Ho ra máu: Cần nhận biết và điều trị càng sớm càng tốt

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Ho ra máu là tình trạng cơn ho kèm theo máu, có xuất hiện đờm hoặc không. Đây cũng là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý nghiêm trọng, chẳng hạn ung thư, nhiễm trùng, mạch máu có vấn đề.

I. Ho ra máu là gì?

Ho ra máu là tình trạng xuất hiện máu từ đường hô hấp dưới thanh quản khi đang ho. Do nhiều nguyên nhân gây ra có thể là do cổ họng, khí quản, đường dẫn khí lớn hoặc nhỏ của phổi bị tổn thương nghiêm trọng. Máu bị ho ra thường trộn lẫn với đờm.

Ho ra máu là gì
Ho ra máu biểu hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm

Nếu ho ra máu có đờm do nhiễm trùng đường hô hấp gây ra thì bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi. Hoặc bệnh cũng có thể tự khỏi nếu bệnh nhân biết cách chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, với trường hợp ho ra máu lẫn đờm do ung thư vòm họng, ung thư phổi gây nên là mối đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của bệnh nhân.

XEM THÊM: Ho khan tức ngực có nguy hiểm không?

II. Nguyên nhân gây ho ra máu là gì?

Có rất nhiều yếu tố gây ho ra máu, bao gồm:

  • Viêm phế quản: Là một trong những căn bệnh gây ho ra máu phổ biến. Tuy nhiên, triệu chứng này thường rất hiếm khi đe dọa đến tính mạng bệnh nhân.
  • Giãn phế quản: Là một trong những di chứng của bệnh lao phổi hoặc do phổi bị nhiễm trùng mãn tính gây ra. Giãn phế quản có thể khiến thành phế quản bị phá hoại và gây bất thường về mạch máu dẫn đến chảy máu khi ho.
  • Thuyên tắc phổi.
  • Bệnh lao.
  • Viêm phổi.
  • Ung thư phổi.
  • Suy tim sung huyết, đặc biệt là trường hợp hẹp van hai lá.

Yếu tố làm tăng nguy cơ bị ho ra máu?

Người bệnh có nguy cơ bị ho ra máu cao khi:

  • Uống thuốc ức chế miễn dịch.
  • Người bệnh tiếp xúc với người bị bệnh lao.
  • Bệnh nhân hút thuốc lá trong thời gian dài.
  • Do nhiễm vi khuẩn hoặc vi rút gây giảm miễn dịch.
  • Cơ địa dễ xuất hiện cục máu đông hoặc do nằm quá lâu sau phẫu thuật.

III. Khi nào người bệnh cần đến ngay bệnh viện?

Thông thường, người bệnh thường nhầm lẫn ho ra máu là bệnh. Tuy nhiên, đây chỉ là một triệu chứng chứ không phải bệnh.

Nếu thấy ho ra máu kéo dài hơn 1 tuần kèm theo các biểu hiện sau đây, bệnh nhân hãy gọi cho bác sĩ ngay lập tức.

  • Sốt cao.
  • Đau đầu.
  • Khó thở.
  • Chóng mặt.
  • Tức ngực.
  • Giảm cân.

Trong một số trường hợp ho ra máu, bệnh nhân còn bắt gặp tình trạng máu trong phân hoặc nước tiểu. Tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người mà triệu chứng xuất hiện thường không giống nhau. Vì thế, để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh và đưa ra hướng điều trị kịp thời, người bệnh nên đến bệnh viện thăm khám.

IV. Chẩn đoán ho ra máu bằng cách nào?

Khi chẩn đoán, bác sĩ sẽ tiến hành nói chuyện để kiểm tra triệu chứng lâm sàng và thu thập thêm thông tin về tiền sử của người bệnh. Bên cạnh đó, để đưa ra kết luận chính xác họ cũng yêu cầu thực hiện các thủ thuật, xét nghiệm dưới đây:

Chẩn đoán triệu chứng ho ra máu
Chụp x – quang ngực giúp xác định nguyên nhân gây ho ra máu
  • Chụp x – quang ngực
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT scan)
  • Nội soi phế quản
  • Công thức máu toàn bộ (CBC)

V. Phương pháp điều trị ho ra máu

Đối với người bị ho ra máu, phương pháp điều trị nhằm mục đích giúp cầm máu và giải quyết dứt điểm nguyên nhân gây bệnh. Một số biện pháp chữa trị ho ra máu bao gồm:

  • Thuyên tắc động mạch phế quản: Bác sĩ sẽ tiến hành dùng một ống thông qua chân đi vào động mạch cung cấp máu cho phổi. Bằng cách tiêm thuốc nhuộm và xem động mạch trên màn hình truyền lại, chuyên viên y tế sẽ xác định được nguồn gây chảy máu. Và để chặn không cho máu tiếp tục chảy, bác sĩ sẽ dùng cuộn dây kim loại hoặc một hỗn hợp chất khác.
  • Nội soi phế quản: Công cụ ở cuối ống nội soi phế quản có thể được dùng để điều trị một số nguyên nhân gây ho ra máu và giúp cầm máu.
  • Phẫu thuật: Ho ra máu nếu ở mức độ nghiêm trọng, máu tiết ra nhiều tạo thành mạch quá lớn và gây đe dọa tính mạng, phẫu thuật động mạch phế quản cũng như thuyên tắc mạch là lựa chọn cần thiết.

Nếu ho ra máu do ung thư phổi hoặc ung thư vòm họng, hóa trị và xạ trị sẽ được áp dụng để điều trị bệnh. Đối với trường hợp ho ra máu gây chảy quá nhiều máu dẫn đến mất máu, bệnh nhân cần được truyền máu để hạn chế mất máu, giúp duy trì lượng máu trong cơ thể.

Trường hợp ho ra máu do nhiễm trùng hô hấp, bệnh có thể tự khỏi sau đó. Nhưng nếu ho ra máu có kèm theo đờm do ung thư gây ra người bệnh không nên lơ là, cần tìm biện pháp khắc phục để tránh bệnh chuyển nặng gây ảnh hưởng đến sức khỏe và mạng sống.

Nếu có bất kỳ câu hỏi nào về triệu chứng ho ra máu, bạn nên liên hệ với bác sĩ để được tư vấn cụ thể hơn.

ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Nước ép dứa trị ho được không?

Các nhà khoa học cho rằng bệnh ho có thể điều trị được bằng các biện pháp tự nhiên thay...

trị ho cho bà bầu bằng rau tần dầy lá

Trị ho cho bà bầu bằng rau tần dầy lá an toàn hiệu quả

Trị ho cho bà bầu bằng rau tần dầy lá là mẹo dân gian được áp dụng tương đối phổ...

Cách trị ho cho trẻ 4-5-6 tháng tuổi an toàn, hiệu quả

Trẻ từ 4 đến 6 tháng tuổi có thể bị ho một vài lần trong năm do bị nhiễm trùng...

Cường Phế: Thành phần và tác dụng hỗ trợ trị ho

Trên thị trường hiện nay đang nổi lên sản phẩm Cường Phế với công dụng giảm ho và hỗ trợ...

11 loại tinh dầu giúp giảm cơn ho có thể bạn chưa biết

Một số tinh dầu có thể giúp bạn làm dịu cổ họng, chống lại vi khuẩn và làm giảm viêm....

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *