Thuốc sinh học chữa bệnh vảy nến mới nhất – Điều cần biết

Thuốc sinh học chữa bệnh vảy nến là phương pháp mới, mang lại hiệu quả nhanh. Thuốc được tạo ra nhờ những thành phần thuộc cơ thể sống. Do đó, nếu sử dụng sai cách người bệnh rất dễ gặp tác dụng phụ. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu thêm về phương pháp điều trị bệnh vảy nến này.

Thuốc sinh học chữa bệnh vảy nến là gì?

Thuốc sinh học chữa bệnh vảy nến được tạo ra nhờ quá trình nuôi cấy protein của tế bào sống bên trong phòng thí nghiệm. Thuốc được sử dụng bằng cách tiêm trực tiếp vào cơ thể người hoặc truyền qua tĩnh mạch dưới dạng thuốc nhỏ giọt.

Thuốc sinh học chữa bệnh vảy nến là gì?
Thuốc sinh học chữa bệnh vảy nến là gì?

Phương pháp điều trị này chỉ tác động lên một bộ phận cơ thể gặp tình trạng bị tổn thương, không tác động lên toàn bộ hệ thống miễn dịch giống như một số loại thuốc khác. Đây được xem là một trong số các phương pháp điều trị bệnh vảy nến hiệu quả. 

Tuy nhiên, do chi phí cao hơn các biện pháp điều trị khác, đồng thời cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nên thuốc sinh học chỉ áp dụng cho các bệnh nhân bị vảy nến nghiêm trọng. Trước khi thực hiện, các bác sĩ sẽ trao đổi cụ thể với người bệnh về những rủi ro có thể xảy ra nếu áp dụng thuốc sinh học chữa vảy nến.

Bên cạnh đó, cũng phải đề cập thêm, mặc dù mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh nhưng thuốc sẽ không có khả năng trị dứt điểm hoàn toàn bệnh vảy nến. Thuốc sinh học sẽ tác động và hỗ trợ cải thiện các triệu chứng do bệnh gây ra, đồng thời phục hồi làn da tổn thương nhanh chóng cho người bệnh.

Do được tiêm hoặc truyền thẳng vào tĩnh mạch nên thời gian phát huy tác dụng của thuốc diễn ra tương đối nhanh. Do đó, người bệnh có thể rút ngắn thời gian điều trị. 

Đối tượng sử dụng thuốc sinh học chữa bệnh vảy nến

Sử dụng thuốc sinh học chữa bệnh vảy nến không phải là phương pháp phù hợp cho mọi đối tượng. Bác sĩ sẽ dựa trên tình hình thực tế của người bệnh mà cân nhắc chỉ định điều trị. Dưới đây là một số trường hợp cần áp dụng:

  • Vảy nến lan ra toàn thân hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Trường hợp này sẽ được sử dụng thuốc sinh học trong điều trị. Mức độ ảnh hưởng của bệnh lúc này đối với cơ thể con người từ 3% cho đến 10%. Cơ thể xuất hiện nhiều mảng màu đỏ và có vảy. Tình trạng nặng, các mảng đỏ sẽ dày đặc, bao phủ trên 10% diện tích diện tích da của cơ thể.
  • Người bệnh gặp phải nhiều khó khăn trong sinh hoạt và cuộc sống. Cụ thể, bệnh diễn tiến nặng khiến người bệnh phải thay đổi thói quen sống, người luôn bị khó chịu. Lúc này, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh áp dụng biện pháp điều trị bằng thuốc sinh học.

    Đối tượng sử dụng thuốc sinh học chữa bệnh vảy nến
    Đối tượng sử dụng thuốc sinh học chữa bệnh vảy nến

Một số trường hợp không sử dụng được thuốc sinh học chữa bệnh vảy nến như:

  • Người có tiền sử bệnh lao.
  • Người đang bị một số nhiễm trùng trên cơ thể.
  • Người có tiền sử ung thư.
  • Người đang bị bệnh về hệ thống miễn dịch, đơn cử là mắc bệnh HIV.
  • Phụ nữ đang mang thai.

Ngoài ra, thuốc sinh học có thể là nguyên nhân khiến cho một số bệnh lý mãn tính tái phát. Đồng thời tăng nguy cơ nhiễm trùng cho người bệnh. Chính vì thế, trước khi thực hiện, bệnh nhân phải trao đổi và nhận sự tư vấn trực tiếp của bác sĩ chuyên khoa.

Tác dụng phụ của thuốc sinh học chữa bệnh vảy nến

Như đã đề cập, thuốc sinh học mang lại hiệu quả điều trị bệnh vảy nến nhanh chóng. Tuy nhiên, phương pháp này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Mặc dù vậy, các chuyên gia cũng chỉ ra rằng hầu như những tác dụng phụ không mong muốn của thuốc đều khá nhẹ và không ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh. Một vài vấn đề thường gặp như:

  • Đường hô hấp trên bị nhiễm trùng.
  • Nổi mề đay mẩn ngứa, đặc biệt là với những vùng da trực tiếp tiêm thuốc sinh học chữa vảy nến.
  • Có những biểu hiện của bệnh cúm, đau đầu.
  • Đường tiết niệu có nguy cơ bị nhiễm trùng.

    Tác dụng phụ của thuốc sinh học chữa bệnh vảy nến
    Người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ sau khi sử dụng thuốc sinh học chữa bệnh vảy nến

Bên cạnh đó, thuốc có khả năng thay đổi một số yếu tố trong hệ thống miễn dịch của người bệnh. Chính vì điều này mà khả năng nhiễm trùng sau khi áp dụng phương pháp này cũng khá cao. Nhất là đối tượng bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, người lớn tuổi hoặc người có thói quen hút thuốc lá nguy cơ nhiễm trùng cao hơn người bình thường.

Một số loại thuốc sinh học chữa bệnh vảy nến

1. Alefacept (amevive)

Thuốc Alefacept là thuốc sinh học chữa bệnh vảy nến ở thể mảng. Bệnh kéo dài dai dẳng hoặc chỉ diễn ra ở giai đoạn vừa. Thuốc sinh học Alefacept là loại thuốc đầu tiên được ghi nhận đã mang lại hiệu quả điều trị bệnh trong thời gian dài và ít gây tác dụng phụ cho người bệnh.

Trước khi sử dụng thuốc, người bệnh sẽ được bác sĩ yêu cầu kiểm tra CD4. Đồng thời, theo lịch định kỳ 2 tuần 1 lần, người bệnh sau khi sử dụng thuốc phải thực hiện phương pháp kiểm tra này.

Tác dụng phụ: Mặc dù ít gây tác dụng phụ cho người bệnh, tuy nhiên sau khi sử dụng, bệnh nhân cũng có thể gặp phải một số vấn đề như:

  • Ngứa, đau đầu.
  • Viêm mũi, viêm họng.
  • Nhiễm trùng đường hô hấp trên.
  • Nguy cơ cảm cúm cao.
  • Tình trạng nặng có thể bị nhiễm trùng, suy giảm chức năng gan, giảm bạch cầu,…Tuy nhiên các trường hợp này khá hiếm gặp.

    Một số loại thuốc sinh học chữa bệnh vảy nến
    Thuốc Alefacept là thuốc sinh học chữa bệnh vảy nến ở thể mảng

Chống chỉ định: Thuốc Alefacept không phù hợp cho các trường hợp:

  • Người bệnh HIV, bệnh nhân quá mẫn với một trong các thành phần của thuốc.
  • Người đang bị nhiễm trùng, người có sử dụng vắc xin sống, phụ nữ đang mang thai hoặc người đang bệnh ác tính.

2. Efalizumab (raptiva)

Thuốc sinh học Efalizumab chữa bệnh vảy nến là loại thuốc quen thuộc, được sử dụng phổ biến. Cũng tương tự như loại đã kể trên, Efalizumab cũng được chỉ định sử dụng đối với những trường hợp vảy nến nặng, kéo dài, người bệnh vảy nến nhưng không sử dụng được các thuốc nhóm TNF.

Tác dụng phụ: Thuốc Efalizumab có thể gây ra một số vấn đề cho người bệnh như:

  • Đau đầu, lạnh và mệt mỏi có thể, kèm theo sốt.
  • Tăng khả năng nhiễm trùng.
  • Bệnh bùng phát chỉ sau 6 – 12 tuần điều trị hoặc trường hợp ngưng sử dụng thuốc.
  • Nguy cơ tăng sản sinh bạch cầu, nhiễm trùng, u ác tính.

Thuốc Efalizumab tiềm ẩn nhiều rủi ro, tác dụng phụ có thể nghiêm trọng hơn so với thuốc sinh học Alefacept. Chính vì thế, bệnh nhân sẽ được kiểm tra, xét nghiệm kỹ càng trước khi áp dụng điều trị.

Một số loại thuốc sinh học chữa bệnh vảy nến
Thuốc sinh học Efalizumab chữa bệnh vảy nến là loại thuốc quen thuộc, được sử dụng phổ biến

Người bệnh sẽ được đặt lịch kiểm tra 3 tháng 1 lần. Ngoài ra, bác sĩ chuyên khoa cũng yêu cầu người bệnh thực hiện thêm các xét nghiệm như chụp X quang, HCG (đối với phụ nữ mang thai), xét nghiệm công thức máu,…

Chống chỉ định: Thuốc Efalizumab không phù hợp đối với những trường hợp:

  • Vảy nến dạng thể khớp, thuốc sẽ không mang lại hiệu quả như một số loại thuốc sinh học khác.
  • Người bị mẫn cảm với các thành phần có trong thuốc sinh học.
  • Phụ nữ đang mang thai, người cao tuổi, người đang gặp vấn đề về hệ miễn dịch, nhiễm trùng,…nên thận trọng trước khi sử dụng.

3. Nhóm thuốc ức chế TNF

Thuốc sinh học thuộc nhóm ức chế TNF được tạo ra dựa trên cytokine trong đại thực bào, lympho, bạch cầu đơn nhân,…Tác dụng điều trị vảy nến hiệu quả. Tuy nhiên, thuốc có thể làm suy giảm sức đề kháng của người bệnh, làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng và hình thành khối u trong cơ thể. Chính vì thế, người bệnh cần thận trọng trước khi sử dụng. Một số loại như:

  • Infliximab:

Thuốc được sử dụng đối với những bệnh nhân bị bệnh vảy nến kéo dài. Bên cạnh đó, thuốc sinh học này còn có tác dụng đối với người bệnh crohn, viêm khớp, cột sống,…Thuốc phát huy tác dụng khá nhanh chóng, thường được chỉ định điều trị cho những bệnh nhân cấp tính hoặc cần khắc phục nhanh các triệu chứng do bệnh vảy nến gây ra. 

Tác dụng phụ: Thuốc Infliximab có thể gây ra một số vấn đề cho người bệnh như ngứa, đau đầu, nhiễm trùng đường hô hấp trên,…Trường hợp nặng người bệnh dễ mắc bệnh lao, suy tim, viêm gan,…Tuy nhiên cũng khá hiếm gặp. Nếu người bệnh sau khi sử dụng men gan tăng cao gấp 5 lần, cần ngưng dùng và khắc phục theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Chống chỉ định: Cũng tương tự như các loại thuốc kể trên, người quá mẫn với các thành phần của thuốc, người suy tim không nên sử dụng phương pháp này. Đối với phụ nữ mang thai nên hết sức thận trọng. 

Người bệnh trước khi sử dụng thuốc Infliximab cần phải thực hiện các xét nghiệm, kiểm tra kỹ càng, trừ người đang bị bệnh lao. Các xét nghiệm như ure, men gan, công thức máu,…sẽ được tiến hành. Chu kỳ kiểm tra cứ 3 tháng lặp lại 1 lần.

Một số loại thuốc sinh học chữa bệnh vảy nến
Thuốc sinh học thuộc nhóm ức chế TNF được tạo ra dựa trên cytokine trong đại thực bào, lympho, bạch cầu đơn nhân,…
  • Etanercept:

Thuốc Etanercept được chỉ định sử dụng đối với các trường hợp vảy nến mảng ở dạng vừa và nặng. Ngoài ra, thuốc còn phù hợp với người đang mắc các bệnh về xương khớp như thấp khớp hay viêm khớp dạng thấp. Đối tượng vảy nến thể khớp cũng được chỉ định sử dụng dạng thuốc sinh học này. Thời gian phát huy tác dụng là sau điều trị 3 tháng.

Tác dụng phụ: Người bệnh có thể cảm thấy đau đầu, ho, nhiễm trùng, thiếu máu, suy tim,…sau khi sử dụng thuốc. Chính vì thế, để đảm bảo an toàn, trước khi sử dụng bác sĩ sẽ cho người bệnh thực hiện các kiểm tra cơ bản để sàng lọc. Chu kỳ 3 tháng 1 lần.

Chống chỉ định: Người đang bị nhiễm trùng, người có tiền sử bệnh tim, bệnh ác tính, người dị ứng với các thành phần của thuốc không nên sử dụng loại thuốc này. Thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ mang thai.

  • Adalimumab:

Thuốc sinh học Adalimumab được sử dụng cho người bệnh vảy nến. Bệnh nhân cũng sẽ được đề nghị thực hiện một số bước kiểm tra tương tự như các loại thuốc bên trên trước khi đưa vào sử dụng thuốc.

Tác dụng phụ: Người bệnh có thể gặp các vấn đề như viêm tại chỗ tiêm, viêm đường hô hấp trên, viêm họng, mũi, nhiễm nấm, tăng nguy cơ mắc một số bệnh lý cho người bệnh,…

Chống chỉ định: Tương tự như các loại thuốc sinh học đã được đề cập.

Lưu ý khi sử dụng thuốc sinh học chữa bệnh vảy nến

Sử dụng thuốc sinh học chữa bệnh vảy nến giúp người bệnh nhanh chóng khắc phục được các triệu chứng. Bằng cách, thay đổi một vài yếu tố bên trong hệ thống miễn dịch. Tuy nhiên, như đã đề cập, thuốc vẫn có thể gây ra một vài rủi ro, tác dụng phụ không mong muốn đối với người bệnh. Do đó, trước khi sử dụng, bệnh nhân cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự thay đổi liều lượng, việc này có thể gây ra các vấn đề nguy hại.
  • Sử dụng theo đúng thời gian quy định, hạn chế tình trạng tự ngưng sử dụng thuốc khi chưa đầy đủ một liệu trình theo hướng dẫn.
  • Đối với thai nhi, thuốc có thể gây ra một số ảnh hưởng, tác động đến sự phát triển bình thường của trẻ. Chính vì thế, phụ nữ mang thai được khuyến cáo nên nhận lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa trước khi áp dụng điều trị.

    Lưu ý khi sử dụng thuốc sinh học chữa bệnh vảy nến
    Lưu ý khi sử dụng thuốc sinh học chữa bệnh vảy nến

Để quá trình điều trị diễn ra thuận lợi, an toàn hơn. Người bệnh cũng nên chú ý đến các vấn đề như:

  • Bổ sung các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, đặc biệt là vitamin và khoáng chất có trong trái cây và các loại rau xanh.
  • Uống 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày để duy trì độ ẩm tự nhiên của cơ thể.
  • Lựa chọn quần áo mặc rộng rãi, thoáng mát, chất liệu thấm hút tốt để tránh làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Không nên sử dụng chất kích thích, đồ uống có cồn. Tránh sử dụng thực phẩm được chế biến sẵn nhiều dầu mỡ, đồ ngọt,…
  • Sử dụng nước ấm hoặc nước mát để tắm, lựa chọn sản phẩm làm sạch nhẹ dịu, không chứa chất tẩy mạnh. Sử dụng kem dưỡng ẩm sau khi tắm cũng là biện pháp cải thiện các triệu chứng bệnh vảy nến.
  • Luyện tập thể dục thể thao vừa sức để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

Thuốc sinh học chữa bệnh vảy nến mang lại hiệu quả nhanh. Tuy nhiên, biện pháp này cũng có nhiều rủi ro. Chính vì thế, người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt theo hướng dẫn của bác sĩ trong suốt quá trình điều trị để hạn chế gặp phải những vấn đề không mong muốn.

Có thể bạn quan tâm:

HỮU ÍCH:

Tìm hiểu về bệnh vảy nến thể đảo ngược

Vảy nến thể đảo ngược là vảy nến xuất hiện ở những vùng có nếp kẽ như bẹn, nách, nếp...

Bị vảy nến nhẹ có cần trị? Giải pháp và điều cần biết

Bị vảy nến nhẹ có cần trị không là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Dựa trên mức độ tổn...

Học cách chữa bệnh vảy nến bằng phương pháp dân gian

Chữa trị bệnh vảy nến bằng phương pháp dân gian được nhiều người áp dụng vì có nguyên liệu gần...

Bệnh vảy nến và viêm da

Phân biệt vảy nến và viêm da tiết bã

Những tác động lên da và triệu chứng của vảy nên và viêm da tiết bã có thể là tương...

Cách chữa bệnh vảy nến bằng lá trầu không tại nhà cực đơn giản

Chữa bệnh vảy nến bằng lá trầu không là cách chữa bệnh đơn giản, được nhiều người áp dụng. Bạn...

Hỏi đáp cùng chuyên gia

  1. Nguyễn Thành ChungNguyễn Thành Chung says: Trả lời

    Trung tâm TDT mình có sử dụng thuốc này để chữa không

  2. Nguyễn thị thươngNguyễn thị thương says: Trả lời

    Liều dùng bao nhiêu tiền vậy bs

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.