12+ cách trị bệnh vẩy nến tại nhà đơn giản, hiệu quả nhất

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Bên cạnh việc sử dụng thuốc kê đơn và các phương pháp chữa trị chuyên sâu theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh có thể lựa chọn và áp dụng những cách trị bệnh vẩy nến tại nhà như sinh hoạt điều độ, tận dụng thảo dược thiên nhiên, xây dựng chế độ ăn uống, dưỡng ẩm da, ngâm nước ấm… Những biện pháp này có thể giúp bạn cải thiện tốt tình trạng ở trường hợp nhẹ khi dùng độc lập hoặc hỗ trợ điều trị, kiểm soát triệu chứng và phòng ngừa tái phát ở trường hợp nặng khi dùng kết hợp với các phương pháp khác.

Cách điều trị bệnh vẩy nến tại nhà
Xây dựng một chế độ ăn lành mạnh và tránh xa tác nhân gây kích ứng da cũng như sử dụng thuốc đều đặn theo yêu cầu của bác sĩ sẽ giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi triệu chứng bệnh vẩy nến.

Cách chữa bệnh vẩy nến tại nhà đơn giản, hiệu quả

Bệnh vẩy nến là bệnh viêm da thường gặp, xuất hiện ở dạng mãn tính. Nguyên nhân làm phát sinh các triệu chứng của bệnh là do hệ thống miễn dịch gặp vấn đề, kích hoạt sự phát triển và hình thành quá mức của những tế bào da mới.

Sự rối loạn của hệ thống miễn dịch khiến da khô ráp, hình thành những mảng vảy bạc trắng rìa đỏ hoặc hồng trên bề mặt kèm theo tình trạng bong tróc, nứt nẻ, đau đớn và ngứa ngáy. Ở nhiều trường hợp vùng da bệnh có thể bị chảy máu, loét da, sưng và cứng khớp. Những triệu chứng này tập trung chủ yếu ở đầu, khuỷu chân, khuỷu tay, đầu gối và những nơi có nếp gấp khác.

Không có biện pháp điều trị dứt điểm bệnh vảy nến. Tuy nhiên, người bệnh có thể kiểm soát triệu chứng, làm giảm tình trạng và phòng ngừa các đợt cấp của bệnh bằng nhiều phương pháp khác nhau.

Đối với trường hợp nhẹ, người bệnh có thể áp dụng các cách trị bệnh vẩy nến tại nhà để làm giảm tình trạng và kiểm soát triệu chứng. Đối với những trường hợp nặng, bệnh nhân nên sử dụng kết hợp phương pháp điều trị chuyên sâu cùng với biện pháp nến tại nhà như sinh hoạt điều độ, tận dụng thảo dược thiên nhiên, xây dựng chế độ ăn uống, dưỡng ẩm da, ngâm nước ấm… để hỗ trợ điều trị, kiểm soát triệu chứng và phòng ngừa tái phát.

Danh sách những cách trị bệnh vẩy nến tại nhà người bệnh có thể tham khảo và áp dụng:

1. Giữ da luôn ẩm

Vẩy nến thường khiến da trở nên khô ráp và gây ngứa ngáy. Vì vậy, để giữ cho da luôn mềm mịn và hạn chế tình trạng bong tróc, bạn nên lựa chọn những sản phẩm dưỡng ẩm có độ ẩm cao.

Tuy nhiên, khi chọn kem dưỡng ẩm, các bạn nên tìm những dòng kem thuộc các thương hiệu nổi tiếng. Tốt nhất nên sử dụng những sản phẩm có chiết xuất từ tự nhiên để đảm bảo an toàn cho da. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dùng dầu dừa, dầu ô liu, mật ong,… để dưỡng ẩm cho da.

Lưu ý: Để chất dưỡng ẩm phát huy tác dụng làm mềm và tránh bong tróc da, bạn nên thoa kem ngay sau khi tắm xong.

Xem thêmCách chăm sóc làn da bị bệnh vẩy nến ai cũng nên biết

2. Ngâm da trong nước ấm

Nước ấm có tác dụng làm mềm và nở các mảng da sần sùi, giúp loại bỏ vẩy và giảm bớt ngứa ngáy do bệnh gây ra. Tuy nhiên, trong quá trình tắm bạn hãy cẩn thận, bởi nước quá nóng có thể khiến triệu chứng bệnh thêm nặng.

Điều trị bệnh vẩy nến tại nhà
Sử dụng nước ấm ngâm mình giúp cải thiện bệnh.

Tốt nhất chỉ nên ngâm mình trong nước có độ ấm vừa phải và thời gian tắm hợp lý là khoảng 15 phút.

3. Dùng băng keo băng sau khi bôi thuốc

Sau khi bôi kem dưỡng ẩm hoặc thuốc mỡ, bạn nên dùng băng keo băng kín lại. Cách làm này sẽ giúp thuốc được giữ lại tại vùng da bị ảnh hưởng một khoảng thời gian dài, giúp thẩm thấu sâu vào da và làm tăng công điều trị. Đồng thời băng kín cũng được xem là cách che vết loét, hạn chế vi khuẩn và bụi bẩn bám dính gây nhiễm trùng.

4. Tắm nắng

Đây được xem là giải pháp điều trị khá hữu ích đối với người bị bệnh vẩy nến. Ánh nắng mặt trời chứa tia cực tím có tác dụng kháng khuẩn, giúp loại bỏ gây nhiễm trùng trên da. Đồng thời, chúng còn giúp làm chậm sự tăng trưởng của các tế bào da, hỗ trợ làm giảm triệu chứng bệnh vẩy nến.

Để đạt được kết quả điều trị khả quan, bạn nên tắm nắng thường xuyên trong cùng một khoảng thời gian nhất định.

Cách chữa bệnh vẩy nến tại nhà
Tắm nắng cũng là một trong những cách tự nhiên giúp hỗ trợ điều trị vẩy nến thể nhẹ.

Bên cạnh những điểm tích cực, ánh nắng mặt trời cũng chính là tác nhân khiến vẩy nến trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, khi tiến hành điều trị bằng cách tắm nắng, các bạn nên tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Đặc biệt khi ra ngoài trời nắng, nhất là từ khung giờ 10 đến 14 giờ, các bạn nên che chắn cẩn thận. Bởi đây là khoảng thời gian tia cực tím và tia hồng ngoại hoạt động mạnh nhất, gây nguy hại đến da.

Tham khảo thêm: Điều trị vảy nến bằng UVB là gì? Chi phí & điều cần biết

5. Dùng muối Epsom hoặc muối biển chết

Muối Epsom hoặc muối biển chết có tác dụng trong việc dưỡng ẩm, giúp cải thiện làn da khô rát và bong tróc. Bên cạnh đó, chúng còn hỗ trợ giảm thiểu tình trạng ngứa ngáy do vẩy nến gây ra. Cách sử dụng muối biển đạt kết quả tốt nhất là bạn nên hòa tan chúng trong bồn tắm và ngâm mình.

6. Nghệ

Nhờ đặc tính kháng viêm và chống khuẩn tự nhiên khá mạnh mẽ, nghệ từ lâu đã được chứng minh có tác dụng trong việc hỗ trợ điều trị và hạn chế bùng phát vẩy nến. Các nhà nghiên cứu đã thử sử dụng hoạt chất curcumin trong nghệ vàng kết hợp với thuốc steroid bôi tại chỗ để điều trị. Bên cạnh đó, họ cũng cho người bệnh áp dụng chế độ ăn uống ít chất béo. Và kết quả là triệu chứng của bệnh được cải thiện.

Cách trị bệnh vẩy nên tại nhà
Nghệ không chỉ giúp làm mềm mịn da mà còn hỗ trợ làm giảm tình trạng bong tróc da do vẩy nến gây ra

Bạn có thể sử dụng nghệ nguyên chất làm gia vị trong chế biến món ăn. Hoặc cũng có thể bổ sung nghệ cho cơ thể dưới dạng thực phẩm chức năng hoặc thuốc viên. Tuy nhiên, trước khi dùng thuốc bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết liều lượng dùng phù hợp.

7. Bột yến mạch

Yến mạch không chỉ giúp cân bằng độ ẩm trên da mà còn giúp làm mềm, hạn chế tình trạng da bị kích ứng do vẩy nến. Bên cạnh đó, nguyên liệu tự nhiên này còn giúp làm giảm tấy đỏ và ngứa ngáy.

Người bệnh chỉ cần sử dụng bột yến mạch với lượng vừa đủ hòa tan trong nước tắm và ngâm mình. Hoặc bạn cũng có thể cho chúng vào chiếc khăn mềm và mỏng rồi chà xát lên vùng da bị vẩy nến. Thực hiện đều đặn mỗi ngày để đạt được kết quả như mong đợi.

8. Giấm táo

Từ lâu, giấm táo được sử dụng như một chất khử trùng giúp điều trị viêm nhiễm và bỏng nhẹ. Ngoài ra, chúng cũng được dùng như một liệu pháp thay thế tự nhiên giúp hỗ trợ làm giảm triệu chứng của bệnh vẩy nến.

Biện pháp điều trị vẩy nến tại nhà
Giấm táo có tính kháng khuẩn và kháng viêm giúp tái tạo và làm lành vết tổn thương, rất hữu ích trong việc điều trị vẩy nến.

Người bệnh chỉ cần dùng bông gòn thấm giấm và thoa đều lên vùng da bị vẩy nến. Nếu vẩy nến móng chân hoặc tay, bạn đổ giấm vào một chiếc bát và ngâm.

9. Nha đam

Nha đam có đặc tính làm mát và giúp chữa lành vết thương, rất hữu ích trong việc điều trị bệnh vẩy nến. Bên cạnh đó, chúng cũng giúp làm giảm viêm và giảm kích ứng, hỗ trợ trị ngứa.

Người bệnh chỉ cần sử dụng gel nha đam bôi lên da bị vẩy nến và massage nhẹ nhàng trong vòng vài phút. Tiếp đó, bạn rửa lại bằng nước sạch rồi dùng khăn lau khô. Liệu trình điều trị vẩy nến bằng nha đam khoảng 5 ngày liên tiếp. Sau đó, các bạn nghỉ vài ngày rồi lại tiếp tục sử dụng biện pháp này.

Lưu ý: Nha đam tuy là nguyên liệu tự nhiên an toàn nhưng đối với những người có làn da nhạy cảm chúng có thể gây kích ứng và khiến bệnh thêm nặng. Do đó, để chắc chắn an toàn, bạn nên kiểm tra xem da có dị ứng hay không bằng cách thoa gel nha đam vào lòng trong cánh tay. Các bạn chờ 24 giờ nếu không có dấu hiệu bất thường, bạn có thể dùng chúng để điều trị vẩy nến.

10. Xây dựng chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng

Theo Tổ chức Bệnh Vẩy nến Quốc gia Hoa Kỳ (National Psoriasis Foundation), bổ sung thực phẩm giàu khoáng chất và vitamin mang lại kết quả khả quan trong việc hỗ trợ điều trị vẩy nến. Cụ thể:

Chữa bệnh vẩy nến tại nhà
Ăn uống không giúp điều trị vẩy nến nhưng chúng có thể giúp làm tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa bệnh tái phát.
  • Thức ăn và nước uống có hàm lượng vitamin D dồi dào có tác dụng giảm bớt các triệu chứng của bệnh ở mức độ nhẹ. Bởi vitamin D giúp tăng cường chức năng của hệ miễn dịch và làm chậm sự tăng trưởng của tế bào da.
  • Thực phẩm chứa acid béo không no như acid béo omega – 3 có công dụng tích cực giúp kháng viêm và tăng sức đề kháng, cải thiện triệu chứng vẩy nến. Nguồn thức ăn giàu hàm lượng acid béo omega – 3 đó là dầu ô liu, dầu cá, dầu hoa hướng dương, dầu hạt lanh, hạt bí đỏ, cá hồi, cá trích, quả óc chó,…

Bên cạnh thực phẩm cần bổ sung, bạn cũng nên loại bỏ những thức ăn khiến bệnh trở nên tồi tệ hơn như thức ăn nhanh, thịt đỏ, thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn mặn hoặc chứa nhiều đường tinh chế,… Ngoài ra, đồ uống có cồn như rượu, bia cũng có thể kích hoạt khiến bệnh vẩy nến bùng phát mạnh mẽ. Do đó, bạn nên loại bỏ chúng khỏi khẩu phần ăn hàng ngày.

Tham khảo thêm: Bệnh vảy nến nên ăn gì, kiêng gì giảm nhanh triệu chứng?

11. Giảm stress, căng thẳng

Một trong những nguyên nhân sâu xa khiến vẩy nến thể nhẹ chuyển sang mạn tính đó là căng thẳng và stress kéo dài. Vì vậy, để làm giảm bớt triệu chứng bệnh bạn nên biết cách kiểm soát stress và căng thẳng.

Chữa bệnh vẩy nến tại nhà
Tập yoga có thể giảm căng thẳng giúp hỗ trợ điều trị triệu chứng bệnh.

Tốt nhất các bạn nên có kế hoạch cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi. Đồng thời nên tiến hành các phương pháp giảm stress như tập thể dục, yoga hoặc thiền định mỗi ngày.

12. Tránh xa thuốc lá, nước hoa, mỹ phẩm

Hút thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ bùng phát bệnh vẩy nến, ngay cả khi bạn hút thụ động. Bởi trong thuốc lá có chứa hàng ngàn hóa chất độc hại gây kích ứng da khiến bệnh trở nên phức tạp hơn. Do đó, nếu trong nhà có người bị vẩy nến, các thành viên còn lại tuyệt đối không nên hút thuốc. Trong trường hợp không kiềm chế được cơn thèm, bạn nên đi ra ngoài hút và chờ cho khói tản đi hết rồi hay quay lại nhà.

Ngoài ra, người bệnh cũng nên tránh xa các sản phẩm dễ gây kích ứng da như nước hoa và mỹ phẩm. Bởi chúng chứa lượng lớn hóa chất có thể khiến bệnh chuyển biến xấu. Tốt nhất bạn nên lựa chọn những sản phẩm chăm sóc có chiết xuất tự nhiên hoặc dòng kem dành riêng cho da nhạy cảm.

13. Cách làm giảm triệu chứng và trị bệnh vẩy nến tại nhà bằng lá trầu không

Để kiểm soát bệnh vẩy nến và những biện pháp đi kèm, người bệnh nên thêm lá trầu không vào quá trình chữa trị vẩy nến. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong tinh dầu của lá trầu không là rất nhiều hoạt chất có lợi mang khả năng kháng sinh và kháng khuẩn tự nhiên. Vì thế việc sử dụng nguyên liệu thiên nhiên này sẽ giúp bạn làm dịu các vết loét, giảm sưng, viêm, ngứa và đỏ da.

Ngoài ra những dưỡng chất trong lá trầu không còn có tác dụng dưỡng ẩm, phòng ngừa và cải thiện tình trạng khô ráp, nứt nẻ và chảy máu da. Đồng thời giúp làm giảm cảm giác đau rát, bong tróc và nhiều triệu chứng khó chịu khác.

Cách 1: Đắp lá trầu không trị vẩy nến

Nguyên liệu:

  • Dùng 1 nắm lá trầu không.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá trầu không, nên sử dụng nước muối để đảm bảo nguyên liệu đã được vệ sinh sạch
  • Thực hiện giã nát lá trầu không trong cối, dùng rây lọc hoặc vải mùng để chắc lấy nước cốt
  • Vệ sinh sạch sẽ những vùng da cần điều trị, sau đó thoa trực tiếp nước cốt để khắc phục triệu chứng
  • Để nước cốt lá trầu không khô tự nhiên trên da, giữ nguyên hoặc dùng nước ấm vệ sinh lại sau 30 phút
  • Thực hiện mỗi ngày 1 lần để kiểm soát bệnh vẩy nến và các triệu chứng.

Cách 2: Chữa vẩy nến bằng lá trầu không kết hợp bèo hoa dâu, rau răm và muối hạt

Nguyên liệu:

  • 1 nắm á trầu không
  • 1 nắm bèo hoa dâu
  • 1 ít rau răm
  • 1 ít muối hạt

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch kỹ lá trầu không, bèo hoa dâu và rau răm
  • Cho lá trầu không, bèo hoa dâu và rau răm vào nồi, thêm 2 lít nước
  • Thực hiện đun sôi trong 10 phút, thêm muối hạt vào nồi thuốc, khuấy đều
  • Để nước thuốc nguội bớt, dùng nước này rửa và ngâm vùng da bệnh hoặc sử dụng một lượng vừa đủ nước lạnh để làm ấm nước thuốc, sử dụng nước thuốc để tắm
  • Trong thời gian sử dụng nước thuốc, người bệnh nên lấy phần bã để nhẹ nhàng chà xát lên vùng da bệnh nhằm tăng hiệu quả điều trị.

Cách 3: Sử dụng kết hợp lá trầu không, muối hạt và rau răm trị vẩy nến ở đầu

Nguyên liệu:

  • 1 nắm lá trầu không
  • Một ít muối hạt
  • Một ít rau răm.

Cách thực hiện:

  • Ngâm và rửa sạch lá trầu không cùng với rau răm trong nước muối
  • Cho lá trầu không và rau răm vào nồi, thêm 2 lít nước, tiến hành đun sôi
  • Sau 10 phút, thêm muối hạt vào nồi thuốc, khuấy đều
  • Để nước nguội bớt, vớt bỏ phần bã và sử dụng nước này để gội đầu
  • Người bệnh áp dụng cách kết hợp lá trầu không, muối hạt và rau răm trị vẩy nến ở đầu mỗi tuần 4 lần để kiểm soát tình trạng.
Cách làm giảm triệu chứng và trị bệnh vẩy nến tại nhà bằng lá trầu không
Cách làm giảm triệu chứng và trị bệnh vẩy nến tại nhà bằng lá trầu không

14. Cách cấp ẩm, kiểm soát triệu chứng của bệnh vẩy nến bằng dầu dừa

Trong thành phần của dầu dừa chứa rất nhiều loại axit béo có lợi, điển hình như axit linoleic, axit lauric, axit oleic, axit panmitic… Thành phần này có tác dụng cung cấp độ ẩm cần thiết cho làn da. Từ đó giúp làm giảm tình trạng khô da, bong tróc, chống nứt nẻ và cải thiện cảm giác ngứa ngáy, đau rát.

Ngoài ra những axit béo có lợi trong dầu dừa còn có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn nhẹ, làm sạch tế bào chết, làm dịu bề mặt da. Đồng thời giúp kiểm soát tốt sự hình thành và tăng đột biến của lớp sừng da, kiểm soát tốt bệnh vẩy nến và các triệu chứng đi kèm.

Cách 1: Dùng dầu dừa nguyên chất chữa bệnh vẩy nến

Nguyên liệu:

  • Dầu dừa nguyên chất với liều lượng vừa đủ.

Cách thực hiện:

  • Đựng dầu dừa trong một chén nhỏ và đặt chén này trong một tô nước ấm
  • Dùng nước làm sạch vùng da cần điều trị, lau nhẹ bằng khăn và đợi đến khi da khô hoàn toàn
  • Thoa trực tiếp dầu dừa lên vùng da bệnh, dùng các đầu ngón tay massage nhẹ
  • Sau 60 phút, dùng nước ấm rửa sạch da
  • Thực hiện 1 lần mỗi ngày.

Cách 2: Kết hợp dầu dừa và dầu cây trà làm giảm các triệu chứng của bệnh vẩy nến

Nguyên liệu:

  • Dầu dừa nguyên chất
  • Dầu cây trà.

Cách thực hiện:

  • Cho dầu dừa và dầu cây trà vào chén, trộn đều theo tỉ lệ 3:1
  • Mang chén nguyên liệu hấp cách thủy trong 5 phút, để nguội
  • Làm sạch vùng da bị vẩy nến, bôi thuốc
  • Đợi khoảng 30 phút thì dùng nước ấm vệ sinh lại vùng da bệnh.
  • Thực hiện 1 lần mỗi ngày.

Cách 3: Chữa bệnh vẩy nến bằng cách kết hợp dầu dừa và lô hội

Nguyên liệu:

  • Dầu dừa nguyên chất
  • 1 nhánh lô hội.

Cách thực hiện:

  • Mang lô hội rửa sạch, gọt vỏ và lấy phần thịt
  • Nghiền nát thịt lô hội
  • Trộn dầu dừa nguyên chất cùng với lô hội theo tỉ lệ 2:3
  • Thoa trực tiếp hỗn hợp này lên vùng da bệnh sau khi đã vệ sinh da sạch sẽ
  • Dùng nước ấm rửa sạch da sau 60 phút
  • Sử dụng hỗn hợp dầu dừa và lô hội mỗi ngày 1 lần.
Cách cấp ẩm, kiểm soát triệu chứng của bệnh vẩy nến bằng dầu dừa
Cách cấp ẩm, kiểm soát triệu chứng của bệnh vẩy nến bằng dầu dừa

Xem chi tiết: 9 Cách điều trị vảy nến bằng dầu dừa – Mẹo hay dân gian

15. Cách sử dụng sữa chua trị bệnh vẩy nến, giảm viêm, giảm ngứa tại nhà

Sữa chua nằm trong danh sách những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, rất tốt cho sức khỏe của làn da và sức khỏe tổng thể. Cụ thể trong loại thực phẩm này rất giàu vitamin C, vitamin D, kẽm, canxi, axit lactic và probiotic. Vì thế nếu ăn 1 hũ sữa chua mỗi ngày, người bệnh có thể tăng cường bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, dưỡng da từ bên trong, tăng cường hệ miễn dịch và cải thiện các hoạt động của hệ tiêu hóa.

Ngoài ra sữa chua còn có tác dụng tăng cường lợi khuẩn cho cơ thể, giúp kháng viêm và kháng khuẩn gây hại từ bên trong. Khi dùng bôi ngoài, sữa chua có tác dụng cấp ẩm cho làn da, giúp phòng ngừa và cải thiện tình trạng da bong tróc, khô ráp, nứt nẻ do vẩy nến. Đồng thời giúp đẩy lùi phản ứng viêm, làm dịu bề mặt da, giảm ngứa ngáy và đau rát ngay tại vùng da bệnh.

Hướng dẫn thực hiện cách sử dụng sữa chua trị bệnh vẩy nến, giảm viêm, giảm ngứa tại nhà

Nguyên liệu:

  • 1 hũ sữa chua không đường.

Cách thực hiện:

  • Sử dụng nước ấm hoặc xà phòng chuyên dụng để vệ sinh sạch sẽ vùng da bệnh
  • Dùng sữa chua không đường thoa đều lên vùng da bệnh, massage nhẹ 5 phút
  • Đợi từ 30 đến 60. phút để những dưỡng chất trong sữa chua thấm sâu vào da
  • Dùng nước mát vệ sinh lại vùng da bệnh
  • Người bệnh nên kiên trì ăn 1 hũ sữa chua mỗi ngày kết hợp đắp sữa chua không đường lên vùng da bệnh từ 3 – 4 lần/ tuần để các triệu chứng của bệnh vẩy nến nhanh chóng được cải thiện.

Lưu ý an toàn:

  • Không nên sử dụng sữa chua có đường hoặc chứa hương liệu để đắp lên vùng da bệnh. Bởi điều này có thể gây nên tình trạng kích ứng da và làm nặng hơn các triệu chứng của bệnh vẩy nến.

16. Cách cấp ẩm, làm lành tổn thương và điều trị bệnh vẩy nến tại nhà bằng dầu ô liu

Trong dầu ô liu chứa những thành phần quan trọng gồm chất béo không bão hòa đơn, chất béo bão hòa, axit béo omega-3, axit béo omega-6, vitamin K, vitamin E (thành phần chống oxy hóa). Nhờ đó, dầu ô liu có khả năng cung cấp độ ẩm cần thiết cho cơ thể và làn da, giúp da sáng, phòng ngừa tình trạng bong da và nứt nẻ.

Ngoài ra những thành phần có lợi trong dầu ô liu còn có tác dụng kích thích cơ thể sản sinh và tổng hợp collagen cùng elastin, giúp tái tạo tế bào da, làm dịu cảm giác ngứa ngáy, đau rát và đẩy nhanh quá trình làm lành tổn thương.

Hơn thế vitamin trong dầu ô liu là một thành phần chống oxy hóa. Thành phần này không chỉ có tác dụng dưỡng ẩm, dưỡng sáng da mà còn giúp loại bỏ gốc tự do, ngăn chặn quá trình lão hóa da sớm và bảo vệ làn da khỏi những tác nhân gây hại.

Hướng dẫn thực hiện cách cấp ẩm, làm lành tổn thương và điều trị bệnh vẩy nến tại nhà bằng dầu ô liu

Nguyên liệu:

  • Dầu ô liu.

Cách thực hiện:

  • Dùng nước làm sạch vùng da bị vẩy nến và cần điều trị
  • Dùng khăn bông mềm lau khô da và đợi đến khi da khô hoàn toàn
  • Thoa trực tiếp và thoa đều dầu ô liu lên vùng da bệnh, dùng các đầu ngón tay massage nhẹ để những tinh chất có thể thấm sâu vào da và phát huy tác dụng
  • Nghỉ ngơi và thư giãn
  • Sáng hôm sau dùng nước ấm rửa sạch da
  • Thực hiện 1 lần mỗi ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Cách cấp ẩm, làm lành tổn thương và điều trị bệnh vẩy nến tại nhà bằng dầu ô liu
Cách cấp ẩm, làm lành tổn thương và điều trị bệnh vẩy nến tại nhà bằng dầu ô liu

17. Cách sử dụng kem bôi và thuốc không kê đơn kiểm soát bệnh vẩy nến và các triệu chứng

Để điều trị bệnh vẩy nến và kiểm soát các triệu chứng của bệnh, người bệnh có thể sử dụng các loại kem bôi/ thuốc bôi không kê đơn thoa đều lên vùng da bệnh hoặc dùng dầu gội chứa axit salicylic (đối với vẩy nến da đầu) gội đầu mỗi ngày. Những loại thuốc này có tác dụng làm mềm da, cấp ẩm, kích thích bong sừng và đẩy nhanh quá trình loại bỏ lớp vảy trắng trên vùng da bệnh.

Vì là thuốc không kê đơn nên người bệnh có thể dễ dàng mua dầu gội, thuốc bôi ở những nhà thuốc tư nhân. Dù mang đến hiệu quả cao trong việc kiểm soát các triệu chứng của bệnh vẩy nến nhưng việc sử dụng những loại thuốc chứa axit salicylic có khả năng gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn, đặc biệt là khi sử dụng thuốc trên diện rộng, dùng nhiều và dùng trong thời gian dài.

Vì thế bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng hoặc trao đổi thông tin về cách dùng, liều lượng cùng bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Điều này sẽ giúp bạn đảm bảo an toàn và đảm bảo hiệu quả trong việc điều trị bệnh.

Những điều cần lưu ý trong thời gian điều trị bệnh vẩy nến

Những cách trị bệnh vẩy nến tại nhà có thể giúp người bệnh kiểm soát tốt các triệu chứng ở trường hợp nhẹ và hỗ trợ điều trị bệnh ở trường hợp nặng khi sử dụng kết hợp với phương pháp chuyên sâu. Bên cạnh đó phương pháp điều trị này tương đối an toàn và phù hợp với thể trạng của nhiều người.

Tuy nhiên để đảm bảo mức độ an toàn và hiệu quả chữa bệnh của các phương pháp, người bệnh cần lưu ý thêm những điều sau đây:

  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi quyết định đưa bất kỳ phương pháp nào vào quá trình chữa vẩy nến.
  • Nên áp dụng các cách trị vẩy nến ở nhà cho những trường hợp nhẹ để kiểm soát triệu chứng. Đối với trường hợp nặng, triệu chứng vẩy nến lan trên vùng da rộng và có khả năng phát sinh biến chứng, người bệnh nên tập trung chữa bệnh với những phương pháp chuyên sâu kết hợp chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh.
  • Các nguyên liệu dùng trong điều trị bệnh vẩy nến cần được đảm bảo đã vệ sinh sạch sẽ để ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm xuất hiện.
  • Thường xuyên vệ sinh vùng da bệnh sạch sẽ, không nên gãi hoặc chà sát mạnh lên da
  • Nên ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, tăng cường bổ sung những loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, vitamin, axit béo omega-3 và nhiều thành phần quan trọng khác.
  • Uống đủ 2,5 lít nước mỗi ngày để cấp nước và cấp ẩm cho da
  • Nên tăng cường vận động, thường xuyên tập luyện thể theo, nghỉ đủ giấc, dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý để nâng cao sức khỏe, sức đề kháng và hỗ trợ chữa bệnh.
  • Kiểm soát căng thẳng, tránh lo âu kéo dài.
  • Vì mang đến hiệu quả chậm hơn so với các phương pháp chuyên sâu nên người bệnh cần kiên trì áp dụng các cách chữa vẩy nến tại nhà để có thể cảm nhận hiệu quả.
  • Người bệnh cần đến chuyên khoa da liễu và tiến hành thăm khám khi những triệu chứng của bệnh không thuyên giảm cũng như không được kiểm soát bởi những phương pháp đang áp dụng. Khi đó bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn điều trị bệnh vẩy nến với những phương pháp thích hợp hơn.
Tiến hành thăm khám khi những triệu chứng của bệnh không thuyên giảm
Nên đến chuyên khoa da liễu và tiến hành thăm khám khi những triệu chứng của bệnh vẩy nến không thuyên giảm khi áp dụng các cách điều trị

Nhìn chung các biện pháp khắc phục triệu chứng vẩy nến tại nhà chỉ có tác dụng trong những trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ. Nếu bệnh chuyển nặng, cách duy nhất để điều trị và ngăn ngừa bệnh biến chứng là người bệnh nên tuân thủ theo đúng toa thuốc bác sĩ kê đơn.

ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị từ y khoa.

Có thể bạn quan tâm

Các biến chứng của bệnh vảy nến

Các biến chứng vảy nến có thể gặp khi bệnh trở nặng

Các biến chứng do bệnh vảy nến gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và sức...

Vẩy nến và béo phì: Tìm hiểu mối liên hệ giữa chúng

Bạn có biết rằng bệnh vẩy nến có liên quan chặt chẽ đến cân nặng của bạn. Theo thống kê...

Vảy nến ở nách làm sao điều trị, ngừa tái phát?

Vảy nến ở nách là một tổn thương ngoài da, đồng thời là một đặc trưng cơ bản của bệnh...

Bệnh vẩy nến thể giọt (Guttate): Biểu hiện, điều trị (tại nhà + thuốc)

Theo Tổ chức Bệnh vẩy nến Quốc gia (NPF), có khoảng 10% người bị vẩy nến phát triển thành bệnh...

Bệnh chàm

Phân biệt vảy nến, chàm và viêm da cơ địa

Bệnh vảy nến, chàm và viêm da cơ địa đều có điểm chung là xuất hiện trên bề mặt da,...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *