Các loại thuốc bôi cho người bị vảy nến da đầu

Vảy nến da đầu là một trong những căn bệnh da liễu rất dai dẳng, gây nhiều triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng xấu đến thẩm mỹ và tâm lý người bệnh. Sử dụng thuốc bôi để làm dịu các triệu chứng vảy nến là phương pháp phổ biến nhất, được hầu hết người bệnh áp dụng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn thông tin về một số loại thuốc bôi cho người bị vảy nến da đầu, trong đó có loại thuốc thảo dược Đông y được đánh giá rất cao về hiệu quả điều trị.

thuốc bôi vảy nến da đầu
Danh sách thuốc bôi ngoài da chữa bệnh vảy nến da đầu

Nhận biết bệnh vảy nến da đầu

Vảy nến da đầu là một bệnh lý về da phổ biến, nhiều người thường hay bị nhầm lẫn với gàu. Bệnh vảy nến da đầu cho rối loạn da gây nên. Những lớp sừng trên da đầu khiến người bệnh mất tự tin khi tiếp xúc với đám đông, các cơn ngứa ngáy làm bạn thật khó chịu. Hiện nay chưa có rõ nguyên nhân gây ra bệnh này.

Các triệu chứng người bệnh thường gặp phải khi bệnh vảy nến như: ngứa ngáy, đau rát, da đầu khô, bong tróc lớp da, xuất hiện lớp sừng cứng, rụng tóc. Tuy nhiên, triệu chứng rụng tóc chỉ gặp ở những trường hợp đặc biệt. Đa số bệnh nhân ít gặp phải triệu chứng rụng tóc, nhưng nếu gãi nhiều có thể gây ra rụng tóc tạm thời. May mắn thay, nếu tóc rụng đi, một thời sau khi bệnh không còn, tóc sẽ mọc trở lại, bệnh nhân đừng quá lo lắng về vấn đề này.

Đây được xem là một căn bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, nếu không được điều trị đúng cách có thể kéo theo một số bệnh lý về da khác.

Các loại thuốc bôi chữa vảy nến da đầu

Tùy thuộc vào cơ địa hoặc mức độ bệnh lý của từng đối tượng để lựa chọn và sử dụng thuốc bôi để chữa bệnh viêm da đầu cho phù hợp. Mỗi loại thuốc đều có chung một công dụng điều trị bệnh như nhau, nhưng người bệnh chú ý cách sử dụng thuốc để phục vụ quá trình điều trị được tốt hơn.

Dưới đây là 5 loại thuốc thường được chỉ định để điều trị bệnh vảy nến da đầu:

1. Thuốc mỡ Axit Salicylic

  • Thành phần: Acid Salicylic và tá dược vừa đủ.
  • Công dụng: Thuốc mỡ Axit Salicylic có tác dụng chống nấm, sát khuẩn, ngăn chặn sự phát triển của nấm gây bệnh vùng da đầu. Bên cạnh đó, thuốc còn có tác dụng đẩy các lớp da chết, bong tróc lớp sừng cứng, mang lại một làn da khỏe mạnh.
  • Chống chỉ định: Các đối tượng mẫn cảm với thành phần có trong thuốc mỡ hoặc các đối tượng da đầu nhạy cảm, da đầu bị nứt.
  • Cách dùng: Người bệnh cần rửa sạch vùng da bị vảy nến (có thể sử dụng thuốc dạng dầu gội đầu để làm sạch da đầu). Bóp nhẹ tuýp thuốc để lấy một lượng thuốc vừa đủ bôi lên vùng da bị thương. Dùng những ngón tay massage nhẹ nhàng lên vùng da để thuốc thấm sâu vào da. Người bệnh cần thực hiện mỗi ngày 2 – 3 lần để cải thiện tình trạng bệnh.
  • Giá thành: Người bệnh có thể tìm mua thuốc tại các cơ sở y tế với giá tham khảo là 30.000 đồng/ tuýp (đối với tuýp 15 gram). Giá bán sẽ dao động lên xuống tùy vào nơi bán và thời gian mua thuốc.
Thuốc Thuốc mỡ Axit Salicylic giúp cải thiện hiệu quả các cơn ngứa ngáy, bong tróc da

2. Thuốc mỡ Anthralin

  • Công dụng: Làm chậm quá trình sinh trưởng và phát triển của các tế bào gây bệnh vảy nến da đầu, loại bỏ các tế bào da chết, sản sinh tế bào da mới. Thuốc còn có tác dụng cải thiện màu da, giúp da đầu khỏe mạnh.
  • Chống chỉ định:Không dùng thuốc cho người bệnh mẫn cảm với một số thành phần có trong thuốc hoặc da đầu bị trầy hoặc phồng rộp.
  • Cách dùng: Người bệnh cần làm sạch vùng da đầu bị vảy nến bằng nước ấm hoặc có thể dùng dầu gội đầu (thích hợp) để làm sạch. Đẩy nhẹ tuýp thuốc để lấy một lượng thuốc vừa đủ, thoa nhẹ nhàng lên vùng da kết hợp với việc massage nhẹ nhàng. Để thuốc thấm sâu vào trong da khoảng 20 – 30 phút rồi rửa lại bằng nước sạch, dùng khăn bông khô để làm sạch tóc và da đầu.

Người bệnh nên tìm đến các cơ sở y tế chất lượng để mua được thuốc đảm bảo chất lượng, tránh mua hàng kém chất lượng, dẫn đến tình trạng “tiền mất tật mang”.

3. Thuốc mỡ Daivonex

  • Thành phần: Calcipoitriol và tá dược vừa đủ.
  • Công dụng: Thuốc mỡ Daivonex có tác dụng ức chế quá trình phát triển tế bào nấm gây hại cho da, khắc phục hiệu quả các triệu chứng của bệnh vảy nến da đầu như ngứa ngáy, bong tróc da, loại bỏ lớp sừng cứng.
  • Chống chỉ định: Đối tượng mẫn cảm với thành phần có trong thuốc; đối tượng nhiễm độc Vitamin D; phụ nữ mang thai và cho con bú; trẻ em dưới 8 tuổi.
  • Cách dùng: Người bệnh cần làm sạch da đầu và sử dụng khăn bông để lau ráo nước. Dùng một lượng vừa đủ thuốc để thoa một lớp mỏng lên vùng da bị tổn thương. Thực hiện mỗi ngày 1 – 2 lần, tùy thuộc vào chỉ định từ bác sĩ.
  • Giá thành: Thuốc mỡ Daivonex được bán tại các hiệu thuốc Tây trên toàn quốc. Người bệnh có thể tìm mua với giá tham khảo từ 300.000 – 320.000 đồng/ tuýp 30 gram.
Thuốc mỡ Daivonex giúp ức chế quá trình sinh trưởng và phát triển của các nấm hay vi khuẩn gây hại da đầu

4. Thuốc mỡ hoặc kem bôi Corticosteroid

  • Thành phần: Corticosteroid và tá dược vừa đủ.
  • Công dụng: Thuốc bôi Corticosteroid là một dạng của Vitamin D, có tác dụng làm chậm sự phát triển của các nấm, vi khuẩn gây hại, ngăn chặn sự lây lan và phát tán bệnh, cải thiện da đầu.
  • Chống chỉ định: Không sử dụng thuốc Corticosteroid  cho các đối tượng dị ứng hoặc mẫn cảm với một số thành phần có trong thuốc. Phụ nữ mang thai và cho con vú không được khuyến cáo sử dụng.
  • Cách dùng: Người bệnh cần vệ sinh da đầu, vị trí bị vảy nến bằng nước ấm. Bóp nhẹ tuýp thuốc để lấy một lượng phù hợp thoa nhẹ lên vùng bị tổn thương kết hợp với việc massage nhẹ nhàng. Thực hiện mỗi ngày 1 – 2 lần tùy thuộc vào tình trạng của từng người bệnh.
  • Giá thành: Người bệnh nên tìm mua thuốc tại các cơ sở y tế uy tín, nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm chính hãng, an toàn. Thuốc Corticosteroid được phân phối trên toàn quốc với giá giao động từ 200.000 đồng/ tuýt. Mức giá chỉ mang tính chất tham khảo, có thể dao động lên xuống tùy vào địa chỉ hoặc thời điểm bán.

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc bôi trị bệnh vảy nến da đầu

Trong quá trình điều trị bệnh vảy nến da đầu bằng các loại thuốc bôi, người bệnh cần lựa chọn thuốc điều trị phù hợp với tình trạng của bản thân, tốt nhất nên tham khảo ý kiến các sĩ để có những lời khuyên có ích. Đồng thời, người bệnh cũng cần chú ý một số lưu ý sau:

  • Thuốc được chỉ định để bôi ngoài da, người bệnh không sử dụng để uống hoặc tiêm tĩnh mạch.
  • Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Thuốc cần được cất trữ ở vị trí tránh xa tầm với của trẻ em và thú nuôi. Người bệnh cần đậy kín nắp sau mỗi lần sử dụng.
  • Rửa tay kỹ bằng nước hoặc xà phòng sau mỗi lần sử dụng.
  • Tránh quẹt thuốc lên vùng mắt, mũi, miệng hoặc bên trong âm đạo. Không may những vị trí này bị dính thuốc, cần rửa ngay bằng nước.
  • Báo cáo với bác sĩ khi gặp phải các triệu chứng bất thường trong quá trình điều trị bằng thuốc bôi.
Một số điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc bôi để chữa bệnh vảy nến da đầu

Thông tin bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những loại thuốc chữa bệnh vảy nến da đầu. Tuy nhiên, người bệnh không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định từ bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn, nên thăm khám để biết chính xác mức độ bệnh lý trước khi dùng thuốc.

Thông tin bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Có thể bạn quan tâm

Các loại kem bôi và thuốc bôi thường dùng để điều trị vảy nến

Sử dụng các loại kem bôi và thuốc bôi là một cách điều trị bệnh vảy nến tại chỗ. Các...

Vẩy nến móng tay: Triệu chứng, điều trị và phòng ngừa

Vảy nến móng tay là một dạng tổn thương của bệnh vẩy nến. Bệnh có thể làm thay đổi màu...

Phác đồ điều trị vảy nến của Bộ Y tế chuẩn xác nhất

Phác đồ điều trị vảy nến của bộ y tế tổng hợp các biện pháp chẩn đoán, điều trị và...

Vì sao mắc bệnh vẩy nến có nguy cơ cao dẫn đến tiểu đường?

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người bệnh vẩy nến nặng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường...

VTV2 giới thiệu bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang chữa vảy nến, viêm da cơ địa

Vảy nến, viêm da cơ địa là những căn bệnh viêm da mãn tính kéo dài dai dẳng, reo rắc...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *