Bệnh Giãn Phế Quản

Giãn phế quản là một trong những căn bệnh phổi mạn tính dễ mắc hoặc tái phát khi thời tiết thay đổi. Bệnh lý này có liên quan đến tình trạng nhiễm trùng hô hấp tái đi tái lại dai dẳng gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe thể chất và đời sống sinh hoạt của người bệnh. Bệnh có tiến triển nhanh chóng với nhiều biểu hiện đặc trưng và được điều trị chủ yếu bằng thuốc, tiêm vaccine dự phòng. 

Tổng quan

Giãn phế quản (Bronchiectasis) là tình trạng phế quản (các đường dẫn khí của phổi trong đường hô hấp) bị giãn bất thường. Sự giãn nở này gây cản trở quá trình đưa các chất dịch nhầy, dịch đờm từ đường hô hấp dưới lên trên. Tình trạng này kéo dài tạo điều kiện cho các vi sinh vật phát triển và khởi phát nhiễm trùng phế quản.

Cơ chế này được gọi là vòng xoắn bệnh lý giãn phế quản, các đường dẫn khí bị giãn gây viêm nhiễm và viêm nhiễm càng nặng càng khiến phế quản càng giãn nhiều hơn, thậm chí tổn thương vĩnh viễn không phục hồi.

Giãn phế quản là tình trạng các đường dẫn khí trong phổi bị tổn thương và giãn rộng

Nhiều người thường nhầm lẫn giữa giãn phế quản và viêm phế quản. Tuy nhiên, đây là 2 bệnh lý tuy có triệu chứng tương tự nhưng tổn thương khác nhau. Trong đó, giãn phế quản khiến đường thở bị giãn rộng vĩnh viễn, còn viêm phế quản chỉ gây nhiễm trùng và tổn thương tạm thời.

Bệnh giãn phế quản là bệnh lý phổ trên đường hô hấp, bất kỳ lứa tuổi nào cũng có thể mắc phải, từ trẻ em đến người lớn. Đặc biệt là những người có hệ miễn dịch yếu kém. Bệnh phổ biến đến mức có ngày "Giãn phế quản thế giới" (01/7), chứng tỏ số lượng người mắc bệnh rất lớn, không kém các bệnh khác như lao phổi hay ung thư phổi, với khoảng 350.000 - 500.000 người mắc bệnh.

Phân loại

Bệnh giãn phế quản được chia làm nhiều dạng dựa vào nguyên nhân, đặc điểm tổn thương hoặc cấu trúc giải phẫu. Chẳng hạn như:

Giãn phế quản được chia làm nhiều loại dựa vào hình thái tổn thương phế quản

  • Dựa vào nguyên nhân:
    • Giãn phế quản do tắc nghẽn: dị vật, sẹo chấn thương, u nội phế quản,...;
    • Giãn phế quản do viêm nhiễm/ hoại tử thành phế quản: thường bị ảnh hưởng từ các bệnh như viêm phổi, lao phổi, áp xe phổi, chứng xơ hóa kén...;
  • Dựa vào tổn thương phế quản:
    • Giãn phế quản hình trụ hoặc hình ống: Đây là thể phổ biến nhất và ít nguy hiểm;
    • Giãn phế quản dạng nang túi hoặc giãn phế quản hình tràng: Thể này ít gặp hơn nhưng lại rất nguy hiểm, dễ biến chứng;
  • Dựa vào giải phẫu: Gồm:
    • Giãn phế quản khu trú: tổn thương chỉ ở một khu vực nhất định;
    • Giãn phế quản lan tỏa: tổn thương lây lan sang nhiều cơ quan khác;
    • Giãn phế quản thể khô - ướt hoặc thể hỗn hợp;

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh giãn phế quản như: bẩm sinh hoặc mắc phải. Bao gồm:

Nguyên nhân bẩm sinh

Thường là do tình trạng phổi ngoại vi phát triển quá kém làm tổn thương và giãn các phế quản, chiếm tỷ lệ 10% tổng các trường hợp bệnh. Một số hội chứng bẩm sinh gây giãn phế quản, đặc trưng với tình trạng dị dạng thanh lọc nhầy rung mao như:

  • Hội chứng Kartagener;
  • Hội chứng Mounier-Kuhn;
  • Hội chứng Williams - Campell;
  • Hội chứng móng tay vàng;
  • Thiếu hụt Alpha-1 antitrypsin còn được gọi là hội chứng khí phế thũng di truyền, là một dạng rối loạn di truyền làm giảm lượng protein AAT bảo vệ phổi);

Nguyên nhân mắc phải

Chiếm tỷ lệ 90% trên tổng số các ca bệnh, gồm 3 nhóm nguyên nhân chính gồm:

Đa số các trường hợp bị giãn phế quản đều là mắc phải do nhiễm trùng hoặc tác nhân gây tắc nghẽn đường thở

  • Giãn phế quản sau viêm phế quản: Có nhiều yếu tố nguy cơ gây viêm phế quản như:
    • Nhiễm khuẩn phổi hoặc nhiễm trùng tái phát do các bệnh lý như ho gà, sởi, cúm...;
    • Thường xuyên tiếp xúc hoặc hít phải các loại hóa chất độc hại gây tổn thương, viêm loét phế quản, dẫn đến giãn phế quản;
    • Phản ứng miễn dịch bất thường hoặc tổn thương các mạch máu phế quản làm giảm lưu lượng máu và giãn phế quản;
  • Giãn phế quản sau chít hẹp phế quản: Xảy ra do:
    • Các tổn thương u xơ quanh phế quản đặc trưng trong các bệnh lý như áp xe phổi, lao xơ phổi, lao xơ hang, nang viêm xơ hóa... Tình trạng này làm giảm thể tích nhu mô phổi và gia tăng áp lực co kéo đường thở, khởi phát nhiễm khuẩn và gây giãn phế quản;
    • Sự xuất hiện của các dị vật, khối u, polyp, Hodgkin, Lymphosacom hoặc lao hạch gây chèn ép, chít hẹp phế quản, làm gia tăng áp lực lớn, khởi phát bội nhiễm và hậu quả là giãn phế quản;
  • Giãn phế quản có liên quan đến hệ miễn dịch: Hệ miễn dịch yếu kém làm giảm khả năng chống lại tác nhân gây nhiễm trùng cũng là nguyên nhân gây giãn phế quản. Có thể kể đến một số tác nhân giảm miễn dịch gây giãn phế quản như:
    • Chứng suy giảm miễn dịch bẩm sinh, do giảm gamma globulin máu làm tăng mức độ nhạy cảm và phản ứng quá mức của cơ thể với các tác nhân nhiễm khuẩn;
    • Các bệnh lý tự miễn gây giãn phế quản như:
    • Giãn phế quản do chứng Aspergillus phổi: Một số trường hợp hiếm gặp gây giãn phế quản do liên quan đến bệnh nấm phổi phế quản dị ứng. Bệnh gây tổn thương thành phế quản, do khả năng đáp ứng miễn dịch của cơ thể với chất protease do nấm tiết ra, chúng phá hủy và gây giãn phế quản;

Ngoài những nguyên nhân chính gây giãn phế quản kể trên, một số ít trường hợp được y học ghi nhận bị giãn phế quản vô căn (tiếng Anh gọi là Idiopathic bronchiectsis). Hiện nay, nhiều nghiên cứu khoa học còn cho thấy những bệnh nhân mắc hội chứng suy hô hấp cấp (ARDS) bị nhiễm COVID-19 có khả năng cao bị giãn phế quản, nhưng có thể tự hồi phục theo thời gian, không tái nhiễm.

Tóm lại, có rất nhiều nguyên nhân gây giãn phế quản, nhưng nguyên nhân mắc phải chiếm tỷ lệ cao nhất. Thường là sau đợt viêm phổi do virus, vi khuẩn (như Staphylococcus aureus, vi khuẩn lao, Klebsiella, Pseudomonas, các loại vi khuẩn hiếm khí...) hoặc nhiễm trùng đường hô hấp tái phát tiến triển lao phổi mạn tính.

Triệu chứng và chẩn đoán

Bản chất của giãn phế quản là tổn thương gây phá hủy cấu trúc các cơ sợi chun co giãn và sụn trong thành phế quản. Khi có đầy đủ tác nhân gây bệnh, kết cấu này của phế quản sẽ bị phá hủy và thay vào đó là các tổ chức xơ hóa. Cộng với tình trạng phình lòng động mạch phế quản tạo thành shunt và dễ vỡ gây xuất huyết trong giãn phế quản.

Ho ra máu là triệu chứng điển hình của bệnh giãn phế quản, nhất là khi hoạt động gắng sức kèm theo cảm giác đau tức ngực

Tùy theo nguyên nhân và mức độ tổn thương gây giãn phế quản mà bệnh nhân sẽ có các biểu hiện khác nhau. Có thể kể đến như:

  • Ho có đờm, dịch đờm có mủ màu xanh hoặc vàng;
  • Ho ra máu trong giãn phế quản thường số lượng ít và có khả năng tự cầm sau 3 - 5 ngày;
  • Trường hợp giãn phế quản ho ra máu nhiều cảnh báo dấu hiệu tử vong;
  • Có cảm giác tức ngực, nóng ngực và khó thở khi thực hiện các vận động gắng sức;
  • Mệt mỏi, sụt cân, sốt...;

Đây là các triệu chứng đặc điển hình của bệnh giãn phế quản, chúng chỉ bùng phát sau một thời gian tiến triển dài của bệnh. Rất nhiều trường hợp khi thăm khám phát hiện bệnh nhân bị giãn phế quản do trong quá khứ đã từng bị viêm phổi hoặc các bệnh lý về xoang nhiễm trùng.

Chẩn đoán

Chẩn đoán giãn phế quản thông qua thu thập và đánh giá các triệu chứng lâm sàng do bệnh nhân cung cấp và khám bằng ống nghe phổi để đánh giá âm thanh phổi hoạt động có gì bất thường hay không. Đồng thời, bệnh nhân sẽ phải kết hợp thực hiện các kỹ thuật y tế sau để đưa ra kết quả chẩn đoán chính xác nhất về nguyên nhân, thể bệnh và mức độ giãn phế quản.

Hình ảnh X quang hoặc CT phổi giúp quan sát rõ ràng các tổn thương giãn phế quản

  • Chụp X quang phổi;
  • Chụp CT phổi (HRCT) với độ phân giải cao;
  • Nuôi cấy vi khuẩn dịch đờm;
  • Xét nghiệm máu;
  • Nội soi phế quản;
  • Xét nghiệm mồ hôi từ tay hoặc chân nhằm kiểm tra các dấu hiệu bệnh xơ nang;
  • Đo phế dung phổi bằng phế dung kế đánh giá chức năng hô hấp;
  • Xét nghiệm di truyền bằng mẫu máu hoặc các chất dịch khác trong cơ thể;

Biến chứng và tiên lượng

Bệnh giãn phế quản là một trong những bệnh lý về phổi nguy hiểm với nhiều cảnh báo về biến chứng đe dọa sức khỏe, tính mạng nếu không điều trị kịp thời. Tiến triển giãn phế quản thường rất nhanh chóng, chỉ trong thời gian ngắn bệnh đã chuyển sang giai đoạn mạn tính, đặc trưng với các đợt khởi phát viêm nhiễm nghiêm trọng, thậm chí giãn phế quản vĩnh viễn, không thể hồi phục.

Giãn phế quản nghiêm trọng có thể gây ho ra máu kéo dài, suy hô hấp, viêm phổi... đe dọa tính mạng người bệnh

Một vài biến chứng nghiêm trọng của bệnh giãn phế quản như:

  • Phổi mưng mủ gây viêm phổi và tai biến áp xe hóa;
  • Biến chứng ho ra máu sét đánh gây thiếu máu, suy nhược cơ thể và tử vong;
  • Một số biến chứng toàn thân như suy tâm phế mạn (chứng suy tim do bệnh phổi gây ra), suy hô hấp hoặc chứng thoái hóa amilo thận;
  • Biến chứng kháng thuốc kháng sinh do sử dụng thuốc trong thời gian dài gây khó khăn cho việc điều trị loại bỏ viêm nhiễm;

Phát hiện và điều trị giãn phế càng sớm càng tăng tỷ lệ chữa khỏi thành công. Các ổ phế quản chưa giãn quá mức sẽ được kiểm soát bằng các biện pháp y tế tích cực và bảo tồn chức năng, ổn định sức khỏe, giảm nguy cơ biến chứng. Ngược lại, các đợt bội nhiễm tái diễn ngày càng nhiều khiến ổ giãn phế quản lan rộng sẽ gây các biến chứng kể trên như suy tim, suy hô hấp, sơ phổi. Bệnh nhân có nguy cơ tử vong cao sau vài năm chống chọi với bệnh.

Điều trị

Các chuyên gia cho biết, tổn thương giãn phế quản sau viêm nhiễm là vĩnh viễn và gần như không thể phục hồi được. Việc điều trị chủ yếu nhằm mục đích cải thiện triệu chứng và ngăn chặn tiến triển bệnh bằng cách giảm tần suất tái phát nhiễm trùng.

Một số phương pháp điều trị giãn phế quản được áp dụng phổ biến gồm:

Điều trị bằng thuốc

Dùng thuốc trị giãn phế quản đem lại nhiều tác dụng cụ thể trong việc cải thiện tình trạng co thắt gây giãn phế quản và giảm các triệu chứng khó thở, ho ra máu, loại bỏ nhiễm trùng...

Điều trị giãn phế quản bằng nhiều loại thuốc như kháng sinh, thuốc kháng cholinergic, thuốc đồng vận... nhằm xử lý viêm nhiễm, loại bỏ chất dịch tích tụ

Có thể kể đến một số loại thuốc sau:

  • Thuốc đồng vận beta-2: Có 2 nhóm chính gồm thuốc tác dụng ngắn và thuốc tác dụng dài.
    • Thuốc tác dụng ngắn trong vòng 4 - 6 tiếng như salbutamol, fenoterol, terbutaline... Thường dùng cho các trường hợp phát sinh triệu chứng bệnh đột ngột và nghiêm trọng;
    • Thuốc tác dụng dài với hiệu quả kéo dài > 2 tiếng nư bambuterol, salmeterol,formoterol... Thường dùng với mục đích ức chế các cơn co thắt phế quản;
  • Thuốc kháng cholinergic (antimuscarinics): Là loại thuốc được dùng phổ biến trong điều trị giãn phế quản, với khả năng giải phóng và loại bỏ chất dịch nhầy tích tụ khiến phế quản co thắt. Đa phần các loại thuốc kháng cholinergic trên thị trường đều được sản xuất dưới dạng ống hít hoặc máy phun sương cho các trường hợp nặng.
  • Thuốc theophyllineThuốc được điều chế dưới dạng viên nang, viên nén hoặc dạng tiêm, truyền và được chỉ định sử dụng tùy từng trường hợp bệnh cụ thể. Đây là loại thuốc trị giãn phế quản có tác dụng dài hạn, do đó cần tuân thủ dùng, tránh lạm dụng để tránh gây các tác dụng phụ ngoài ý muốn như đau đầu, buồn nôn, nôn ói, rối loạn nhịp tim, xuất huyết dạ dày...;
  • Thuốc kháng sinhBệnh nhân giãn phế quản có dấu hiệu bội nhiễm vi khuẩn sẽ được chỉ định dùng kháng sinh. Có nhiều dạng kháng sinh như dạng viên uống, tiêm/ truyền tĩnh mạch, thuốc hít hoặc khí dung.

Tùy theo đối tượng mắc bệnh, nguyên nhân và mức độ triệu chứng giãn phế quản mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng loại thuốc phù hợp.

Dẫn lưu dịch đờm/mủ phế quản

Trường hợp dịch đờm, dịch mủ tích tụ quá mức trong phế quản gây nhiễm trùng ngày càng nặng và cơ thể không tự đào thải sẽ phải thực hiện phương pháp dẫn lưu hỗ trợ. Có 2 kỹ thuật dẫn lưu dịch phế quản được áp dụng phổ biến hiện nay gồm:

Dẫn lưu tư thế

Là phương pháp điều trị giãn phế quản bằng cách lọi bỏ dịch khỏi phổi bằng các động tác cơ học như vỗ, rung, lắc kết hợp trị liệu hô hấp. Lưu ý chống chỉ định dẫn lưu tư thế cho những trường hợp giãn phế quản có biến chứng suy tim xung huyết, nhồi máu phổi, tràn dịch/ khí màng phổi, phù phổi cấp, có các bệnh lý tim mạch hoặc vừa thực hiện phẫu thuật xong.

Bệnh nhân nằm trên bàn dẫn lưu tư thế, cởi bỏ bớt quần áo, đặt một chiếc khăn lên vị trí cần vỗ rung. Sau khi điều chỉnh tư thế phù hợp với vị trí tổn thương (dựa theo kết quả chẩn đoán X quang, CT), tiến hành vỗ rung liên tục, mỗi lần vỗ kéo dài từ 1 - 3 phút đối với trẻ nhỏ và 3 - 5 phút đối với người lớn. Sau đó, người bệnh tự khạc đờm hoặc hút đờm bằng máy và vệ sinh mũi miệng thật sạch sẽ.

Bệnh nhân nằm trong tư thế dẫn lưu để thực hiện vỗ rung loại bỏ dịch nhầy ra khỏi phế quản

Ban đầu, bác sĩ hoặc nhân viên y tế sẽ là người thực hiện kỹ thuật này, sau đó sẽ hướng dẫn cho người nhà để thực hiện thường xuyên tại nhà. Khuyến cáo nên áp dụng kỹ thuật này trước hoặc sau bữa ăn khoảng 1 - 2 tiếng để tránh gây ảnh hưởng đến tiêu hóa. Tránh vỗ lưu vào những vùng nội tạng, có khung xương sườn để tránh chấn thương.

Đặt ống dẫn lưu và ống thông màng phổi

Trường hợp giãn phế quản với các ổ áp xe phổi nặng, biến chứng nguy hiểm, số lượng dịch tiết nhiều và thể trạng sức khỏe không cho phép thực hiện dẫn lưu tư thế sẽ được chỉ định đặt ống dẫn lưu và ống thông. Thủ thuật này được thực hiện bằng cách mở thông thành ngực và đặt ống silicone vào trong khoang màng phổi nhằm dẫn lưu dịch, khí ra ngoài.

Quy trình đặt ống dẫn lưu màng phổi cần được thực hiện theo đúng quy trình chuẩn y tế, đảm bảo vô trùng để giảm thiểu nguy cơ phát sinh các rủi ro biến chứng có hại cho sức khỏe.

Can thiệp ngoại khoa

Can thiệp ngoại khoa điều trị giãn phế quản nhằm mục đích cải thiện tình trạng ho ra máu dai dẳng hoặc loại bỏ tổn thương gây bệnh. Gồm 2 phương pháp sau:

  • Can thiệp mạch máu: Can thiệp gây bít tắc động mạch phế quản bằng kỹ thuật bơm Spongel và hạt Contour vào trong thuốc cản quang pha loãng trong kỹ thuật chụp mạch. Kết quả sẽ giúp loại bỏ dứt điểm sự hoạt động của các nhánh mạch gây chảy máu. Bệnh nhân sẽ phải theo dõi và kiểm tra thường xuyên nếu tái phát tình trạng ho ra máu.
  • Phẫu thuậtTrường hợp tiên lượng giãn phế quản xấu, tỷ lệ tử vong cao hoặc ho ra máu dai dẳng sẽ được cân nhắc phẫu thuật sớm. Phương pháp phẫu thuật hiệu quả nhất là cắt bỏ thùy phổi hoặc phân thùy phổi bị giãn phế quản nghiêm trọng.

Phòng ngừa

Giãn phế quản là bệnh lý phổi do nhiễm trùng khá nguy hiểm do nhiều biến chứng, có khả năng lây lan từ người sang người thông qua phát tán virus đường hô hấp. Ngoài ra, điều trị giãn phế quản là quá trình khá phức tạp, tốn kém chi phí, thời gian, công sức...

Tiêm phòng vắc xin cúm, phế cầu hàng năm giúp phòng ngừa giãn phế quản

Do đó, hãy chủ động thực hiện các biện pháp dưới đây để chăm sóc sức khỏe khi bị giãn phế quản và phòng ngừa bệnh:

  • Tiêm phòng vắc xin ngừa cúm và bệnh phế cúm mỗi năm 1 lần.
  • Nói không với thuốc lá, thuốc lào chủ động và thụ động để tránh nguy cơ mắc bệnh viêm phổi và giãn phế quản.
  • Điều trị và kiểm soát tốt các bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp, răng miệng, tai mũi họng như viêm họng, viêm xoang, viêm amidan, lao phế quản, lao sơ nhiễm, lao thâm nhiễm...
  • Giữ vệ sinh đường hô hấp, răng miệng và tai mũi họng sạch sẽ hàng ngày, nhất là sau khi tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh.
  • Hạn chế đến những nơi có nhiều khói bụi, che chắn cẩn thận mũi họng, giữ ấm cổ ngực giúp giảm thiểu nguy cơ viêm nhiễm gây giãn phế quản.
  • Vận động tích cực bằng các bộ môn thể dục phù hợp, tập vừa sức và điều độ nhằm tăng cường miễn dịch, khả năng đề kháng chống lại các tác nhân gây bệnh.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, cân bằng các dưỡng chất cần thiết thông qua các loại thực phẩm lành mạnh, tăng cường miễn dịch tự nhiên cho cơ thể.
  • Uống nhiều nước với lượng đủ với nhu cầu của cơ thể, nước sẽ giúp làm loãng chất dịch nhầy và hỗ trợ loại bỏ chúng ra khỏi phổi.

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

1. Tôi ho có đờm và ho ra máu dai dẳng là dấu hiệu của bệnh gì?

2. Làm sao để chẩn đoán các dấu hiệu trên là bệnh giãn phế quản?

3. Nguyên nhân khiến tôi bị giãn phế quản là gì?

4. Tiên lượng tình trạng giãn phế quản của tôi có nghiêm trọng không?

5. Phương pháp điều trị giãn phế quản tốt nhất dành cho tôi?

6. Tôi bị giãn phế quản có cần phẫu thuật không?

7. Điều trị giãn phế quản nội trú hay ngoại trú?

8. Quá trình điều trị giãn phế quản mất bao lâu thì khỏi?

9. Chi phí điều trị giãn phế quản có tốn kém không? BHYT có hỗ trợ chi trả không?

10. Tôi có thể tái phát giãn phế quản sau điều trị không?

Giãn phế quản là tình trạng bệnh lý mạn tính khá nguy hiểm nên cần được theo dõi và điều trị lâu dài. Khuyến cáo bệnh nhân nên chủ động thăm khám sớm ngay khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường. Đồng thời, tiếp nhận phác đồ điều trị do bác sĩ chỉ định kết hợp chăm sóc sức khỏe tích cực, xây dựng những thói quen sống khoa học để giảm thiểu tần suất tái phát các đợt giãn phế quản cấp tính nguy hiểm.