Phác đồ điều trị vảy nến của Bộ Y tế chuẩn xác nhất

Phác đồ điều trị vảy nến của bộ y tế tổng hợp các biện pháp chẩn đoán, điều trị và dự phòng tái phát đáng tin cậy và có hiệu quả. Vì vậy, bạn nên tuân thủ theo phác đồ được bác sĩ chỉ định. Tránh tình trạng tự ý điều trị có thể khiến bệnh chuyển biến theo chiều hướng xấu.

phác đồ điều trị bệnh vảy nến
Phác đồ điều trị vảy nến của bộ y tế tổng hợp các biện pháp chẩn đoán và điều trị đáng tin cậy

Phác đồ điều trị vảy nến của Bộ Y tế

1. Nhận định chung

Vảy nến (vẩy nến) là bệnh da liễu mãn tính, có tiến triển dai dẳng và thường bùng phát theo từng đợt. Nguyên nhân chính xác gây bệnh vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng, bệnh lý này bắt nguồn từ rối loạn ở hệ miễn dịch.

Các gen gây bệnh có xu hướng phát sinh khi xuất hiện tác nhân kích thích (căng thẳng, nhiễm khuẩn, môi trường ô nhiễm, rối loạn nội tiết, chấn thương,…). Tế bào lympho T được sản sinh từ hệ miễn dịch có khả năng hoạt hóa nhằm tăng sinh mô thượng bì, khiến da luôn trong tình trạng dày sừng, ngứa, đỏ và bong vảy trắng.

2. Biểu hiện lâm sàng

Vị trí tổn thương: Phần lớn tập trung ở da đầu và vùng da dễ ma sát như đầu gối, cù chỏ, xương cùng,… Tổn thương có thể khu trú ở một số vùng da hoặc rải rác toàn thân.

phác đồ điều trị vảy nến bộ y tế
Tổn thương da thường tập trung ở da đầu và vùng da dễ ma sát như đầu gối, cù chỏ,…

Triệu chứng trên da:

  • Xuất hiện các mảng đỏ có kích thước từ vài mm đến vài cm. Ở một số trường hợp, tổn thương da có thể xảy ra diện rộng.
  • Vùng da tổn thương hơi gồ cao, nền cứng cộm và có giới hạn rõ ràng so với vùng da thông thường.
  • Xuất hiện tình trạng dày sừng và bong vảy trắng trên vùng da tổn thương. Vẩy có nhiều lớn và dễ bong, có thể tự rơi mà không cần tác động.

3. Tiến triển

Vẩy nến là bệnh mãn tính, tiến triển theo từng đợt (chủ yếu bùng phát vào thời điểm nhiệt độ lạnh và không khí hanh khô).

Bệnh có xu hướng kéo dài đến suốt đời. Tuy nhiên vảy nến là bệnh khá lành tính nên hiếm khi để lại biến chứng nguy hiểm – trừ vẩy nến thể đỏ da toàn thân hoặc vẩy nến thể khớp.

Bệnh thường diễn tiến qua 2 giai đoạn:

  • Giai đoạn tấn công
  • Giai đoạn duy trì

4. Biến chứng

Bệnh diễn tiến lâu ngày và tái phát nhiều lần có thể gây bội nhiễm, lichen hóa hoặc chàm hóa da. Một số trường hợp nặng có thể bị đỏ da toàn thân và ung thư da.

Bệnh nhân ở vẩy nến thể khớp có thể gặp phải các biến chứng như cứng khớp, biến dạng khớp, viêm khớp,…

5. Chẩn đoán

Chẩn đoán bệnh vẩy nến được căn cứ vào vị trí, tổn thương da cơ bản. Sau đó sẽ tiến hành cạo vẩy Brocq để phát hiện các dấu hiệu của bệnh (dấu hiệu vết nến, dấu hiệu vỏ hành và dấu hiệu giọt sương máu). Ngoài ra, có thể tiến hành sinh thiết da để quan sát dưới kính hiển vi.

phác đồ điều trị vảy nến bộ y tế
Chẩn đoán vẩy nến bao gồm quan sát tổn thương da, cạo vẩy, sinh thiết da và chẩn đoán phân biệt

Bên cạnh đó, cần chẩn đoán phân biệt vẩy nến với các tình trạng da liễu như:

6. Điều trị

Điều trị bệnh vẩy nến được chia thành 2 giai đoạn chính, bao gồm giai đoạn tấn công và giai đoạn duy trì.

Trong giai đoạn tấn công, cần phối hợp điều trị tại chỗ/ toàn thân với các phương pháp điều trị khác nhằm làm giảm triệu chứng trên da và hạn chế thương tổn. Ở giai đoạn duy trì, cần duy trì mức độ ổn định của da và thể trạng nhằm giữ cho bệnh không tái phát.

Thuốc điều trị tại chỗ

phác đồ điều trị bệnh vảy nến
Thuốc mỡ corticoid, salicylic acid,… là những loại thuốc bôi phổ biến trong điều trị vẩy nến
  • Thuốc làm bong vẩy (salicylic acid): Có tác dụng làm bong vảy da và sát trùng nhẹ. Sử dụng chế phẩm chứa salicylic acid 1 – 2 lần/ ngày. Loại thuốc này thường được kết hợp với corticoid nhằm làm giảm hiện tượng ngứa và viêm.
  • Thuốc mỡ corticoid: Nhóm thuốc này có khả năng ức chế sự huy động bạch cầu đa nhân. Từ đó hạn chế tổng hợp DNA ở pha G2 và G1 của gián phân. Ngoài ra nhóm thuốc này còn có tác dụng chống viêm và giảm ngứa. Khi sử dụng thuốc mỡ corticoid, chỉ nên dùng trong phạm vi nhỏ và điều trị không quá 30 ngày.
  • Thuốc mỡ Daivonex (chứa Calcipotriol): Loại thuốc này là dẫn xuất của vitamin D3, có khả năng biệt hóa và ngăn chặn tăng sinh tế bào sừng. Dùng 2 lần/ ngày, tuy nhiên không dùng quá 100mg/ tuần và chỉ thoa dưới 40% diện tích da của cơ thể. Nếu phối hợp với corticoid, chỉ nên dùng 1 lần/ ngày.
  • Dithranol, Anthralin: Là nhóm thuốc bôi đặc hiệu trong điều trị bệnh vẩy nến. Dùng 1 lần/ ngày trong giai đoạn tấn công của bệnh. Loại thuốc thích hợp với bệnh nhân chỉ có một vài mảng da tổn thương lớn. Tuy nhiên không sử dụng cho vẩy nến thể mụn mủ và đỏ da toàn thân.
  • Retinoids: Dẫn xuất của vitamin A, có tác dụng biệt hóa tế bào và làm chậm quá trình tăng sản biểu bì. Nếu dùng loại thuốc này, chỉ thoa lên da 1 lần/ ngày. Tuy nhiên không dùng loại thuốc này cho phụ nữ đang mang thai.
  • Kẽm oxide: Thường được phối hợp với thuốc làm bong vảy. Kẽm oxide có tác dụng giảm kích ứng và làm dịu da.

Thuốc uống:

phác đồ điều trị vảy nến bộ y tế
Thuốc uống thường được chỉ định với bệnh vẩy nến thể nặng hoặc tổn thương da có phạm vi lớn
  • Cyclosporin: Có tác dụng ức chế miễn dịch mạnh và chỉ sử dụng trong trường hợp vảy nến ở thể nặng. Dùng 2.5 – 5mg/ kg/ ngày, chia thành 2 lần dùng. Sau 30 ngày có thể tăng lên nhưng không nên dùng quá 5mg/ kg/ ngày. Thuốc được dùng trong điều trị dài hạn, tuy nhiên nếu không có đáp ứng sau 6 tháng phải ngưng sử dụng.
  • Corticoid: Chỉ sử dụng khi cần thiết, lạm dụng thuốc có thể gây ra vảy nến thể mủ.
  • Methotrexate: Được dùng để điều trị vẩy nến thể mủ và đỏ da toàn thân. Có thể tiêm bắp 10mg/ tuần hoặc uống 2.5mg/ 3 lần/ tuần, mỗi liều cách nhau ít nhất 12 giờ. Khi dùng thuốc, cần theo dõi chức năng gan chặt chẽ.
  • Acitretin: Acitretin là dẫn xuất của vitamin A, được dùng cho vẩy nến thể nặng. Liều khởi đầu: 25mg/ ngày trong 14 ngày. Sau thời gian này, cần tiến hành hiệu chỉnh liều tùy theo đáp ứng.
  • Thuốc bổ sung (vitamin B12, C,…): Nhằm nâng cao thể trạng, hạn chế rối loạn miễn dịch và ngăn ngừa bùng phát triệu chứng của bệnh.

Quang hóa trị liệu:

Quang hóa trị liệu sử dụng tia cực tím có kiểm soát lên vùng da tổn thương nhằm giảm sừng hóa và loại bỏ các vảy trắng.

  • UVA (320 – 400nm) chiếu 3 lần/ tuần hoặc 1 lần/ 2 ngày
  • PUVA (Dùng thuốc phối hợp với UVA): Uống Meladinin 0.6mg/ kg trước 2 giờ khi chiếu UVA.

Chế độ sinh hoạt:

  • Hạn chế gãi lên vùng da tổn thương.
  • Tránh chất kích thích (bia, rượu, cà phê,…)
  • Hạn chế căng thẳng thần kinh.

Bài viết đã cung cấp thông tin về phác đồ điều trị vảy nến của bộ y tế. Tuy nhiên phác đồ này không áp dụng cho toàn bộ bệnh nhân. Ở người mắc thể bệnh nặng (vẩy nến mụn mủ, đỏ da toàn thân,…) bác sĩ sẽ đề xuất phác đồ điều trị riêng.

Có thể bạn quan tâm

Bị vảy nến có tắm biển được không? Tốt hay xấu?

Tắm biển là một dạng hoạt động ngoài trời mà mọi đối tượng đều thích, nhất là vào những ngày...

VTV2 giới thiệu bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang chữa vảy nến, viêm da cơ địa

Vảy nến, viêm da cơ địa là những căn bệnh viêm da mãn tính kéo dài dai dẳng, reo rắc...

Yoga có thể hỗ trợ điều trị bệnh vẩy nến

Yoga có thể hỗ trợ điều trị bệnh vẩy nến?

Để kiểm soát tình trạng vẩy nến, các chuyên gia Da liễu đã khuyến khích bệnh nhân nên tìm hiểu...

Cách chăm sóc làn da bị bệnh vẩy nến ai cũng nên biết

Đến nay, vẫn chưa có phương pháp điều trị bệnh vẩy nến triệt để. Nhưng với những biện pháp chăm...

Bệnh vảy phấn trắng là gì? Triệu chứng và cách điều trị

Bệnh vảy phấn trắng là một bệnh mãn tính xuất hiện khá phổ biến ở trẻ nhỏ và trẻ vị...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *