Bệnh vảy nến có mấy loại? Đặc điểm nhận biết từng dạng

Vảy nến thể mảng, vảy nến thể mủ, vảy nến nếp gấp… là các loại vảy nến thường gặp. Ở mỗi dạng đều có những đặc điểm nhận diện riêng. Do đó, để xác định được chính xác được thể bệnh không phải là điều dễ dàng. Nếu còn băn khoăn chưa biết vẩy nến có mấy loại và đặc điểm chúng như thế nào, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm được lời giải đáp.

Các loại vảy nến và đặc điểm nhận biết

Vảy nến là một bệnh viêm da mãn tính rất dễ gặp. Nhìn chung, những người mắc phải chứng bệnh này đều có các triệu chứng như: Trên da xuất hiện các mảng dày, màu đỏ, được phủ một lớp vảy trắng hoặc màu bạc…

Bệnh vảy nến có mấy loại? Đặc điểm nhận diện như thế nào?
Bệnh vảy nến có mấy loại? Đặc điểm nhận diện như thế nào?

Chưa hết, vảy nến được chia thành nhiều dạng, mỗi loại lại có những triệu chứng riêng biệt. Vì vậy, để việc điều trị trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn, xác định đúng thể bệnh là điều cần thiết. Vậy bệnh vảy nến có mấy loại, đặc điểm của từng dạng như thế nào? Dưới đây là các dạng vảy nến và đặc điểm của nó:

1. Vảy nến thể mảng

Trong số các loại vảy nến, bệnh vảy nến thể mảng là dạng phổ biến nhất. Có đến 80% bệnh nhân mắc phải thể bệnh này. Bệnh có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào, nhưng những bộ phận thường mắc nhất là đầu gối, khuỷu tay, da đầu. Vùng da tổn thương thường có đường kính dao động trong khoảng 2 – 20cm.

Tuy nhiên, một đặc trưng của vảy nến thể mảng là theo thời gian, vùng da nhiễm bệnh sẽ ngày càng lan rộng ra khắp cơ thể. Vì thế cần phải được điều trị sớm để tránh  bệnh nặng thêm. Ngoài ra, người bệnh có thể gặp phải các biểu hiện khác như:

  • Vùng da bị bệnh có màu đỏ, sưng viêm
  • Da khô, nứt nẻ, có thể chảy máu
  • Trên bề mặt da bị tổn thương có lớp vảy trắng trông giống sáp nến phủ lên trên.
  • Có khoảng một nửa người bị vảy nến sẽ có cảm giác ngứa ngáy.

Tương tự như các thể bệnh khác, vảy nến thể mảng đều xuất phát từ nguyên nhân rối loạn hệ miễn dịch. Ngoài ra, di truyền, căng thẳng kéo dài, sử dụng các chất kích thích, người bị suy yếu hệ miễn dịch… cũng là các yếu tố có thể khiến bệnh dễ bộc phát và nặng thêm.

Tham khảo thêm: Cách điều trị vảy nến bằng dầu dừa – Mẹo hay dân gian

2. Vảy nến thể giọt

Ngoài các triệu chứng chung của vảy nến, bệnh vảy nến thể giọt còn có các triệu chứng riêng biệt như sau:

+ Đỏ da:

  • Vùng da bị đỏ có kích thước lớn nhỏ khác nhau, có thể là từ vài milimet cho đến một vài centimet. Đôi khi, các vùng da đỏ còn lan rộng đến vài chục cm.
  • Tùy vào mức độ tổn thương mà những đám da đỏ trên da có thể xuất hiện từ một vài đám đến vài chục hoặc cả trăm đám.
  • Đám da đỏ có giới hạn rõ, hơi gồ cao hơn so với da, nền cứng, thâm nhiễm ít hoặc nhiều. Đôi khi lớp vảy nến trắng còn che phủ hết nền đỏ trên da và chỉ còn thấy viền đỏ xung quanh rộng hơn lớp vảy nến.
Vảy nến thể giọt thường gây đỏ da, có vảy trắng trên da
Vảy nến thể giọt thường gây đỏ da, có vảy trắng trên da

+ Xuất hiện vảy trắng trên da:

  • Trên bề mặt đám da đỏ, có một lớp vảy trắng phủ lên trên. Những vẩy này có màu trắng đục, hơi bóng giống như màu xà cừ hoặc màu nến trắng.
  • Vảy nến giọt thường tạo thành nhiều tầng, nhiều lớp. Nó cũng rất dễ bong, nếu cạo lớp vảy vụn sẽ thu được một loại bột trắng, có màu như phấn, vết nết và rơi lả tả.
  • Thời gian tái tạo của các lớp vẩy nến giọt vô cùng nhanh. Nếu lớp này bong ra thì ngay lập tức sẽ có lớp khác đùn lên. Số lượng vảy nến cũng vô cùng nhiều.

Để điều trị, các loại thuốc tây sẽ được chỉ định. Tùy vào cơ địa và từng mức độ bệnh lý mà bệnh nhân sẽ được chỉ định các loại thuốc khác nhau như: Thuốc kháng sinh, nhóm thuốc retinoid, thuốc corticosteroid, nhóm thuốc dẫn chất vitamin D3, thuốc ức chế hệ miễn dịch… Nếu muốn tăng hiệu quả điều trị, các loại thuốc này có thể được dùng kết hợp với nhau.

3. Vảy nến mụn mủ

Đây cũng là một trong các loại vảy nến thường gặp. Bệnh vảy nến mụn mủ lại được chia thành 2 dạng là: Vảy nến mụn mủ toàn thân và vảy nến mụn mủ ở lòng bàn tay, bàn chân.

Trên da xuất hiện các mụn mủ là triệu chứng đặc trưng của thể bệnh này
Trên da xuất hiện các mụn mủ là triệu chứng đặc trưng của thể bệnh này

Nhưng dù mắc phải dạng nào thì bệnh nhân cũng sẽ gặp phải triệu chứng đặc trưng là xuất hiện các mụn mủ vô khuẩn. Ngoài ra, các dấu hiệu khác mà người bệnh có thể gặp phải bao gồm:

  • Có thể sốt nhẹ trong vòng 1 – 2 ngày
  • Vùng da bị bệnh sẽ bong tróc và các mụn mủ dần xuất hiện
  • Da trở nên đỏ rực, căng nề, kèm theo cảm giác đau đớn khó chịu. Một vài ngày sau, các mụn mủ xẹp và thay vào đó là da sẽ bị bong vảy. Giai đoạn này có thể kéo dài đến cả tuần, sau đó màu đỏ nhạt dần rồi trở lại bình thường.
  • Các mụn mủ này không mọc liên tiếp mà theo từng đợt. Cứ mỗi đợt thường cách nhau từ vài giờ đến vài ngày. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp kéo dài đến vài tuần. Các triệu chứng toàn thân thường giảm và hết sau khi các mụn mủ này được cải thiện.
  • Bệnh nhân có thể gặp phải các triệu chứng khác như sốt cao, rét run, tim đập nhanh, sốt cao.

Tham khảo thêm: Chữa vảy nến bằng tỏi được không? Cách thực hiện

4. Viêm khớp vảy nến

Nếu không được điều trị sớm, viêm khớp vảy nến có thể làm biến dạng khớp
Nếu không được điều trị sớm, viêm khớp vảy nến có thể làm biến dạng khớp

Viêm khớp vảy nến là một dạng viêm khớp vảy nến, thường xuất hiện ở những người bị vảy nến nặng. Nói theo cách khác, viêm khớp vảy nến là một biến chứng của bệnh vảy nến. Lúc này, các triệu chứng mà bệnh nhân có thể gặp phải bao gồm:

  • Sưng đau khớp trong thời gian ngắn rồi biến mất. Ở những vị trí khớp bị đau, còn xuất hiện thêm mẩn đỏ, có cảm giác nóng nên cơ thể rất mệt mỏi và khó chịu.
  • Sự vận động của các khớp ngón tay, ngón chân suy giảm do viêm, sưng.
  • Móng tay, móng chân có thể bị tách khỏi nền móng
  • Da bị đỏ, có thể bị vảy nến ngón tay hoặc ngón chân.
  • Người bệnh có thể bị đau mắt đỏ
  • Bắp thịt, dây chằng, mặt sau gót chân bị đau nhức.
  • Viêm cột sống, đốt sống

Ngoài việc dựa vào các triệu chứng lâm sàng như trên, bệnh nhân có thể được chỉ định thực hiện các xét nghiệm khác như: Sinh thiết, tăng tốc độ lắng máu, xét nghiệm yếu tố dạng thấp RF, kiểm tra dịch nhầy trong khớp.

Các biện pháp chẩn đoán bằng hình ảnh như chụp X – quang, chụp MRI cũng sẽ được chỉ định. Những phương pháp này được áp dụng nhằm xác định chính xác bệnh lý, đồng thời tiên lượng được mức độ bệnh lý.

5. Vảy nến móng

Tùy vào từng giai đoạn mà mức độ nghiêm trọng của bệnh cũng khác nhau
Tùy vào từng giai đoạn mà mức độ nghiêm trọng của bệnh cũng khác nhau

Bệnh vảy nến móng tay xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nó có thể là do hệ thống miễn dịch bị suy yếu, sống trong môi trường bị ô nhiễm, có yếu tố di truyền hoặc do tâm lý không ổn định… Các triệu chứng của bệnh ở từng giai đoạn khác nhau sẽ có những biểu hiện khác nhau. Cụ thể như sau:

+ Giai đoạn 1:

Có sự thay đổi màu da ở xung quanh móng tay. Có thể là màu vàng, xanh hoặc màu nâu sậm. Bên cạnh đó, bên trên hoặc bên dưới móng tay xuất hiện các đốm trắng.

+ Giai đoạn 2:

Móng tay có sự biến dạng nhẹ. Xuất hiện các rãnh hoặc đường lằn, các lỗ rỗ lõm với mức độ khác nhau ở trên bề mặt.

+ Giai đoạn 3:

Đến giai đoạn này, bệnh chuyển nặng. Móng tay bị bong ra, gây đau nhức khó chịu, dưới móng có sự hình thành của các vảy trắng. Đến khi các móng bị bong ra khỏi nền móng, nó sẽ làm cho các vi khuẩn có cơ hội xâm nhập và gây hại. Điều này làm hình thành nên các mảng màu vàng ở trên đầu móng. Móng tay cũng sẽ bắt đầu dày lên, gây nên cảm giác khó chịu.

+ Giai đoạn 4:

Các tổn thương ở móng gây chảy máu, móng tay bị hư tổn nghiêm trọng. Lúc này, tầng sừng ở dưới móng tay tăng sinh và dày lên gấp 2 – 3 lần so với bình thường.

Tình trạng này cũng sẽ khiến móng bị đẩy lên, gây cảm giác đau đớn khó chịu khi người bệnh tác động một lực lên chúng. Nó sẽ gây ra ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và sinh hoạt của bệnh nhân.

Để điều trị, các loại thuốc bôi tại chỗ, thuốc có tác dụng toàn thân, thuốc diệt nấm sẽ được chỉ định. Ngoài ra, các loại chế phẩm sinh học, áp dụng các phương pháp nhằm cắt bỏ móng tay hoặc quang trị liệu sẽ được chỉ định.

Tham khảo thêm: Bị vảy nến có tắm biển được không? Tốt hay xấu?

6. Vảy nến gấp

Vảy nến gấp cũng là một trong các loại vảy nến phổ biến. Loại vảy nến này thường gặp ở những bệnh nhân bị béo phì. Các thương tổn thường xuất hiện ở những vùng da có nếp gấp như háng, nách, mông…

7. Vảy nến da đầu

Vảy nến da đầu cũng là một trong các dạng vảy nến thường gặp
Vảy nến da đầu cũng là một trong các dạng vảy nến thường gặp

Da đầu thường xuyên tiếp xúc với khói bụi, do sự xâm nhập của vi khuẩn, virus, thường xuyên mang tâm lý căng thẳng… sẽ khiến bệnh nhân dễ mắc phải vảy nến da đầu. Đây cũng là một trong các  loại vảy nến thường gặp. Khi bị thể bệnh này, người bệnh thường xuất hiện các triệu chứng như sau:

  • Xuất hiện các vảy trắng tạo thành mảng như vảy cá. Khi khô, chúng sẽ khiến cho da đầu bị bong tróc.
  • Lúc đầu, bệnh chỉ xuất hiện tại một vị trí, sau đó chúng sẽ phủ rộng và lan khắp da đầu.
  • Tóc của người bệnh sẽ mọc bình thường và chúng thường mọc xuyên qua các mảng.
  • Bệnh nhân luôn cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu ở vùng da đầu do sự bong tróc của các mảng. Chúng sẽ bám vào tóc, gây khó khăn cho việc làm sạch.

Để điều trị, bệnh nhân có thể dùng các loại thuốc uống hoặc thuốc bôi theo sự  hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, một số trường hợp có thể được điều trị bằng liệu pháp ánh sáng.

Tham khảo thêm: Cách trị vảy nến bằng nghệ và đánh giá hiệu quả

Cần phải làm gì để phòng ngừa bệnh vảy nến?

Vảy nến là một bệnh viêm da mãn tính, khó điều trị dứt điểm. Do đó, để hạn chế diễn tiến của bệnh vảy nến, đồng thời tránh nguy cơ mắc bệnh cho bản thân, cần thực hiện một số biện pháp như sau:

  • Sử dụng thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ. Không được tự ý mua thuốc về để dùng.
  • Thường xuyên vệ sinh da và cơ thể sạch sẽ.
  • Nên đi khám da liễu định kỳ. Đặc biệt là khi có dấu hiệu nhiễm khuẩn da, xuất hiện mụn mủ trên da kèm triệu chứng sốt, sưng tấy, nhức cơ.
  • Hạn chế sử dụng các thực phẩm nhiều dầu mỡ, không dùng các chất kích thích, rượu bia.
  • Tắm nắng đúng cách, hạn chế đi đi ra đường khi đang nắng gay gắt.
  • Dưỡng ẩm và chăm sóc da thường xuyên, tránh để da bị khô hoặc tổn thương.
  • Bổ sung cho cơ thể các thức ăn giàu acid folic và omega – 3.
  • Giữ tinh thần được ổn định, tránh để cơ thể rơi vào trạng thái lo lắng, căng thẳng quá mức.

Trên đây là các dạng vảy nến và một số biện pháp phòng ngừa. Nếu vẫn chưa tìm được lời giải đáp cho vấn đề vảy nến có mấy loại, hãy tham khảo những thông tin trong bài viết trên đây.

Bệnh vảy phấn trắng là gì? Triệu chứng và cách điều trị

Bệnh vảy phấn trắng là một bệnh mãn tính xuất hiện khá phổ biến ở trẻ nhỏ và trẻ vị...

Stress: Một yếu tố khiến bệnh vẩy nến bùng phát nghiêm trọng

Stress có thể kích hoạt các phản ứng làm cho những triệu chứng của bệnh vẩy nến ngày càng trầm...

Điều trị vảy nến bằng UVB là gì? Chi phí & điều cần biết

Điều trị vảy nến bằng UVB một phương pháp kiểm soát triệu chứng và chữa bệnh bằng hình thức trị...

Cẩn trọng các loại thuốc khiến bệnh vẩy nến thêm trầm trọng

Chúng ta hay có thói quen dùng thuốc một cách tùy tiện nhưng bạn nên biết rằng một số loại...

Vảy nến và hắc lào khác nhau như thế nào?

Bệnh vảy nến và hắc lào đều có triệu chứng chung là da nổi mảng đó, có vảy… Tuy nhiên,...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *