Bệnh bụi phổi Silic

Bụi phổi Silic là một dạng bệnh phổi xảy ra khi cơ thể hít phải nhiều bit nhỏ silica. Các triệu chứng khởi phát khi hàm lượng bụi tích tụ trong phổi quá nhiều gây viêm nhiễm, tổn thương phổi. Bệnh nhân cần được điều trị để tránh các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe.

Tổng quan

Bệnh bụi phổi là một trong những bệnh lý thường xảy ra ở người làm việc trong môi trường có nhiều khói bụi. Dựa trên nguyên nhân gây bệnh, chuyên gia phân bệnh lý thành các loại tương ứng với dạng bụi tích tụ trong phổi. Theo đó, bệnh bụi phổi Silic là dạng phổ biến.

Bệnh bụi phổi Silic
Bụi phổi Silic là một trong những dạng bệnh bụi phổi xảy ra do hít phải quá nhiều khói bụi độc hại

Bệnh bụi phổi Silic (Silicosis) xảy ra do cơ thể hít phải nhiều bụi chứa silica, đây là một trong những khoáng chất có trong cát, các loại đá. Chính vì thế, số lượng bệnh nhân mắc phải bệnh bụi phổi dạng này thường tập trung vào nhóm người lao động, làm việc trong công trình xây dựng, nơi khai thác mỏ đá.

Việc tiếp xúc thường xuyên với silic dẫn đến tích tụ bụi phổi, về lâu dài cơ thể bắt đầu kích thích quá trình miễn dịch, tấn công tác nhân gây hại. Điều này làm cho mô phổi dần tổn thương, hình thành sẹo khiến việc hô hấp của người bệnh trở nên khó khăn hơn.

Trường hợp bệnh kéo dài không điều trị làm tăng nguy cơ biến chứng. Người bệnh không chỉ bị ảnh hưởng sức khỏe, công việc mà còn có rủi ro bị đe dọa tính mạng. Do đó nhóm người có nguy cơ cao, đặc biệt đang làm việc ở môi trường nhiều khói bụi nên chủ động kiểm tra sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện bệnh sớm và điều trị.

Phân loại

Dựa vào mức độ tiến triển, chuyên gia phân loại bệnh bụi phổi Silic thành các dạng chính:

  • Bụi phổi Silic cấp tính: Sau quá trình làm việc tiếp xúc với không khí bụi bậm chứa silica, cơ thể người bệnh xuất hiện các triệu chứng. Thời gian phát bệnh có thể là 14 ngày khi cơ thể hít quá nhiều silica hoặc đến 2 năm sau khi cơ thể tiếp xúc với loại bụi độc hại này.
  • Bụi phổi Silic mãn tính: Trường hợp này xảy ra khi bệnh nhân có tiếp xúc với silica tuy nhiên chỉ ở mức vừa hoặc mức thấp. Thời gian dài sau đó các triệu chứng mới khởi phát.
  • Bụi phổi Silic phát triển nhanh chóng: Những triệu chứng tổn thương phổi sau 5-10 năm dần trở nên nặng nề hơn, người bệnh cần được điều trị để phòng tránh các rủi ro.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Như đã đề cập bên trên, bệnh bụi phổi nói chung, bụi phổi Silic nói riêng đều xảy ra do quá trình làm việc trong môi trường nhiều bụi độc, cơ thể hít nhiều loại bụi không có lợi. Chúng tích tụ trong phổi không đào thải được ra bên ngoài, lâu dần gây tổn thương phổi.

Trường hợp bụi phổi Silic là một trong những dạng bệnh bụi phổi thường gặp hiện nay. Xảy ra phổ biến ở người làm việc tại công trình xây dựng, nơi khai thác đá,... Các hạt silica với kích thước siêu nhỏ, mắt thường khó nhìn thấy đi theo đường hô hấp vào phổi.

Nguyên nhân gây bệnh bụi phổi silic
Bệnh bụi phổi Silic hình thành do người bệnh hít phải silica trong thời gian dài, tích tụ trong phổi

Cơ thể kích thích hoạt động miễn dịch chống lại bụi silica dẫn đến hiện trạng viêm phổi. Mô phổi bị tổn thương sau đó để lại sẹo. Các mô sẹo thường không có sự co giãn như các mô phổi khỏe mạnh. Chính vì thế người mắc chứng bụi phổi Silic sẽ thấy khó khăn trong việc thở.

Những đối tượng có nguy cơ cơ như người làm việc trong ngành thép, khai thác đá, sản xuất kính, sửa chữa ống nước, nhựa đường, công nhân làm việc tại các công trình xây dựng,... nên khám sức khỏe định kỳ. Tình trạng bụi phổi kéo dài, viêm nhiễm nặng sẽ gây ra không ít biến chứng hại sức khỏe.

Triệu chứng và chẩn đoán

Triệu chứng

Người mắc chứng bụi phổi Silic có thể nhận thấy các triệu chứng bất thường sau một thời gian tiếp xúc với môi trường làm việc nhiều khói bụi. Một số người sau 5-10 năm mới bắt đầu xuất hiện các biểu hiện lạ. Theo ghi nhận, triệu chứng ban đầu thường là ho, ho có đờm, khó thở nhẹ.

Tuy nhiên, khi bụi phổi tích tụ nhiều hơn, bệnh nhân gặp phải nhiều dấu hiệu bất thường hơn. Các biểu hiện bao gồm:

  • Hiện tượng khó thở trở nên nặng nề hơn, thở khò khè kèm theo tức ngực khó chịu.
  • Cơ thể mệt mỏi, sút cân không rõ nguyên nhân.
  • Làm việc, đi bộ, lên cầu thang thường có dấu hiệu hụt hơi.
  • Chân bị sưng, da dẻ xanh xao, môi xanh tái.
  • Một số bệnh nhân có những cơn sốt đột ngột.

Chẩn đoán

Người bệnh được chỉ định thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán:

  • Chẩn đoán hình ảnh: Chụp X quang, CT ngực, xạ phổi phát hiện có hay không có tổn thương, mô sẹo phổi.
  • Xét nghiệm nội soi: Phương pháp nội soi được áp dụng trong chẩn đoán nhằm kiểm tra bên trong phế quản có tổn thương hay không.
  • Sinh thiết: Biện pháp này cũng được thực hiện nhằm tìm dấu hiệu bụi phổi.
  • Xét nghiệm khác: Ngoài các biện pháp xét nghiệm kể trên, người bệnh có thể được chỉ định xét nghiệm dịch đờm nhằm phân biệt bệnh bụi phổi với các bệnh lý liên quan khác.

Biến chứng và tiên lượng

Bệnh bụi phổi Silic có thể làm bùng phát các triệu chứng trong thời gian tiếp xúc với silica. Tuy nhiên một vài trường hợp được ghi nhận, bệnh nhân sau khi không tiếp xúc với môi trường làm việc có silica một khoảng thời gian dài các dấu hiệu bất thường mới bắt đầu bùng phát.

Biến chứng
Bụi phổi Silic trở nên nặng nề không được kiểm soát gây biến chứng nguy hiểm

Bệnh lý có tiến triển khó đoán, phức tạp, diễn ra nhanh hay chậm tùy vào mức độ tiếp xúc với khói bụi của từng người. Trường hợp người bệnh không điều trị, bệnh biến chứng có thể gây ra các hệ lụy như:

  • Biến chứng lao phổi
  • Khí phế thũng
  • Giãn phế quản
  • Tâm phế mạn
  • Viêm phế quản cấp và mãn tính
  • U nấm Aspergillus
  • Suy hô hấp nặng
  • Ung thư phổi

Ngoài ra còn nhiều biến chứng khác mà bệnh bụi phổi Silic có thể gây ra nếu kéo dài. Trường hợp nặng người bệnh có thể tử vong. Chính vì thế, chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân nên chủ động thăm khám và xử lý bụi phổi càng sớm càng tốt.

Điều trị

Dựa vào kết quả chẩn đoán, bác sĩ chỉ định phác đồ điều trị bệnh bụi phổi Silic cho từng trường hợp cụ thể. Dưới đây là các cách thường được áp dụng:

Sử dụng thuốc

Dùng thuốc làm giảm chất nhầy phổi, giãn phế quản là biện pháp được sử dụng. Mục đích hỗ trợ người bệnh kiểm soát triệu chứng khó thở, ngăn bệnh tiến triển. Các loại thuốc thường được sử dụng như:

  • Thuốc giãn phế quản: Hỗ trợ cải thiện triệu chứng khó thở. Tùy từng trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ tương ứng. Bệnh nhân hạn chế việc dùng thuốc bừa bãi, thay đổi liều dùng hoặc kết hợp thuốc khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ. Các thuốc giãn phế quản: Salmeterol, Bambuterol, Formoterol, Indacaterol,...
  • Thuốc Steroid dạng hít: Thuốc hỗ trợ giảm lượng chất nhầy trong phổi, giúp người bệnh hô hấp tốt hơn. Sử dụng thuốc đường hít trực tiếp đưa hoạt chất theo đường hô hấp đi vào phổi, cải thiện tình trạng viêm nhiễm. Thời gian sử dụng thuốc sẽ được bác sĩ chỉ định, người bệnh tránh tùy tiện dùng kéo dài, sử dụng quá liều để giảm rủi ro gặp tác dụng phụ.

Liệu pháp Oxy

Cung cấp oxy cho bệnh nhân có dấu hiệu thiếu hụt oxy, viêm nhiễm và tổn thương phổi nặng dẫn đến suy hô hấp. Nguyên tắc sử dụng liệu pháp oxy:

  • Sử dụng đúng liều lượng
  • Phòng tránh nhiễm khuẩn
  • Phòng tránh tình trạng đường hô hấp khô
  • Phòng nguy cơ cháy nổ

Người bệnh có thể được thở oxy qua ống thông mũi, sử dụng mặt nạ thở hoặc dùng lều thở oxy. Mỗi trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định cách điều trị sao cho phù hợp, kịp thời và hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên biện pháp này sẽ không thật sự hiệu quả nếu người bệnh bị giảm oxy liên quan đến suy tuần hoàn, bị thiếu máu hoặc người được chỉ định thông khí nhân tạo.

Điều trị bụi phổi Silic
Tùy từng trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định cách can thiệp xử lý bệnh bụi phổi Silic

Rửa phổi toàn bộ

Đây là phương pháp điều trị bụi phổi Silic có hiệu quả cao. Kỹ thuật giúp người bệnh làm sạch phổi, lòng phế quản, phế nang, khai thông đường thở. Chức năng phổi được duy trì, ổn định sau khi rửa phổi toàn bộ.

Người bệnh sẽ được gây mê toàn thân trong quá trình thực hiện. Đồng thời, bác sĩ sẽ đặt nội khí quản cho người bệnh. Một bên người bệnh sẽ được thở máy, sau đó đưa nước vào một bên phổi tiến hành kỹ thuật rửa. Rửa từng bên phổi và hoàn thành.

Phẫu thuật

Phẫu thuật ghép phổi được chỉ định cho đối tượng nặng, các biện pháp kể trên không mang lại tác dụng như mong muốn. Phương pháp can thiệp ngoại khoa tùy từng trường hợp sẽ được cân nhắc chỉ định. Người bệnh sau phẫu thuật kết hợp dùng thuốc, chăm sóc cơ thể đúng cách để sớm trở lại cuộc sống bình thường.

Phòng ngừa

Bệnh bụi phổi Silic là dạng bệnh lý thường gặp ở người thường phải làm việc trong môi trường khói bụi, nhất là bụi đá, bụi công nghiệp. Phổi có thể bị tổn thương nặng nề nếu tình trạng này kéo dài không được xử lý. Do đó, chuyên gia khuyên những ai có công việc trong điều kiện môi trường bụi bậm nhiều nên khám sức khỏe định kỳ.

Ngoài ra, việc chủ động phòng tránh, bảo vệ sức khỏe cũng được khuyến khích. Một số lưu ý:

  • Hạn chế tiếp xúc với môi trường có nhiều khó bụi.
  • Trường hợp phải làm việc tại các công trình, xưởng sản xuất,... có nhiều bụi cần tuân thủ bảo hộ lao động, sử dụng dụng cụ, thiết bị bảo vệ sức khỏe bản thân.
  • Chủ động đeo khẩu trang khi đi ra đường, hạn chế đến nơi có nhiều bụi silica.
  • Không ăn uống gần khu vực có nhiều khó chịu, cần vệ sinh, rửa tay sạch trước khi ăn.
  • Thay quần áo sạch sau khi làm việc để giảm nguy cơ hít phải khói bụi từ quần áo.
  • Tăng cường đề kháng cho cơ thể, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng nâng cao hệ miễn dịch.
  • Khám sức khỏe định kỳ, theo dõi các dấu hiệu bất thường trên cơ thể sớm khai báo và điều trị.

Những câu hỏi quan trọng khi khám

1. Bệnh bụi phổi Silic là gì?

2. Vì sao tôi mắc bệnh bụi phổi Silic?

3. Triệu chứng bệnh bụi phổi Silic là gì?

4. Tôi cần tham gia các xét nghiệm gì để chẩn đoán bệnh bụi phổi Silic?

5. Bệnh bụi phổi Silic điều trị bằng cách nào?

6. Trường hợp không điều trị bệnh bụi phổi Silic có sao không?

7. Có biến chứng tôi có thể gặp phải là gì?

8. Tôi cần dùng thuốc trong bao lâu để trị bụi phổi Silic?

9. Trường hợp nào tôi phải phẫu thuật?

10. Những rủi ro sau điều trị bệnh bụi phổi Silic là gì?

Bệnh bụi phổi Silic là một trong những loại bụi phổi thường gặp hiện nay. Bệnh có thể biến chứng nếu bệnh nhân không điều trị hoặc điều trị không đúng cách, không chăm sóc cơ thể phù hợp. Nhằm ngăn ngừa các rủi ro không đáng có, bệnh nhân cần chủ động khám, điều trị bệnh