Bệnh Nhiễm nấm Aspergillosis

Aspergillosis là thuật ngữ dùng chung cho các thể bệnh nhiễm nấm Aspergillus. Đa số các trường hợp mắc đều ở thể nhẹ, không nguy hiểm. Nhưng cũng có một số trường hợp nhiễm trùng Aspergillus xâm lấn, đe dọa đến tính mạng nếu không điều trị kịp thời. Dùng thuốc kháng nấm hoặc phẫu thuật loại bỏ mô nhiễm trùng là những lựa chọn điều trị tốt nhất đối với bệnh lý này. 

Tổng quan

Bệnh Nhiễm nấm Aspergillus (Aspergillosis) là tình trạng nhiễm trùng do một loại nấm mốc có tên Aspergillus gây ra. Loại nấm này hiện diện và phát triển ở rất nhiều nơi, trong nhà và cả ngoài trời. Chúng ta có thể hít phải chúng mỗi ngày mà không bị bệnh. Tuy nhiên, với những người có hệ miễn dịch yếu kém, đang mắc bệnh phổi có nguy cơ cao gặp các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khi nhiễm Aspergillus.

Nhiễm nấm Aspergillosis là bệnh lý nhiễm trùng nghiêm trọng do nhiều chủng nấm mốc Aspergillus gây ra

Loại nấm Aspergillus này chủ yếu ảnh hưởng đến phổi, gây suy giảm hô hấp với nhiều mức độ khác nhau. Tùy theo chủng nấm gây ra mà triệu chứng ở mỗi người sẽ có sự khác biệt. Hầu hết các chủng nấm này đều vô hại, nhưng vẫn có một số ít chủng khác có thể gây ra các bệnh lý nghiêm trọng, nhất là ở những người bị suy yếu hệ miễn dịch.

Trường hợp nhẹ chỉ gây ra các triệu chứng dị ứng, nhưng nặng hơn có thể gây nhiễm trùng phổi từ nhẹ đến nặng. Trường hợp nghiêm trọng nhất là dạng Aspergillosis xâm lấn, gây nhiễm trùng lây lan đến các mạch máu và nhiều cơ quan khác trong cơ thể.

Phân loại

Bệnh nhiễm nấm Aspergillosis được phân chia làm nhiều loại khác nhau, mỗi loại sẽ có đặc điểm triệu chứng, tính chất phức tạp và mức độ ảnh hưởng cũng như cách điều trị khác nhau. Hiện nay, bệnh được phân chia làm 3 loại chính gồm:

Bệnh Aspergillosis có 3 loại chính gồm thể Aspergillosis phế quản phổi dị ứng, Aspergilloma và Aspergillosis xâm lấn

  • Aspergillosis phế quản phổi dị ứng (ABPA): Đây là dạng Aspergillosis gây ảnh hưởng chủ yếu đến những người mắc bệnh hen suyễn hoặc xơ nang. Xảy ra khi hệ thống miễn dịch phản ứng quá mức với sự tấn công của nấm Aspergillus. Hậu quả gây ra viêm phổi, điển hình với các triệu chứng đặc trưng như ho, khó thở, thở khò khè...
  • Aspergilloma (bóng nấm): Đây là dạng bệnh nấm Aspergillosis xảy ra khi chủng nấm gây hại phát triển trong khoang phổi đã bị tổn thương, suy yếu từ trước. Tình trạng này phổ biến ở những người đã hoặc đang mắc các bệnh phổi tiềm ẩn như khí phế thủng, bệnh lao. Dạng nhiễm nấm này gây ra các triệu chứng như khó thở, đau tức ngực, ho ra máu...
  • Aspergillosis phổi mạn tính: Nấm xuất hiện trong máu và lan đến phổi, kéo dài gây ra các triệu chứng Aspergillosis phổi mạn tính. Đa số trường hợp đều có các triệu chứng không quá nặng, không gây đau dù đã nhiễm bệnh. Các trường hợp ở thể mãn tính thường đặc trưng với sự phát triển của aspergilloma, là sự hình thành của các sợi nấm mốc trong khu vực phổi hoặc sẹo phổi.
  • Aspergillosis xâm lấn: Đây là thể bệnh nhiễm nấm Aspergillosis nghiêm trọng nhất. Xảy ra khi nấm lây lan xâm nhập vào trong máu hoặc các cơ quan khác trong cơ thể. Dạng này thường xảy ra phổ biến ở những người có hệ thống miễn dịch yếu kém trầm trọng. Chẳng hạn như vừa trải qua một đợt hóa xạ trị ung thư, phẫu thuật hoặc cấy ghép nội tạng. Bệnh nhân mắc thể Aspergillosis xâm lấn thường có các triệu chứng toàn thân đặc trưng như sốt cao, đau tức ngực, ớn lạnh, khó thở...

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Nấm Aspergillus là tác nhân chính gây ra bệnh nhiễm trùng Aspergillosis. Đây là loại nấm mốc với đa dạng chủng, khoảng 100 loại và phân bố khắp nơi trên thế giới. Trong đó có khoảng 20 - 30 loại gây bệnh cho người, chẳng hạn như:

  • Chủng A.flavus, A.aureus gây viêm da;
  • Chủng A.nidulans, A.versicolerr, A.terreuss gây viêm da tay, da chân;
  • Chủng A.keratitis gây viêm giác mạc;
  • Chủng A.fumigatus, A.flavus gây viêm phổi;

Nấm mốc Aspergillus xâm nhập vào cơ thể thông qua hít phải hoặc các vết thương hở trên da

Loại nấm này thường sinh sống và phát triển trong môi trường ẩm như đất, lá cây khô, phân hữu cơ, các loại vật liệu xây dựng hoặc những nơi ẩm ướt trong nhà. Chúng có khả năng sản sinh ra hàng tỷ bào tử nấm và phóng thích vào trong không khí. Hàng ngày chúng ta hít phải rất nhiều nấm Aspergillus, tuy nhiên đa số chúng đều vô hại và không có khả năng lây lan từ người sang người.

Nhưng trong trường hợp cơ thể đang suy yếu, hệ miễn dịch hoạt động kém, nấm sẽ có khả năng phát triển mạnh mẽ, gây ra phản ứng dị ứng hoặc nhiễm trùng các xoang, phổi. Thậm chí, chúng có thể di chuyển đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể và gây nhiễm trùng toàn thân. Ngoài ra, nấm Aspergillus cũng có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua vết cắt, tổn thương hở trên da.

Một số đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh nhiễm nấm Aspergillosis như:

  • Bị suy giảm miễn dịch do nhiễm HIV/AIDS;
  • Mắc bệnh hen xuyên hoặc xơ nang có nguy cơ dị ứng cao với nấm mốc Aspergillus;
  • Mắc bệnh ung thư;
  • Điều trị ung thư bằng hóa - xạ trị liệu hoặc phẫu thuật;
  • Lạm dụng thuốc Glucocorticoid trong thời gian dài;
  • Những người làm công việc có liên quan đến nông nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi gia súc, vệ sinh ống khói, giặt giũ áo lông... có nguy cơ cao nhiễm nấm Aspergillus;

Triệu chứng và chẩn đoán

Triệu chứng 

Nấm Aspergillus xâm nhập vào cơ thể, gây ảnh hưởng chủ yếu đến phổi và nhiều cơ quan khác trong cơ thể. Hậu quả gây ra hàng loạt các triệu chứng đa dạng tại da, mắt, tim, hệ thần kinh, xương, hệ tiết niệu...

Người bị nhiễm nấm Aspergillus thường có các triệu chứng tổn thương phổi đặc trưng như ho khan, ho ra máu, tức ngực, khó thở, sốt...

Phản ứng dị ứng hoặc nhiễm trùng phổi là các triệu chứng phổ biến nhất của bệnh, bao gồm:

  • Ho khan hoặc ho ra máu;
  • Khó thở, thở khò khè;
  • Đau tức ngực;
  • Sốt;
  • Mệt mỏi;
  • Sụt cân;

Trường hợp nhiễm trùng do nấm Aspergillus lây lan sang các bộ phận trong cơ thể sẽ gây ra các triệu chứng khác, gồm:

  • Triệu chứng ở mắt: Thường gây ra các triệu chứng viêm giác mạc do nấm như:
    • Đỏ mắt;
    • Đau mắt;
    • Mờ mắt;
  • Triệu chứng ở xoang: Kiểu bệnh sau nhiễm nấm Aspergillus là viêm xoang dị ứng hoặc xâm lấn với các triệu chứng gồm:
    • Nghẹt mũi;
    • Chảy nước mũi;
    • Đau nhức mũi;
    • Đau đầu;
    • Giảm khứu giác;
  • Triệu chứng ở da: Gây ra các tổn thương như:
    • Xuất hiện các mảng da cứng, màu đỏ và nổi gồ trên da;
    • Hình thành vết loét màu đen sau một thời gian;
  • Triệu chứng ở não: Aspergillosis não gây ra:
    • Tinh thần bất ổn;
    • Thay đổi tâm trạng;
    • Lú lẫn;
    • Co giật;
    • Yếu đuối;
  • Triệu chứng Aspergillosis đường tiêu hóa: Chủ yếu là các triệu chứng ở ruột và dạy dày, gây ra:
    • Sốt;
    • Táo bón;
    • Đau bụng;
    • Tiêu chảy;
  • Triệu chứng Aspergillosis tê giác não: Là tổng hợp các triệu chứng xảy ra ở mũi, miệng, xoang và não như:
    • Sốt;
    • Nghẹt mũi;
    • Đau mũi;
    • Dịch nhầy lẫn máu trong mũi;
    • Sưng một bên mặt;
    • Sụp mí mắt;
    • Chảy dịch mủ đen từ mũi, mắt, miệng;

Chẩn đoán

Cách chẩn đoán bệnh nhiễm nấm Aspergillosis đó là khám sức khỏe toàn diện, thu thập và đánh giá các triệu chứng lâm sàng. Đồng thời kết hợp các xét nghiệm cận lâm sàng để chẩn đoán xác nhận nhiễm trùng, xác định chủng nấm gây bệnh Aspergillosis. Việc này còn giúp loại trừ một số tình trạng bệnh khác, phục vụ công tác điều trị đạt kết quả cao.

Chẩn đoán bệnh nhiễm nấm Aspergillosis thông qua các xét nghiệm dị ứng, kiểm tra máu hoặc sinh thiết mẫu mô dịch

Cụ thể một số xét nghiệm được yêu cầu thực hiện để chẩn đoán Aspergillosis như:

  • Xét nghiệm dị ứng: Bằng cách xét nghiệm máu hoặc kiểm tra soi da nhằm phát hiện các tổn thương đặc trưng của aspergillosis. Đồng thời, xác định nguyên nhân là dị ứng, aspergillosis mạn tính hay xâm lấn.
  • Sinh thiết: Kiểm tra xét nghiệm mẫu bệnh phẩm như máu, mô da, dịch tiết giúp phát hiện dấu hiệu nhiễm trùng. Cách này đặc biệt phù hợp với những người có hệ miễn dịch suy yếu trầm trọng.
  • Nuôi cấy: Mẫu mô, máu, dịch đờm hoặc chất lỏng được lấy từ phổi, não, tủy sống... được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm để xác định sự hiện diện và phát triển của nấm Aspergillus.
  • Kiểm tra hình ảnh: Một số xét nghiệm hình ảnh như chụp X quang, chụp CT scan giúp phát hiện các tổn thương do Aspergillus, từ đó xác định vị trí cơ quan bị tổn thương và đánh giá mức độ nghiêm trọng.

Biến chứng và tiên lượng

Bệnh nhiễm nấm Aspergillosis là căn bệnh nhiễm trùng phổ biến với tỷ lệ mắc cao. Nhất là nhóm đối tượng có hệ miễn dịch kém, mắc các bệnh gây suy giảm miễn dịch hoặc mắc các bệnh lý mãn tính khác. Tùy theo tính chất và mức độ nhiễm trùng, Aspergillosis có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

Bệnh nhân nhiễm Aspergillus có thể tử vong do nhiễm trùng toàn thân kéo dài do không điều trị kịp thời

  • Chảy máu: Hầu hết các dạng Aspergillosis, nhất là dạng xâm lấn đều gây ra chảy máu nghiêm trọng. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
  • Nhiễm trùng toàn thân: Bệnh nhân nhiễm nấm Aspergillus xâm lấn đặc trưng bởi tình trạng nhiễm trùng lây lan sang nhiều bộ phận khác trong cơ thể như tim, não, thận, nhiễm trùng huyết... Tình trạng nhiễm trùng quá mức không được can thiệp điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
  • Một số biến chứng khác: Tùy theo từng loại Aspergillosis mắc phải, bạn có thể gặp phải một số biến chứng khác nhau như:
    • Xơ hóa dẫn đến hình thành sẹo;
    • Giãn phế quản do giãn rộng đường thở;
    • Xẹp phổi, gây suy hô hấp;
    • Phá hủy các mô dẫn đến hoại tử;

Tiên lượng bệnh nhiễm nấm Aspergillosis phụ thuộc vào mức độ bệnh và hình thức điều trị có phù hợp hay không. Cụ thể như sau:

  • Trường hợp Aspergillosis chưa xâm lấn các mô thường không quá nguy hiểm, tiên lượng điều trị tốt bằng phương pháp phẫu thuật;
  • Trường hợp Aspergillosis dị ứng thường không phức tạp, không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng có thể tiến triển làm tổn thương phổi nếu không được điều trị trong thời gian dài;
  • Trường hợp Aspergillosis mạn tính làm tăng nguy cơ phát triển các dấu hiệu COPD, thậm chí đe dọa tính mạng. Tuy nhiên tiên lượng thường tốt nếu được điều trị kịp thời kiểm soát triệu chứng;
  • Trường hợp Aspergillosis xâm lấn có thể đe dọa đến tính mạng, do hệ miễn dịch không thể chống lại nhiễm trùng nên rất khó điều trị khỏi. Tiên lượng chỉ tốt khi phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời, kết hợp theo dõi chặt chẽ sau điều trị;

Điều trị

Điều trị bệnh nhiễm nấm Aspergillosis có rất nhiều phương pháp, tùy từng loại và mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng. Một số biện pháp điều trị được áp dụng phổ biến hiện nay như:

Điều trị y tế

Có 2 phương pháp điều trị chính được áp dụng trong hầu hết các phác đồ hiện đại là:

Điều trị bằng thuốc kháng nấm

Thuốc kháng nấm là phương pháp điều trị chính đối với hầu hết các thể bệnh Aspergillosis. Thuốc có tác dụng phát hiện và tiêu diệt, loại bỏ nấm mốc, kiểm soát nhiễm trùng và cải thiện triệu chứng.

Thuốc kháng nấm là chỉ định điều trị ưu tiên đối với các bệnh nhân nhiễm nấm Aspergillus

Một số loại thuốc kháng nấm được sử dụng phổ biến như:

  • Đối với thể Aspergillosis dị ứng: Chẳng hạn như Aspergillosis phế quản phổi ABPA hoặc viêm xoang Aspergillosis dị ứng có thể dùng thuốc Itraconazole. Hoặc cân nhắc dùng corticosteroid như prednisone, methylprednisolone nhằm giảm viêm nhiễm, kiểm soát triệu chứng dị ứng và nhiễm trùng ngoài da. Một số loại Corticosteroid thường dùng gồm:
    • Thuốc uống;
    • Ống hít mũi;
    • Thuốc xịt mũi dạng sương;
    • Thuốc bôi ngoài da;
  • Đối với thể Aspergillosis xâm lấn: Ví dụ như Aspergillosis da hoặc phổi mãn tính có thể được kê toa các loại thuốc dưới đây, dùng dạng uống hoặc tiêm tĩnh mạch tùy mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng.
    • Voriconazole (Vfend);
    • Liposomal amphotericin B;
    • Isavuconazole;
    • Posaconazole;
    • Caspofungin & Micafungin;

Bất kỳ loại thuốc kháng nấm nào cũng đều tiềm ẩn các tác dụng phụ ngoài ý muốn, chẳng hạn như tổn thương gan, thận, gây suy giảm miễn dịch khiến tình trạng tổn thương do nấm Aspergillosis ngày càng nặng hơn.

Do đó, bệnh nhân cần tuân thủ tuyệt đối các chỉ định dùng thuốc điều trị theo tư vấn của bác sĩ, không tự ý mua thuốc ngoài hoặc tăng giảm liều tùy tiện để tránh gây ra các rủi ro ngoài ý muốn.

Phẫu thuật

Những trường hợp nhiễm nấm Aspergillosis xâm lấn nghiêm trọng, triệu chứng nặng có thể được chỉ định phẫu thuật để xử lý. Ngoài ra, phẫu thuật cũng có thể chữa khỏi bệnh Aspergillosis do có sự xuất hiện của bóng nấm và nhiều trường hợp khác. Mục tiêu phẫu thuật nhằm loại bỏ mô nhiễm trùng ra khỏi cơ thể.

Tuy nhiên, phương pháp này thường không được khuyến nghị trong trường hợp điều trị bệnh Aspergillosis phổi mãn tính.

Trường hợp nhiễm Aspergillosis nặng cũng có thể sử dụng liệu pháp oxy để giúp bệnh nhân thở dễ dàng hơn.

Điều trị hỗ trợ 

Bên cạnh tuân thủ điều trị bằng các biện pháp y tế, bác sĩ thường khuyến nghị bệnh nhân thực hiện kết hợp các phương pháp chăm sóc hỗ trợ tại nhà nhằm cải thiện triệu chứng nhiễm trùng do nấm Aspergillosis. Cụ thể gồm:

Bệnh nhân cần được chăm sóc tích cực, ăn uống đủ chất và nghỉ ngơi nhiều để cải thiện triệu chứng nhiễm trùng

  • Sử dụng máy tạo độ ẩm trong nhà, làm mát không khí và giảm kích ứng đường hô hấp, cải thiện triệu chứng ho.
  • Che chắn đường hô hấp hoặc hạn chế ra ngoài, tránh tiếp xúc với khói thuốc lá, những nơi có không khí bị ô nhiễm hoặc chứa nhiều hóa chất để giảm mức độ bệnh.
  • Có chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh và nghỉ ngơi điều độ, thúc đẩy tăng cường hệ thống miễn dịch chống lại nhiễm trùng.

Phòng ngừa

Tránh tiếp xúc với nấm mốc Aspergillosis là điều cực kỳ quan trọng để phòng ngừa bệnh. Nhất là đối với những người có hệ miễn dịch suy yếu như nhiễm HIV/AIDS, ung thư, cấy ghép nội tạng... và nhiều đối tượng khác. Do đó, mỗi người cần chú ý nâng cao sức khỏe và bảo vệ phòng ngừa bằng các biện pháp sau:

Hạn chế tiếp xúc hoặc đảm bảo môi trường sống không chứa nấm Aspergillus là cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh

  • Giữ vệ sinh thân thể và môi trường luôn sạch sẽ và khô ráo. Vì nấm Aspergillus thường chỉ phát triển mạnh trong môi trường ẩm ướt.
  • Nếu có hệ miễn dịch suy yếu, cần hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, những nơi đông đúc hoặc tránh tiếp xúc với các loài chim hoang dã có nguy cơ nhiễm nấm cao.
  • Tránh hoặc hạn chế thực hiện các hoạt động làm nông, làm vườn, cắt cỏ hoặc tiếp xúc với nấm mốc, bụi bẩn như công trường xây dựng, đống phân ủ nông nghiệp...
  • Khi ra ngoài, cần che chắn đường hô hấp cẩn thận bằng cách đeo khẩu trang, tránh đưa tay vào mũi hoặc chạm vào các vết thương hở trên da khi chưa rửa sạch.
  • Tăng cường hệ miễn dịch khỏe mạnh thông qua chế độ ăn uống lành mạnh, sinh hoạt khoa học, rèn luyện thể chất và nghỉ ngơi thư giãn, chống lại các tác nhân nhiễm trùng.

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

1. Tôi bị sốt, ho, khó thở, đau tức ngực, sụt cân và mệt mỏi là những dấu hiệu của bệnh gì?

2. Nguyên nhân tại sao tôi mắc bệnh nhiễm nấm Aspergillus?

3. Tôi mắc thể bệnh nhiễm nấm Aspergillus nào?

4. Mức độ nhiễm trùng có nặng không? Tiên lượng bệnh ra sao?

5. Những biện pháp điều trị chống nấm Aspergillus tốt nhất dành cho trường hợp của tôi?

6. Những rủi ro và lợi ích liên quan đến các biện pháp điều trị được chỉ định cho tôi?

7. Tôi cần làm gì để chăm sóc sức khỏe trong quá trình điều trị chống nấm Aspergillus?

8. Tôi nên thực hiện những biện pháp nào để phòng ngừa tái nhiễm nấm?

Bệnh nhiễm nấm Aspergillus là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến nhiều bộ phận trong cơ thể như phổi, mắt, da... Hiện nay, y học ghi ghi nhận có không ít trường hợp nhiễm nấm Aspergillus gây tử vong do nhiễm trùng xâm lấn nhưng không được điều trị kịp thời. Bởi vậy, cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe và phòng ngừa tái nhiễm trùng là chủ động thăm khám, điều trị càng sớm càng tốt theo chỉ định.