Vẩy nến ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Bệnh vẩy nến là một bệnh rối loạn tự miễn ảnh hưởng đến da. Nó có thể tấn công bất cứ ai kể cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mặc dù vẩy nến có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh nhưng nó thường không phổ biến.

bệnh vẩy nến ở trẻ sơ sinh
Mặc dù không phổ biến nhưng bệnh vẩy nến ở trẻ sơ sinh có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển của bé

Trẻ sơ sinh có thể bị vẩy nến?

Trên thực tế, vẩy nến ở trẻ sơ sinh là một tình trạng hiếm gặp, bệnh này thường phổ biến ở độ tuổi từ 15 đến 35. Nếu một đứa trẻ mắc bệnh vẩy nến, nó thường sẽ xuất hiện ở khu vực tã lót. Điều này làm cho việc chẩn đoán dễ bị nhầm lẫn thành hăm tã và chệch hướng khi điều trị.

Do đó, việc phát hiện và chẩn đoán bệnh vẩy nến ở trẻ sơ sinh cần được quan sát cẩn thận.

Nguyên nhân gây vẩy nến ở trẻ sơ sinh

Vẩy nến không phải là bệnh truyền nhiễm, vì vậy nó không thể lây truyền từ người này qua người khác. Hiện tại, các nhà khoa học vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh vẩy nến. Tuy nhiên, có một số yếu tố được cho là có thể góp phần vào sự phát triển bệnh vẩy nến ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và cả người lớn.

1 – Di truyền

Nhiều nhà khoa học tin rằng vẩy nến là bệnh kết hợp của di truyền và các yếu tố kích thích từ môi trường hoặc nhiễm trùng. Yếu tố di truyền là một thành phần mạnh mẽ dẫn đến bệnh vẩy nến ở trẻ sơ sinh.

Nếu trong gia đình có người mắc các bệnh tự miễn như bệnh về tuyến giáp, bệnh đa xơ cứng hoặc bệnh Crohn thì có khả năng bé cũng sẽ mắc bệnh, bao gồm cả vẩy nến. Nếu người mắc bệnh là cha hoặc mẹ thì tỷ lệ sẽ cao hơn.

Tìm hiểu thêm: Bệnh vảy nến có lây không? Cách phòng ngừa

2 – Nhiễm khuẩn

Nhiễm khuẩn có thể là một nguyên nhân khiến trẻ em bị vẩy nến. Làn da của bé rất non nớt nên rất dễ mắc bị ảnh hưởng bởi các tác nhân bên ngoài môi trường. Một số tác nhân có thể gây nhiễm trùng da ở bé bao gồm:

  • Thay đổi thời tiết thất thường.
  • Khí hậu nóng ẩm làm cơ thể bé tiết mồ hôi.
  • Vết xay xác nông hoặc sâu trên da.
  • Chó, mèo hoặc côn trùng cắn.

Dấu hiệu của bệnh vẩy nến ở trẻ sơ sinh

Ở trẻ sơ sinh, vị trí phổ biến của bệnh vẩy nến là mặt, cổ, khuỷu tay, đầu gối, khu vực mặc tã và da đầu. Hầu hết các loại bệnh vẩy nến thường dẫn đến các mảng da có màu trắng hoặc đỏ ở các bộ phận khác nhau trên cơ thể. Những mảng này có thể bị ngứa, đau hoặc thậm chí là nứt và chảy máu. Các triệu chứng khác có thể bao gồm:

  • Sưng và cứng khớp.
  • Xuất hiện đốm vảy nhỏ thường tập trung thành cụm.
  • Da nứt nẻ, khô và có thể bị chảy máu.
  • Móng tay dày.
  • Khó chịu, hay quấy khóc.

Xem thêm: Bệnh vẩy nến ở tay và chân: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chăm sóc

Những loại bệnh vẩy nến ở trẻ sơ sinh

Có nhiều loại bệnh vẩy nến khác nhau ở cả người lớn và trẻ em. Các loại vẩy nến bao gồm:

1 – Bệnh vẩy nến tã lót

Đây là bệnh vẩy nến chỉ xuất hiện ở trẻ sơ sinh khi tổn thương thường xuất hiện ở khu vực mặc tã lót. Điều này thường gây khó khăn cho công tác chẩn đoán bởi vì nó thường bị nhầm lẫn thành bệnh hăm tã.

2 – Bệnh vẩy nến mảng bám

Đây là bệnh vẩy nến phổ biến ở mọi lứa tuổi. Vẩy nến mảng bám thường có màu trắng, đỏ hoặc bạc. Chúng thường xuất hiện ở dưới lưng, da đầu, khuỷu tay hoặc đầu gối.

Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bệnh vẩy nến mảng bám có kích thước nhỏ và mềm mại hơn.

3 – Bệnh vẩy nến mủ

Bệnh vẩy nến mủ thường xuất hiện ở dạng các mảng đỏ với vùng trung tâm chứa mủ. Những mụn mủ này thường xuất hiện ở chân hoặc tay. Loại vẩy nến này thường không phổ biến ở trẻ em.

4 – Bệnh vẩy nến da đầu

Bệnh vẩy nến da đầu thường xuất hiện từng mảng vảy có màu trắng hoặc bạc. Đôi khi toàn bộ da đầu của bé đều xuất hiện các mảng bong tróc và có thể lây lan sang trán, cổ hoặc tai.

Bệnh vẩy nến da đầu không gây rụng tóc nhưng nó sẽ gây ngứa ngáy, nếu bé gãi mạnh thì sẽ gây rụng tóc tạm thời. Tuy nhiên, tóc sẽ mọc lại sau khi điều trị khỏi bệnh.

bệnh vẩy nến da đầu
Bệnh vẩy nến da đầu ở trẻ sơ sinh thường dễ bị nhẫm lẫn thành viêm da tiết bã

Ở trẻ sơ sinh, bệnh vẩy nến da dầu rất dễ bị nhầm lẫn thành bệnh viêm da tiết bã, thường xuất hiện ở dạng vảy nhờn, màu vàng trên da đầu.

5 – Bệnh vẩy nến thể giọt

Bệnh vẩy nến thể giọt xuất hiện với các dạng tổn thương nhỏ li ti trên bề mặt da. Đây là loại bệnh vẩy nến phổ biến thứ hai kể cả ở trẻ sơ sinh, trẻ em và người trưởng thành.

Bệnh vẩy nến thể giọt thường xuất hiện khi cơ thể bé bị nhiễm khuẩn hoặc bị xây xát trên da.

6 – Bệnh vẩy nến móng tay

Bệnh vẩy nến móng tay ảnh hưởng đến khu vực móng tay, móng chân. Bệnh thường khiến móng tay đổi màu, mọc móng bất thường.

Bệnh vẩy nến móng tay làm thay đổi kết cấu của móng, khiến chúng dễ bị tách ra khỏi ngón tay. Đối với các trường hợp nghiêm trọng, bệnh có thể khiến cho móng tay bị vỡ.

Tìm hiểu thêm: Tổng quan về bệnh vảy nến thể đồng tiền

Chẩn đoán bệnh vẩy nến ở trẻ sơ sinh

Cách duy nhất để chẩn đoán bệnh vẩy nến ở trẻ sơ sinh là quan sát cẩn thận các tình trạng da. Không giống như các bệnh phát ban khác, bệnh vẩy nến thường xuất hiện các mảng bám, vảy màu trắng, bạc hoặc đỏ.

Vẩy nến ở trẻ sơ sinh có thể tập trung ở đầu gối, mặt, da đầu, khuỷu tay và cổ. Nếu bé bị phát ban kéo dài mặc cho bạn đã áp dụng các phương pháp khắc phục tại nhà, bạn nên đưa bé đến bác sĩ nhi khoa để nhận được sự trợ giúp y tế.

Điều trị bệnh vẩy nến ở trẻ sơ sinh

Bệnh vẩy nến ở trẻ sơ sinh thường khó phát hiện và điều trị hơn ở người lớn. Bởi vì một số loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ không có lợi cho sự phát triển của bé. Do đó, bạn cần cân nhắc và tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi khoa.

1 – Điều trị vẩy nến ở trẻ sơ sinh tại nhà

Nếu bệnh vẩy nến ở trẻ sơ sinh chỉ xuất hiện các triệu chứng nhẹ thì bạn có thể áp dụng các phương pháp điều trị ngay tại nhà, bao gồm:

  • Tránh nơi quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Giữ cho trẻ luôn khô ráo, sạch sẽ.
  • Cho bé tiếp xúc với ánh nắng mặt trời tự nhiên từ 6 giờ đến 7 giờ sáng.

Bệnh vẩy nến ở trẻ sơ sinh cần được điều trị kịp lúc và có sự hướng dẫn chỉ định của bác sĩ. Trong một số trường hợp, bệnh vẩy nến ở trẻ sơ sinh sẽ biến mất sau thời gian điều trị. Tuy nhiên, ở một số bé bệnh có thể xấu đi và kéo dài đến tuổi trưởng thành.

Đừng bỏ qua: 12+ cách trị bệnh vẩy nến tại nhà đơn giản, hiệu quả nhất

2- Sử dụng thuốc

Có một vài loại thuốc được đề nghị để điều trị bệnh vẩy nến ở trẻ sơ sinh, bao gồm:

  • Sử dụng steroid tại chỗ theo chỉ định của bác sĩ.
  • Sử dụng vitamin D hoặc thuốc ức chế calcineurin tại chỗ.
  • Trong một số trường hợp bác sĩ có thể đề nghị sử dụng một loại kem corticosteroid tại chỗ hoặc một loại thuốc tên là Dovonex cream.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm dành riêng cho bệnh vẩy nến ở trẻ sơ sinh.

Những thông tin trong bài viết này này mang tính chất tham khảo, không thể thay thế chẩn đoán và chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.Trường hợp phát hiện bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh, phụ huynh nên nhanh chóng đưa con em mình đi khám để được điều trị kịp thời nhằm kiểm soát tốt bệnh.

Có thể bạn quan tâm

bệnh vảy nến có tự khỏi không

Bệnh vảy nến có tự khỏi không, làm sao nhanh hết?

Vảy nến là bệnh lý da liễu tự miễn mãn tính thường gây ra các triệu chứng da khô ráp,...

Vảy nến và hắc lào khác nhau như thế nào?

Bệnh vảy nến và hắc lào đều có triệu chứng chung là da nổi mảng đó, có vảy… Tuy nhiên,...

Nhiều người thắc mắc, liệu mắc bệnh vảy nến có ăn được thịt gà không?

Mắc bệnh vảy nến có ăn được thịt gà không?

Bệnh nhân vảy nến nên tránh ăn thịt gà và những loại thực phẩm giàu protein khác. Các loại thực...

Vẩy nến da đầu: Thông tin về bệnh và cách điều trị

Vảy nến da đầu là bệnh thường gặp nhưng dễ bị nhầm lẫn với bệnh viêm da tiết bã (còn...

Mẹo chữa bệnh vảy nến bằng lá lốt

Chữa bệnh vảy nến bằng lá lốt là một trong những phương pháp điều trị theo dân gian vừa lành...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *