Trẻ ăn dặm bị táo bón: Cách khắc phục, phòng ngừa

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Khoảng thời gian ăn dặm được xác định là một giai đoạn dễ mắc bệnh táo bón của trẻ sơ sinh. Nguyên nhân là do trong giai đoạn này trẻ sẽ có sự thay đổi về nguồn dinh dưỡng một cách rõ rệt. Mặt khác chức năng ở hệ tiêu hóa của trẻ chưa được ổn định. Điều này khiến cơ thể khó thích nghi và gây ra bệnh táo bón. Tuy nhiên có nhiều biện pháp giúp khắc phục và phòng ngừa trẻ ăn dặm bị táo bón hiệu quả. Điển hình như giúp trẻ vận động, tăng cường bổ sung thực phẩm giàu chất xơ, ăn dặm đúng cách…

Hiện tượng trẻ ăn dặm bị táo bón

Táo bón là tình trạng khó khăn trong việc đi ngoài, rặn nhiều và có tần suất đi ngoài thấp hơn 3 lần/ tuần. Bệnh có thể xảy ra ở người trưởng thành và trẻ nhỏ, phổ biến hơn ở những trẻ đang ăn dặm. Khi trẻ ăn dặm bị táo bón, phân của trẻ sẽ có dấu hiệu khô, cứng, có kích thước to hơn bình thường và đau nhiều khi đi ngoài.

Trẻ ăn dặm bị táo bón
Nguyên nhân khiến trẻ ăn dặm bị táo bón, cách khắc phục và phòng ngừa

Thông thường tình trạng táo bón ở trẻ ăn dặm xảy ra khi cơ thể không thể thích nghi với nguồn dinh dưỡng mới, cơ thể bị thiếu nước, rối loạn chức năng ruột khiến cơ quan này tự động hấp thụ nước từ thức ăn được dung nạp nhiều hơn so với bình thường. Chính vì thế chất thải ra ngoài (phân) trở nên cứng hơn và khô hơn so với ngày thường.

Theo sinh lý bình thường, trẻ sơ sinh và trẻ ăn dặm sẽ có thói quen đi tiêu từ 2 đến 3 lần mỗi ngày. Tuy nhiên khi bị táo bón, thói quen này sẽ không được tiếp tục duy trì. Ngoài ra trẻ có thể bị són phân nếu như bệnh táo bón kéo dài.

Dấu hiệu nhận biết trẻ ăn dặm bị táo bón

Để nhận biết trẻ ăn dặm bị táo bón, phụ huynh có thể dựa vào một số triệu chứng cơ bản dưới đây:

  • Phân cứng
  • Phân tròn và nhỏ tương tự như những viên bi
  • Trẻ đi đại tiện ít hơn so với bình thường (dưới 3 lần/ tuần)
  • Phân thường có lẫn vệt máu bên ngoài. Vệt máu này chính là biểu hiện của tình trạng rách hậu môn
  • Kém ăn, tuy nhiên ăn khá hơn so khi đi tiêu được
  • Xuất hiện hiện tượng són phân trong quần nhưng trẻ không hề hay biết
  • Có cảm giác đau nhiều ở vùng dạ dày, triệu chứng này sẽ giảm và hết đau ngay sau khi đi tiêu
  • Thay đổi hành vi và tâm lý, trẻ không vui vẻ, thường xuyên cáu gắt, bồn chồn, sốt ruột
  • Táo bón nặng và kéo dài có thể dẫn đến tình trạng tắc ruột hoặc gây ra hiện tượng són phân (trẻ nhỏ đi tiêu trong hoàn cảnh không thích hợp).
Dấu hiệu nhận biết trẻ ăn dặm bị táo bón
Dấu hiệu nhận biết trẻ ăn dặm bị táo bón gồm phân cứng, khó đi đại tiện, kém ăn, thay đổi hành vi và tâm lý…

Tham khảo thêm: Trẻ sơ sinh bị táo bón lâu ngày – Nên đi khám ngay!

Nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón ở trẻ ăn dặm

Nguyên nhân khiến trẻ ăn dặm bị táo bón tương đối đa dạng. Tuy nhiên các nguyên nhân thường liên quan đến chế độ sinh hoạt và chế độ ăn uống hàng ngày. Cụ thể:

1. Đặc điểm của quá trình ăn dặm

Đối với những trường hợp bú sữa mẹ hoàn toàn, sức khỏe của trẻ nhỏ có thể được nâng cao, trẻ phát triển một cách thuận lợi và tốt nhất. Nguyên nhân là do sữa mẹ chứa nhiều dưỡng chất được đánh giá là an toàn và tốt nhất đối với sự phát triển và sức khỏe của trẻ. Chính vì thế hệ tiêu hóa của trẻ trong thời gian bú mẹ không cần phải hoạt động quá nhiều.

Tuy nhiên khi bắt đầu giai đoạn ăn dặm, hệ tiêu hóa của trẻ buộc phải hoạt động mạnh hơn so với thông thường. Bên cạnh đó trẻ phải làm quen với nguồn dinh dưỡng có trong những loại thức ăn khác trong khi cơ thể không thể tiết đủ enzyme để phục vụ cho quá trình tiêu hóa thức ăn do chưa đủ thích nghi.

Ngoài ra những loại thực phẩm mà trẻ tiêu thụ thường đặc hơn so với sữa mẹ nhưng hệ tiêu hóa không đủ khả năng thích nghi và hấp thụ hết. Vì thế có thể nói đặc điểm của quá trình ăn dặm chính là nguyên nhân chính khiến tình trạng táo bón xuất hiện khi trẻ mới bắt đầu quá trình ăn dặm.

Phân của trẻ ăn dặm so với khi bú sữa mẹ sẽ có những thay đổi nhất định. Cụ thể khi ăn dặm, phân của bé sẽ nặng mùi hơn và có màu đậm hơn. Đây đều là những biểu hiện rất bình thường khi trẻ áp dụng chế độ ăn dặm. Do đó mẹ không cần phải quá lo lắng khi gặp những biểu hiện này.

Tuy nhiên những biểu hiện được liệt kê dưới đây có thể cho thấy trẻ đang mắc bệnh táo bón, cụ thể:

  • Trẻ có dấu hiệu chướng bụng, trẻ rặn đỏ mặt mỗi khi đi đại tiện hoặc không đi cầu được
  • Phân bị rắn ở phần đầu hoặc khô rắn toàn bộ, phân nhỏ như phân dê.
Đặc điểm của quá trình ăn dặm
Thực phẩm ăn dặm đặc hơn so với sữa mẹ trong khi hệ tiêu hóa không đủ khả năng thích nghi và hấp thụ hết dẫn đến táo bón

2. Sai lầm của mẹ khi cho bé ăn dặm

Kết quả thống kê cho thấy hơn 50% trường hợp bị táo bón khi ăn dặm là do những sai lầm của mẹ. Bao gồm:

  • Mẹ cho bé ăn dặm quá sớm

Thông thường trẻ 6 tháng tuổi sẽ bắt đầu ăn dặm. Tuy nhiên cũng có những trường hợp mẹ cho bé ăn dặm sớm trong khi bé mới được 4 tháng tuổi, chức năng của hệ tiêu hóa chưa ổn định.

Nguyên nhân là do phụ huynh không có kiến thức và không nắm rõ về những dấu hiệu nhận biết trẻ đã sẵn sàng cho quá trình ăn dặm nên cho trẻ ăn dặm quá sớm. Trong một vài trường hợp khác, mẹ cho trẻ ăn dặm quá nhiều vì nhận thấy trẻ thích thú với việc ăn dặm. Từ đó khiến trẻ dễ dàng bị táo bón.

Theo sinh lý bình thường, trẻ nhỏ sẽ cảm thấy vô cùng thích thú với những điều mới lạ, bao gồm cả việc ăn dặm. Tuy nhiên do còn nhỏ nên hệ tiêu hóa của trẻ còn rất non yếu và chưa được hoàn thiện.

Điều này khiến hệ tiêu hóa của trẻ chưa thể thích nghi với nguồn thực phẩm mới, chưa thể tiêu hóa được hết thức ăn khi tiêu thụ với số lượng lớn và dẫn đến tình trạng táo bón.

  • Bé uống ít sữa mẹ

Mẹ cần biết rằng sữa luôn luôn là nguồn dinh dưỡng dồi dào, tốt và an toàn nhất đối với trẻ dưới 1 tuổi. Chính vì thế song song với việc ăn dặm, mẹ nên cho trẻ tiếp tục bú sữa. Bởi trong sữa mẹ chứa rất nhiều thành phần quan trọng và tốt cho trẻ mà việc ăn dặm không thể bổ sung.

Sữa mẹ vừa có tác dụng cung cấp nước vừa có tác dụng cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào cho trẻ. Ngoài ra việc bú sữa mẹ còn giúp trẻ bổ sung lượng enzym cần thiết cho quá trình tiêu hóa thức ăn. Do đó việc cho trẻ bú ít cũng chính là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị táo bón.

  • Ăn dặm với thành phần dinh dưỡng không phù hợp

Trẻ nhỏ thường bị táo bón khi áp dụng chế độ ăn uống quá giàu chất đạm và chất béo nhưng bị thiếu hụt chất xơ. Điều này làm ảnh hưởng đến nhu động ruột và các hoạt động của hệ tiêu hóa, quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra không thuật lợi. Từ đó khiến phân khô cứng và gây ra chứng táo bón.

  • Mẹ không cho bé uống nhiều nước

Việc cho trẻ uống quá ít nước hoặc không bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh táo bón ở trẻ và khiến bệnh xảy ra dai dẳng. Nguyên nhân là do cơ thể cần nhiều nước để đẩy nhanh quá trình tiêu hóa thức ăn, đảm bảo hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Đồng thời giúp phân luôn mềm và dễ dàng di chuyển ra khỏi cơ thể.

  • Do mẹ pha sữa đặc hơn

Đối với những trẻ ăn dặm, việc bất ngờ thay đổi chế độ ăn uống và thành phần dinh dưỡng sẽ khiến cơ thể của trẻ không kịp thích nghi. Từ đó gây ra tình trạng táo bón ở những trẻ ăn dặm.

Tương tự thế, bệnh táo bón còn dễ dàng xảy ra ở những trẻ chuyển từ sữa mẹ sang sữa công thức. Tình trạng này thường xảy ra do hai nguyên nhân. Cụ thể: Bất ngờ thay đổi chế độ ăn uống khiến cơ thể của trẻ không kịp thích nghi và sữa công thức không được pha theo đúng tỉ lệ nước : sữa. Mặc dù có thể làm tăng hàm lượng chất dinh dưỡng như trẻ sẽ dễ bị táo bón nếu như pha ít nước, hoặc mẹ pha cùng lúc nhiều loại sữa.

Cơ thể không thể hấp thụ hết chất khi trẻ bị quá tải chất dinh dưỡng. Điều này sẽ làm tăng nguy cơ tiêu chảy liên tục hoặc mắc bệnh táo bón. Đối với một số trẻ biếng ăn, mẹ thường có xu hướng nấu bột ăn dặm cho trẻ đặc hơn bình thường để cung cấp nhiều chất dinh dưỡng và trẻ không phải ăn nhiều. Điều này sẽ khiến trẻ luôn trong tình trạng sợ ăn và bị táo bón.

Pha sữa đặc hơn
Pha sữa đặc hơn hoặc pha cùng lúc nhiều loại sữa sẽ gây ra chứng táo bón ở trẻ

Tham khảo thêm: TOP 11 sữa dành riêng cho trẻ táo bón dễ đi tiêu

3. Trẻ ít vận động

Ruột có thể làm việc kém hiệu quả khi trẻ thụ động và ít hoạt động. Từ đó làm phát sinh chứng táo bón. Để cải thiện tình trạng này, bạn nên khuyến khích trẻ vận động, vui chơi cùng với những người thân trong gia đình.

4. Trẻ ăn dặm bị táo bón do những bệnh lý ở đường ruột

Những bệnh lý ở đường ruột co thể là nguyên nhân khiến trẻ ăn dặm bị táo bón. Cụ thể như:

  • Các bệnh lý về đường tiêu hóa
  • Những bệnh lý về hậu môn hoặc trực tràng
  • Bệnh về hệ thần kinh (điển hình như chứng bại não ở trẻ sơ sinh…)
  • Một số vấn đề hoặc bệnh liên quan đến nội tiết (điển hình như chứng suy giáp…)

Ngoài ra việc sử dụng thuốc cũng có thể khiến trẻ bị táo bón. Trong trường hợp trẻ đang trong đợt điều trị với một số loại thuốc có chứa sắt, thuốc chống trầm cảm hoặc codeine sẽ khiến trẻ bị táo bón.

Cách khắc phục cho trẻ ăn dặm bị táo bón

Để cải thiện bệnh táo bón cho trẻ ăn dặm, phụ huynh cần lưu ý về việc điều chỉnh chế độ ăn uống và thực hiện biện pháp massage bụng giúp trẻ kích thích nhu động ruột, đi ngoài dễ dàng hơn.

1. Điều chỉnh chế độ ăn uống

Điều chỉnh chế độ ăn uống là biện pháp đầu tiêu mà mẹ cần thực hiện để khắc phục tình trạng táo bón cho trẻ. Đối với trẻ ăn dặm, bạn nên điều chỉnh chế độ ăn uống của trẻ với những nguyên tắc sau:

  • Kiểm tra chế độ ăn uống của mẹ: Đối với những trẻ mới bắt đầu ăn dặm và còn bú sữa mẹ, người mẹ cần kiểm tra và xem xét chế độ ăn uống của bản thân. Nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ và nên uống thêm nước.
  • Cho trẻ uống nhiều nước: Cho trẻ uống nhiều nước để phục vụ cho quá trình tiêu hóa thức ăn và kích thích nhu động ruột.
  • Pha sữa công thức đúng với tỉ lệ: Khi pha sữa công thức cho trẻ, bạn cần pha sữa đúng với tỉ lệ nước : sữa mà nhà sản xuất yêu cầu. Mẹ cần tránh thêm quá nhiều bột sữa hoặc sử dụng quá ít nước. Bởi điều này có thể khiến trẻ mắc bệnh táo bón. Ngoài ra mẹ cần tránh pha sữa với quá nhiều nước vì sẽ không cung cấp đủ nguồn dinh dưỡng cần thiết và khiến trẻ bị suy dinh dưỡng.
  • Cho trẻ ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày: Thay vì cho trẻ sử dụng 3 bữa ăn lớn, mẹ nên chia 3 bữa ăn này thành những bữa ăn nhỏ và cho trẻ ăn vào nhiều thời điểm trong ngày. Cho trẻ ăn vừa đủ, tránh cho trẻ ăn quá no. Điều này sẽ giúp ruột dễ dàng thích nghi và tiêu hóa tốt hơn. Tốt nhất mẹ nên chia mỗi bữa chính thành 2 bữa nhỏ, sau đó tăng số lần ăn và bú sữa của trẻ lên gấp đôi.
  • Nhanh chóng hỗ trợ khi trẻ muốn đi đại tiện: Cần thường xuyên quan sát những biểu hiện trên gương mặt của trẻ. Nếu nhận thấy trẻ nhăn mặt, rặn hoặc một số biểu hiện muốn đi ngoài khác, bạn nên nhanh chóng hỗ trợ trẻ bằng một số biện pháp để giúp bé dễ dàng hơn trong việc đi ngoài.
  • Sử dụng nước táo hoặc nước mận pha loãng: Thêm vào bình sữa của trẻ một ít nước táo hoặc nước mận pha loãng. Cụ thể dùng 10 – 20ml nước mận đối với trẻ dưới 4 tháng tuổi, hòa nước mận với sữa theo tỉ lên 1:6, cho trẻ uống mỗi ngày 1 lần. Dùng 30ml nước mận đối với trẻ trên 4 tháng tuổi, hòa nước mận với sữa theo tỉ lên 1:4, cho trẻ uống mỗi ngày 1 – 2 lần, có thể dùng nước táo để thay thế đối với những trẻ trên 6 tháng tuổi. Phụ huynh cần kiên trì cho trẻ sử dụng nước táo và nước ép mận mỗi ngày, sau vài ngày sẽ nhận thấy trẻ đi tiêu dễ dàng hơn,
  • Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu chất xơ: Trong những ngày đầu ăn dặm của trẻ, mẹ nên cho trẻ ăn bột ngũ cốc lúa mạch thay vì sử dụng bột ngũ cốc gạo. Bên cạnh đó bạn nên tăng cường cho trẻ ăn nhiều các loại rau củ và trái cây chứa nhiều chất xơ (đã nghiền nát). Cụ thể như khoai lang, mận, mơ, quả đào, quả lê, bông cải, đậu, cải bó xôi… Những loại thực phẩm này vừa có tác dụng phòng ngừa vừa có tác dụng điều trị bệnh táo bón hiệu quả.
Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu chất xơ
Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu chất xơ giúp khắc phục bệnh táo bón cho trẻ ăn dặm

Tham khảo thêm: Táo bón chức năng là gì? Những điều bạn cần biết rõ

2. Massage cho trẻ ăn dặm bị táo bón

Một số biện pháp massage, động tác đạp xe… có thể tạo cảm giác muốn đi đại tiện và giúp trẻ dễ dàng hơn trong việc đi ngoài. Từ đó giúp trẻ ăn dặm bị táo bón nhanh chóng khắc phục tình trạng.

  • Massage bụng: Sử dụng một lực vừa phải từ những đầu ngón tay để massage và xoa bụng cho bé theo chiều kim đồng hồ. Đồng thời nhẹ nhàng ấn ở phía bên phải của bụng. Bụng cứng cho thấy tình trạng táo bón vẫn đang xuất hiện, bụng mềm là tốt. Mẹ cần thực hiện động tác xoa bụng cho trẻ trong khoảng thời gian từ 5 đến 10 phút. Điều này sẽ giúp trẻ thúc đẩy nhu động ruột, giúp hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn và nhanh chóng khắc phục tình trạng táo bón. Mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện và thực hiện thăm khám nếu nhận thấy bụng bé bị chướng.
  • Massage cho bé trong bồn tắm: Phụ huynh chuẩn bị một chậu nước tắm và đặt bé vào trong sao cho nước ngập ngang phần ngực của bé. Ngâm bé trong chậu và nhẹ nhàng massage bụng cho bé. Thực hiện massage liên tục theo chiều kim đồng hồ. Trong trường hợp nhận thấy bé có biểu hiện muốn rặn, phụ huynh cần giúp trẻ nâng cao hai chân, sau đó ép chân về phía bụng. Chờ trong khoảng từ 3 đến 5 phút và dọn dẹp lượng chất thải của trẻ. Việc thực hiện biện pháp massage trong bồn tắm nhiều lần sẽ tạo thói quen đi ngoài đúng giờ cho cho trẻ. Từ đó giúp phòng ngừa và điều trị bệnh táo bón hiệu quả.
  • Thực hiện động tác đạp xe: Sử dụng hai bàn tay để nắm vào mắt cá chân của hai chân bé. Sau đó nhẹ nhàng di chuyển hai chân của trẻ theo động tác đạp xe, thực hiện trong khoảng từ 5 đến 10 phút. Động tác đạp xe có tác dụng làm tăng áp lực cơ bụng lên ruột. Từ đó giúp trẻ đi ngoài một cách dễ dàng hơn.
  • Bế bé trong tư thế ngồi xổm: Phụ huynh bế bé trong tư thế ngồi xổm và đi quanh nhà có thể giúp cải thiện tình trạng táo bón của trẻ. Để thực hiện bạn cần đặt mông của bé lên cánh tay, xếp chân của bé gập vào phần bụng. Việc duy trì tư thế này có thể nhanh chóng làm tăng áp lực lên trực tràng. Từ đó giúp trẻ dễ dàng hơn trong việc đi ngoài.
  • Massage tròn xung quanh vùng hậu môn khi thay tã: Khi thay tã, phụ huynh cần sử dụng khăn bông sạch massage và lau tròn xung quanh vùng hậu môn của trẻ. Từ đó kích thích trẻ đi ngoài vào những thời điểm thích hợp.
Massage và xoa bụng cho bé theo chiều kim đồng hồ
Massage và xoa bụng cho bé theo chiều kim đồng hồ để thúc đẩy nhu động ruột, giúp hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn

Nếu nhận thấy tình trạng không được cải thiện sau khi áp dụng những biện pháp điều trị cho trẻ ăn dặm bị táo bón, bạn nên kiểm tra lại nguyên nhân gây bệnh. Đối với trường hợp này trẻ có thể bị táo bón do cơ thể không thể dung nạp được lượng đạm trong sữa bò.

Khi đó bạn cần cho trẻ sử dụng sữa đạm thủy phân một phần. Tuy nhiên trước khi cho trẻ sử dụng loại sữa này bạn cần cân nhắc kỹ, đồng thời nên liên hệ và tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Ngoài ra trẻ đi cầu khó, phân khô và cứng, bị nứt hậu môn, phụ huynh có thể cân nhắc về việc cho trẻ sử dụng thuốc làm mềm phân theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Việc dùng thuốc sẽ giúp trẻ dễ đi cầu hơn. Sau khi kết thúc liệu trình điều trị bệnh táo bón bằng thuốc, bạn nên giúp trẻ xây dựng thói quen đi đại tiện vào một thời điểm cố định trong ngày.

Trẻ ăn dặm bị táo bón – Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Biện pháp tốt nhất đối với trẻ ăn dặm bị táo bón là nên đi khám bác sĩ chuyên khoa Nhi. Điều này có thể giúp chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây táo bón mà không bỏ sót bất kỳ bệnh lý hay vấn đề nào khác. Từ đó giúp đảm bảo an toàn, điều trị hiệu quả hơn và sớm khắc phục bệnh lý. Ngoài ra phụ huynh cần đưa trẻ đến bệnh viện và gặp bác sĩ khi nhận thấy trẻ có những dấu hiệu được liệt kê dưới đây:

  • Chướng bụng, nôn ói
  • Có cảm giác đau bụng dữ dội
  • Trẻ chưa đi tiêu sau hơn 24 giờ đối với trẻ dưới 4 tháng tuổi.
  • Trẻ chậm lớn
  • Trẻ chậm phát triển về hệ thần kinh
  • Tiêu chảy có máu
  • Hậu môn bất thường
  • Nghi ngờ mắc chứng táo bón bệnh lý.
Khám bác sĩ khi trẻ ăn dặm bị táo bón kèm theo tình trạng buồn nôn, chướng bụng
Khám bác sĩ khi trẻ ăn dặm bị táo bón kèm theo tình trạng buồn nôn, chướng bụng, đau bụng dữ dội…

Tham khảo thêm: Bà bầu bị táo bón có dùng được thuốc thụt không?

Biện pháp phòng ngừa trẻ ăn dặm bị táo bón

Do có sự thay đổi về nguồn dinh dưỡng trong khi hệ tiêu hóa chưa ổn định nên khoảng thời gian ăn dặm chính là giai đoạn dễ mắc chứng táo bón ở trẻ. Tuy nhiên phụ huynh có thể giúp trẻ áp dụng một số biện pháp đơn giản để làm giảm nguy cơ mắc bệnh táo bón. Cụ thể phụ huynh cần chú ý đến một số vấn đề sau:

1 Giúp trẻ tăng cường bổ sung thực phẩm giàu chất xơ

Ngũ cốc gạo và một số loại thức ăn cứng khác có thể gây ra nhiều khó khăn cho việc đi ngoài của trẻ. Trong khi đó những loại thực phẩm giàu chất xơ lại có khả năng cải thiện tốt tình trạng này. Chính vì thế, để phòng ngừa trẻ ăn dặm bị táo bón, bạn nên thêm vào thực đơn ăn uống của trẻ những loại thực phẩm sau:

  • Khoang lang, khoai tây
  • Lúa mạch
  • Quả mận
  • Quả lê, quả táo
  • Bông cải xanh, bông cải trắng
  • Yến mạch
  • Quả bơ
  • Dâu tây, quả mâm xôi
  • Chuối
  • Hạt chia, hạnh nhân, bỏng ngô, quả óc chó
  • Củ cải đường, nấm…

2. Giúp trẻ tăng cường vận động

Thụ động, ít vận động là một trong những yếu tố góp phần tạo nên bệnh táo bón ở trẻ ăn dặm. Nguyên nhân là do việc ít vận động sẽ khiến hệ tiêu hóa hoạt động không hiệu quả. Tuy nhiên do trẻ còn quá nhỏ nên bạn phải hỗ trợ trẻ trong vấn đề này.

Cụ thể, cho bé nằm trên giường và nhẹ nhàng di chuyển hai chân trẻ với tư thế đạp xe đạp. Việc hai chân di chuyển lên xuống đều đặn sẽ kích thích nhu động ruột và giúp hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt hơn.

Ngoài ra bạn có thể hướng dẫn trẻ chơi những món đồ chơi có hình tròn, có thể lăn và có thể tự động di chuyển như trái banh nhỏ. Do có tính tò mò với những điều mới lạ nên trẻ sẽ có xu hướng di chuyển theo quả banh. Điều này sẽ làm tăng tần suất vận động mỗi ngày của trẻ.

Giúp trẻ tăng cường vận động
Giúp trẻ tăng cường vận động là biện pháp phòng ngừa trẻ ăn dặm bị táo bón hiệu quả

3. Áp dụng chế độ ăn dặm phù hợp

Phụ huynh sẽ nhận thấy dấu hiệu muốn ăn dặm của trẻ khi trẻ có độ tuổi từ 4 đến 6 tháng tuổi. Khi đó chế độ dinh dưỡng của trẻ sẽ có rất nhiều sự thay đổi lớn. Theo các chuyên gia 6 tháng tuổi chính là độ tuổi bắt đầu ăn dặm phù hợp nhất của trẻ.

Trong khoảng thời gian trước đó (trước 6 tháng tuổi), ăn dặm chỉ nhằm mục đích kích thích hệ tiêu hóa và giúp trẻ làm quen với những loại thức ăn đặc hơn, sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chính. Bạn nên lưu ý những điều sau đây khi bắt đầu tập ăn dặm cho bé:

  • Cho trẻ làm quen với một món ăn bằng cách duy trì món ăn này trong 3 ngày và đổi sang món mới trong những ngày tiếp theo. Điều này sẽ giúp bạn phát hiện những loại thực phẩm mà trẻ có thể bị dị ứng.
  • Không nên cho trẻ ăn quá nhiều. Mỗi ngày chỉ nên ăn 1 bữa ăn dặm, tăng dần số lần ăn dặm sau khi bé đã quen. Đối với trẻ từ 7 đến 9 tháng tuổi, phụ huynh có thể cho trẻ ăn dặm 2 bữa ăn mỗi ngày. Ăn 3 bữa dặm và ăn phụ thêm khoảng 1 đến 2 buổi đối với trẻ từ 9 đến 12 tháng tuổi.
  • Đảm bảo lựa chọn những loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và chưa qua chế biến như thịt trắng, thịt đỏ, hoa quả, rau xanh… Ngoài ra cần phối hợp hài hòa giữa các thực phẩm cũng như nhiều thành phần dinh dưỡng khác nhau.
  • Cho trẻ uống nhiều nước.

Trẻ ăn dặm bị táo bón do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên tình trạng này có thể được khắc phục bằng nhiều biện pháp. Ngoài ra nếu chú ý hơn về khoảng thời gian và các lưu ý khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm, bạn có thể giúp trẻ phòng ngừa được bệnh táo bón. Đồng thời giúp trẻ đi ngoài dễ dàng và mắc phải một số vấn đề khác.

Có thể bạn quan tâm

Nứt kẽ hậu môn khi mang thai và sau sinh phải làm sao?

Mẹo trị nứt kẽ hậu môn khi mang thai và sau sinh cho mẹ

Nứt kẽ hậu môn sau sinh là tình trạng không ít phụ nữ gặp phải. Để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của bé, việc áp dụng các biện...
5 mẹo chữa táo bón cấp tốc (khỏi ngay lập tức)

5 mẹo chữa táo bón cấp tốc (khỏi ngay lập tức)

Chữa táo bón cấp tốc bằng các biện pháp đơn giản với thuốc bơm hậu môn hoặc sử dụng nguyên...

trị táo bón tại nhà không cần thuốc

15 cách trị táo bón tại nhà không cần uống một viên thuốc

Táo bón là tình trạng rất phổ biến gây ra nhiều khó chịu và phiền toái. Nếu không can thiệp...

Nên ăn và kiêng gì khi bị rò hậu môn?

Bị rò hậu môn nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Trong quá trình điều trị rò hậu môn, một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp bệnh mau được...

8 Loại nước ép trị táo bón hiệu quả, dễ làm, bạn có thể thử

Người bệnh có thể sử dụng các loại nước ép giàu hàm lượng chất xơ dưới đây để giúp làm...

Bệnh rò hậu môn: Các thông tin cần biết và cách điều trị

Rò hậu môn: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị

Rò hậu môn tuy ít khi nguy hiểm đến tính mạng nhưng chúng lại ảnh hưởng xấu đến sức khỏe...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *