Bệnh u trung thất
U trung thất nằm ở vị trí trung thất, có thể là các u lành hoặc ác tính. Người bệnh gặp phải các triệu chứng bao gồm ho, sốt, đau ngực, khàn tiếng,... và nhiều vấn đề khác. Khi nhận thấy cơ thể có nhiều dấu hiệu bất thường, tốt nhất bệnh nhân nên thăm khám và điều trị phòng tránh biến chứng nặng.
Tổng quan
U trung thất là tình trạng xuất hiện các khối u lành hoặc u ác tính tại vùng trung thất. Trong đó, bao gồm các cơ quan như khí quản, thực quản ngực, hạch bạch huyết, dây thần kinh, mạch máu, tuyến ức,... Trung thất nằm ở trên cổ, dưới cơ hoành, giữa màng phổi, phía trước đốt sống ngực, phía sau sụn sườn, xương ức.
Các tế bào tại mô thần kinh, hạch bạch huyết hoặc tuyến ức phát triển quá mức hình thành các khối u. Chúng có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào ở trước hoặc sau vùng trung thất. Tùy tính chất của khối u mà mức độ nguy hại sẽ khác nhau. Trường hợp u ác tính cần điều trị y tế càng sớm càng tốt.
Phân loại
U trung thất được phân loại dựa vào vị trí xuất hiện khối u. Cụ thể:
Phân chia theo Baculev A.N năm 1967 chia u và nang trung thất thành các loại bao gồm:
- Loại 1: U xuất hiện bên trong trung thất bao gồ các tình trạng u xuất hiện liên quan đến chèn ép, rối loạn chức năng của cơ quan bị ảnh hưởng.
- Loại 2: Các u nang xuất phát từ những tổ chức bên ngoài trung thất.
Phân chia theo Rosenberg J.C năm 1985 gồm nhiều dạng dựa trên vị trí xuất hiện:
- U trung thất xuất phát từ các tổ chức thần kinh
- U tuyến ức, hạch bạch huyết
- U phôi, u trung mô
- U tuyến nội tiết
Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ
Như đã đề cập, trung thất nằm giữa lồng ngực chia thành các khu gồm trước, giữa và sau. U trung thất có thể là dạng lành tính hoặc ác tính. Tùy vị trí khối u xuất hiện mà u trung thất được chia thành nhiều loại khác nhau.
Nguyên nhân gây u có liên quan đến nhiều vấn đề. Chẳng hạn:
- Nguyên nhân gây u trung thất trước: Ung thư hạch, u tuyến ức, nang tuyến ức, u tế bào mầm, u trung thất tuyến giáp,... Trong các trường hợp này có một số loại u lành, tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp u ác tính cần can thiệp điều trị sớm.
- Nguyên nhân gây u trung thất giữa: U nang phế quản, một số trường hợp bị nổi hạch trung thất, u ngoài màng tim, u khí quản, thực quản, gặp vấn đề về mạch máu.
- Nguyên nhân gây u trung thất sau: Đa số xuất phát từ các khối u thần kinh, nổi hạch, u nang thần kinh, cột sống hoặc các vấn đề về động mạch chủ.
Mỗi vị trí xuất hiện khối u gây ra các triệu chứng khác nhau, mức độ nặng, nhẹ tùy vào tính chất khối u và tình trạng phát triển của khối u. Bệnh nhân cần thăm khám tìm ra nguyên nhân gây bệnh, xác định tính chất khối u để có biện pháp can thiệp kịp thời, bảo đảm an toàn sức khỏe.
Triệu chứng và chẩn đoán
Triệu chứng
Người bệnh khó nhận biết các biểu hiện lâm sàng ở giai đoạn đầu bị u trung thất. Một số trường hợp còn nhầm lẫn bệnh lý dẫn đến việc điều trị không phù hợp gây ra các biến chứng nặng. Chính vì thế, bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ khi phát hiện cơ thể có biểu hiện lạ.
Theo đó, người mắc bệnh u trung thất thường gặp phải các triệu chứng bất thường như:
- Xuất hiện các cơn ho kéo dài, ho ra máu kèm theo tình trạng khàn giọng bất thường.
- Cơn đau thắt ngực xảy ra tuy nhiên khá hiếm.
- Người bệnh bị thở khó, thở khò khè, đặc biệt nặng hơn khi người bệnh nằm ngửa.
- Một số trường hợp thở khó kéo theo hiện tượng nuốt sặc. Tình trạng này có liên quan đến sự chèn ép thực quản do kích thước khối u lớn dần.
- Nấc cụt cũng là triệu chứng người bị u trung thất gặp phải, tuy nhiên nhiều người bỏ qua, chủ quan khi thấy cơn nấc cụt xuất hiện.
- Cân nặng sụt giảm nhanh chóng, cơ thể yếu, thường xuyên có cảm giác mệt mỏi.
- Hệ hô hấp bị nhiễm trùng, người bệnh có thể sốt cao, đổ mồ hôi về đêm.
- Sắc mặt đỏ ửng, huyết áp cao kèm theo các triệu chứng rối loạn nhịp thở, tiết nước bọt ồ ạt.
- Khớp sưng đau nhức khó chịu, mắt bị mờ, sụp mí.
Ngoài các triệu chứng kể trên, bệnh nhân còn gặp nhiều biểu hiện bất thường khác khi bị u trung thất. Tùy vị trí bị tổn thương mà triệu chứng bùng phát từ nhẹ đến nặng nề. Bệnh nhân cần khám y tế xác định tình trạng sức khỏe để có biện pháp điều trị sớm.
Chẩn đoán
Bệnh nhân được chỉ định thực hiện các biện pháp chẩn đoán bao gồm:
- Chụp CT scan khu vực trung thất
- Xét nghiệm máu, sinh thiết khối u
- Siêu âm, chụp X quang, MRI
- Nội soi thực quản, phế quản ngực
Sau khi có kết quả chẩn đoán, bác sĩ chỉ định bệnh nhân phương pháp điều trị phù hợp. Tình trạng u trung thất có liên quan đến tế bào ung thư cần can thiệp sớm phòng tránh các biến chứng nguy hại tính mạng.
Biến chứng và tiên lượng
Khối u bất thường ở vùng trung thất có thể đến từ các nguyên nhân thứ phát hoặc nguyên phát. U xuất hiện là dạng lành tính không nguy hiểm, tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp là u ác tính phát hiện muộn gây nhiều rủi ro cho sức khỏe.
Vùng trung thất là nơi chứa nhiều cơ quan quan trọng trong cơ thể. Trong đó bao gồm hệ tim mạch, động mạch, thực quản ngực, khí quản, hạch bạch huyết,... Trường hợp khối u lành tính, kích thước của chúng ngày càng phát triển dần nằm chèn ép lên các cơ quan xung quanh.
Điều này gây ra nhiều hệ lụy đối với sức khỏe như làm suy giảm chức năng của cơ quan bị ảnh hưởng. Trường hợp u ác tính, việc chậm trễ điều trị, điều trị không đúng cách tăng nguy cơ di căn, đe dọa an toàn tính mạng của người bệnh. Đặc biệt, các khối u ác tính có khả năng di căn chèn ép tủy sống.
Đối với bênh nhân u trung thất ác tính bắt buộc phải hóa trị xạ trị sẽ gặp phải không ít tác dụng phụ sau thực hiện. Do đó, tốt hơn hết bệnh nhân nên thăm khám và can thiệp điều trị sớm, tăng cơ hội điều trị và ngăn ngừa được các rủi ro không mong muốn.
Điều trị
Đa số các trường hợp bị u trung thất được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ khối u. Phương pháp can thiệp xâm lấn tác động trực tiếp đến vị trí khối u, cắt bỏ mầm móng gây bệnh.
Tuy nhiên, bệnh nhân sẽ được thăm khám thận trọng trước khi thực hiện, phương pháp phẫu thuật mỗi trường hợp được chỉ định phù hợp, đảm bảo an toàn cho bệnh nhân. Một số biện pháp phẫu thuật liên quan đến vị trí xuất hiện khối u kể đến như:
- Trường hợp u trung thất do u tuyến ức:
Mỗi giai đoạn bệnh sẽ có cách xử lý riêng. Theo đó giai đoạn ban đầu bệnh nhân có thể được chỉ định phẫu thuật kết hợp với xạ trị để loại bỏ khối u. Nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn 2, thực hiện phẫu thuật kết hợp với phương pháp xạ trị hậu phẫu.
Trường hợp bệnh ở giai đoạn muộn hơn tiến hành hóa trị trước sau đó phẫu thuật và xạ trị hậu phẫu để đảm bảo loại bỏ khối u hoàn toàn. Những trường hợp không thể phẫu thuật phải làm hóa trị và sử dụng hóa chất để kiểm soát sự phát triển của khối u.
Hầu như các trường hợp u tuyến ức đều phải can thiệp ngoại khoa bởi thông thường bệnh sẽ gây nhược cơ nặng kèm theo. Trong khi đó các triệu chứng này sẽ không thuyên giảm nếu chỉ sử dụng thuốc điều trị, do đó bệnh nhân phải mổ để loại bỏ nguy cơ.
- Trường hợp u trung thất do u thần kinh:
Đây là tình trạng u trung thất sau, để điều trị bệnh nhân được chỉ định mổ ở ngực sau. Trước khi mổ bệnh nhân được gây mê để đảm bảo suốt quá trình thực hiện không bị khó chịu. Nếu bệnh nhân có u bao schwann sẽ được cân nhắc thực hiện nội soi cắt bỏ khối u.
Tùy tình hình sức khỏe của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định giải pháp phù hợp. Cần lấy khối u ra ngoài giúp bệnh nhân phòng ngừa biến chứng đe dọa tính mạng. Đặc biệt một vài trường hợp bệnh nhân phải phẫu thuật gấp để tránh u ác tính xâm lấn hệ thần kinh, các cơ quan lân cận và tủy sống, tránh gây hại tính mạng người bệnh.
- Trường hợp u trung thất liên quan đến u quái:
Đối với trường hợp này, bệnh nhân sẽ được bác sĩ thăm khám cân nhắc thực hiện mổ dọc xương ức để loại bỏ khối u. Việc mổ tại khu vực này cũng gặp không ít khó khăn, đòi hỏi tay nghề bác sĩ giỏi để tránh ảnh hưởng đến các cơ quan lân cận.
- Trường hợp u trung thất liên quan đến bướu giáp lồng ngực:
Bệnh nhân bị bướu giáp cổ trung thất nếu vẫn có tuyến giáp hoạt động ổn định được chỉ định cắt bướu giáp thông qua đường mổ mở ở cổ. Đối với người bị bướu giáp trong trung thất chỉ định mở xương ức cắt bướu loại trừ hệ lụy cho bệnh nhân.
Thông thường nếu thông qua chẩn đoán cho thấy u trung thất của bệnh nhân thuộc dạng ác tính, người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật kết hợp hóa trị, xạ trị khi cần thiết. Mỗi phương pháp can thiệp sẽ có ưu và nhược điểm riêng, bệnh nhân nên đến bệnh viện uy tín để thăm khám và điều trị bằng biện pháp phù hợp nhất.
Phòng ngừa
Bệnh u trung thất xuất hiện tại các cơ quan trong khu vực này. Khối u có thể ở dạng lành tính hay ác tính. Tuy nhiên dù ở dạng bệnh lý nào thì các khối u cũng gây ra không ít tổn thương, ảnh hưởng chức năng của cơ quan bị ảnh hưởng.
Do đó, tốt hơn hết người bệnh nên chủ động thăm khám sớm khi phát hiện cơ thể có biểu hiện bất thường. Cho đến nay, việc phòng bệnh cũng gặp không ít khó khăn, bởi các khối u hình thành một cách âm thầm, liên quan đến nhiều yếu tố bên trong cơ thể.
Người bệnh có thể tầm soát sớm thông qua thăm khám tổng quát. Đây là cách giúp bạn phát hện bệnh ở giai đoạn đầu, tăng hiệu quả điều trị bệnh dứt điểm. Vì thế, khi phát hiện cơ thể có biểu hiện bất thường, bạn nên thăm khám y tế sớm để được hỗ trợ.
Những câu hỏi quan trọng khi đi khám
1. Đau tức ngực, khó thở có phải bị u trung thất không?
2. U trung thất có thể xuất hiện ở cơ quan nào?
3. Triệu chứng bệnh u trung thất là gì?
4. Nguyên nhân nào tôi mắc u trung thất?
5. Nếu không điều trị u trung thất có tự khỏi không?
6. Tôi có thể dùng thuốc trị u trung thất không?
7. Khi nào tôi cần phẫu thuật điều trị u trung thất?
8. Có những rủi ro nào khi phẫu thuật u trung thất không?
9. Tôi cần làm gì để sớm chữa khỏi u trung thất?
10. Tôi cần tái khám bao nhiêu lâu một lần sau điều trị u trung thất?
U trung thất có nhiều loại khác nhau tùy vào vị trí xuất hiện khối u. Bệnh nhân sẽ gặp phải nhiều biến chứng nặng nề nếu không chỉ động điều trị u trung thất từ sớm. Do đó, nếu phát hiện cơ thể có biểu hiện nghi ngờ, tốt hơn hết bạn nên tham khám y tế và nhận lời khuyên điều trị của các chuyên gia.
Tham khảo thêm:
- Bệnh ung thư tuyến giáp có chữa khỏi được không?
- Bị ung thư tuyến giáp nên ăn gì, kiêng gì tốt nhất?