Bệnh vẩy nến ở tai: Cách nhận biết và điều trị
Rất hiếm khi vẩy nến xuất hiện ở tai nhưng nó có thể gây ra một số vấn đề nghiêm trọng về cảm xúc và thể chất. Bệnh thường gặp ở độ tuổi trưởng thành nhưng trẻ em và người lớn tuổi cũng không ngoại lệ.
Bệnh vẩy nến ở tai là gì?
Đối tượng dễ mắc bệnh vẩy nến thường là những người có hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức. Điều này làm cơ thể sản xuất ra các tế bào da một cách nhanh chóng. Thông thường các tế bào da khỏe mạnh cần khoảng 28 ngày để tái tạo. Trong khoảng thời gian này, cơ thể sẽ rũ bỏ lớp tế bào da cũ để nhường chỗ cho tế bào mới.
Tuy nhiên, ở những người mắc bệnh vẩy nến, cơ thể tạo ra lớp tế bào da mới chỉ trong 3 hoặc 4 ngày. Điều này làm cho sự tích tụ của tế bào da cũ và mới chồng lên nhau, dẫn đến hiện tượng da dày có màu đỏ hoặc bạc.
Đau hoặc ngứa ở vùng da xung quanh tai có thể là dấu hiệu của bệnh vẩy nến. Hoặc bạn có thể nhận thấy được sự tích tụ của vẩy hay sáp ở bên ngoài tai. Điều này làm cho thính giác của bạn bị ảnh hưởng.
Triệu chứng của bệnh vảy nến ở tai
Như đã nói trên, khi bạn có các mảng bám ở bên trong ống tai hoặc xung quanh tai thì có thể đó là dấu hiệu của bệnh vẩy nến. Ngoài ra, vẩy nến ở tai bao gồm một hoặc tất cả các triệu chứng sau:
- Ngứa.
- Đau ở tai hoặc xung quanh tai.
- Da ở bên trong hoặc ở vành tai bị bong và có thể tróc ra.
- Mất thính giác hoặc khả năng nghe kém.
- Có mảng da đỏ hoặc bạc ở trong hoặc xung quanh ống tai.
- Tắc nghẽn tai.
Nếu trước đây bạn chưa từng mắc bệnh vẩy nến, các triệu chứng có thể bị nhầm lẫn với chứng tắc nghẽn tai. Do đó, bạn hãy đến cơ sở y tế uy tín, có chuyên môn cao để đảm bảo các chẩn đoán là chính xác.
Bệnh vẩy nến ở tai thường lây sang mặt. Bạn có thể nhận thấy bệnh vẩy nến ở xung quanh mắt, miệng và mũi. Một số trường hợp hiếm, vẩy nến cố thể xuất hiện ở nướu, lưỡi, bên trong má hoặc môi.
Xem thêm: Bệnh vảy nến có tự khỏi không?
Trẻ em hoặc trẻ sơ sinh có bị vẩy nến ở tai không?
Mặc dù nó không phổ biến, nhưng vẩy nến ở tai vẫn có thể xảy ra ở trẻ em. Tuy nhiên, rất may mắn là tình trạng này thường không nghiêm trọng khi xuất hiện.
Hầu hết các trường hợp trẻ em mắc bệnh vẩy nến thường dễ điều trị hơn ở người trưởng thành. Do đó, nếu bạn nhận thấy bất cứ một triệu chứng nào được đề cập ở trên xuất hiện ở tai hoặc xung quanh da đầu của con bạn, hãy đến bác sĩ nhi khoa để nhận được hướng dẫn.
Điều trị bệnh vẩy nến ở tai
Nếu phát hiện bản thân xuất hiện vẩy nến ở tai, bạn không nên tự chẩn đoán và điều trị tại nhà. Các triệu chứng của bệnh vẩy nến có thể khá giống với các bệnh ngoài da khác và bạn có thể phán đoán nhầm. Hãy đến bác sĩ, tốt nhất là bác sĩ tai mũi họng để họ giúp bạn loại bỏ sự tích tụ da thừa và sáp bên trong ống tai.
Có một số phương pháp được áp dụng để điều trị bệnh vẩy nến ở tai. Bao gồm:
1. Phương pháp điều trị tự nhiên
Mặc dù không có cách điều trị bệnh vẩy nến một cách dứt điểm. Tuy nhiên, một số phương pháp điều trị ngay tại nhà có thể giúp bạn kiểm soát bệnh vẩy nến ở tai.
Các nhà nghiên cứu cho rằng dầu Jojoba hay dầu ô liu có lợi ích trong việc làm dịu làn da bị bệnh vẩy nến. Các loại dầu thực vật có tính giữ ẩm, chống oxy hóa và giàu vitamin. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có nghiên cứu hay báo cáo nào về tác dụng của dầu thực vật đối với tình trạng bệnh vẩy nến.
Bạn có thể thực hiện quy trình sử dụng dầu ô liu để điều trị vẩy nến ở tai bằng cách sau:
- Làm sạch tai bằng bộ dụng cụ chuyên dụng.
- Thoa một lớp dầu Jojoba mỏng lên khu vực bị vẩy nến ảnh hưởng bằng tăm bông.
2. Sử dụng thuốc bôi
Nhiều loại thuốc bôi không chứa corticoid thường được sử dụng để điều trị các vấn đề về da, bao gồm cả bệnh vẩy nến. Một số loại thuốc bôi vẩy nến ở tai phổ biến:
- Calcipotriol (Dovonex)
- Betamethasone
- Calcipotrine
Những loại thuốc này thường được sử dụng để làm chậm sự tăng trưởng của da và làm lành các tổn thương hiện có. Nó cũng giúp giảm đau và ngứa. Tuy nhiên, các loại thuốc này thường có nhiều tác dụng phụ không mong muốn, bao gồm:
- Ngứa rát
- Làm khô da
- Viêm nang lông
- Rậm lông
- Teo hoặc giãn mao mạch
- Gây mụn trứng cá
3. Thuốc nhỏ tai có chứa steroid
Bác sĩ có thể kê một vài loại thuốc chứa steroid để nhỏ vào ống tai. Thuốc này cũng có thể sử dụng cho phần da ở bên ngoài tai, tùy thuộc vào vị trí bị ảnh hưởng.
Thuốc chứa steroid thường được sử dụng kết hợp với các loại thuốc khác để tăng cường hiệu quả điều trị.
Các phòng ngừa bệnh vẩy nến ở tai
Bệnh vẩy nến là một bệnh mạn tính và hiện tại vẫn chưa có cách điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, bạn có thể ngăn chặn lây lan và giảm bớt sự khó chịu do bệnh vẩy nến gây ra bằng một số cách sau:
- Rượu.
- Ánh nắng mặt trời trực tiếp.
- Thời tiết khô hoặc quá lạnh.
- Thuốc.
- Nhiễm trùng da.
- Trầy xước hoặc xay xát nhẹ trên da.
- Va chạm mạnh.
Nếu không được điều trị, bệnh vẩy nến ở tai có thể khiến bạn bị mất thính giác tạm thời và gây mất thẩm mỹ lẫn sự tự tin. Hãy đến gặp bác sĩ ngay khi bạn nhận thấy các dấu hiệu của bệnh vẩy nến ở tai để kiểm soát tình trạng và hạn chế các biến chứng.
Hy vọng bạn có được những thông tin hữu ích về bệnh vẩy nến ở tai thông qua bài viết này. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn.
Thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, ThuocDanToc.vn không đưa ra chỉ dẫn, chẩn đoán hay điều trị y khoa.
Có thể bạn quan tâm
- Bệnh vảy nến có ngứa không?
- 12+ cách trị bệnh vẩy nến tại nhà hiệu quả nhất
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!