Chữa vảy nến bằng tỏi được không? Cách thực hiện
Có lẽ bạn đã từng nghe việc chữa bệnh vảy nến bằng tỏi nhưng không thực sự tin tưởng. Trong một số tài liệu nghiên cứu cho thấy, trong tỏi có chứa nhiều thành phần hoạt chất có tác dụng giảm ngứa, sưng tấy và ức chế một số nấm hay vi khuẩn gây hại. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để biết chính xác công thức điều trị bệnh vảy nến từ nguyên liệu lành tính này.
Vảy nến là một dạng viêm da cơ địa với đặc trưng là tình trạng da đóng vảy, bong tróc, sưng tấy và kèm theo đó là những cơn ngứa ngáy khó chịu. Đôi khi, vết thương có thể gây ra những cơn đau đớn, thậm chí rỉ máu nếu gãy quá mạnh hay bị tác động bởi một số yếu tố. Căn bệnh vảy nến có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, kể cả người lớn và trẻ nhỏ.
Tuy bệnh vảy nến không phải là bệnh đe dọa đến tính mạng con người nhưng chúng để lại không ít sự khó chịu cho người bệnh. Thậm chí, những vết sẹo để lại sau khi lành bệnh không được chăm sóc đúng cách có thể khiến người bệnh mất tự tin và làm giảm giá trị thẩm mỹ.
Để khắc phục các triệu chứng của bệnh vảy nến, ngoài việc sử dụng thuốc bôi ngoài theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh cũng có thể tận dụng một số mẹo vặt dân gian. Đa phần, mẹo vặt này là các bài thuốc sử dụng nguyên liệu thiên nhiên lành tính, vừa rẻ tiền vừa dễ kiếm. Tại sao người bệnh không áp dụng ngay bài thuốc từ tỏi để khắc phục triệu chứng do bệnh vảy nến gây ra cũng như ngăn chặn các biến chứng về sau?
Tìm hiểu công dụng của tỏi trong việc chữa bệnh vảy nến
Tỏi là loại nguyên liệu quen thuộc và không thể thiếu trong gian bếp mỗi gia đình. Ngoài công dụng làm gia vị, tỏi còn được dân gian sử dụng khá nhiều để bào chế thành thuốc điều trị và phòng tránh một số loại bệnh.
Trong một số tài liệu nghiên cứu khoa học mới đây cho biết, trong tỏi có chứa nhiều thành phần hoạt chất có tác dụng tốt trong việc ức chế và tiêu diệt các vi khuẩn, nấm gây bệnh. Điển hình như: Selenium, Allicin, Ajoene, Liallyl sulfide,… Thành phần enzyme có trong tỏi kết hợp với acid arachidonic có tác dụng ức chế chất lipoxygenase. Điều này giúp ngăn chặn và hạn chế tình trạng viêm nhiễm tại các vùng da bị tổn thương do bệnh vảy nến gây ra.
Bên cạnh đó, trong tỏi còn chứa hợp chất Diallyl sulfide, Ajoene và S – allyl mercapto cysteine . Những hợp chất này có công dụng kích hoạt mãn nhân kappa B đã được liên kết với bệnh vảy nến. Từ đó, các triệu chứng của bệnh dần được loại bỏ. Hơn thế nữa, vitamin C và selen có trong nguyên liệu này giúp tăng cường sức đề kháng, giúp nuôi dưỡng làn da luôn khỏe mạnh từ sâu bên trong.
Chính vì những lợi ích của tỏi đã được liệt kê, các đối tượng mắc bệnh vảy nên không nên bỏ qua loại nguyên liệu này và nên tận dụng để khắc phục bệnh tật.
Ngoài công dụng hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của bệnh vảy nến, tỏi còn góp mặt trong nhiều bài thuốc khác như: chàm, tổ đỉa, bệnh răng miệng, bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch, phòng ngừa bệnh ung thư,…
Tham khảo thêm: Bệnh vảy nến có ngứa không, làm sao hết?
Chia sẻ công thức chữa vảy nến bằng tỏi hiệu quả tại nhà
Tùy vào mỗi trường hợp bị vảy nến cụ thể mà cách dùng tỏi để khắc phục tình trạng viêm nhiễm sẽ khác nhau. Song song đó, hiệu quả đạt được còn phụ thuộc vào cách sử dụng và một số yếu tố khác.
Thông thường, trị bệnh vảy nến bằng tỏi có thể áp dụng theo hai hướng chính là trị từ bên trong và trị từ bên ngoài hoặc có thể kết hợp song song cùng lúc hai hướng. Dưới đây là một số bài thuốc trị bệnh vảy nến bằng tỏi cụ thể, người bệnh có thể tham khảo:
Chữa bệnh vảy nến bằng tỏi từ bên ngoài
Đối với hướng trị bệnh vảy nến từ bên ngoài, người bệnh sẽ sử dụng tinh dầu tỏi hoặc kết hợp tỏi cùng với một số nguyên liệu khác để bào chế thành thuốc bôi ngoài. Khi đó, các dưỡng chất có trong nguyên liệu sẽ thẩm thấu qua da để khắc phục tình trạng ngứa ngáy, loại bỏ tế bào da chết, da đóng vảy. Đồng thời, ức chế và tiêu diệt một số tác nhân sinh ra bệnh vảy nến.
Một số bài thuốc bôi ngoài từ tỏi hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến được đánh giá cao:
Bôi tinh dầu tỏi trị bệnh vảy nến
Với cách làm này, người bệnh có thể sử dụng một lượng tinh dầu tỏi vừa đủ để bôi trực tiếp lên vùng da bị vảy nến. Tuy nhiên, trước khi thực hiện, bạn nên vệ sinh sạch sẽ vùng da bị tổn thương bằng nước mát để loại bỏ bụi bẩn và dùng khăn bông để lau khô nước.
Áp dụng mỗi ngày 2 lần vào mỗi buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ. Kiên trì bôi tinh dầu tỏi trong nhiều ngày liền để cảm nhận sự thay đổi. Tình trạng viêm nhiễm và da bị bong tróc dần được cải thiện, đồng thời, tái tạo các tế bào da mới.
Tỏi và hẹ – Bộ đôi hoàn hảo trong việc khắc phục triệu chứng của bệnh vảy nến
- Nguyên liệu: Tỏi và hẹ với liều lượng vừa đủ.
- Cách thực hiện: Đem hai nguyên liệu đã được chuẩn bị rửa sạch qua nhiều lần với để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất, bụi bẩn rồi vớt ra để ráo nước. Mang hai nguyên liệu đã được làm sạch thái thành đoạn nhỏ rồi giã nhờ. Tiếp đến là đặt lên lửa sấy nóng. Cuối cùng, để hỗn hợp tỏi hẹ nguội dần và dùng bôi trực tiếp lên vùng da bị tổn thương, kết hợp với việc chà xát nhẹ nhàng để gia tăng công dụng. Thực hiện mỗi ngày 1 – 2 lần và kiên trì trong nhiều ngày liền.
Chữa vảy nến bằng tỏi và rượu trắng
- Nguyên liệu: 1 tép tỏi và 200 – 250ml rượu trắng.
- Cách thực hiện: Tỏi cần bóc bỏ lớp vỏ bên ngoài rồi đem rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất. Sau đó, giã nát hết rồi và hòa với rượu trắng. Buổi tối trước khi đi ngủ và sau khi vệ sinh vùng da bị vảy nến sạch sẽ, dùng một lượng hỗn hợp vừa đủ để đắp lên vết thương và sử dụng màng nhựa để cố định. Tiếp đến, quấn thêm một lớp vải mỏng và để yên khoảng 24 giờ thì cởi ra. Dùng với ấm để rửa lại vết thương và dùng thuốc mỡ để bôi, khoanh lại để đề phòng lây lan.
Dùng tỏi tím và hành củ để khắc phục triệu chứng của bệnh vảy nến
- Nguyên liệu: 20gr tỏi tím, 7 củ hành, 20gr đường trắng, 12gr hạt nhân thầu dầu và 1gr băng phiến.
- Cách thực hiện: Đem các nguyên liệu đã được chuẩn bị giã nát rồi trộn đều để tạo thành hỗn hợp đồng nhất. Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị vảy nến bằng nước ấm và lau thấm nước bằng khăn bông. Đắp một lượng hỗn hợp vừa đủ trực tiếp lên vết thương, giữ yên khoảng 15 phút thì rửa lại bằng nước mát thêm lần nữa. Kiên trì thực hiện mỗi ngày 1 lần vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ để trị viêm nhiễm và giảm ngứa ngáy.
Tỏi và đường trắng giúp trị bệnh vảy nến
- Nguyên liệu: 1 củ tỏi và một lượng đường trắng vừa đủ.
- Cách thực hiện: Tiến hành bóc hết phần vỏ tỏi, đem rửa sạch rồi bổ thành đôi. Đem mặt cắt chấm lấy một ít đường trắng và chà nhẹ vào vị trí bị thương. Áp dụng mỗi ngày 3 lần và kiên trì trong nhiều ngày liền cho đến khi bệnh tình khắc phục hoàn toàn.
Chữa bệnh vảy nến bằng sự kết hợp giữa tỏi và khoai sọ
- Nguyên liệu: Tỏi và khoai sọ với liều lượng vừa đủ.
- Cách thực hiện: Sau khi đã rửa sạch và sơ chế hai loại nguyên liệu đã chuẩn bị, đem giã nát rồi dùng hỗn hợp để đắp lên vị trí bị tổn thương. Giữ nguyên chừng 10 – 15 phút rồi gỡ bỏ và rửa lại bằng nước mát và dùng khăn bông để lau khô nước.
Khắc phục bệnh vảy nên bằng tỏi từ bên trong
Ngoài việc sử dụng tinh dầu tỏi hay kết hợp tỏi cùng với một số nguyên liệu khác để bôi ngoài da, người bệnh cũng có thể áp dụng cách trị bệnh vảy nến từ bên trong. Với cách này, người bệnh sẽ bổ sung tỏi vào trong khẩu phần ăn uống mỗi ngày. Bạn có thể dùng tỏi để xào hay nấu cùng với một số loại rau củ hoặc dùng để ăn sống trực tiếp.
Mỗi lần sử dụng, người bệnh chỉ nên ăn từ 1 – 2 nhánh tỏi, không nên ăn quá nhiều. Đối với những đối tượng dùng chưa quen thì cách làm này có thể được xem là “thử thách lớn” bởi tỏi không phải là nguyên liệu dễ ăn sống do mùi vị hăng nồng và cay.
Tham khảo thêm: Bệnh vảy nến có mấy loại? Đặc điểm nhận biết từng dạng
Dùng tỏi trị vảy nến cần lưu ý những vấn đề gì?
Tuy cách chữa bệnh vảy nến bằng tỏi được đánh giá là tương đối an toàn và lành tình nhưng không phải vì thế mà người bệnh lấy làm chủ quan. Chính vì vậy, trước và trong quá trình áp dụng các bài thuốc từ nguyên liệu này, người bệnh cần lưu ý đến những vấn đề sau:
- Bài thuốc chữa bệnh vảy nến bằng tỏi không thích hợp cho các đối tượng dị ứng hoặc quá mẫn cảm với một số thành phần có trong tỏi;
- Nếu so với thuốc đặc trị Tây y thì bài thuốc chữa bệnh vảy nến từ tỏi có tác dụng khá chậm. Mất một khoảng thời gian tương đối lâu để các dưỡng chất thẩm thấu sâu vào trong lớp bì và mô. Do đó, người bệnh phải thật sự kiên trì áp dụng mới có kết quả;
- Phương pháp này chỉ thích hợp cho các trường hợp bị vảy nến ở giai đoạn nhẹ hoặc vừa mới khởi phát. Các trường hợp trung bình hay đã ở giai đoạn này thì bài thuốc này hầu như không mang lại tác dụng như mong đợi. Vì thế, trước khi áp dụng, người bệnh cần tìm đến các cơ sở khám chữa bệnh để biết chính xác tình trạng sức khỏe và mức độ bệnh vảy nến đang mắc phải. Từ đó sẽ đưa ra quyết định nên áp dụng hay không áp dụng;
- Trong quá trình áp dụng bài thuốc từ tỏi, nếu cơ thể xuất hiện bất kỳ triệu chứng bất thường nào không rõ nguyên do, người bệnh nên tạm ngưng sử dụng. Đồng thời, tìm đến bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ;
- Để gia tăng công dụng, người bệnh nên kết hợp với một số loại thuốc bôi trị vảy nến theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Ngoài những lưu ý trên, người bệnh cũng cần điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt và vệ sinh cá nhân một cách hợp lý. Bởi vì, đây cũng chính là phương pháp hỗ trợ giúp bệnh tình được khắc phục một cách nhanh chóng. Người mắc bệnh vảy nến cần ghi nhớ thêm những vấn đề sau:
- Không nhất thiết phải kiêng cữ tắm rửa hoàn toàn khi mắc bệnh vảy nến. Nhưng người bệnh phải biết cách vệ sinh cá nhân sau cho đúng cách thông qua việc không nên tắm nước quá nóng hay quá lạnh. Bởi nước quá nóng sẽ khiến da bị khô, dễ bị kích ứng, thậm chí có thể gây bỏng. Trong khi đó, nước quá lạnh có thể khiến cơ thể bị cảm lạnh;
- Kết hợp với việc sử dụng các sản phẩm chăm sóc da để bệnh đẩy nhanh da chết và tái tạo nhanh lớp bì mới. Người bệnh nên ưu tiên các sản phẩm được chiết xuất từ các nguyên liệu thiên nhiên. Tránh sử dụng sản phẩm có chứa chất tẩy rửa mạnh;
- Hạn chế việc gãi hay chà xát quá mạnh lên vùng da bị tổn thương. Điều này có thể khiến da bị trầy xước và chảy máu. Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi để các mầm mống gây hại tấn công và gây ra viêm nhiễm;
- Tránh tiếp xúc với chất tẩy rửa, hóa chất, xà phòng hay mỹ phẩm chứa nhiều chất độc hại. Nếu công việc bắt buộc phải tiếp xúc thường xuyên, bạn nên trang bị một số vật dụng bảo hộ để bảo vệ da;
- Khi đi ra ngoài, nên mặc áo dài tay hay trang bị thêm một số vật dụng khác để không cho da bị vảy nến tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, khói bụi, nguồn nước ô nhiễm,…;
- Bổ sung cho cơ thể đủ những dưỡng chất thiết yếu và hạn chế sử dụng các loại thực phẩm dễ gây kích ứng da. Tránh xa các chất kích thích hay đồ uống có chứa cồn;
- Luôn giữ cho tinh thần luôn thoải mái, tránh căng thẳng hay làm việc quá sức. Có thể tham gia một số bộ môn thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng và cải thiện hệ miễn dịch;
- Chủ động thăm khám nếu cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường khác không rõ nguyên do.
Qua những chia sẻ trong bài viết, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn đọc và cả người bệnh biết thêm phương pháp điều trị bệnh vảy nến bằng tỏi cũng như một số lưu ý khác. Bệnh tình dần được đẩy lùi nếu người bệnh áp dụng đúng cách và kiên trì trong khoảng thời gian ngắn. Bên cạnh đó, chủ động sắp xếp thời gian để thăm khám kiểm tra tình trạng sức khỏe. Từ đó, xem xét hiệu quả của tỏi và phát hiện những triệu chứng bất thường khác có thể xảy ra.
Có thể bạn quan tâm
- Hướng dẫn chữa vảy nến bằng lá khế tại nhà
- Cây vòi voi chữa vảy nến có hết không? Cách dùng
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!