Bệnh vảy nến có lây hay di truyền không? Cách phòng ngừa

Bệnh vảy nến có lây hay di truyền không là thắc mắc của nhiều người. Bởi, bệnh hình thành những tổn thương ngoài da, không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này, đồng thời nêu ra một số biện pháp phòng ngừa bệnh vảy nến hiệu quả.

Bệnh vảy nến có lây truyền không?

Bệnh vảy nến được xếp vào danh sách các bệnh mãn tính, có thể tái đi tái lại nhiều lần. Các chuyên gia đã chỉ ra rằng, bệnh hình thành do tế bào miễn dịch của da sản sinh ra cytokine với số lượng lớn. Đồng thời, căn nguyên của bệnh không phải do vi khuẩn, virus xâm nhập gây nên.

Bệnh vảy nến có lây truyền không?
Bệnh vảy nến có lây truyền không?

Chính vì thế, vảy nến sẽ không có cơ hội lây từ người sang người. Mặc cho người bình thường có tiếp xúc với người bệnh qua niêm mạc, dịch hay quan hệ tình dục. Các dấu hiệu nhận biết vảy nến về cơ bản có thể quan sát bằng mắt thường. Điển hình là tình trạng hình thành nhiều mảng trắng, cứng, sần sùi trên bề mặt da.

Những vết mẩn đỏ, ngứa ngoài da khiến nhiều người lầm tưởng đây là căn bệnh có thể truyền nhiễm. Tuy nhiên, bệnh sẽ không thể lây trực tiếp từ người sang người. Người bệnh và người bình thường dù có sử dụng chung đồ dùng, nắm tay thì cũng không bị lây nhiễm bệnh. 

Bệnh có cơ chế hoạt động tự miễn. Tức là, hệ miễn dịch trong cơ thể nhầm lẫn những tế bào da là nhân tố gây hại. Sau đó hình thành phản ứng tự vệ. Các vị trí thường xuất hiện vảy nến là khuỷu tay, bàn tay, chân, da đầu,…Tuy không lây từ người sang người nhưng bệnh có thể lan từ bộ phần này sang bộ phận khác. Do đó, người bệnh cũng không nên quá chủ quan.

Hiện nay, có rất nhiều biện pháp điều trị căn bệnh này. Người bệnh nên trực tiếp đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và có phác đồ điều trị phù hợp. Trường hợp không chịu điều trị, vảy nến có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Tham khảo thêm: Bệnh vảy nến có tự khỏi không, làm sao nhanh hết?

Bệnh vảy nến có di truyền không?

Vảy nến được cho là loại bệnh có thể di truyền từ bố mẹ sang con. Nếu bố và mẹ có người mắc phải căn bệnh này thì tỷ lệ 10% đứa bé sinh ra cũng sẽ nhiễm bệnh. Đặc biệt, trường hợp cả hai người cùng bệnh thì con sinh ra có tới 40% khả năng di truyền căn bệnh này.

Bệnh vảy nến có di truyền không?
Bệnh vảy nến có di truyền không?

Các chuyên gia cũng đưa ra những thông tin chính xác hơn về sự di truyền của căn bệnh vảy nến. Cụ thể, trong những tổn thương da của người bệnh do vảy nến gây ra, họ tìm thấy gen đột biến (alen). Cứ 1 alen sẽ góp phần vào việc di truyền bệnh vảy nến giữa những người có cùng huyết thống gần trong gia đình.

Ngoài ra, dựa trên những nghiên cứu cũng cho được kết quả, trong bộ gen có tới 25 vị trí khác nhau có liên quan mật thiết đến bệnh vảy nến. Do đó, đây là căn bệnh có khả năng di truyền.  

Tham khảo thêm: Cây vòi voi chữa vảy nến có hết không? Cách dùng

Biện pháp phòng ngừa bệnh vảy nến

Bệnh vảy nến có thể tái phát nhiều lần, thậm chí nếu không được điều trị đúng cách, thời gian dài có thể gây ra các biến chứng không mong muốn. Do đó, chủ động phòng ngừa bệnh ngay từ bây giờ là cách mà bạn đọc nên thực hiện. Dưới đây là một số vấn đề cần lưu ý:

  • Giữ vệ sinh sạch sẽ: Làn da được giữ vệ sinh sạch sẽ sẽ giúp bạn phòng tránh được một số vấn đề về da, trong đó có bệnh vảy nến. Ngoài ra, bạn nên hạn chế để da tiếp xúc với môi trường độc hại, ô nhiễm, dị ứng để các dị nguyên không có điều kiện xâm nhập gây hại cho da. Sử dụng sản phẩm dưỡng da phù hợp, dưỡng ẩm khi thời tiết chuyển lạnh để giúp da cung cấp độ ẩm cần thiết.
  • Bảo vệ cơ thể khi trời lạnh: Sử dụng áo khoác, khăn choàng cổ,… để giữ ấm cho cơ thể. Đặc biệt, khi nhiệt độ xuống thấp, bạn nên hạn chế ăn hoặc uống những thực phẩm lạnh để bảo vệ sức khỏe. Nếu phải đi ra ngoài trời, nên đảm bảo da đã được bảo vệ đầy đủ.
  • Ăn uống lành mạnh: Bổ sung nhiều thực phẩm tốt cho sức khỏe để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Đồng thời, tránh ăn những thực phẩm có hại như dầu mỡ, món ăn nhiều đường, gia vị,… Hạn chế sử dụng đồ uống có cồn, rượu bia, thuốc lá,… Bổ sung nhiều vitamin từ trái cây, rau xanh.
  • Uống đủ nước: Cung cấp nước mỗi ngày cho cơ thể đầy đủ giúp da giữ được độ ẩm tự nhiên. Tránh tình trạng mất nước khiến da khô và bong tróc tạo điều kiện cho bệnh vảy nến hình thành.
    Biện pháp phòng ngừa bệnh vảy nến
    Chăm sóc da phòng ngừa bệnh vảy nến
  • Giữ tâm trạng thoải mái: Hạn chế để cơ thể stress, căng thẳng kéo dài. Điều này có thể khiến cơ thể bị rối loạn nội tiết, khiến cho sức đề kháng suy yếu. Nên đảm bảo ngủ đủ giấc, không làm việc quá sức,…để tránh bệnh vảy nến có nguy cơ hình thành.
  • Bảo vệ cơ thể trước ánh nắng mặt trời: Tia cực tím có thể gây hại cho làn da, nhất là khi mặt trời lên cao đỉnh điểm. Do đó, bạn nên hạn chế đi ra ngoài khi thời tiết nắng nóng. Trong trường hợp bắt buộc, hãy sử dụng những biện pháp chống nắng để bảo vệ làn da như kem chống nắng, áo chống nắng,…
  • Lựa chọn trang phục rộng rãi: Lựa chọn quần áo phù hợp, chất liệu dễ thấm hút, thoải mái giúp cơ thể hạn chế tình trạng ra nhiều mồ hôi. Việc cơ thể bị bí cũng là một trong những yếu tố nguy cơ khiến bệnh vảy nến hình thành. 
  • Luyện tập thể dục: Dành ra mỗi ngày 30 phút luyện tập thể dục thể thao vừa sức. Điều này giúp nâng cao sức đề kháng cho cơ thể hiệu quả.

Trên đây là thông tin về vấn đề: “Bệnh vảy nến có lây hay di truyền không?”, cũng như gợi ý cho bạn đọc các biện pháp phòng ngừa. Chủ động phòng tránh, điều trị sớm sẽ giúp bạn tránh được những nguy cơ không mong muốn. Do đó, nếu cơ thể xuất hiện các dấu hiệu của bệnh, bạn nên nhanh chóng thăm khám và có biện pháp can thiệp phù hợp.

Có thể bạn quan tâm

10 lưu ý giúp phòng bệnh vảy nến tái phát

Mặc dù không quá nguy hiểm nhưng bệnh vẩy nến lại khiến nhiều người khó chịu và ảnh hưởng nghiêm...

Ánh nắng mặt trời: Những lợi ích lẫn rủi ro với bệnh vẩy nến

Những người bị vẩy nến thường nhận thấy triệu chứng bệnh thường có xu hướng trở nên tốt hơn vào...

Cách chữa vảy nến bằng thuốc đông y theo 9 thể bệnh

Khác với Tây y, Đông y chia bệnh lý theo từng thể và áp dụng các phương pháp luận trị...

Nên ăn và kiêng gì khi bị vảy nến?

Những thực phẩm người vẩy nến nên bổ sung và cần tránh

Một chế độ ăn uống và lành mạnh không những có thể làm giảm được đáng kể những triệu chứng...

Tổng quan về bệnh vảy nến ở trẻ em và cách điều trị

Vảy nến ở trẻ em là hiện tượng da bé bị khô, ngứa, xuất hiện những mảng bám trắng do...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *