Các nguyên nhân gây bệnh táo bón không phải ai cũng biết
Theo các chuyên gia y tế, một chế độ ăn uống không lành mạnh cộng với việc thiếu tập luyện có thể là nguyên nhân dẫn đến táo bón. Ngoài ra, bệnh hình thành có thể là do những yếu tố dưới đây.
Bệnh táo bón xuất hiện khi đại tràng hấp thụ quá nhiều nước hoặc cơ bắp co lại quá chậm. Điều này có nghĩa là phân di chuyển qua hệ thống tiêu hóa quá chậm sẽ dẫn đến tình trạng mất nước và cứng lại. Nếu phân lưu trữ trong đại tràng 3 ngày hoặc lâu hơn có thể trở nên cứng khô, đầy bụng và gây nứt hậu môn vì bệnh táo bón.
Điểm mặt 13 “thủ phạm” gây bệnh táo bón
Hầu hết các trường hợp bị bệnh táo bón, nguyên nhân gây bệnh thường không rõ ràng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, bệnh có thể là do yếu tố đại tràng hoạt động không bình thường hoặc cũng có thể là do những nguyên nhân sau đây.
1. Thiếu chất xơ
Một trong những “thủ phạm” gây táo bón đầu tiên cần phải kể đến đó là chế độ ăn ít nhiều đạm nhưng ít chất xơ. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chất xơ đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình tiêu hóa.
Chất xơ có tác dụng chống táo bón vì khi vào ruột chúng hút nhiều nước làm tăng khối lượng của phân, đồng thời giúp phân mềm dễ dàng đào thải ra ngoài. Bên cạnh đó, chất xơ còn có công dụng kích thích nhu động ruột làm tăng quá trình co bóp, hỗ trợ tống phân ra ngoài. Chính vì vậy, những người có chế độ ăn ít rau xanh, trái cây và hạt ngũ cốc nhưng giàu thịt, cá,… thường rất dễ mắc phải bệnh táo bón.
Đáng chú ý: 10 thực phẩm gây táo bón thường xuyên bạn cần lưu ý
2. Mất cân bằng tuyến giáp (suy giáp)
Tuyến giáp điều chỉnh một số chức năng quan trọng của cơ thể. Tuy nhiên, khi hormone tuyến giáp bị suy giảm đồng nghĩa với các hoạt động trao đổi chất cũng bắt đầu giảm theo. Khi đó, chức năng của hệ thống tiêu hóa cũng giảm dần, thức ăn tiêu hóa và hấp thu chậm ở đại tràng dẫn đến tình trạng lượng phân giảm và cứng hơn, gây táo bón.
Theo các chuyên gia tiêu hóa, không phải ai bị mất cân bằng tuyến giáp cũng bị táo bón hoặc bị táo bón cũng bị suy giáp. Tuy nhiên, nếu thường xuyên bị táo bón trong thời gian dài hoặc mức độ táo bón nặng, tốt nhất người bệnh nên tiến hành kiểm tra chức năng tuyến giáp, rất có thể bạn đã bị suy giáp.
3. Thuốc
Táo bón có thể là do tác dụng phụ của thuốc gây ra. Những người thường xuyên sử dụng thuốc chống trầm cảm, đặc biệt là Prozac (fluoxetine) hoặc SSRI thường có nguy cơ mắc bệnh táo bón khá cao. Bởi thuốc có tác dụng khử nước trong ruột già gây khó khăn trong việc di chuyển phân.
Ngoài ra, một số loại thuốc như thuốc chống lo âu, thuốc huyết áp, thuốc ợ nóng và thuốc giảm đau không kê đơn hoặc kê đơn cũng có thể gây táo bón. Nguyên nhân là do các loại thuốc này liên kết cùng với các thụ thể trong dạ dày làm giảm chức năng của toàn bộ hệ thống tiêu hóa.
Sử dụng thuốc nhuận tràng để điều trị bệnh táo bón là điều tự nhiên. Tuy nhiên, việc sử dụng quá nhiều thuốc nhuận tràng trong thời gian dài không những khiến bệnh không khỏi mà ngày càng thêm nặng. Do đó, trong quá trình dùng thuốc người bệnh nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ.
4. Ăn quá nhiều cơm trắng
Về cơ bản, cơm trắng được xem là thực phẩm giúp việc đi ngoài trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn. Bởi chúng chứa nhiều chất dinh dưỡng như magie, kali, protein, đặc biệt là chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa.
Tuy nhiên, trong trường hợp ăn quá nhiều cơm trắng có thể gây cản trở đường ruột dẫn đến táo bón. Vì vậy, để giảm thiểu tình trạng táo bón, thay vì ăn liên tục cơm trắng người bệnh nên đổi loại gạo trong các bữa ăn hàng ngày.
5. Bệnh tiểu đường
Theo một nghiên cứu vào năm 2014 cho thấy, khoảng 1/3 bệnh nhân bị bệnh tiểu đường đều bị táo bón. Nguyên nhân là do tiểu đường gây tổn thương thần kinh và theo thời gian tổn thương này gây ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể. Khi đó, hệ thống đường tiêu hóa, đường ruột đều bị tác động khiến phân tạo thành và di chuyển chậm, gây táo bón.
6. Cơ thể dư canxi
Bổ sung quá nhiều canxi có thể làm chức năng co bóp, hoạt động của nhu động ruột bị suy giảm. Khi đó, phân sẽ được giữ lại trong đường ruột lâu hơn, nước sẽ được tái hấp thu dẫn đến tình trạng mất nước, phân trở nên khô cứng và gây táo bón.
Chính vì vậy, để tránh tác hại của việc dư thừa canxi, người bệnh chỉ nên bổ sung 1.000 mg canxi mỗi ngày. Tùy thuộc vào thể trạng của mỗi người mà hàm lượng canxi cần nạp khác nhau. Do đó, nếu nhu cầu canxi cao, ngoài việc cung cấp canxi từ thực phẩm người bệnh có thể dùng viên uống bổ sung. Tuy nhiên, để làm giảm ảnh hưởng đến nhu động ruột, bệnh nhân nên dùng viên uống canxi citrate thay vì dùng canxi cacbonat.
7. Dư thừa sắt
Cũng giống như canxi, việc dư thừa sắt cũng có thể làm giảm nhu động ruột của trực tràng khiến việc đi vệ sinh trở nên khó khăn. Nếu tình trạng này tái diễn trong thời gian dài có thể gây táo bón. Vì vậy, để tránh táo bón xảy ra, bạn chỉ nên sử dụng khoảng 8mg sắt mỗi ngày. Có thể bổ sung sắt qua thực phẩm hoặc viên uống bổ sung.
8. Không hoặc tập thể dục thường xuyên
Không tập thể dục thường xuyên có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa dẫn đến táo bón. Thông thường, tập thể dục giúp kích thích nhu động ruột đồng thời chất thải được hấp thu và di chuyển nhanh trong hệ tiêu hóa. Đồng thời, các bài tập đều tập trung tác động làm săn chăn vùng cơ bụng rất có ích cho việc đi tiêu.
Tuy nhiên, việc tập thể dục quá nhiều cũng có thể gây táo bón. Khi đó, cơ thể đổ mồ hôi để điều chỉnh nhiệt độ và việc cung cấp không đủ nước có thể dẫn đến việc tái hấp thu nước ở hệ đường ruột khiến phân trở nên khô và cứng, rất dễ bị táo bón.
Mách bạn: Tổng hợp các bài tập chữa táo bón có thể thực hiện tại nhà
9. Do nồng độ Kali trong cơ thể quá thấp
Là một chất điện quan đóng vai trò quan trọng trong việc vận động của các cơ bắp. Khi nồng độ kali trong cơ thể xuống thấp, các cơ trong đường ruột di chuyển ì ạch làm việc vân chuyển và đẩy phân ra ngoài chậm dẫn đến táo bón. Để ngăn ngừa táo bón, người bệnh chỉ cần bổ sung kali thông qua thực phẩm hoặc thực phẩm bổ sung.
10. Mang thai
Trong một số trường hợp, táo bón cũng có thể gặp ở những chị em mang thai. Nguyên nhân gây nên vấn đề này có thể là do cơ bụng co chậm hoặc do mẹ bầu thường nằm một chỗ và ít vận động.
11. Bệnh trầm cảm
Một vài nghiên cứu ghi nhận, ở một số bệnh nhân bị trầm cảm có xuất hiện triệu chứng táo bón. Hiện tượng này xảy ra có thể là do trầm cảm gây ức chế thần kinh khiến quá trình chuyển hóa của cơ thể và hệ đường ruột bị thay đổi, suy giảm.
Ngoài ra, nguyên nhân gây táo bón ở người trầm cảm có thể là do lối sống của họ. Chẳng hạn như, thường xuyên ăn thức ăn ít chất xơ, ngủ không đủ giấc, không buồn đi vệ sinh,… chính là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh táo bón.
12. Không đi hoặc nhịn đi đại tiện
Vì một lý do nào đó, quá bận rộn hoặc do họp hành kéo dài thường khiến bạn không đi vào toilet và quên luôn cảm giác muốn đi vệ sinh. Nếu tình trạng này tiếp diễn trong thời gian dài chính là lý do hình thành bệnh táo bón.
Một khi nhịn đi vệ sinh sẽ khiến trực tràng chứa đầy phân và nếu chất thải không được tống khứ ra ngoài, đường ruột sẽ tiếp tục quá trình tái hấp thu cho đến khi phân được thải ra ngoài hoàn toàn. Nếu quá trình này lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ khiến phân bị khô cứng và khó tống xuất ra khỏi hậu môn dẫn đến táo bón.
13. Nguyên nhân khác
Ngoài những nguyên nhân nêu trên, bệnh táo bón có thể là do:
- Ăn quá nhiều chất béo, đặc biệt là sữa và chocolate
- Bất đồng vận cơ sàn chậu
- Tâm lý không thoải mái, thường xuyên bị căng thẳng, stress,…
- Thực hiện chế độ ăn kiêng Low Carb
- Rối loạn nội tiết tố
Bệnh táo bón khi mới khởi phát thường không gây nguy hiểm nhưng nếu không tiến hành điều trị kịp thời có thể xuất hiện biến chứng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Vì vậy, khi thấy bất thường về đại tiện trong thời gian dài, bệnh nhân nên đến bệnh viện để được chẩn đoán. Dựa vào nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ thiết lập phương pháp chữa trị phù hợp với tình trạng bệnh của từng người.
Có thể bạn chưa biết
- 5 mẹo chữa táo bón cấp tốc (khỏi ngay lập tức)
- Các loại thực phẩm chức năng trị táo bón tốt nhất hiện nay
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!