Bệnh vẩy nến thể giọt (Guttate): Biểu hiện, điều trị (tại nhà + thuốc)

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Da liễuPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Theo Tổ chức Bệnh vẩy nến Quốc gia (NPF), có khoảng 10% người bị vẩy nến phát triển thành bệnh vẩy nến thể giọt (Guttate) – đây là bệnh có mức độ phổ biến chỉ sau vẩy nến thể mảng. Bệnh gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày và tâm lý bệnh nhân. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm. Để hiểu rõ hơn về bệnh vẩy nến thể giọt và cách điều trị hiệu quả, an toàn bằng thảo dược mời theo dõi bài viết dưới đây.

bệnh vẩy nến thể giọt guttate
Có khoảng 10% người bị vẩy nến phát triển thành bệnh vẩy nến thể giọt.

Bệnh vẩy nến thể giọt là gì? Có lây không?

Vẩy nến thể giọt (Guttate) là bệnh tự miễn, xuất hiện khi tế bào da trên cơ thể tăng tốc độ tăng trưởng tự nhiên. Tên bệnh có nguồn gốc từ tiếng Latin, chữ Gutta trong tên có nghĩa là “giọt”. Sở dĩ có tên gọi như vậy vì các mảng nhỏ màu đỏ nổi lên trên bề mặt da (cánh tay, chân, thân, tai, da mặt) giống như trông giống như hạt nước mắt hay hạt mưa.

Thông thường, vẩy nến Guttate tự biến mất mà không để lại sẹo. Tuy vậy, cũng có những trường hợp cần có sự can thiệp của y khoa mới có thể kiểm soát được các triệu chứng.

Vẩy nến là căn bệnh có liên quan chặt chẽ đến yếu tố di truyền và cơ địa. Bệnh không do virus hay vi khuẩn gây nên vì thế không có nguy cơ lây nhiễm từ người qua người. Tuy nhiên, bệnh có thể di truyền từ bố mẹ sang con cái và tự lan rộng trên chính cơ thể bệnh nhân.

Triệu chứng của bệnh vẩy nến thể giọt

Có thể nhận biết bệnh vảy nến thể giọt thông qua những triệu chứng đặc trưng như:

  • Da nổi từng mảng nhỏ, màu đỏ hoặc hồng đậm giống như hạt mưa hoặc nước mắt, có ranh giới rõ ràng.
  • Có hoặc không có vảy da (vảy da là những phiến mỏng, lỏng lẻo, dễ bị bong khi gãi hoặc nạo. Khi loại bỏ phần vẩy, da có thể bị rướm máu).
  • Thương tổn riêng lẻ, rải rác trên da, mật độ bao phủ ít hơn so với tổn thương do vẩy nến thể mảng.

Vẩy nến thể giọt xuất hiện chủ yếu tại cánh tay, chân, ngực, sau đó lan lên mặt, tai, da đầu. Bệnh không xuất hiện ở lòng bàn tay, bàn chân, móng tay như một số thể vẩy nến khác.

Bệnh vẩy nến thể giọt có nguy cơ bùng phát vào mùa đông hoặc khi thời tiết khô hanh và phát triển, lây lan nhanh hơn vào mùa hè.

Các giai đoạn của bệnh vẩy nến thể giọt

Có thể phân bệnh vẩy nến thể giọt thành ba giai đoạn:

  • Giai đoạn nhẹ: Bề mặt da chỉ có một vài đốm nhỏ (khoảng 3% da).
  • Giai đoạn vừa: Tổn thương chiếm 3 – 10% bề mặt da.
  • Giai đoạn nặng: Tổn thương 10% da hoặc toàn bộ cơ thể.

Ngoài ra, việc phân loại bệnh vẩy nến thể giọt còn có thể căn cứ vào mức độ ảnh hưởng của bệnh đến đời sống sinh hoạt hằng ngày. Chẳng hạn, vẩy nến chỉ chiếm 2 – 3% tổng diện tích trên cơ thể nhưng nó sẽ được xếp vào dạng nghiêm trọng nếu gây hưởng đến ngoại hình. Hoặc bệnh vẩy nến ở tay chỉ xuất hiện trên 2% tổng diện tích cơ thể nhưng gây ảnh hưởng đến sinh kế thì cũng có thể xếp vào nhóm từ trung bình – nặng.

Nguyên nhân gây bệnh vẩy nến thể giọt

Cho đến hiện tại, nguyên nhân gây bệnh vẩy nến thể giọt vẫn chưa được xác định. Có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, đây là một loại rối loạn tự miễn. Hiện tượng trên xảy ra khi hệ thống miễn dịch cơ thể thay tấn công đến tế bào da khỏe mạnh (thay vì tấn công vi khuẩn, vi rút gây bệnh), gây đỏ, ngứa da, da đóng vảy, bong tróc.

nguyên nhân gây bệnh vẩy nến thể giọt guttate
Nhiều yếu tố có thể là nguyên nhân gây bệnh vẩy nến Guttate

Bệnh vẩy nến Guttate thường bùng phát sau đợt mắc bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn – phổ biến nhất là liên cầu khuẩn. Di truyền cũng là một trong những yếu tố được xác định có liên hệ mật thiết đối với bệnh.

Theo NPF, một số yếu tố kích hoạt bệnh vẩy nến bao gồm:

Chẩn đoán bệnh vẩy nến thể giọt

Thông qua việc quan sát triệu chứng trên da, đặt một số câu hỏi về tiền sử bệnh, bác sĩ sẽ có chẩn đoán sơ bộ về vấn đề người bệnh đang mắc phải.

Thông báo cho bác sĩ các loại thuốc đang dùng và một số thông tin về bệnh sử để việc chẩn đoán diễn ra thuận lợi.

Trong một số trường hợp, người bệnh có thể được chỉ định biện pháp lấy máu, xét nghiệm có vi khuẩn strep bên trong hay không, làm sinh thiết… trước khi đưa ra kết luận chẩn đoán cuối cùng.

Điều trị bệnh vẩy nến thể giọt

Một đợt bệnh vẩy nến Guttate thường kéo dài từ 2 – 3 tuần sau đó thuyên giảm rồi lại tiếp tục bùng phát. Tuy nhiên bạn có thể kiểm soát các triệu chứng vẩy nến bằng cách lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp và tuân thủ chặt chẽ theo phác đồ mà bác sĩ chỉ định. Dưới đây là một số phương pháp điều trị vẩy nến thể giọt phổ biến.

Thuốc điều trị vẩy nến từ Tây y

Người bệnh vẩy nến thể giọt có thể dùng thuốc kê đơn hoặc không kê đơn để khắc phục một số triệu chứng bệnh như: ngứa da, bong tróc da, khô da…, gồm:

  • Kem Cortisone trị ngứa và sưng da
  • Dầu gội trị gàu nếu như vẩy nến xuất hiện ở da đầu
  • Lotion kết hợp với cool tar (dẫn xuất của than đá) để làm dịu da, giảm viêm và ngứa.
  • Kem dưỡng ẩm
  • Vitamin A

Trong trường hợp bệnh vẩy nến chuyển biến nghiêm trọng, người bệnh có thể được chỉ định một số thuốc điều trị sau, gồm:

  • Corticosteroid: Thuốc có tác dụng cải thiện tình trạng ngứa, đỏ trên da.
  • Methotrexate: Thuốc có vai trò ức chế hệ thống miễn dịch, thường được dùng trong trường hợp bệnh vẩy nến thể giọt trở nên nghiêm trọng hoặc những loại thuốc điều trị khác không phát huy tác dụng.
  • Apremilast (Otezla)

Lưu ý các loại thuốc Tây y để điều trị vẩy nến thể giọt đều tiềm ẩn nguy cơ tác dụng phụ nếu sử dụng liên tục trong thời gian dài hoặc với liều lượng vượt quá quy định. Do đó bệnh nhân cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, tránh nguy cơ nhờn thuốc và các tác dụng phụ nguy hiểm cho sức khỏe.

Bên cạnh việc dùng thuốc, Tây y còn điều trị vẩy nến bằng Quang trị liệu. Phương pháp này còn được gọi là liệu pháp ánh sáng. Bác sĩ sẽ chỉ định bạn bôi một số thuốc tăng cường hấp thụ ánh sáng, sau đó soi tia cực tím lên da để ngăn chặn quá trình phát triển của tế bào da.

Bên cạnh giải pháp trị liệu ánh sáng nhân tạo, người bệnh cũng có thể được chỉ định tắm nắng (2 – 3 lần mỗi tuần) để hỗ trợ điều trị bệnh vẩy nến thể giọt.

Xem thêm: 6 Loại Thuốc Trị Vảy Nến Của Nhật Bản Tốt Nhất Thị Trường

Chữa vẩy nến thể giọt bằng phương pháp dân gian tại nhà

Trong dân gian cũng lưu tuyền khá nhiều bài thuốc chữa vẩy nến bằng các nguyên liệu tự nhiên có tính sát khuẩn, chống viêm. Trong đó có thể kể đến một số phương pháp phổ biến như:

  • Chữa vẩy nến bằng lá trầu không: Chọn một nắm lá trầu không tươi xanh, rửa sạch rồi đun sôi với nước. Có thể thêm một chút muối biển rồi dùng để ngâm rửa vùng da bị bệnh.
  • Chữa vẩy nến bằng lá lốt: Chọn 10 – 15 lá lốt tươi, rửa sạch, để ráo nước rồi giã nát. Làm sạch vùng da bị vảy nến rồi đắp lá lốt lên trên. Giữ nguyên trong 20 – 30 phút thì rửa lại bằng nước sạch.
  • Chữa vẩy nến bằng dầu dừa: Làm sạch vùng da bị vảy nến rồi dùng tinh dầu dừa nguyên chất bôi lên vùng tổn thương. Để nguyên trong khoảng 30 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.

Các loại lá và tinh dầu kể trên đều có tính sát khuẩn, chống viêm nên có thể giúp làm giảm bớt một số triệu chứng khó chịu của vẩy nến như ngứa ngáy, bong tróc da. Tuy nhiên, nếu dùng để điều trị bệnh thì hiệu quả không cao. Do đó bệnh nhân vẫn cần thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để được điều trị bằng những phương pháp chính thống.

Bệnh vẩy nến thể giọt kiêng gì?

Bên cạnh việc điều trị tích cực và tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị do bác sĩ chỉ định, bệnh nhân vẩy nến thể giọt còn cần lưu ý chế độ ăn uống và sinh hoạt để phòng tránh bệnh tái phát hoặc phát triển nặng hơn.

Bệnh nhân vẩy nến cần hạn chế ăn các nhóm thực phẩm sau:

  • Các loại hải sản như tôm, ghẹ, cua, ốc…
  • Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu…
  • Nhóm thực phẩm quá giàu chất béo.
  • Đồ ăn nhanh, những món chiên xào hoặc nhiều gia vị cay, nóng.
  • Rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích.

Bên cạnh đó, bệnh nhân vảy nến có thể tích cực ăn các loại thực phẩm như:

  • Các loại rau xanh
  • Trái cây giàu vitamin C, A, E
  • Các thực phẩm giàu kẽm.

Ngoài ra, người bệnh cũng cần chú ý một số vấn đề trong sinh hoạt như:

  • Hạn chế tắm nước quá nóng.
  • Không dùng tay gãi làm trầy xước da.
  • Thường xuyên bôi kem dưỡng ẩm có nguồn gốc thiên nhiên để làm dịu và mềm da.
  • Che chắn da cẩn thận mỗi khi ra ngoài.
  • Mặc quần áo chất liệu cotton thoáng mát, mềm mại, không bó sát.

Trên đây là những thông tin hữu ích về căn bệnh vẩy nến thể giọt. Để được chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và nhận tư vấn phác đồ điều trị phù hợp nhất, bệnh nhân nên tới thăm khám trực tiếp tại các cơ sở của Trung tâm Thuốc dân tộc trên toàn quốc. Trường hợp ở xa có thể chụp ảnh vùng da bị bệnh và gửi tới cho các bác sĩ của Trung tâm kèm theo mô tả chi tiết về triệu chứng.

Có thể bạn quan tâm:

Hỏi đáp cùng chuyên gia

  1. Trang miximiTrang miximi says: Trả lời

    em bị vẩy nến thể giọt cứ đến mùa đông là hay phát ban dạng đốm nhỏ màu hồng tươi nhỏ giọt như hình nước măt, chỗ vùng da đó hơi khô ráp nếu cào nhẹ, lớp vảy này sẽ bong ra trông như vụn phấn cứ hết lớp này đến lớp khác dù có bôi kem dương ẩm, thuốc đặc trị nhưng vân khỏi dứt điểm được. mong nhận được lời khuyên của các anh chị về cách điều trị

    1. thu hồng phạmthu hồng phạm says:

      b dùng kem dưỡng ẩm phải là loại nguồn gốc tự nhiên, lành tính, ít thành phần hóa học ý, chứ dùng cái loại có mùi hương dễ bị kích ứng lắm

    2. Hồ Xuân TràHồ Xuân Trà says:

      Trước đứa em chị nó đi khám ở chỗ bệnh viện da liệu thấy dùng thuốc tầm nửa tháng hay một tháng j đó nó lặn hết rồi kìa.

    3. Trang miximiTrang miximi says:

      em cũng khám rồi chị ạ, dùng thuốc thì nó hết nhưng chỉ được 1 thời gian thôi. sau nó lại lên ngày một nhiều hơn.

    4. huyen_nghthuyen_nght says:

      bạn dùng thử thuốc bên trung tâm thuốc dân tộc đi, tớ đang dùng dây, nhạy lắm. Bên này họ có cả thuốc uống + thuốc bôi + thuốc tắm nữa tất cả là thuốc đông y không có tác dung phụ như thuốc tây. Tớ mới dùng thuốc này hơn một tháng thấy các nốt vẩy nến mềm dần, không còn xuất hiện nốt mới, tình trạng bong vẩy cũng đỡ hẳn đó bạn ạk

    5. Huỳnh Thị ÚtHuỳnh Thị Út says:

      Bệnh vảy nến chữa của nhà thuốc này tốt thật tui dùng trong có 3 tháng mà hơn 2 năm nay không có thấy bị lại bệnh này thì bác sĩ cũng có thẳng thắn nói với tôi không thể điều trị khỏi dứt điểm nhưng có thể chữa ổn định trong một thời gian dài, thông tin về bài thuốc của nhà thuốc này đây ai đang bị vẩy nến chưa khỏi thì tham khảo đông y thì nó lành tính chỉ có cái thời gian đầu hiệu quả chậm nên sẽ hơi sốt ruột

    6. Hạnh Văn TrầnHạnh Văn Trần says:

      thuốc uống phải sắc không tôi không có thời gian sắc thuốc nên băn khoăn khoản này?

    7. Huỳnh Thị ÚtHuỳnh Thị Út says:

      Thuốc có cả dạng sắc lẫn dạng cao cái này tùy người dùng bác sĩ họ điều chỉnh chỉ là khác nhau dạng bào chế thôi. Mà thuốc sắc bây giờ mấy ai còn tự đun sắc nữa họ có dịch vụ sắc bằng máy rồi đóng túi bảo quản rất là tiện chứ không như ngày xưa nữa đâu bác

    8. Cao Thị Phương TrinhCao Thị Phương Trinh says:

      Chô này địa chỉ ở đâu thế nhỉ, để t khám thử buổi xem thế nào?

    9. Thuốc dân tộc says:

      Chào bạn, trung tâm hiện đang có ba cơ sở ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, đia chỉ cụ thể:
      Hà Nội : Biệt thự B31 ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Thanh Xuân – (024)7109 6699
      Cơ sở 2 HN: Số 7 Ngách 8/11 Đường Lê Quang Đạo, Phú Đô, Nam Từ Liêm (Cạnh SVĐ Mỹ Đình)
      Hồ Chí Minh: Số 145 Hoa Lan, phường 2, quận Phú Nhuận, TP. HCM – (028)7109 6699
      Thời gian làm việc của các cơ sở buổi sáng từ 8h – 12h chiều từ 13h30- 17h30 tất cả các ngày trong tuần. Khám sau 17h30 bạn vui lòng gọi điện đến số hotline tại cơ sở bạn sẽ thăm khám để hẹn lịch trước với bác sĩ bạn nhé.
      Trân trong!

  2. Đặng Thị Phương LanĐặng Thị Phương Lan says: Trả lời

    Tôi có dùng thuốc điều trị vảy nến của viện da liễu , bs bảo thuốc này k dk bôi quá 15 ngày, nhưng hết 15 ngày mà bệnh vẫn k đơ. Có nên dùng tiếp k?

    1. Thuốc dân tộc says:

      Chào bạn,việc dùng thuốc cần dùng theo đúng phác đồ điều trị bác sĩ đưa ra, nếu có bất cứ sự thay đổi về liều lượng hay các sử dụng bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ điều trị. Việc tự ý thay đổi hay dùng thuốc có thể sẽ gây ra một số biến chứng cho cơ thể nên cần phải cân nhắc kỹ càng bạn nhé. Đổi với trường hợp vị bệnh vẩy nên trung tâm đang có bài thuốc thanh bì dưỡng can thang gồm có thuốc uống, thuôc bôi, thuốc ngâm rửa, được làm hoàn toàn từ các loại thảo dược tự nhiên và hoàn toàn không ảnh hưởng hay gây bát cứ tác dụng phụ nào trong quá trình điều trị. Liệu trình điều trị thông thường từ 2-3 tháng nếu đảm bảo làm theo đúng lộ trình bác sĩ đưa ra. Nếu cần thêm bất cứ thông tin gì về bài thuốc hay cần tư vấn thêm về cách điều trị bạn vui lòng gọi đến số: (024)7109 6699 hoặc (028)7109 6699, chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn sớm nhất
      Chúc bạn sớm khỏi bệnh!

  3. Linhlinh@7897Linhlinh@7897 says: Trả lời

    Mình bị vảy nến thể giọt ở trên da đầu, rất khó để bôi thuốc nên việc điều trị rất khó khăn, ai biết loại dầu gọi nào hay dùng thuốc nào hiệu quả review cho mình một số loại với

    1. Nguyễn Thị Cẩm VyNguyễn Thị Cẩm Vy says:

      Bạn dùng giấm táo với tinh dầu sả, trộn lẫn với nhau bôi lên tóc massage nhẹ nhàng để tầm 10p thì gội lại với nước ấm , tuần hai đến ba lần tình trạng vảy nến được cải thiện đấy

    2. Trần Ngọc KhuyênTrần Ngọc Khuyên says:

      Cách dấy dùng cũng được hiệu quả hơn thì em dùng dầu gội đặc trị cho bệnh vảy nến như gội đầu Schauma, chị đang dùng thấy giảm bong tróc, tọo vảy đó em.

    3. thu sam.samthu sam.sam says:

      Mấy loại dầu gọi kháng nấm này, thì cũng phải để ý nhé nếu sau 8 tuần không cải thiện thì nên cân nhắc đổi sang phương khác mà điều trị. Dùng lâu cũng không an toàn đâu dễ bị viêm lang lông lắm, teo da, vùng da ngón tay bị mòn đấy

    4. Nguyen Tu QuywnNguyen Tu Quywn says:

      nếu bạn bị vẩy nến trên đầu thì có thẻ dùng lá ngâm rửa kết hợp với bồ kết, tuần gọi ba lần thay cho dầu gọi đầu, dùng cái này thì an toàn hơn mấy cái loại bên trên, mà hiệu quả cũng ngang như thế đểu giảm bong tróc, tạo vảy đó. Một gói thuốc ngâm rửa dùng đươc bảy lần đó bạn. Để điều trị nhanh khỏi hơn thì kết hợp cả thuốc uống với thuốc bôi nữa là ok, tớ đang dùng cả liệu trình thuốc bên này đó, nhìn chung thấy khá ổn

  4. Đặng Thị Hồng SenĐặng Thị Hồng Sen says: Trả lời

    Bị vẩy nến trên mặt thì chữa trị sao bây giờ ạ,có dùng được mỹ phẩm không ạ.

    1. Thuốc dân tộc says:

      Chào bạn, bạn có thể cho trung tâm xin thêm thông tin về tình trạng bệnh của bạn, mức độ tổn thương trên da mặt được không, để các bác sĩ tư vấn kỹ hơn về cách điều trị cho mình. Đối với trường hợp bị vẩy nến trên mặt thì bạn hạn chế trang điểm, dùng các loại mỹ phẩm có chất tẩy rửa cao bạn nhé. Nên dưỡng ẩm da thường xuyên bằng các loại kem, lotion dành cho da nhạy cảm hay chuyên dùng cho da mắc vảy nến. Ngoài ra bạn cần cải thiện lối sống sinh hoạt, thay đổi môi trường sống lành mạnh giúp cho việc chữa trị mang hiệu quả tối ưu hơn:
      + Giữ vệ sinh da mặt sạch sẽ, lúc đi ra đường nên chú ý đeo khẩu trang và kính râm.
      + Bổ sung các loại rau xanh cũng như hoa quả chứa rất nhiều vitamin A, vitamin C cũng như vitamin E trong khẩu phần ăn, giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể.
      + Tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên khoảng 30 phút mỗi ngày để nâng cao sức đề kháng.
      giảm thiểu dùng những chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia, cà phê. Hạn chế ăn những loại thịt đỏ, sữa và các sản phẩm khiến từ sữa.
      Nếu cần thêm thông tin về cách điều trị bạn vui lòng để lại thông tin liên hệ trung tâm sẽ gọi điện tư vấn kỹ hơn hoặc bạn đến các cơ sở của trung tâm để được hỗ trợ sớm nhất bạn nhé.
      Trân trọng

    2. Đặng Thị Hồng SenĐặng Thị Hồng Sen says:

      Trung tâm liên hệ số này giúp em với ạ: 0965.846.xxx

  5. Nguyễn Trần Lan AnhNguyễn Trần Lan Anh says: Trả lời

    Trên da em ở vùng da đầu phía sau và khủy tay dạo này xuất hiện nhiều nốt da đỏ có hình như giọt nước, nổi cộm sần sùi trên da sờ thấy gờ và có nhiều vảy màu trắng đục phủ lên bề mặt đám da đỏ, cạo nhẹ thì nó bong ra 1 lớp vẩy trắng nhưng mà cứ hết lớp vẩy này lại đùn lên lớp vẩy khác, ngứa rát, ngãi thì da dễ bị xước nứt nẻ, hay để lại thâm sẹo. Biểu hiện như vầy cho em hổi có phải bị vảy nến không?

    1. thuduoong_999thuduoong_999 says:

      Tình trạng của bạn giống tui quá trời, khả năng cao là bị bệnh vảy nến đó ròi nghen, bạn nên đi khám cho chính xác để còn điều trị sớm bệnh này nó lan ghê lắm mà ngứa ngáy rát khó chiệu mất thẩm mỹ ghê à

    2. Thuốc dân tộc says:

      Chào bạn, theo mô tả tình trạng bệnh của bạn là một trong những triệu chứng của bệnh vẩy nến thể giọt. Đối với bệnh này trung tâm đang có bài thuốc thanh bì dưỡng can thang gồm ba bài thuốc nhỏ: thuốc uống, thuốc bôi và thuốc ngâm rửa tạo nên phác đồ điều trị vảy nến toàn diện, không chỉ giải quyết các triệu chứng tạm thời, mà còn điều trị sâu vào căn nguyên, gốc rễ của bệnh, cho hiệu quả lâu dài. thời gian điều trị từ 2-3 tháng. Để được tư vấn kỹ hơn về cách điều trị bệnh này, bạn vui lòng để lại thông tin liên hệ, hoặc đến trực tiếp các cơ sở của trung tâm, hay gọi điện đến số hotline: (024)7109 6699, các bác sĩ sẽ hỗ trợ bạn sớm nhất. Chúc bạn mau khỏe.

  6. Choen JangChoen Jang says: Trả lời

    Mấy cách điều trị tại nhà thế nào, có trị hết vẩy nến dược không vậy?

    1. Ng Th HangNg Th Hang says:

      Trên này chia sẻ một loạt các cách điều trị đây, bạn vào đọc tham khảo xem dùng được cách gì
      Nhưng áp dụng những cách này thì xác định phải kiên trì hơn nữa cũng tùy người tùy bệnh mà cải thiện, có bệnh vái tứ phương cứ thử thôi bạn. Những cách này thì lành tính

    2. Ngô Thị Nương.Ngô Thị Nương. says:

      Em cũng dùng nhiều thuốc tây rồi mà thấy chẳng khỏi gì cả, xác định sống chung với bệnh cả đời nên tìm mấy cách tại nhà, cái nào tiện thì dùng thôi, vừa an toàn đỡ tốn kém chứ theo mãi thuốc tây cũng không ổn, nhiều tác dụng phụ lắm

    3. Phạm Trần Thiên DiPhạm Trần Thiên Di says:

      Chị thì không chắc thuốc này có khỏi hẳn hay không, nhưng chị dùng thuốc này cũng được thời gian rồi, không thấy bị lại nên chia sẻ kinh nghiệm cho em. Chứ dùng cách dân gian cũng không phải là biện pháp hay đâu. Chị trước bị vảy nến nhỏ giọt mùa đong năm nào bệnh cũng tái phát đến mùa hè thì bị lan rộng ra gần như toàn thân cũng dùng đủ mọi cách, ai mách gì cũng làm theo. Mình có bệnh phải chạy chữa khắp nơi em ạ, đấy thế mà có khỏi hẳn được đâu. Sau một lần trên vtv2 có giới thiệu bài thuốc thang bì dưỡng can thang, cũng tìm hiểu thấy nhiều người khen nên tìm đến trung tâm để khám xem thế nào. Dùng thuốc tháng đầu bên đó,vảy nến không còn lan sang vùng da khác nưa, bớt ngứa ngáy, da bớt khô hơn. Sang tháng thứ hai thì cải thiện dần dần các vùng da bị vẩy nến dần thu hẹp lại, da bớt tbong tróc, da gần liền lại. Sáng tháng thứ ba thì tình trạng bệnh cũng cải thiện được khoảng gần 90%, chỉ còn một số vết ở tay và chân chứ không toàn cơ thể như trước. Uống hết tháng thứ 4 là khỏi hoàn toàn, da mền mai, rất khó nhận ra vùng da trước đây bị vẩy nến. Giờ cũng đucợ thời gian rồi không thấy phát lại,

    4. Điệp NguyễnĐiệp Nguyễn says:

      Mình vừa tìm hiểu thấy chỗ mình xa mấy địa chỉ của trung tâm này quá, không đến khám thì có mua thuốc được k thế

    5. Thuốc dân tộc says:

      Chào bạn, đối với trường bạn không thể đến trung tâm thăm khám, bạn vui lòng gọi đến số: (024)7109 6699 để được tư vấn và hướng dẫn mua thuốc. Trung tâm sẽ gửi thuốc về cho bạn trong vòng từ 2-3 ngày bạn nhé. Trân trọng!

  7. Quỳnh NaQuỳnh Na says: Trả lời

    có ai bị vẩy nến nhỏ giọt mà bị ngứa không, tôi ngứa ngáy mất ngày hôm nay rồi, gãi vảy trắng cứ bong ra từng mang, sau đó lại mọc lên lớp mới. còn chảy máu ra nữa, chữa thế nào đây các chị

  8. mẹ cu tinnnnnmẹ cu tinnnnn says: Trả lời

    Đang cho con bú thì nên dùng thuốc gì để điều trị thế liệu để không ảnh hưởng sang cho con vậy các mom

    1. Trang EmTrang Em says:

      Đang cho con bú tốt nhất không dùng thuốc em ơi, nhỡ truyền sang cho con thì sao, uống thuốc tây người lớn đã hại rồi, nói gì đến trẻ con.

    2. Phạm Thị Thúy HạnhPhạm Thị Thúy Hạnh says:

      con em mình trước nó dùng thanh bì dưỡng can thang điều trị bệnh vẩy nến đấy, thấy bảo tốt lắm, mà thuốc đông y dùng cho tất cả các đối tượng hay sao ấy mà

    3. Trần Hồng LanTrần Hồng Lan says:

      Thuốc này dùng được mom ơi, kể cả thuốc uống mình đang cho con bú dùng ko vấn đề j cả. Chỉ có bà bầu thì phải hỏi ý kiến bác sĩ thôi. Mình đi khám cũng hỏi bác sĩ kỹ lắm mới dám dùng, ban đầu cứ lăn tăn vì sợ con bú sẽ bị ảnh hưởng mà trộm vía mình vẫn dư sữa, bé ti mẹ vẫn ăn ngủ bt, ngày vẫn ị đều phân đẹp…bs cũng bảo thuốc đông y lành, mẹ sau sinh hoàn toàn dùng được nhưng nói gì thì nói cái gì ăn uống vào cơ thể là cũng phải nghe ngóng xem như nào, bs dặn mẹ uống thuốc theo dõi ăn ị của con nếu k vấn đề gì thì không sao. Mình dùng thuốc này hợp lắm, hết vẩy nến rồi đấy. lâu dài thì k biết thế nào thôi

  9. tranthikimtuyentranthikimtuyen says: Trả lời

    oi t bị vay nen bat dau tu bung gio lan ra ca chan tay roi nhưng no bi rai rac boi cu dk cho nay thi lai lan ra cho khac, gio gan toan than phai lam gi duoc chi t nua

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bị vảy nến có tắm biển được không? Tốt hay xấu?

Tắm biển là một dạng hoạt động ngoài trời mà mọi đối tượng đều thích, nhất là vào những ngày...

Cẩn trọng các loại thuốc khiến bệnh vẩy nến thêm trầm trọng

Chúng ta hay có thói quen dùng thuốc một cách tùy tiện nhưng bạn nên biết rằng một số loại...

Cách trị vảy nến bằng nghệ và đánh giá hiệu quả

Không chỉ được biết đến là loại gia vị dùng chế biến thức ăn, nghệ còn được dùng như một...

Bệnh vẩy nến ở tay và chân: Nguyên nhân và cách chăm sóc

Bệnh vẩy nến là căn bệnh viêm da tự miễn xảy ra bên ngoài da tạo thành những mảng bám,...

Vẩy nến phấn hồng: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Vẩy nến phấn hồng (Pityriasis rosea) là một loại phát ban tạm thời thường bắt đầu như xuất hiện đốm...