Giật mình với mối quan hệ giữa bệnh vẩy nến và tim mạch

Hầu hết ai cũng biết bệnh vẩy nến là một tình trạng chỉ ảnh hưởng đến da. Nhưng thực chất thì căn bệnh này có mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe nghiêm trọng hơn những gì mà bạn vẫn thường nghĩ. Theo nhiều chuyên gia thì những người mắc bệnh vẩy nến thường có nguy cơ mắc bệnh tim mạch rất cao.

mối quan hệ giữa bệnh vẩy nến và bệnh tim
Người bị vẩy nến có nguy cơ mắc bệnh tim rất cao

Bệnh vẩy nến là gì?

Vẩy nến là một bệnh tự miễn mãn tính gây viêm trên da. Khi mắc bệnh thường có những cảm giác ngáy ngứa khó chịu. Đồng thời cũng gây ra các tổn thương da, cụ thể là sự tăng lên nhanh chóng của tế bào da.

biểu hiện bệnh vẩy nến
Bệnh vẩy nến chuyển nặng rất dễ chuyển qua bệnh tim

Mặc dù đây là bệnh mãn tính không thể chữa khỏi nhưng vẫn có thể kiểm soát. Tuy nhiên, bệnh vẩy nến có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe khác, trong đó có bệnh tim mạch. Thậm chí các vấn đề về tim vẫn kéo dài ngay cả khi bệnh vẩy nến đã được kiểm soát.

ĐỌC NGAY: Bệnh vảy nến có mấy loại? Đặc điểm nhận biết từng dạng

Mối quan hệ giữa bệnh vẩy nến và bệnh tim

Bệnh vẩy nến cũng giống như nhiều căn bệnh tự miễn khác, làm cho hệ thống miễn dịch phản ứng thái quá với tác nhân gây bệnh. Khi hệ thống miễn dịch phản ứng quá mức sẽ gây viêm nhiễm trong cơ thể. Bạn có thể thấy được mối quan hệ giữa bệnh vẩy nến và bệnh tim qua những thông tin ngay bên dưới đây.

# Tình trạng viêm và bệnh tim

Triệu chứng viêm xuất hiện dưới nhiều hình thức, có thể bao gồm các mảng đỏ trên cơ thể hoặc biểu hiện của bệnh viêm khớp vẩy nến. Đồng thời có các triệu chứng khác như viêm kết mạc, viêm niêm mạc mí mắt.

mối liên hệ giữa bệnh vẩy nến và bệnh tim
Vẩy nến qua giai đoạn nặng rất dễ biến chứng qua bệnh tim

Tương tự như vậy, bệnh vẩy nến cũng có thể chia thành nhiều dạng khác nhau. Nhưng dù ở bất kì loại vẩy nến nào thì nguy cơ mắc bệnh tim cũng cao hơn gấp 3 lần so với những người không bị vẩy nến.

Mạch máu cũng có thể bị viêm và dẫn đến sự phát triển của bệnh xơ vữa động mạch. Đó là sự tích tụ của chất béo dưới dạng mảng bám trên động mạch của người bệnh. Tình trạng này làm gián đoạn sự lưu thông của máu đến tim. Điều này dẫn đến các biểu hiện của bệnh tim.

Một số phương pháp điều trị bệnh vẩy nến có thể làm ảnh hưởng đến nồng độ cholesterol thông thường. Điều này có thể làm cứng động mạch và tạo cơ hội cho các cơn đau tim xuất hiện nhiều hơn. Theo thông tin trên tạp chí da liễu Anh, người bị vẩy nến rất dễ bị bệnh tim mạch vành.

# Viêm khớp vẩy nến và rối loạn nhịp tim

Có tới 30% bệnh nhân người bị bệnh vẩy nến phát triển thành bệnh viêm khớp vẩy nến. Theo kết quả của một nghiên cứu có so sánh mối quan hệ giữa bệnh vẩy nến và bệnh viêm khớp vẩy nến với bệnh rối loạn nhịp tim thì các bệnh nhân bị viêm khớp vẩy nến có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Đồng thời những người bị bệnh nặng hoặc có độ tuổi trên 60 tuổi thì nguy cơ mắc bệnh tim cũng cao hơn.

Một số lời khuyên giúp bạn chống lại tình trạng bệnh hiện tại

Bệnh vẩy nến có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Nhưng bạn vẫn có thể củng cố sức khỏe thông qua chế độ ăn uống, tập thể dục và giảm căng thẳng.

# Tập thể dục

Việc tập thể dục thường xuyên có thể cải thiện được sức khỏe tim mạch. Theo các bác sĩ thì chỉ cần bỏ ra từ 70 đến 150 phút mỗi tuần là bạn có thể thực hiện được điều này.

cải thiện bệnh vẩy nến và bệnh tim
Tích cực tập thể dục để cải thiện bệnh vẩy nến cũng như bệnh tim

Có rất nhiều cách tập thể dục nhẹ nhàng mà bạn có thể tham khảo như: khiêu vũ, đi bộ, bơi lội… hoặc bất cứ môn thể thao nào phù hợp với sở thích và tình trạng sức khỏe của bạn.

# Tinh thần thoải mái, giảm bớt căng thẳng

Tập thể dục cũng là hình thức giảm bớt căng thẳng, áp lực và gây ra những lợi ích dễ thấy đối với hoạt động của hệ tim mạch. Trong khi việc căng thẳng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh vẩy nến và bệnh tim. Hoạt động thể chất có thể giải phóng những căng thẳng mà nhiều người đang mắc phải.

cải thiện bệnh vẩy nến và bệnh tim
Giảm căng thẳng giúp các triệu chứng bệnh vẩy nến và bệnh tim suy giảm

Ban đầu chỉ nên tập nhẹ, khi cơ thể quen thì nâng dần cường độ tập. Bạn có thể đặt mục tiêu 30 phút tập thể dục nhịp điệu nhưng thực hiện có thể ngắn hơn, và cũng đừng quá suy nghĩ về vấn đề phải thực hiện được mục tiêu đó. Đi bộ với quãng đường ngắn nhưng thực hiện thường xuyên sẽ có lợi cho hoạt động của tim hơn.

Bạn cũng có thể tập ngồi thiền để cân bằng suy nghĩ cũng như hoạt động của nhịp tim. Bên cạnh đó hãy trò chuyện với người thân nhiều hơn cũng như bác sĩ của bạn về những lo lắng, áp lực mà bạn đang gặp phải để giảm bớt căng thẳng.

# Có chế độ dinh dưỡng phù hợp

Những gì mà bạn ăn có vai trò rất quan trọng đối với việc cải thiện sức khỏe của tim. Chế độ ăn uống cũng có thể tác động tích cực đối với bệnh vẩy nến. Một chế độ ăn có lợi cho tim thường chứa chất béo không no và ngũ cốc. Tức là giảm lượng chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa và natri.

cải thiện bệnh vẩy nến và bệnh tim
Thực phẩm nhiều Omega 3 vừa tốt cho người bị bệnh tim vừa tốt cho người bệnh vẩy nến

Cân nhắc thực hiện theo những lời khuyên dưới đây để cải thiện sức khỏe tim mạch của bạn tốt hơn.

  • Thường xuyên ăn ngũ cốc nguyên hạt, tinh bột,…
  • Hạn chế đồ ăn chiên dầu mỡ và độ nướng
  • Tăng cường ăn các loại thực phẩm chứa protein có lợi như cá, gà…

Cân nhắc việc tăng cường axit béo Omega 3 trong chế độ ăn đối với người bị vẩy nến và có nguy cơ mắc bệnh tim. Cơ thể không tự sản sinh ra chất dinh dưỡng này nên bạn hãy tự bổ sung bằng cách dùng các loại thực phẩm như cá hồi, cá thu, cá mòi, cá ngừ, sò điệp, tôm, hạt chia, dâu tây, quả mâm xôi, quả táo…

Theo các nhà khoa học thì Omega 3 có khả năng xây dựng các khối hormone giúp điều chỉnh một vài hoạt động trong cơ thể. Đồng thời Omega 3 cũng làm giảm lượng chất béo trung tính, giảm tích tụ các mảng bám. Nhờ đó mà giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

Khi nào cần đi khám bác sĩ ?

Tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu có bất kì thắc mắc về bệnh vẩy nến hoặc sức khỏe tim mạch. Các chuyên gia cũng khuyên người bệnh cần phải đi khám tim mạch thường xuyên, nhất là khi bạn đã trên 60 tuổi.

điều nên làm khi bị bệnh vẩy nến và bệnh tim
Thăm khám bác sĩ thường xuyên để điều trị bệnh vẩy nến cũng như bệnh tim

Nếu bạn bị bệnh vẩy nến, hãy lưu ý đến những yếu tố nguy cơ và các triệu chứng của một cơn đau tim. Bao gồm:

  • Đau ngực hoặc khó chịu ở ngực
  • Đau hoặc khó chịu ở cánh tay và các khu vực khác từ thắt lưng trở lên
  • Đau lưng, cổ và hàm
  • Khó thở
  • Toát mồ hôi lạnh
  • Buồn nôn
  • Chóng mặt

Nếu bạn có các triệu chứng trên thì có thể bạn đã trở thành nạn nhân của bệnh tim. Hãy đến bệnh viện để kiểm tra và nhờ các bác sĩ tư vấn các biện pháp điều trị hiệu quả nhất.

Hiểu về bệnh vẩy nến sẽ giúp bạn hiểu hơn về nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch. Hãy nhìn nhận vấn đề này một cách nghiêm túc và theo đuổi lối sống lành mạnh bằng cách ăn uống khoa học, tập thể dục và giảm căng thẳng. Hãy nhận biết sớm các vấn đề về tim mạch để có thể dễ dàng hơn trong việc kiểm soát bệnh.

HỮU ÍCH

Vẩy nến da đầu: Thông tin về bệnh và cách điều trị

Vảy nến da đầu là bệnh thường gặp nhưng dễ bị nhầm lẫn với bệnh viêm da tiết bã (còn...

Bệnh vẩy nến có lây nhiễm không? Làm sao để phòng tránh

Bệnh vẩy nến có lây nhiễm không? Cách phòng tránh

Vẩy nến không có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác nhưng lại mang tính di truyền....

10 lưu ý giúp phòng bệnh vảy nến tái phát

Mặc dù không quá nguy hiểm nhưng bệnh vẩy nến lại khiến nhiều người khó chịu và ảnh hưởng nghiêm...

Tìm hiểu cách chữa bệnh vảy nến bằng thuốc nam

6 cách chữa bệnh vảy nến bằng cây thuốc nam quanh nhà

Nếu bị vảy nến, bạn có thể điều trị bằng các loại cây thuốc nam như sâm đại hành, cây...

8 điều bệnh vẩy nến nên và không nên làm

Cho dù bạn mới điều trị bệnh vẩy nến hay điều trị rất lâu rồi thì việc thay đổi các...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *