Mẹo trị nứt kẽ hậu môn khi mang thai và sau sinh cho mẹ

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Nứt kẽ hậu môn sau sinh là tình trạng không ít phụ nữ gặp phải. Để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của bé, việc áp dụng các biện pháp điều trị cũng cần phải cân nhắc thật kỹ lưỡng. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về cách chữa nứt kẽ hậu môn khi mang thai và sau sinh cho mẹ.

Nứt kẽ hậu môn khi mang thai
Nứt kẽ hậu môn khi mang thai và sau sinh phải làm sao?

Các cách chữa nứt kẽ hậu môn sau sinh cho mẹ

Thông thường, nứt kẽ hậu môn có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào. Đối với bà bầu hoặc phụ nữ mới sinh, tình trạng này lại càng phổ biến. Bởi sự to lên của thai nhi ở bà bầu hoặc do quá trình kiêng khem quá mức của phụ nữ sau sinh dễ khiến họ bị trĩ, rối loạn tiêu hóa.

Đặc biệt, tình trạng táo bón kéo dài là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nứt kẽ hậu môn sau sinh. Táo bón sẽ khiến cho phân cứng và lớn hơn bình thường. Khi đi qua ống hậu môn, việc rặn quá mạnh làm chúng cọ xát mạnh với niêm mạc ống hậu môn và tạo ra các vết rách. Điều này không chỉ khiến bệnh nhân đau đớn, khó chịu mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây biến chứng. Do đó cần phải điều trị càng sớm càng tốt.

Tuy nhiên, điều trị nứt kẽ hậu môn cho bà bầu và phụ nữ sau sinh không phải là điều dễ dàng. Vì nếu áp dụng các cách điều trị không phù hợp, nó sẽ làm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi. Vậy nứt kẽ hậu môn khi mang thai phải làm sao?

1. Xây dựng một chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học

Đa số các trường hợp, chứng bệnh này sẽ tự động khỏi sau vài tuần nếu tình trạng táo bón được cải thiện. Tuy nhiên, nếu bệnh kéo dài trên 6 tuần, nó sẽ chuyển sang mạn tính. Việc cần làm trước tiên khi bị nứt kẽ hậu môn sau sinh là thay đổi chế độ ăn uống cho phù hợp để khắc phục chứng táo bón, ngăn ngừa biến chứng. Lúc này, các mẹ không nên ăn uống kiêng khem quá mức mà cần bổ sung thêm cho cơ thể các loại thực phẩm sau:

Nhóm thực phẩm giàu chất xơ

Chất xơ có tác dụng làm mềm phân, giúp phân hủy những chất cặn bã trong cơ thể, kích thích sự hoạt động hệ tiêu hóa. Do đó, nó sẽ khiến cho phân được tống ra bên ngoài một cách dễ dàng, các mẹ cũng sẽ tránh được tình trạng táo bón. Để bổ sung thêm chất xơ, bà bầu và các mẹ sau sinh nên ăn nhiều rau dền, rau cải, mồng tơi…

Nên bổ sung nhiều chất xơ cho cơ thể khi bị nứt hậu môn
Nên bổ sung nhiều chất xơ cho cơ thể khi bị nứt hậu môn

Uống nhiều nước

Cũng như chất xơ, uống nhiều nước sẽ làm cho phân mềm hơn, hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Do đó, để tránh tình trạng táo bón, nứt kẽ hậu môn khi mang thai và sau sinh thì việc uống nhiều nước là điều vô cùng cần thiết. Các mẹ nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để giúp thanh lọc cơ thể và để tránh được nguy cơ mắc bệnh cho bản thân. Ngoài nước lọc, các mẹ có thể dùng thêm các loại nước ép rau củ và trái cây như bơ, hạnh nhân, nước cam… Bởi trong các loại nước ép này có chứa các loại vitamin và khoáng chất. Chúng sẽ giúp cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể, tạo cảm giác ăn ngon miệng hơn.

Các thực phẩm giàu chất sắt

Việc chảy máu do nứt kẽ hậu môn sau sinh có thể khiến các mẹ bị thiếu máu. Do đó, họ nên ăn thêm các loại thức ăn giàu sắt như rau dền, gan gà, các loại hạt nhiều dầu… để cung cấp thêm sắt cho cơ thể.

Thực phẩm nhuận tràng

Khoai tây, khoai lang, rau dền, rau mồng tơi, mè đen, bí đỏ… cũng chính là những thực phẩm mà bà bầu bị nứt kẽ hậu môn nên sử dụng. Nó sẽ kích thích sự hoạt động của hệ tiêu hóa, giúp quá trình đại tiện được diễn ra một cách dễ dàng. Vì thế mà tình trạng táo bón sẽ được khắc phục, các triệu chứng nứt hậu môn cũng sẽ được giảm bớt.

Xem thêm: Bị Nứt Kẽ Hậu Môn Nên Kiêng Gì Và Ăn Gì Để Bệnh Mau Khỏi?

2. Áp dụng các mẹo dân gian chữa nứt kẽ hậu môn

Các bài thuốc dân gian chữa nứt kẽ hậu môn được cho là phương pháp an toàn, dễ làm. Do đó nó phù hợp để điều trị cho nhiều đối tượng khác nhau. Đặc biệt, áp dụng cách này để chữa nứt kẽ hậu môn khi mang thai có ưu điểm là không gây hại cho thai nhi. Vì thế, không chỉ khi mang thai, nếu bị nứt kẽ hậu môn sau sinh, các mẹ đều có thể tham khảo các cách này để điều trị cho bản thân:

  • Các loại tinh dầu tự như oliu, tinh dầu oải hương: Đây đều là các tinh dầu chứa nhiều chất béo, giúp bôi trơn đường ruột, có tác dụng kháng viêm. Do đó, chúng cũng sẽ giúp ống hậu môn được bôi trơn, ngăn tình trạng táo bón. Đồng thời, dùng những tinh dầu này thoa vào vị trí cần điều trị còn làm vết thương mau lành.
  • Nha đam: Dùng gel nha đam để bôi lên vị trí cần điều trị cũng sẽ khắc phục được đáng kể các triệu chứng bệnh. Tương tự như tinh dầu oliu, gel nha đam cũng có tác dụng kháng viêm, tiêu sưng, tính mát. Do đó, nó sẽ làm các vết thương mau chóng được chữa lành.
  • Thoa dầu dừa: Hoạt chất triglycerides có trong dầu dừa có khả năng giảm đau cho bệnh nhân khi đi đại tiện. Vì nó sẽ giúp bôi trơn hậu môn, khiến quá trình đại tiện diễn ra dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, đây cũng là một loại tinh dầu có tác dụng kháng viêm, ngăn ngừa viêm nhiễm nên cũng sẽ làm vết thương mau lành. Tuy nhiên, để mang đến hiệu quả tốt nhất, cách này nên được thực hiện vào thời gian trước khi đi ngủ.
  • Ngâm rửa hậu môn sạch sẽ: Chuẩn bị nước ấm (khoảng 40ºC), ngâm hậu môn vào đó chừng 10 – 20 phút. Cứ thực hiện theo cách này 3 – 4 lần sẽ giúp cơ vòng được giãn ra, giảm đau, tăng lượng máu lưu thông đến hậu môn. Vì thế, các triệu chứng nứt hậu môn ở bà bầu và phụ nữ sau sinh sẽ được khắc phục. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể chườm nóng vùng hậu môn nhưng cần thận trọng để tránh làm bỏng da.
Chữa nứt kẽ hậu môn cho bà bầu bằng mẹo dân gian
Chữa nứt kẽ hậu môn cho bà bầu bằng các mẹo dân gian là phương pháp an toàn

3. Điều trị nứt kẽ hậu môn sau sinh bằng thuốc

Điều trị không phẫu thuật được xem là cách chữa trị căn bản cho tình trạng nứt kẽ hậu môn sau sinh. Mục đích của nó là nhằm loại bỏ bớt các tác nhân gây bệnh, tăng cường lượng máu đến các niêm mạc tổn thương nhằm chữa lành mau chóng vết thương. Dùng thuốc được chỉ định cho các trường hợp bị nứt kẽ hậu môn cấp tính.

Các loại thuốc có thể được chỉ định là những loại thuốc làm mềm phân. Đại tiện dễ dàng sẽ tránh được nguy cơ bị chảy máu, đau. Ngoài ra, các dạng thuốc mỡ thoa tại chỗ thuộc nhóm Nitroglycerin hoặc ức chế calci cũng sẽ được sử dụng. Chúng có tác dụng làm giãn cơ vòng trong, tăng tưới máu tại vị trí bị rách. Với cách điều trị này, khoảng 65 – 90% bệnh nhân được chữa khỏi.

Tuy nhiên, khi điều trị nứt kẽ hậu môn sau sinh bằng thuốc có thể khiến các mẹ gặp phải tác dụng phụ như nhức đầu, tụt huyết áp, bốc hỏa đỏ mặt… Chưa kể đến việc dùng thuốc chữa nứt kẽ hậu môn khi mang thai có thể làm ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Do đó, trước khi sử dụng, hãy tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ để được chỉ định dùng các loại thuốc an toàn.

Tham khảo: 5 Loại thuốc bôi trị nứt kẽ hậu môn hiệu quả nên thử qua

4. Phẫu thuật chữa nứt kẽ hậu môn sau sinh

Khi bệnh có xu hướng diễn tiến sang mãn tính hoặc áp dụng các phương pháp trên không mang lại hiệu quả, bệnh nhân sẽ được chỉ định làm phẫu thuật. Việc điều trị nội khoa có ưu điểm là bệnh ít bị tái phát, có thể phối hợp được với nhiều loại thuốc khác nhau để tăng hiệu quả. Nó cũng là phương pháp ít gây biến chứng.

Với phương pháp phẫu thuật, các bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ 1 bên cơ vòng ở bên trong ống hậu môn. Điều này nhằm giúp giãn cơ, giảm đau, làm lành vết mổ. Các mẹ sau khi được điều trị có thể ra viện vào ngày hôm sau, cơn đau tại vết mổ sẽ giảm sau vài ngày và sau vài tuần thì vết nứt sẽ hoàn toàn được chữa lành. Thực hiện phẫu thuật chữa nứt kẽ hậu môn sau sinh có tỷ lệ thành công lên đến 90%. Với những trường hợp điều trị thất bại hoặc bệnh tái phát, nguyên nhân chính là do cắt cơ vòng không đủ. Bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật để cắt cơ vòng bên phía còn lại. Tuy nhiên, cắt quá nhiều cơ vòng sẽ khiến bệnh nhân có nguy cơ mất tự chủ trung đại tiện. Do đó, tùy vào từng đối tượng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ khuyến cáo cách chữa trị thích hợp nhất.

Trên đây là các cách điều trị nứt kẽ hậu môn khi mang thai và sau sinh cho mẹ. Việc áp dụng các biện pháp chữa trị vào những giai đoạn mang bầu và sau sinh cần phải được cân nhắc kỹ. Điều này không những giúp các biện pháp điều trị mang đến tác dụng tốt mà còn đảm bảo an toàn cho con. Ngoài ra, nó cũng hạn chế được nguy cơ bệnh tái phát cho bệnh nhân.

Có thể bạn quan tâm:

ThuocDanToc.vn không đưa ra bất kì lời khuyên, tham vấn, chẩn đoán y khoa.

Đi ngoài ra máu tươi sau sinh là bệnh gì?

Đi ngoài ra máu tươi sau sinh do đâu, làm sao hết?

Nồng độ nội tiết tố bất thường, táo bón, trĩ, u bướu đường tiêu hóa… có thể khiến chị em...

TOP 11 sữa dành riêng cho trẻ táo bón dễ đi tiêu

Vì chứa hàm lượng đạm cao và khó tiêu hóa hơn so với thông thường nên sữa công thức dễ...

Bisalaxyl là thuốc gì?

Bisalaxyl là thuốc gì? Giá bao nhiêu? Cách sử dụng

Thuốc Bisalaxyl là một trong những loại thuốc được dùng cho bệnh nhân bị táo bón phổ biến hiện nay....

Trẻ bị táo bón và đi ngoài ra máu có đáng lo ngại? Cha mẹ nên làm gì?

Trẻ bị táo bón đi ngoài ra máu thường hay nín nhịn vì sợ đau khiến cho bệnh càng trở...

Tìm hiểu về chứng táo bón sau sinh và cách điều trị

Những cách chữa táo bón sau khi sinh con các mẹ nên “bỏ túi”

Táo bón là tình trạng mà không ít bà mẹ mắc phải sau khi sinh con. Nếu bệnh kéo dài,...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *