Bệnh vảy nến có ngứa không, làm sao hết?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Da liễuPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Nhiều người bị ngứa da nhưng không biết là do bệnh vảy nến hay do mắc căn bệnh da liễu nào khác để điều trị cho đúng. Vậy bệnh vảy nến có ngứa không? Làm thế để nhanh chóng chấm dứt được cơn ngứa? Hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Bệnh vảy nến có ngứa không?

Vảy nến là căn bệnh da liễu mãn tính hình hành khi hệ miễn dịch bị rối loạn. Ở những người mắc căn bệnh này, các tế bào da mới phát triển mạnh nhưng sau đó lại chết đi nhanh chóng hơn so với người khỏe mạnh bình thường. Quá trình này khiến cho tế bào da chết không được đào thải kịp thời. Chúng bị đùn đẩy lên trên bề mặt da và dồn ứ lại tạo thành các mảng vảy xếp lớp trên da.

Vảy trắng thường xuất hiện trên nền da bị viêm có rìa đỏ hoặc hồng. Kèm theo đó khu vực da bị vảy nến có thể khô, sưng, lở loét, nứt nẻ, chảy máu.

Bệnh vảy nến có ngứa không
Bệnh vảy nến có gây ngứa do ảnh hưởng của quá trình viêm và đóng vảy trên da

Nhiều người thắc mắc bệnh vảy nến có ngứa không thì câu trả lời là có. Ngứa da cũng là một trong những triệu chứng đặc trưng của căn bệnh này. Thực tế, triệu chứng ngứa da ảnh hưởng đến 70 – 90% người bị vảy nến. Cơn ngứa ngày xuất hiện tại khu vực tổn thương có thể ở mức độ nhẹ, trung bình đến nghiêm trọng tùy thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi cá nhân. Một số trường hợp cơn ngứa kéo dài suốt cả ngày lẫn đêm khiến bệnh nhân không thể ngủ yên giấc.

Triệu chứng ngứa xuất hiện ở người bị vảy nến là một phản ứng của cơ thể chống lại tình trạng viêm và nhiễm trùng. Những khu vực chịu ảnh hưởng bởi cơn ngứa nặng nề nhất trên cơ thể là mặt, lưng, ngực hay các khu vực có nhiều nếp gấp (khuỷu tay, khuỷu chân, đầu gối, bụng).

Để giải quyết cơn ngứa, nhiều người dùng tay gãi như một hành động bộc phát tự nhiên. Thế nhưng thói quen này không thể giúp dập tắt cơn ngứa mà ngược lại, nó càng làm tăng nặng cảm giác khó chịu và khiến tổn thương lan rộng. Nghiêm trọng hơn, việc dùng tay gãi ngứa còn làm tăng nguy cơ bị bội nhiễm vi khuẩn cho người mắc bệnh vảy nến.

Bạn nên biết: Bệnh vảy nến có tự khỏi không, làm sao nhanh hết?

Làm sao để hết ngứa khi bị vảy nến?

Để khắc phục những cơn ngứa ngáy khó chịu do bệnh vảy nến gây ra, ngời bệnh có thể áp dụng những cách dưới đây:

1. Thoa kem dưỡng ẩm đều đặn mỗi ngày

Da bị khô có thể kích thích cơn ngứa và tình trạng bong tróc da của người bị vảy nến thêm nghiêm trọng. Chính vì vậy, dưỡng ẩm cho da là một bước chăm sóc da không thể thiếu đối với những người mắc căn bệnh này.

Ngoài việc đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể mỗi ngày, người bệnh có thể bổ sung tinh chất dưỡng ẩm cho da bằng cách thoa các sản phẩm kem dưỡng bán sẵn trên thị trường hay thuốc mỡ do bác sĩ kê đơn. Duy trì hoạt động này hàng ngày có thể giảm thiểu đáng kể các cơn ngứa ngáy khó chịu.

cách làm hết ngứa khi bị vảy nến
Sử dụng kem dưỡng ẩm có thể giúp giảm ngứa khi bị vảy nến

Khi sử dụng kem dưỡng ẩm, người bị vảy nến cần lưu ý:

  • Lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc từ tự nhiên để khu vực da bị tổn thương không kích ứng nặng hơn.
  • Dùng lượng kem vừa đủ thoa một lớp mỏng lên da. Không thoa quá nhiều kem sẽ gây cảm giác bết dính và khiến bụi bẩn, vi khuẩn tích tụ lại làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng.
  • Tắm rửa, vệ sinh da sạch sẽ trước khi thoa kem.

2. Cách giảm ngứa da do vảy nến bằng dầu dừa

Dầu dừa bổ sung nhiều vitamin E và các khoáng tố và tinh chất kháng khuẩn tự nhiên. Những chất này không chỉ có tác dụng dưỡng ẩm, làm dịu cơn ngứa mà còn giúp làm sạch da, tiêu diệt vi khuẩn, thúc đẩy các mảng vảy trên da dễ dàng bong tróc ra ngoài mà không gây đau.

Sau khi làm sạch da, người bệnh hãy lấy một ít dầu dừa bôi lên khu vực bị ngứa, mát xa nhẹ nhàng để dầu thấm sâu vào trong. Để dầu dừa lưu lại trên da ít nhất 30 phút.

Trường hợp bị bệnh vảy nến gây ngứa nhiều thì thoa 3 – 4 lần mỗi ngày, ngứa nhẹ thì bôi dầu dừa khoảng 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều là được. Duy trì cách này ngay cả khi bệnh vảy nến đã được kiểm soát để kéo giãn khoảng cách giữa hai lần tái phát bệnh.

Gợi ý: 12+ Cách trị bệnh vẩy nến tại nhà đơn giản, hiệu quả nhất

3. Giấm táo chữa ngứa do vảy nến

Đây cũng là một trong những mẹo trị ngứa da tự nhiên cho người vảy nến đang được áp dụng phổ biến trong dân gian. Giàu axit lactic, giấm táo hoạt động như một chất sát khuẩn tự nhiên. Nó giúp ngăn ngừa nhiễm trùng, làm mềm vảy da, cắt đứt cơn ngứa một cách an toàn.

Cách trị ngứa da do vảy nến bằng giấm táo như sau:

  • Dùng giấm táo nguyên chất pha loãng với nước theo tỷ lệ 3:1
  • Sử dụng một miếng bông gòn sạch nhúng vào giấm táo rồi thoa lên vùng da bị ảnh hưởng.
  • Để khoảng 5 – 10 phút sau lấy nước sạch rửa lại da
  • Thực hiện mỗi ngày 1 lần bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơi

**Lưu ý: Không thoa giấm táo lên các khu vực da đang bị nứt nẻ, chảy máu để tránh cảm giác bỏng xót.

4. Chườm lạnh, tắm nước mát giảm ngứa và viêm da cho người bị vảy nến

Nhiều bệnh nhận cho biết cơn ngứa của họ được cải thiện đáng kể sau khi chườm lạnh hoặc tắm nước mát. Điều này không có gì khó hiểu bởi nhiệt độ mát có thể giúp làm dịu kích ứng da, giảm ngứa ngáy tức thì, đồng thời ức chế phản ứng viêm ở khu vực da bị vảy nến.

Chườm mát giảm ngứa da do vảy nến
Chườm mát là cách đơn giản để giảm ngứa da do vảy nến

Mỗi khi lên cơn ngứa, bạn hãy lấy 1 cái khăn mềm nhúng vào nước đá lạnh. Vắt khăn cho hơi ráo nước rồi đắp lên chỗ bị ngứa khoảng 5 – 10 phút. Nếu chưa hết ngứa, tiếp tục nhúng khăn vào nước lạnh rồi chườm thêm 2 – 3 lần nữa.

Một số bệnh nhân, đặc biệt là người già thường có thói quen tắm nước nóng. Theo khuyến cáo của các bác sĩ da liễu, một khi đã mắc bệnh vảy nến, người bệnh nên hạn chế tắm nước nóng bởi nó có thể gây mất nước khiến da bị khô và ngứa ngáy nặng hơn.

5. Châm cứu giảm ngứa da, hỗ trợ điều trị vảy nến

Tháng 10/2012, một cuộc nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Archives of Internal Medicine đã chỉ ra, châm cứu có thể giúp người bị vảy nến kiểm soát tốt tình trạng bệnh, giảm tần suất tái phát. Ngoài ra, liệu pháp này còn có tác dụng thư giãn thần kinh, giảm căng thẳng – một trong những yếu tố gây kích hoạt cơn ngứa ở người bị vảy nến.

Phương pháp này được tiến hành bởi một bác sĩ, chuyên gia vật lý trị liệu hay thầy thuốc có kinh nghiệm. Người bệnh cần tìm đến các phòng trị liệu hoặc cơ sở y tế có chuyên môn để điều trị.

Tham khảo thêm: Các cách chữa bệnh vảy nến theo y học cổ truyền an toàn, lành tính

6. Kiểm soát tốt căng thẳng

Căng thẳng, stress, lo âu, trầm cảm… Tất cả những yếu tố này đều thúc đẩy bệnh vảy nến bùng phát gây ngứa ngáy dữ dội. Chính vì vậy việc kiểm soát tốt căng thẳng cho bệnh nhân là một trong những hạng mục quan trọng của điều trị vảy nến. Đây cũng chính là phương pháp hữu hiệu để người bệnh chống lại tình trạng ngứa da và các triệu chứng khó chịu do bệnh vảy nến mang lại.

bệnh vảy nến gây ngứa phải làm sao
Giảm stress có thể giúp cải thiện cơn ngứa da cho người bị vảy nến

Người bệnh hãy áp dụng một số cách đơn giản dưới đây để giữ cho tinh thần được thoải mái:

  • Luôn luôn có suy nghĩ tích cực khi đối diện với khó khăn thử thách
  • Chia sẻ, lắng nghe lời khuyên từ bạn bè, người thân
  • Giới hạn số lượng công việc trong ngày thay vì ôm đồm tất cả mọi thứ
  • Ngủ đủ giấc
  • Tự thưởng cho bản thân những món quà hay các chuyến du lịch sau khi đã đạt được mục tiêu nào đó.
  • Tham gia các câu lạc bộ dành cho người bị vảy nến để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh.
  • Tập thể dục, đi bộ, tập yoga hay tham gia các môn thể thao cũng là một cách thư giãn thần kinh tốt cho sức khỏe.

7. Cắt giảm các thực phẩm kích thích cơn ngứa

Một số thực phẩm chứa histamin và các loại protein lạ có thể kích thích phản ứng viêm trên da ở những người bị vảy nến, đồng thời khiến cho cơn ngứa trở nên dữ dội hơn. Để không bị ngứa nặng thêm, người bệnh nên hạn chế ăn các thực dưới đây:

  • Sữa bò
  • Trứng
  • Hải sản
  • Các loại hạt
  • Lúa mì
  • Thịt đỏ
  • Đậu tương
  • Rượu bia
  • Đồ ngọt…

Thay vào đó, người bệnh nên ăn các thực phẩm có thể giúp thúc đẩy quá trình tái tạo da, hỗ trợ giảm viêm, chống ngứa như: Vừng đen, bơ, các loại cá béo, rau xanh, ngũ cốc… Đồng thời uống nhiều nước, đặc biệt là nước lọc, nước trái cây hay trà xanh để thải độc, giảm các kích ứng khiến da bị ngứa.

Tham khảo thêm: Các món ăn tốt cho người bị vảy nến nên thử

8. Sử dụng thuốc chữa ngứa do vảy nến

Nếu cơn ngứa diễn ra thường xuyên và dữ dội ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, người bệnh có thể cân nhắc sử dụng các loại thuốc bôi ngoài da như:

  • Acid salicylic: Loại thuốc này có tác dụng làm mềm vảy da, giảm ngứa hiệu quả. Khi sử dụng lưu ý lựa chọn các loại kem bôi chứa acid salicylic dưới 3%. Sử dụng các sản phẩm có nồng độ cao quá mức có thể khiến da bị kích ứng và bùng phát cơn ngứa mạnh hơn.
  • Kem bôi Capsaicin: Kem có tác dụng giảm ngứa da do vảy nến bằng cách làm tê liệt tạm thời các dây thần kinh cảm giác ở khu vực bị ngứa. Loại kem này cũng đã được chứng minh về khả năng giảm đau, chống viêm da cho người bệnh. Lưu ý tránh bôi kem lên khu vực bị trầy xước hoặc vết thương hở, không để kem dính vào mắt.
  • Thuốc kháng histamin: Loại thuốc này cũng thường được bác sĩ kê đơn để giảm ngứa cho người bị vảy nến. Thuốc hoạt động bằng cách làm giảm mức độ ảnh hưởng của chất hóa học trung gian histamin đối với da, qua đó cũng giúp ức chế phản ứng viêm ở khu vực bị bệnh.

Trên đây là những lời giải đáp cho thắc mắc bệnh vảy nến có ngứa không. Ngứa da là một triệu chứng đặc trưng của căn bệnh này. Tuy nhiên cần lưu ý rằng triệu chứng ngứa cũng có thể xuất hiện trong nhiều căn bệnh da liễu khác. Nếu mới có dấu hiệu nghi ngờ, bạn nên đi khám để được chẩn đoán bệnh chính xác.

Có thể bạn quan tâm:

Chữa vảy nến bằng tỏi được không? Cách thực hiện

Có lẽ bạn đã từng nghe việc chữa bệnh vảy nến bằng tỏi nhưng không thực sự tin tưởng. Trong...

Cách chăm sóc làn da bị bệnh vẩy nến ai cũng nên biết

Đến nay, vẫn chưa có phương pháp điều trị bệnh vẩy nến triệt để. Nhưng với những biện pháp chăm...

Bệnh chàm

Phân biệt vảy nến, chàm và viêm da cơ địa

Bệnh vảy nến, chàm và viêm da cơ địa đều có điểm chung là xuất hiện trên bề mặt da,...

Bị vảy nến có tắm biển được không? Tốt hay xấu?

Tắm biển là một dạng hoạt động ngoài trời mà mọi đối tượng đều thích, nhất là vào những ngày...

Lợi ích của vitamin D trong vai trò cải thiện bệnh vẩy nến

Thông thường, người bị bệnh vẩy nến cần kết hợp nhiều loại thuốc điều trị khác nhau cải thiện bệnh....

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *