Cách điều trị vảy nến bằng dầu dừa – Mẹo hay dân gian

Điều trị vảy nến bằng dầu dừa là mẹo dân gian được lưu truyền rộng rãi. Đây là biện pháp khá đơn giản, người bệnh có thể thực hiện tại nhà, giúp tiết kiệm chi phí điều trị. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách thực hiện đúng. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu thêm thông tin về mẹo chữa này.

Điều trị vảy nến bằng dầu dừa có được không?

Có nhiều phương pháp điều trị vảy nến. Ngoài sử dụng thuốc tân dược thì giải pháp dân gian cũng được nhiều người áp dụng. Trong đó, dầu dừa được xem là nguyên liệu phổ biến nhất.

Cách điều trị vảy nến bằng dầu dừa - Mẹo hay dân gian
Điều trị vảy nến bằng dầu dừa có được không?

Bệnh vảy nến là một căn bệnh ngoài da, hình thành do hệ thống miễn dịch bị rối loạn, gây ra tình trạng viêm da tự miễn. Người bệnh sẽ bị bong tróc da, da sần sùi, khô và ngứa ngáy khó chịu.

Sử dụng dầu dừa với mục đích giúp da cung cấp độ ẩm, phục hồi những tổn thương trên da. Có thể nói, loại dầu thiên nhiên này được đông đảo tín đồ làm đẹp ưa chuộng và được đưa vào nhiều sản phẩm dưỡng da. Người mắc bệnh vảy nến tận dụng dầu dừa để cải thiện các triệu chứng được xem là một sự lựa chọn an toàn. 

Nhiều người áp dụng đã cho được kết quả khả quan. Những vết sưng đỏ, tình trạng bong tróc da được khắc phục đáng kể sau một thời gian dùng dầu dừa. Sở dĩ dầu dừa mang lại công dụng tuyệt vời như thế là bởi bó có chứa các thành phần sau:

Điều trị vảy nến bằng dầu dừa có được không?
Dầu dừa mang lại nhiều lợi ích cho con người, trong đó có hỗ trợ điều trị vảy nến
  • Vitamin E: Dầu dừa có chứa hàm lượng vitamin E dồi dào. Đây là dưỡng chất có tác dụng chống oxy hóa tốt, giúp lớp sừng trở nên mềm hơn, hỗ trợ giúp người bệnh loại bỏ chúng dễ dàng. Ngoài ra, loại vitamin này còn giúp tăng độ đàn hồi cho da. Sau một thời gian, người bệnh sẽ nhận thấy được những thay đổi tích cực, đặc biệt là da trở nên mềm mịn hơn.
  • Vitamin C: Không thể không nhắc đến vitamin C trong dầu dừa. Dưỡng chất mang lại nhiều lợi ích đối với cơ thể, giúp người bệnh vảy nến phục hồi những tổn thương trên da. Vitamin C giúp chống lại sự gây hại của vi khuẩn, giảm viêm và thúc đẩy tăng sinh collagen để da trở nên đàn hồi. Đặc biệt, vitamin C còn giúp bảo vệ làn da khỏi tác hại của ánh sáng mặt trời và gốc tự do.
  • Axit béo: Các dạng axit béo như oleic, panmitic, linoleic,…trong dầu dừa chiếm hàm lượng lớn. Chúng có tác dụng tốt trong việc giúp da duy trì độ ẩm lý tưởng. Ngoài ra, axit béo còn kháng viêm, kháng khuẩn, giảm đau,… bảo vệ da trước sự xâm nhập của các nhân tố gây hại.

Ngoài những dưỡng chất kể trên, dầu dừa còn chứa các enzyme và protein, góp phần phục hồi những tổn thương trên da nhanh chóng. Chính nhờ những lợi ích tuyệt vời này mà dầu dừa trở thành nguyên liệu được tận dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Không chỉ làm đẹp mà điều trị bệnh vảy nến cũng đạt được hiệu quả nhất định.

Tham khảo thêm: Bệnh vẩy nến thể giọt (Guttate): Biểu hiện, điều trị (tại nhà + thuốc)

Các biện pháp điều trị vảy nến bằng dầu dừa

Điều trị vảy nến bằng dầu dừa được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách sử dụng đúng mẹo chữa này. Dưới đây là một số phương pháp, bạn đọc có thể tham khảo và thực hiện:

1. Sử dụng dầu dừa nguyên chất điều trị vảy nến

Sử dụng dầu dừa nguyên chất để khắc phục tổn thương da do bệnh vảy nến là cách đơn giản. Người bệnh không cần phải chuẩn bị cầu kỳ, phù hợp với ai có công việc bận rộn. Cách làm như sau:

Các biện pháp điều trị vảy nến bằng dầu dừa
Sử dụng dầu dừa nguyên chất thoa lên vùng da bị vảy nến
  • Dầu dừa sử dụng liều lượng sao cho phù hợp với diện tích da đang bị vảy nến.
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng da cần được điều trị với nước ấm. Sau đó thấm khô bằng khăn bông sạch, mềm.
  • Sử dụng bông gòn hoặc tăm bông thấm dầu dừa và thoa trực tiếp lên vùng da đang bị tổn thương do vảy nến.
  • Massage nhẹ nhàng trong khoảng 3 – 5 phút. Thao tác này sẽ giúp lớp sừng bị nhũ hóa trở nên mềm và dễ bong tróc ra hơn.
  • Mỗi ngày áp dụng khoảng 3 lần. Kiên trì trong 1 – 2 tuần để nhận thấy được hiệu quả.

2. Kết hợp dầu dừa và lòng đỏ trứng gà điều trị vảy nến

Lòng đỏ trứng gà được sử dụng nhiều trong làm đẹp, do nó có chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu cần thiết cho làn da. Đối với bệnh vảy nến, nguyên liệu này cũng mang đến công dụng điều trị triệu chứng hiệu quả. Trong lòng đỏ, hàm lượng vitamin cũng như protein khá dồi dào. Chúng giúp da da tăng sinh collagen, hỗ trợ thúc đẩy vết thương mau chóng phục hồi.

Các biện pháp điều trị vảy nến bằng dầu dừa
Kết hợp dầu dừa với lòng đỏ trứng gà điều trị vảy nến

Kết hợp với dầu dừa, hai nguyên liệu sẽ bổ trợ nhau phát huy công dụng tối ưu. Người bệnh sẽ cảm nhận được tình trạng ngứa, sưng và bong tróc da cải thiện đáng kể. Cách thực hiện như sau:

  • Sử dụng 1 lòng đỏ trứng gà, trộn chung với 2 – 3 muỗng dầu dừa.
  • Vệ sinh vùng da cần điều trị sạch sẽ, sau đó thoa hỗn hợp lên.
  • Massage nhẹ nhàng trong vài phút, giữ yên trên da trong tầm 20 phút.
  • Sau đó rửa sạch lại với nước ấm, lau khô bằng khăn bông mềm.
  • Mỗi ngày thực hiện 2 lần đến khi thấy các triệu chứng của bệnh cải thiện hoàn toàn.

3. Điều trị vảy nến bằng dầu dừa và nha đam

Nha đam là nguyên liệu có nhiều công dụng tuyệt vời, không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn hữu ích trong làm đẹp. Thành phần gồm các vitamin, khoáng chất, axit amin giúp da kháng khuẩn, cấp ẩm, làm mềm mịn da hiệu quả. Tận dụng nha đam để điều trị vảy nến cũng là cách được nhiều người áp dụng.

Các biện pháp điều trị vảy nến bằng dầu dừa
Nha đam và dầu dừa điều trị bệnh vảy nến tại nhà

Đặc biệt, khi kết hợp với dầu dừa, hai loại hòa quyện hỗ trợ nhau khắc phục nhanh chóng các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra. Sau một thời gian áp dụng, da trở nên mềm mịn, thâm sẹo mờ dần, vết thương cải thiện đáng kể. Cách thực hiện như sau:

  • Sử dụng 1 lá nha đam tươi, sau đó rửa sạch bỏ vỏ, chỉ lấy phần thịt trong suốt. Lưu ý loại bỏ hết phần nhựa vàng để đảm bảo không khiến da bị kích ứng thêm.
  • Sau đó, xay nhuyễn nha đam, trộn chung với dầu dừa theo tỷ lệ 2 phần nha đam, 3 phần dầu dừa.
  • Vệ sinh vùng cần điều trị, sau đó thoa hỗn hợp lên da.
  • Để trong 30 phút rồi rửa lại với nước ấm, thấm khô bằng khăn bông mềm.
  • Mỗi tuần, áp dụng công thức này khoảng 2 lần. Kiên trì để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Tham khảo thêm: Bệnh vảy nến có ngứa không, làm sao hết?

4. Dầu dừa và mật ong điều trị vảy nến

Mật ong cũng là một trong những nguyên liệu quen thuộc. Không chỉ trong làm đẹp mà còn mang đến nhiều lợi ích về sức khỏe. Sử dụng mật ong kết hợp với dầu dừa tăng hiệu quả điều trị vảy nến. Bởi, trong mật ong có chứa nhiều thành phần với công dụng kháng khuẩn, sát trùng tốt.

Các biện pháp điều trị vảy nến bằng dầu dừa
Vết thương vảy nến nhanh chóng lành với mật ong và dầu dừa

Đồng thời, nguyên liệu này còn hỗ trợ giúp vết thương trên da nhanh chóng hồi phục. Người bệnh rút ngắn thời gian chữa bệnh. Cách thực hiện như sau:

  • Trộn chung 2 – 3 muỗng dầu dừa cùng với 1 muỗng mật ong.
  • Vệ sinh vùng da bị vảy nến, sau đó thoa hỗn hợp lên da.
  • Massage nhẹ nhàng trong khoảng 3 phút.
  • Để yên trên da thêm 30 phút hoặc lâu hơn rồi rửa lại với nước ấm. Việc này sẽ giúp cho dưỡng chất thẩm thấu vào da tốt hơn. Sau đó dùng khăn bông mềm mại lau khô.
  • Mỗi tuần thực hiện 3 – 4 lần để đạt được hiệu quả tốt nhất.

5. Dầu dừa và tỏi điều trị vảy nến

Tỏi có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Đối với người bị vảy nến, tỏi sẽ giúp sát khuẩn, chống viêm, ngăn không cho bệnh bị bội nhiễm, biến chứng. Ngoài ra, chất allicin trong loại củ này được ví như chất kháng sinh giúp cơ thể chống lại những nhân tố gây hại cho sức khỏe.

Các biện pháp điều trị vảy nến bằng dầu dừa
Sát khuẩn vết thương vảy nến với tỏi và dầu dừa

Kết hợp tỏi với dầu dừa điều trị vảy nến là mẹo dân gian được nhiều người áp dụng. Cách thực hiện như sau:

  • Lấy khoảng 3 tép tỏi, bóc sạch vỏ sau đó giã nhuyễn. 
  • Trộn tỏi với 2 – 3 muỗng dầu dừa.
  • Vệ sinh vùng da cần điều trị và đắp hỗn hợp trực tiếp lên da.
  • Giữ trong khoảng 15 phút rồi rửa lại với nước sạch.
  • Mỗi tuần áp dụng 2 – 3 lần.

6. Sử dụng nghệ và dầu dừa điều trị vảy nến

Chất curcumin trong nghệ là chất chống oxy hóa mạnh giúp da tái tạo và nhanh lành vết thương. Vì thế, nghệ được sử dụng nhiều trong lĩnh vực làm đẹp. Đối với việc điều trị bệnh vảy nến, nguyên liệu này cũng mang đến nhiều lợi ích tích cực.

Các biện pháp điều trị vảy nến bằng dầu dừa
Sử dụng nghệ và dầu dừa trị vảy nến không lo để lại sẹo

Cụ thể, nghệ sẽ giúp vết thương do vảy nến gây ra phục hồi nhanh hơn, ngăn chặn nguy cơ nhiễm khuẩn dẫn đến các biến chứng không mong muốn. Kết hợp cùng với dầu dừa, hai nguyên liệu giúp da loại bỏ lớp sừng, dưỡng ẩm và hạn chế để lại thâm sẹo. Cách thực hiện:

  • Bạn có thể sử dụng nghệ tươi hoặc tinh bột nghệ.
  • Nếu dùng tinh bột nghệ, bạn chỉ cần trộn cùng với dầu dừa theo tỷ lệ 4 muỗng tinh bột với 1 muỗng dầu dừa. Nếu bạn dùng nghệ tươi, bạn nên rửa sạch và giã nhuyễn nghệ và trộn với dầu dừa theo tỷ lệ tương ứng.
  • Sau đó, đem hỗn hợp đi hấp cách thủy và để nguội trước khi sử dụng.
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị vảy nến, sau đó thoa hỗn hợp lên da.
  • Để yên thêm 2 tiếng rồi rửa lại với nước sạch. 
  • Cách này bạn có thể thực hiện liên tục mỗi ngày, khoảng 1 tuần đến 10 ngày sẽ thấy vùng da bị vảy nến cải thiện tích cực.

Tham khảo thêm: Cây vòi voi chữa vảy nến có hết không? Cách dùng

7. Dầu dừa pha giấm táo điều trị vảy nến

Giấm táo có tính axit nên giúp sát khuẩn vết thương, kiểm soát tốt độ pH cho da, hỗ trợ khắc phục tình trạng bong tróc, dày sừng. Tuy nhiên vì để đảm bảo an toàn, người bệnh nên kết hợp nguyên liệu này với dầu dừa. Cách thực hiện như sau:

  • Trộn dầu dừa cùng với giấm táo theo tỷ lệ 2 muỗng dầu dừa, 1 muỗng giấm táo.
  • Vệ sinh vùng da bị vảy nến và thoa hỗn hợp lên.
  • Massage nhẹ nhàng, sau 15 phút thì rửa lại với nước ấm.
  • Thực hiện phương pháp này đều đặn 3 lần mỗi ngày để có được kết quả tốt nhất.

8. Điều trị vảy nến bằng dầu dừa từ bên trong

Bên cạnh các mẹo chữa ngoài da kể trên, bạn đọc có thể tham khảo biện pháp sử dụng dầu dừa để cải thiện bệnh vảy nến từ bên trong. Cách thực hiện cũng vô cùng đơn giản. Bạn có thể sử dụng nguyên liệu này để chế biến món ăn hàng ngày như xào hoặc trộn salad rau củ,…

Các biện pháp điều trị vảy nến bằng dầu dừa
Sử dụng dầu dừa theo đường miệng

Bên cạnh đó, nhiều người cũng áp dụng biện pháp nuốt dầu dừa hoặc pha nước ấm để uống. Sử dụng tốt nhất là trước khi ăn sáng 30 phút, lúc này bụng rỗng sẽ giúp cơ thể hấp thụ được các dưỡng chất có trong dầu dừa tốt hơn.

9. Tắm dầu dừa điều trị vảy nến toàn thân

Trường hợp các mảng vảy nến nhiều, xuất hiện trên diện rộng không thể áp dụng biện pháp đắp ngoài da. Bạn có thể sử dụng dầu dừa để pha nước tắm. Đây là cách tốt nhất giúp tinh chất có trong nguyên liệu tiếp xúc được nhiều vùng da bị bệnh. Cách thực hiện:

  • Pha 5 muỗng dầu dừa với một chậu nước ấm lớn, bạn có thể pha trong bồn tắm.
  • Khuấy cho dầu dừa tan, sau đó tắm và kết hợp massage nhẹ nhàng khoảng 10 phút.
  • Không cần tắm lại với nước, bạn chỉ cần sử dụng khăn bông mềm mại để thấm khô nước trên người. 
  • Có thể tắm hàng ngày đến khi thấy các triệu chứng của bệnh được cải thiện.

Có khỏi vảy nến không nếu điều trị bằng dầu dừa?

Thực tế cho thấy, cho đến hiện nay căn bệnh vảy nến vẫn chưa có được biện pháp điều trị dứt điểm hoàn toàn. Mẹo chữa bằng dầu dừa cũng là một trong những biện pháp dân gian được nhiều người truyền tai nhau áp dụng. Do đó, nó vẫn còn nhiều hạn chế nhất định.

Có khỏi vảy nến không nếu điều trị bằng dầu dừa?
Có khỏi vảy nến không nếu điều trị bằng dầu dừa?

Bởi vì là nguyên liệu thiên nhiên nên phương pháp này chỉ có tác dụng hỗ trợ khắc phục các triệu chứng của bệnh. Không có tác dụng điều trị chuyên sâu như các biện pháp điều trị khác. Tuy nhiên, biện pháp này ít gây tác dụng phụ cho người bệnh như sử dụng tân dược.

Sử dụng dầu dừa theo đường miệng sẽ giúp các dưỡng chất hấp thụ vào bên trong cơ thể tốt hơn. Nhờ đó mà người bệnh cũng cải thiện tình trạng viêm nhiễm, ngứa ngáy đáng kể. Sử dụng dầu dừa ngoài da giúp khắc phục tại chỗ, cấp ẩm cho da, giảm kích ứng,… ngăn không cho vi khuẩn có cơ hội phát triển.

Tham khảo thêm: Hướng Dẫn Chữa Vảy Nến Bằng Lá Khế Tại Nhà Đúng Cách

Lưu ý khi điều trị vảy nến bằng dầu dừa

Để việc điều trị bệnh vảy nến với dầu dừa đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn đọc cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Dầu dừa là một dạng nguyên liệu được cho là khá lành tính. Thế nhưng trong một số trường hợp, người bệnh có cơ địa mẫn cảm vẫn có thể bị dị ứng. Do đó, trước khi thoa trực tiếp dầu dừa và các nguyên liệu kết hợp lên vùng da bị bệnh, bạn nên thử trước ra một vùng nhỏ. Nếu không có biểu hiện bất thường trong 24 giờ thì có thể tiếp tục sử dụng.
  • Nếu da có những biểu hiện như sưng đỏ, ngứa rát nhiều hơn, bạn nên nhanh chóng rửa nước ấm và ngưng sử dụng mẹo chữa này.
  • Bên cạnh đó, nếu sau vài ngày sử dụng dầu dừa, tình trạng vảy nến nặng hơn bạn nên cân nhắc đổi sang phương pháp điều trị khác cho phù hợp.
    Lưu ý khi điều trị vảy nến bằng dầu dừa
    Lưu ý khi điều trị vảy nến bằng dầu dừa
  • Chú ý vấn đề vệ sinh trước khi thoa dầu dừa lên da. Đồng thời, tránh để da tiếp xúc với những thành phần tẩy rửa mạnh trong xà phòng tắm, xà phòng giặt đồ,…
  • Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho cơ thể, đây là cách tốt nhất để nâng cao sức đề kháng từ bên trong. Hạn chế sử dụng thức uống có cồn, chất kích thích. Hạn chế đồ ngọt, đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng.
  • Tránh để cơ thể stress, căng thẳng trong thời gian dài. Ngủ đủ giấc, có vận động thể dục phù hợp giúp cơ thể trao đổi chất tốt hơn, nâng cao sức đề kháng.

Điều trị vảy nến bằng dầu dừa là mẹo chữa dân gian được nhiều người quan tâm. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết. Đây là biện pháp phù hợp với tình trạng bệnh nhẹ. Trường hợp vảy nến nặng, bạn nên tham vấn với bác sĩ chuyên khoa để lựa chọn biện pháp điều trị phù hợp nhất.

Các loại bệnh vẩy nến thường gặp và triệu chứng nhận biết

Vảy nến là một trong những bệnh da liễu thường gặp. Mặc dù có sự chênh lệch giữa các châu...

8 điều bệnh vẩy nến nên và không nên làm

Cho dù bạn mới điều trị bệnh vẩy nến hay điều trị rất lâu rồi thì việc thay đổi các...

Điều trị bệnh vảy nến bằng Vitamin có hiệu quả không?

Điều trị bệnh vảy nến bằng Vitamin gì? Cách bổ sung

Điều trị bệnh vảy nến bằng Vitamin là một trong những phương pháp được nhiều người bệnh quan tâm. Bởi,...

VTV2 giới thiệu bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang chữa vảy nến, viêm da cơ địa

Vảy nến, viêm da cơ địa là những căn bệnh viêm da mãn tính kéo dài dai dẳng, reo rắc...

Vảy nến trên mặt: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Vảy nến trên mặt là hiện tượng tăng sinh và viêm tế bào tại khu vực: lông mày, trán trên,...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *