Vẩy nến móng tay: Triệu chứng, điều trị và phòng ngừa

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Da liễuPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Vảy nến móng tay là một dạng tổn thương của bệnh vẩy nến. Bệnh có thể làm thay đổi màu sắc và độ dày của móng tay không chỉ gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ mà còn tác động đến đời sống, công việc. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này và cách điều trị hiệu quả bằng thảo dược thiên nhiên.

vẩy nến móng tay là gì
Vẩy nến móng tay thường gây ra các triệu chứng rỗ trên bề mặt móng tay.

I. Bệnh vẩy nến móng tay là gì?

Vẩy nến là một tình trạng viêm da mãn tính khá phổ biến hiện nay. Bên cạnh đó, bệnh tái đi tái lại nhiều lần gây ảnh hưởng đến da, móng tay, chân và khớp.

Theo thống kê, hầu hết những người bị bệnh vẩy nến móng tay đều bị vẩy nến da. Và chỉ có 5% người bệnh vẩy nến móng tay không bị ở vùng da. Bên cạnh đó, ở những trường hợp bị bệnh vẩy nến, có khoảng 10 – 55% bệnh xuất hiện ở móng. Nhưng theo ước tính có đến 80% người bị bệnh vẩy nến vào một lúc nào đó trong đời sẽ mắc phải vẩy nến móng tay. Khoảng 10 – 20% người bị vẩy nến cũng bị viêm khớp vẩy nến. Trong số những bệnh nhân viêm khớp vẩy nến có đến 53 – 86% bị vẩy nến móng tay và triệu chứng thường gặp nhất là rỗ.

Tìm hiểu thêm: Bệnh vẩy nến có di truyền không? Các yếu tố thúc đẩy

II. Triệu chứng của bệnh vẩy nến móng tay

Nhận biết bệnh vẩy nến móng tay thông qua các dấu hiệu sau:

1/ Rỗ

Móng tay được cấu thành từ tế bào keratin rất cứng. Tuy nhiên, khi bị vẩy nến móng tay sẽ khiến các tế bào cấu tạo này bị mất dần đi. Điều này đồng nghĩa với việc hình thành các lỗ nhỏ trên bề mặt móng. Các hố có thể nông hoặc sâu. Và số lượng lỗ xuất hiện trên bề mặt móng nhiều hay ít còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người.

2/ Tách móng

Một trong những triệu chứng điển hình dễ nhận biết của vẩy nến móng tay là hiện tượng tách móng tay. Móng có thể bị tách ra khỏi phần nền ở phía dưới và phần da ở đầu móng.

Nếu bị vẩy nến móng tay, đầu tiên người bệnh có thể nhận thấy một mảng trắng hoặc vàng ở đầu móng tay và phần da ở đầu móng. Vi khuẩn gây bệnh có thể xâm nhập sâu vào phần dưới móng và gây nhiễm trùng. Lâu dần, phần da dưới móng tay, kể cả móng sẽ bị chuyển màu và gây tách móng.

3/ Móng tay bị thay đổi hình dạng và dày lên

Ngoài việc xuất hiện rỗ, người bệnh cũng có thể nhận thấy sự thay đổi bên trong cấu trúc của móng tay. Vẩy nến móng tay có thể hình thành các đường vân trên móng. Bên cạnh đó, bệnh cũng làm cấu trúc móng trở nên lỏng lẻo, dễ bị vỡ vụn. Cũng có trường hợp, móng tay trở nên dày hơn do nhiễm nấm.

4/ Móng tay bị đổi màu

Vẩy nến móng tay có thể khiến cho màu móng bị thay đổi. Người bệnh có thể quan sát thấy một mảng màu vàng đỏ xuất hiện trên giường móng tay. Ngoài ra, móng cũng có thể chuyển sang màu vàng nâu hoặc bị vỡ vụn chuyển sang màu trắng.

Bạn đã biết chưaBệnh vảy nến có mấy loại? Đặc điểm nhận biết từng dạng

Cho đến nay vẫn chưa có kết luận chính xác về nguyên nhân gây vẩy nến ở móng tay. Tuy nhiên, theo các chuyên gia da liễu bệnh có thể là do sự rối loạn biệt hóa tế bào thượng bì. Và hiện tượng này xảy ra là do người bệnh dùng thuốc không đúng cách. Hoặc cũng có thể là do môi trường sống bị ô nhiễm khiến da bị tổn thương hay do gặp phải các vấn đề tâm lý gây căng thẳng, stress.

IV. Chẩn đoán vẩy nến móng tay

Thông thường, dấu hiệu nhận biết của bệnh vẩy nến móng tay thường giống với tình trạng nấm móng tay. Vì vậy, bác sĩ rất khó chẩn đoán chính xác. Do đó, để xác định đúng bệnh, ngoài việc quan sát những thay đổi đặc trưng của móng tay, chuyên gia y tế sẽ lấy một mẫu da dưới móng để tiến hành sinh thiết. Kết quả phân tích thí nghiệm sẽ cho biết bạn có bị vẩy nến ở móng tay hay không.

Xem chi tiết: Quy trình thực hiện xét nghiệm chẩn đoán vảy nến

V. Điều trị vẩy nến móng tay

Bệnh vẩy nến ở móng tay phát triển với tốc độ khá nhanh. Tuy nhiên, việc điều trị bệnh thường chậm và gây nhiều khó khăn. Và phải mất một khoảng thời gian chữa trị khá dài để móng tay có thể trông như bình thường. Sau đây là các cách chữa vẩy nến móng tay:

1/ Biotin

Biotin là một trong những loại vitamin B thường được sử dụng với mục đích kích thích móng phát triển mạnh. Người bệnh có thể dùng hoạt chất này mỗi ngày với liều dùng tối đa là 2500 microgam. Cũng giống như tất cả các phương pháp điều trị khác, điều trị vẩy nến móng tay cần có quá trình lâu dài. Vì vậy, khi dùng biotin bệnh nhân cần kiên trì, áp dụng sản phẩm ít nhất 3 tháng để đạt được kết quả như mong muốn.

2/ Steroid tại chỗ

Steroid điều trị tại chỗ thường hữu ích trong trường hợp bệnh vẩy nến ở da. Và thuốc cũng mang lại công dụng nhất định trong việc cải thiện các triệu chứng của vẩy nến móng tay.

Chữa trị vẩy nến ở móng tay
Dùng thuốc bôi steroid để điều trị bệnh vẩy nến ở móng tay

Thông thường, steroid thường được dùng dưới dạng chất lỏng và được dùng ở mặt dưới của đầu móng tay. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Bởi việc sử dụng steroid tại chỗ quá liều có thể gây mỏng da dẫn đến tình trạng rạn nứt da khiến bệnh thêm nặng.

3/ Steroid dạng tiêm

Ở những bệnh nhân bị vẩy nến móng tay, việc điều trị bệnh bằng tiêm steroid thường mang lại kết quả khá khả quan. Thuốc có thể được tiêm bên dưới và phía sau móng tay. Và trong quá trình tiêm, để giảm đau bác sĩ sẽ tiêm gây tê ngón tay trước khi tiến hành tiêm steroid. Để duy trì kết quả điều trị tốt, tiêm steroid thường được duy trì 2 đến 4 lần trong năm.

4/ Dùng thuốc

Một số loại thuốc có thể giúp cải thiện chứng rối loạn miễn dịch, ngăn ngừa các tế bào miễn dịch tấn công biểu bì da như cyclosporine và methotrexate. Ngoài ra có một số loại thuốc mới hơn như apremilast (Otezla), secukinumab (Cosentyx), adalimumab (Humira),… Theo một số chứng mình hầu hết các loại thuốc này đều cho kết quả tốt trong việc điều trị vẩy nến móng tay. Cụ thể, secukinumab (Cosentyx) giúp cải thiện vẩy nến ở móng tay sau 4 tháng và apremilast (Otezla) giúp giảm triệu chứng bệnh sau 1 năm.

Về tác dụng của thuốc là như vậy nhưng trên thực tế các loại thuốc này thường khá đắt tiền và gây ra nhiều tác dụng phụ. Vì vậy, người bệnh cần sử dụng dưới sự theo dõi của bác sĩ chuyên khoa.

Tìm hiểu thêm: Thuốc sinh học Secukinumab điều trị vảy nến và thông tin cần biết

5/ Sử dụng liệu pháp PUVA

PUVA là phương pháp điều trị bệnh sử dụng chất nhạy cảm ánh sáng (psoralene) và tia bức xạ không ion hóa có bước sóng dài từ 320 – 400nm (UVA). Liệu pháp này có thể mang lại kết quả tốt trong trường hợp móng tay bị tách khỏi ngón hoặc bị đổi màu. Tuy nhiên, PUVA không giúp điều trị rỗ móng tay do bệnh gây ra.

Các dạng điều trị PUVA thường gồm có tắm psoralen, uống, bôi. Về số lần chiếu thường 2 – 3 lần trong tuần. Tùy theo mức độ bệnh của từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định khác nhau.

Ngoài các biện pháp điều trị này, chiếu tia laser, liệu pháp chiếu xạ, liệu pháp toàn thân như dùng thuốc sinh học đều là các giải pháp can thiệp hữu ích thường được bác sĩ đề nghị để cải thiện bệnh vẩy nến móng tay.

VI. Phòng chống bệnh vẩy nến móng tay như thế nào?

Theo các chuyên gia, chăm sóc móng tay là cách tốt nhất giúp phòng ngừa và điều trị vẩy nến móng tay hiệu quả. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên áp dụng những lời khuyên sau:

  • Bệnh nhân nên giữ móng tay sạch sẽ và cắt ngắn gọn gàng.
  • Bên cạnh đó, nên sử dụng các dưỡng chất để tăng độ đàn hồi và độ ẩm cho móng.
  • Dùng găng tay bảo hộ khi tiếp xúc với hóa chất độc hại.

Nếu bệnh vẩy nến ở móng tay nghiêm trọng bác sĩ sẽ kê đơn thuốc để bệnh nhân điều trị. Tuy nhiên, để móng tay trở lại như ban đầu thường mất khoảng thời gian khá dài. Vì vậy, người bệnh cần kiên trì thực hiện theo hướng dẫn của nhân viên chăm sóc sức khỏe.

* Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo không thay thế bất kỳ lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.

Có thể bạn quan tâm

Nên ăn và kiêng gì khi bị vảy nến?

Những thực phẩm người vẩy nến nên bổ sung và cần tránh

Một chế độ ăn uống và lành mạnh không những có thể làm giảm được đáng kể những triệu chứng...

Mẹo chữa vảy nến bằng lòng đỏ trứng gà chỉ 30p mỗi ngày

Tình trạng các mảng da dày, sần sùi, phủ lớp vảy bạc, khô, nứt nẻ, ngứa... do bệnh vẩy nến...

Cách trị vảy nến bằng nghệ và đánh giá hiệu quả

Không chỉ được biết đến là loại gia vị dùng chế biến thức ăn, nghệ còn được dùng như một...

Chữa vảy nến bằng tỏi được không? Cách thực hiện

Có lẽ bạn đã từng nghe việc chữa bệnh vảy nến bằng tỏi nhưng không thực sự tin tưởng. Trong...

Vảy nến trên mặt: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Vảy nến trên mặt là hiện tượng tăng sinh và viêm tế bào tại khu vực: lông mày, trán trên,...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *