu môn để đến trực tràng. Cách này có hiệu quả nhanh nhất giúp bạn sớm đi ngoài dễ dàng. Ngoài ra, hiện nay đã có dạng viên nang hoặc dung dịch uống. Tuy nhiên các dạng này được dùng với trường hợp táo bón ở người bệnh trĩ hoặc bị nứt kẽ hậu môn.

Bạn không nên lạm dụng phương pháp này, nhất là dạng thụt trực tiếp vào hậu môn để làm mềm phân. Bởi vì cách này có thể khiến cho đại tràng bị giảm trương lực dẫn đến việc kiểm soát đại tiện khó khăn hơn.

Cách đi ngoài nhanh khi bị táo bón – Uống thuốc xổ

Sử dụng thuốc xổ chắc hẳn là biện pháp được nhiều người nghĩ đến khi bị táo bón. Cách này mang lại hiệu quả nhanh chóng tương tự như sử dụng chất làm mềm phân. Ưu điểm của thuốc như: Tăng nhu động ruột, điều trị táo bón tạm thời, giúp phân mềm hơn, giảm đau khi đi đại tiện, loại bỏ những phần cặn bã còn đọng lại trong ruột,…

Cách đi ngoài nhanh khi bị táo bón - Uống thuốc xổ
Sử dụng thuốc xổ giúp bạn nhanh đi ngoài khi đang bị táo bón tuy nhiên không lạm dụng

Tuy nhiên, sử dụng thuốc điều trị cũng có thể tiềm ẩn một vài nguy cơ. Nhược điểm khi sử dụng thuốc xổ để đi ngoài nhanh khi táo bón như:

  • Trường hợp người bệnh lạm dụng, sử dụng quá liều gây nên tình trạng tiêu chảy, phân lỏng như nước.
  • Nguy hiểm cho phụ nữ mang thai. Do đó, thai phụ nếu gặp phải tình trạng táo bón nên lựa chọn phương pháp lành tính, an toàn khác để bảo vệ sức khỏe mẹ và thai nhi.
  • Cơ thể có nguy cơ bị mất nước do tác dụng kích thích đại tiện của thuốc xổ. Ngoài ra, người bệnh cũng dễ bị phụ thuộc vào thuốc khiến chức năng đi đại tiện bị xáo trộn.
  • Một số trường hợp có thể gặp phải các tương tác thuốc. Cụ thể như bệnh nhân đang sử dụng thuốc điều trị bệnh tim, thuốc kháng sinh. Do đó, trước khi sử dụng bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa, tránh nguy cơ không mong muốn.

Dùng thuốc đạn là cách khắc phục táo bón nhanh 

Ngoài sử dụng chất làm mềm phân, thuốc xổ ra thì bạn cũng có thể sử dụng thuốc đạn để cải thiện tình trạng táo bón tạm thời. Phương pháp này được nhiều người áp dụng khi gặp phải khó khăn trong việc đi đại tiện.

Thuốc có công dụng nhanh chóng, kích thích nhu động ruột, đồng thời làm mềm phân để hỗ trợ quá trình tống phân ra ngoài thuận lợi hơn. Hiện nay có các dạng phổ biến như glycerin, bisacodyl,…Bạn có thể tìm mua tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

Tuy nhiên, khi mới sử dụng, bạn có thể gặp phải nhiều khó khăn và đau đớn. Ngoài ra, thuốc có thể tan vào máu nên phụ nữ mang thai cần đặc biệt thận trọng trước khi sử dụng. Tốt nhất, người bệnh nên tham khảo ý kiến người có chuyên môn để đảm bảo hiệu quả điều trị cũng như an toàn sức khỏe.

Uống nước nóng – Cách đi đại tiện khi bị táo bón

Nhiệt độ của nước ấm sẽ giúp cơ thể kích thích quá trình hoạt động, co bóp của ruột. Nhờ đó mà lượng chất thải nhanh chóng được đẩy xuống trực tràng, hỗ trợ cho hoạt động tiêu hóa, bài tiết.

Cách đi ngoài nhanh khi bị táo bón - Uống thuốc xổ
Dùng thức uống nóng kích thích hoạt động của ruột hỗ trợ cải thiện tình trạng táo bón

Bên cạnh đó, các chuyên gia dinh dưỡng cũng chỉ ra rằng, hàm lượng caffeine có trong cà phê có công dụng hữu hiệu trong việc hỗ trợ kích thích nhu động ruột, tăng co bóp hiệu quả lên đến 60% so với việc bạn chỉ sử dụng nước nóng thông thường. 

Theo đó, thành phần có trong cà phê còn giúp cơ thể tăng cường sản xuất nội tiết tố tốt cho hệ thống tiêu hóa, giúp bạn dễ dàng đi đại tiện. Do đó, nếu đang bị táo bón, bạn có thể sử dụng nước nóng hoặc các loại thức uống nóng như cà phê trước khi vào nhà vệ sinh 30 phút.

Thời gian này là khoảng được dự đoán cần thiết nhất để hệ tiêu hóa bị kích thích. Một số trường hợp cơ địa tốt thì quá trình này sẽ diễn ra nhanh hơn. Ngoài ra, vào bữa sáng bạn có thể ăn thực phẩm chứa nhiều chất xơ và một ly thức uống nóng ấm để đi ngoài tốt hơn sau đó.

Thử thay đổi tư thế đi đại tiện để đi ngoài dễ hơn khi táo bón

Theo cơ chế thông thường, ở giữa trực tràng và đại tràng sẽ có một nút thắt. Nút thắt này được tạo ra bởi cơ thắt hậu môn – bộ phận giúp kiểm soát quá trình đào thải chất thải ra ngoài cơ thể. Do đó, khi ngồi trên bồn đại tiện với tư thế thông thường, cơ thắt có thể chỉ được thả lỏng một phần. 

Trong khi đó, khi bạn thay đổi thói quen, ngồi xổm khi đại tiện lại khiến cho cơ thắt ở hậu môn được thả lỏng gần như hoàn toàn. Nhờ vào tư thế này, bạn có thể đi đại tiện dễ dàng hơn, nhất là khi đang bị táo bón khó chịu.

Tuy nhiên, đa số bồn cầu hiện nay được thiết kế ở dạng ngồi bệt. Do đó, bạn sẽ khó khăn nếu muốn ngồi xổm khi đi vệ sinh. Vậy, thay vào đó, bạn có thể sử dụng một cái ghế nhỏ, cao khoảng 20cm kê chân khi đi ngoài. Giữ đầu gối ở vị trí cao hơn bình thường sẽ hỗ trợ cơ thắt hoạt động được tốt hơn.

Làm thế nào để đi ngoài khi bị táo bón? – Thức dậy sớm hơn

Buổi sáng là thời gian thích hợp cho việc loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể. Các chuyên gia khuyến cáo nên đi vệ sinh vào buổi sáng sớm khi mới ngủ dậy. Bởi vì khi đó, đại tràng sẽ dễ bị kích thích hơn, cơ quan này sẽ bắt đầu co bóp và dẫn truyền thông tin lên não bộ gây nên cảm giác muốn đi đại tiện cho bạn.

Cách đi ngoài nhanh khi bị táo bón - Uống thuốc xổ
Dậy sớm đi vệ sinh dần dần hình thành thói quen phòng ngừa tình trạng táo bón

Cơ thể con người cũng giống như một cỗ máy. Nếu bạn thiết lập những thói quen hoạt động hàng ngày thì những cơ quan trong cơ thể sẽ mặc định thực hiện theo khung giờ nhất định. Người thường xuyên lờ đi những tín hiệu của cơ thể có xu hướng gặp nhiều vấn đề hơn những người khác.

Trong trường hợp này là việc bạn không nhận tín hiệu của cơ thể khi muốn đi đại tiện. Lâu dần sẽ dẫn đến tình trạng chướng bụng, khó tiêu. Lúc này, bạn cố ép cơ thể đi vệ sinh cũng không thể rặn phân được dễ dàng như bình thường. Đây là một trong số những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ cho nhiều người.

Do đó, hàng ngày, bạn có thể điều chỉnh lại thói quen. Thức sớm hơn để cơ thể có thời gian thư giãn, cải thiện vấn đề táo bón vô cùng hiệu quả. Ngoài ra, cách này cũng không đòi hỏi bạn phải chi trả chi phí nên bạn hoàn toàn có thể cân nhắc và thực hiện.

Cách đi vệ sinh được khi bị táo bón –  Massage vùng chậu

Nằm giữa cơ quan sinh dục và hậu môn là khu vực đáy chậu. Để hỗ trợ quá trình đi đại tiện diễn ra thuận lợi hơn khi bị táo bón, bạn có thể áp dụng biện pháp massage vị trí này. Khi bị tác động lực nhẹ nhàng, đáy chậu sẽ được thư giãn, làm mềm phân để tống ra ngoài.

Thay đổi thói quen ăn uống giúp đi đại tiện khi bị táo bón

Bên cạnh áp dụng những biện pháp kể trên, thói quen ăn uống chính là yếu tố chính dẫn đến táo bón. Do đó, muốn đi ngoài dễ hơn, bạn nên thay đổi thói quen ăn uống hàng ngày, lựa chọn thực phẩm hỗ trợ điều trị táo bón. Cụ thể như sau:

Cách đi ngoài nhanh khi bị táo bón - Uống thuốc xổ
Lựa chọn thực phẩm giúp kích thích tiêu hóa điều trị chứng táo bón
  • Bổ sung cho cơ thể nhiều chất xơ, vitamin có trong rau xanh, trái cây tươi. 
  • Không ăn những món đã được chiên rán, xào với nhiều dầu mỡ, chất béo. 
  • Tránh ăn nhiều thực phẩm nhiều đường, khiến hệ tiêu hóa khó khăn.
  • Uống mỗi ngày 2 lít đến 2.5 lít nước để hỗ trợ hệ bài tiết hoạt động.
  • Luyện tập, vận động thể dục cũng là cách giúp bạn dễ đi ngoài hơn do nhu động ruột bị kích thích. Đồng thời khi áp dụng các bài tập phù hợp hệ thống tiêu hóa cũng làm việc hiệu quả hơn, phòng ngừa tình trạng táo bón.

Điều chỉnh thói quen gây hại khi đi vệ sinh

Một số thói quen khi đi vệ sinh có thể gây ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa mà nhiều người bỏ qua. Chính vì thế, để việc đại tiện dễ dàng hơn, bạn đọc nên điều chỉnh một số hoạt động gây hại cho sức khỏe, tăng nguy cơ táo bón như:

  • Không đọc báo, xem điện thoại khi đi đại tiện. Chúng có thể làm não bộ phân tâm, mất tập trung vào việc rặn phân dẫn đến táo bón.
  • Không sử dụng quá nhiều giấy vệ sinh khi đi vệ sinh. Bởi, sản phẩm này có thể làm tăng nguy cơ lây lan vi khuẩn, gây kích ứng cho da khu vực hậu môn.
  • Không nên cố sức rặn mạnh trong khi đi đại tiện. Thói quen này về lâu ngày có thể gây nứt hậu môn nguy hiểm, nhất là trường hợp bạn đang bị táo bón trong thời gian dài.

Hy vọng qua bài viết này bạn đọc đã giải đáp được thắc mắc: “Làm thế nào để đi đại tiện khi bị táo bón?”. Tuy nhiên, những biện pháp trên đây phù hợp với tình trạng nhẹ. Nếu bạn bị táo bón nặng kèm theo các bệnh lý về tiêu hóa khác nên có sự can thiệp của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo điều trị được an toàn và hiệu quả nhất.

Có thể bạn quan tâm:

Nứt kẽ hậu môn khi mang thai và sau sinh phải làm sao?

Mẹo trị nứt kẽ hậu môn khi mang thai và sau sinh cho mẹ

Nứt kẽ hậu môn sau sinh là tình trạng không ít phụ nữ gặp phải. Để tránh ảnh hưởng đến...

Trẻ ăn dặm bị táo bón: Cách khắc phục, phòng ngừa

Khoảng thời gian ăn dặm được xác định là một giai đoạn dễ mắc bệnh táo bón của trẻ sơ...

Cách chữa táo bón lâu ngày (kéo dài) nhanh khỏi nhất

Cách chữa táo bón lâu ngày (kéo dài) nhanh khỏi nhất

Thay đổi thói quen sinh hoạt, uống uống hoặc sử dụng thêm thuốc hỗ trợ là những cách chữa táo...

Có nên ăn chuối khi bị táo bón không?

Táo bón là một trong những căn bệnh khá phổ biến. Điều này xuất hiện do sự bất thường trong...

Táo bón chức năng là gì? – Những điều bạn cần biết rõ

Táo bón chức năng là bệnh lý gặp chủ yếu ở trẻ em. Bệnh tuy không gây nguy hiểm nhưng...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.