Nội soi đại tràng là gì, có đau không? Quy trình, kỹ thuật

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Nội soi đại tràng là một trong những thủ thuật được sử dụng phổ biến trong việc chẩn đoán bệnh liên quan đến đại tràng, đồng thời giúp tầm soát ung thư đối với các đối sử có người thân mắc bệnh ung thư đại tràng. Những thắc mắc xung quanh thủ thuật này sẽ được bài viết này làm rõ, nhằm giúp người bệnh hiểu rõ hơn các phương pháp, quy trình cung như một số lưu ý trước và sau khi nội soi.

nội soi đại tràng là gì?
Tìm hiểu những thông tin liên quan đến nội soi dạ dày: Phương pháp, quy trình, kỹ thuật, chi phí và vấn đề cần lưu ý trước và sau khi nội soi

Nội soi đại tràng là gì?

Nội soi đại tràng là thủ thuật đưa một loại ống mềm hoặc ống cứng qua ống hậu môn và vào trực tràng, trên đầu mỗi ống có gắn thiết bị camera và truyền hình ảnh ra ngoài màn hình. Thủ thuật này được thực hiện để quan sát lớp niêm mạc bị tổn thương, đồng thời phát hiện các dấu hiệu bất thường khác. Phương pháp nội soi được đánh giá cao trong việc phát hiện các bệnh lý ở vùng trực tràng nhờ đội chính xác và an toàn khi thực hiện.

Nội soi đại tràng được chỉ định thực hiện để chẩn đoán bệnh lý ở đường tiêu hóa, viêm loét đại tràng, polyp đại tràng, chẩn đoán trĩ, rò hậu môn,… hoặc theo dõi diễn biến ở các trường hợp sau khi phẫu thuật vùng hậu môn trực tràng. Đặc biệt hơn, nội soi dạ dày còn giúp tầm soát và phát hiện sớm bệnh ung thư đại trạng hoặc các vấn đề khác thuộc hệ tiêu hóa.

nội soi đại tràng là gì?
Nội soi đại tràng là thủ thuật quan sát vùng đại tràng bằng cách sử dụng ống cứng hoặc ống mềm, đầu ống có gắn thiết bị camera đi từ ống hậu môn

Có hai loại nội soi trực tràng chính đã và đang được áp dụng phổ biến là nội soi trực tràng ống cứng và nội soi trực tràng ống mềm. Mỗi loại nội soi đều mang lại những ưu và nhược điểm riêng. Tuy nhiên, nội soi bằng ống mềm đang được triển khai nhiều hơn so với ống cứng. Bởi ít gây ra sự đau đớn, việc điều khiển ống được thuận lợi và dễ dàng, đặc biệt, không làm tổn thương lớp niêm mạc trực tràng.

Khi nào nên nội soi đại tràng?

Chỉ định nội soi đại tràng được các bác sĩ chuyên khoa chỉ định để chẩn đoán bệnh khi bệnh nhân có các triệu chứng sau:

  • Đau bụng, đau quanh vùng bụng hoặc chứng đau bụng do co thắt của nhu động ruột;
  • Xuất hiện ít máu theo phân ra ngoài khi đi đại tiện, rối loạn phân, khó đại tiện;
  • Ngứa hoặc đau rát hậu môn, trường hợp ống hậu môn hoặc ngoài ống hậu môn bị chảy dịch bất thường;
  • Viêm loét đại trực tràng hoặc mắc các bệnh viêm đại tràng;
  • Tầm soát ung thư đại tràng để phát hiện bệnh sớm hoặc những đối tượng có tiền sử gia đình mắc ung thư đại tràng.
khi nào cần nội soi đại tràng?
Nội soi đại tràng được chỉ định thực hiện ở các đối tượng nghi ngờ bị viêm đại tràng hoặc tầm soát ung thư đại tràng ở các đối tượng có nhu cầu

Tuy nhiên, một số ít đối tượng dưới đây cần thận trọng trong việc nội soi dạ dày:

  • Không có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa trực tiếp thăm khám thì không được tiến hành nội soi đại tràng;
  • Không nội soi đại tràng với người bệnh không đồng ý thực hiện;
  • Không tiến hạnh nội soi đại tràng đối với các bệnh nhân bị: loạn nhịp tim, suy tim, rối loạn đông máu, viêm phúc mạc, túi thừa cấp tính, thủng đại tràng, tắc mạch phổi,…;
  • Đối tượng mới phẫu thuật ở đại tràng hoặc mổ ở tiểu khung không được nội soi đại tràng;
  • Phụ nữ đang mang thai cần khai báo với bác sĩ về tình trạng sức khỏe, đặc biệt là đối tượng đang trong thời kỳ mang thai 3 tháng đầu và 3 tháng cuối;
  • Thận trọng với người già yếu.

Các phương pháp nội soi đại tràng phổ biến hiện nay

Có 2 kỹ thuật nội soi đại tràng đã và đang được đưa vào áp rộng rãi hiện nay. Mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm riêng. Đó là:

+ Nội soi đại tràng không gây mê

  • Ưu điểm: An toàn, chi phí tương đối thấp, phòng tránh trường hợp dị ứng thuốc hay sốc phản vệ. Bên cạnh đó, bệnh nhân hoàn toàn tình táo ngay sau nội soi;
  • Nhược điểm: Bệnh nhân có cảm giác khó chịu, một ít đau đớn khi đưa ống soi vào hậu môn hoặc có cảm giác muốn đi cầu dù không có phân. Đối với trẻ nhỏ, trẻ có thể quấy khóc hoặc ngọ nguậy, gây ra nhiều khó khăn cho bác sĩ trong quá trình thực hiện kỹ thuật nội soi.

+ Nội soi đại tràng có gây mê (không đau)

  • Ưu điểm: Bệnh nhân được bác sĩ chuyên khoa tiêm thuốc gây mê trước khi tiến hành nhằm không mang lại cảm giác đau đớn hay khó chịu khi đưa ống vào hậu môn. Điều này giúp cho bác sĩ thực hiện kỹ thuật và quan sát được dễ dàng. Một số trường hợp khác, có thể tiến hành cắt polyp đại tràng qua nội soi được dễ dàng;
  • Nhược điểm: Chi phí điều trị khá cao so với thủ thuật thông thường. Bên cạnh đó, người bệnh không thể tránh khỏi một số biến chứng làm ảnh hưởng đến sức khỏe nếu không được kiểm tra kỹ lượng hoặc liều lượng sử dụng thuốc không phù hợp.
các phương pháp nội soi đại tràng phổ biến
Phương pháp nội soi đại tràng gây mê đang được nhiều bệnh nhân lựa chọn để tránh gặp tình trạng đau đớn, khó chịu, đồng thời giúp bác sĩ thực hiện được dễ dàng

Nội soi đại tràng có nguy hiểm không?

Nội soi đại tràng được giới chuyên môn đánh giá là thủ thuật an toàn nếu người bệnh tuân theo chỉ định và sự hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa. Trong quá trình nội soi, có lẽ người bệnh sẽ cảm nhận một ít khó chịu khi bác sĩ đưa ống vào lỗ hậu môn và di chuyển vào trực tràng, nhưng triệu chứng này nhanh chóng qua đi sau khi kết thúc quá trình nội soi.

Tuy nhiên, ở một số trường hợp ngoại lệ có thể xuất hiện các biến chứng ngoài ý muốn như: thủng lớp niêm mạc, xuất huyết,… nhưng đây chỉ là trường hợp hiếm khi xảy ra. Do vậy, việc người bệnh phối hợp với bác sĩ trong quá trình nội soi là điều cực kỳ cần thiết.

Nội soi đại tràng có đau không? – Giải đáp thắc mắc

Tâm lý lo sợ, sợ bị đau khi bác sĩ cho ống vào hậu môn là tâm lý chung của người bệnh khi nội soi đại tràng. Và vấn đề chính đang được đặt ra là nội soi đại tràng có đau không – đây cũng chính là thắc mắc của nhiều người bệnh đang đi tìm câu trả lời.

Như đã đề cập, hiện nay có hai phương pháp nội soi cơ bản là nội soi đại tràng thông thường (không gây mê) và nội soi đại tràng có gây mê. Mỗi phương pháp đều có những ưu và nhược điểm riêng. Nếu người bệnh lo sợ đến vấn đề đau đớn hay khó chịu trong quá trình nội soi thì nên lựa chọn phương pháp nội soi đại tràng có gây mê. Tuy nhiên, người bệnh phải chi trả mức giá gấp 3 – 4 lần so với phương pháp nội soi truyền thống.

Ngoài ra, ống sử dụng để nội soi cũng ảnh hưởng không kém đến việc nội soi đại tràng có đau không. Nhưng hiện nay, ống mềm được nhiều cơ sở khám chữa bệnh sử dụng phổ biến hơn, phần khác nhằm hạn chế tối đa các nhược điểm của ống cứng. Đặc biệt, ống mềm còn giúp các bác sĩ di chuyển dễ dàng hơn trong ống đại trừng, đồng thời nhằm hạn chế tối đa các tổn thương đến lớp niêm mạc, tránh cảm giác đau khi nội soi.

Bên cạnh đó, việc hợp tác với bác sĩ trong quá trình nội soi cũng có thể giúp người bệnh phòng tránh các cơn đau. Đồng thời, giúp quá trình nội soi và can thiệp trở nên thuận lợi hơn.

nội soi đại tràng có đau không?
Với nền y học ngày càng hiện đại, phương pháp nội soi đại bằng có gây mê được triển khai nhằm giảm thiểu tối đa tình trạng đau đớn, đồng thời giúp quá trình nội soi được thuận lợi

Quy trình nội soi đại tràng

Dưới đây là các bước tiến hành nội soi đại tràng cơ bản, người bệnh có thể tham khảo:

  • Bước 1: Đăng ký khám chữa bệnh, khám tổng thể ban đầu

Bệnh nhân tiến hành làm thủ tục khám, nội soi đại tràng tại bàn tiếp nhận bệnh nhân ở cơ sở khám chữa bệnh. Thanh toán chi phí khám chữa bệnh ban đầu (nếu có).

Sau đó di chuyển đến phòng khám được chuẩn bị để thăm khám sức khỏe tổng thể hoặc làm điện tâm đồ thường quy trước soi. Một số trường hợp khác, người bệnh được đặt đường truyền glucose 5% hoặc Ringer Lactate.

quy trình nội soi đại tràng
Bệnh nhân được thăm khám sức khỏe tổng thể hoặc làm điện tâm đồ thường quy trước nội soi đại tràng
  • Bước 2: Tiền soi

Đối với các bệnh nhân lựa chọn phương pháp nội soi có gây mê, bác sĩ sẽ tiến hành gây mê bằng thuốc tiêm và cho thở oxy qua ống thông mũi, kết hợp với việc mắc hệ thống Lifescope để theo dõi nhịp tim, nhịp thở, huyết áp.

  • Bước 3: Tiến hành nội soi 

Người bệnh nằm với tư thế nằm ngửa hoặc nghiêng trái. Ở tư thế nằm ngửa giúp bác sĩ dễ nhìn thấy anh sáng qua thành bụng và giúp người bệnh dễ thở. Trong khi đó, tư thế nghiêng trái thì dễ đưa đèn qua vị trí nối trực tràng – đại tràng.

Bác sĩ chuyên khoa cùng với 2 nhân viên điều dưỡng hỗ trợ quá trình nội soi đại tràng. Bước đầu tiên, bác sĩ sẽ thăm khám hậu môn và đưa ống soi vào lỗ hậu môn sau khi bôi trơn bằng mỡ silicon hoặc lidocain. Theo dõi hình ảnh được truyền qua màn hình để quan sát tình trạng lớp niêm mạc, đồng thời phát hiện các tổn thương khác.

  • Bước 4: Tiếp nhận kết quả

Sau khi tiến hành xong thủ thuật nội soi, bệnh nhân tiếp tục theo dõi Lifescope 15 – 30 phút tại phòng hồi sức trước khi ra về.

Bệnh nhân tiếp nhận kết quả điều trị, nhận kết luận và đơn thuốc từ bác sĩ. Di chuyển đến nhà thuốc để nhận thuốc và thanh toán các chi phí còn lại. Sau đó, ra về và quay trở lại tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ.

Chi phí nội soi – Cập nhật năm 2023

Tùy vào phương pháp nội soi đại tràng khác nhau sẽ có mức chi phí khác nhau. Thông thường, nội soi đại tràng bằng phương pháp sử dụng thuốc gây mê thường có mức giá cao hơn phương pháp nội soi thông thường. Mặt khác, mức chi phí có thể có sự chênh lệch giữa các bệnh viện lớn với phòng khám tư nhân. Cụ thể hơn:

  • Phương pháp nội soi không gây mê: Ở các bệnh viên lớn thì mức phí nội soi đại tràng thường dao động từ 450.000 – 700.000 đồng/ lần. Còn ở các cơ sở y tế tư nhân, mức chi phí có thể dao động từ 700.000 – 900.000 đồng/ lần.
  • Phương pháp nội soi có gây mê: Tại các bệnh viện lớn, nội soi đại tràng có gây mê có chi phí dao động từ 1.500.000 – 2.500.000 đồng/ lần. Trong khi đó, chi phí nội soi có gây mê tại các phòng khám tư nhân mức giá có thể lên tới 2.800.000 đồng/ lần.

Tuy nhiên, đây chỉ là mức giá của thủ thuật nội soi đại tràng và chưa cộng các chi phí khám bệnh, thuốc men hay các chi phí phát sinh khác. Mặt khác, mức phí có thể tăng hoặc giảm tùy vào mức độ bệnh tình của bệnh nhân hoặc từ chỉ định của bác sĩ.

chi phí nội soi đại tràng
Chi phí nội soi sẽ có nhiều sự chênh lệch ở các đơn vị khám chữa bệnh khác nhau

Để đảm bảo việc nội soi đại tràng được an toàn và chính xác, người bệnh nên tìm đến các bệnh viện công lập lớn, các phòng khám tư nhân uy tín hoặc cơ sở có đầy đủ thiết bị y tế và có đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa. Dưới đây là một số địa chỉ nội soi dạ dày được nhiều người bệnh tin tưởng và lựa chọn:

Địa chỉ nội soi đại tràng uy tín tại Hà Nội

+ Bệnh viện Việt Đức

  • Địa chỉ: Số 16 – 18 Phủ Doãn, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Thời gian làm việc: Từ 7h30 đến 16h30, làm việc từ thứ hai đến thứ sáu tại cả hai khoa Khám bệnh và khoa Khám bệnh theo yêu cầu C4

+ Bệnh viện Đại học Y Hà Nội – Trung tâm Nội soi

  • Địa chỉ: Số 1 Tôn Thất Tùng, quận Đống Đa, Hà Nội
  • Thời gian làm việc: Từ 7h30 đến 16h30 (từ thứ hai đến thứ bảy hàng tuần)

+ Bệnh viện đa khoa Quốc tế Thu Cúc

  • Địa chỉ: Số 286 Thụy Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội
  • Thời gian làm việc: Tất cả các ngày trong tuần từ 7h30 đến 17h30

+ Bệnh viện Thanh Nhàn

  • Địa chỉ: Số 42 Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Thời gian làm việc: Từ 7h30 đến 16h30 (từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần)

Địa chỉ nội soi đại tràng uy tín tại Thành phố Hồ Chí Minh

+ Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh – Cơ sở 1

  • Địa chỉ: Số 215 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Thời gian làm việc: Từ 6h30 đến 16h30 (thứ hai đến thứ sáu) và từ 6h30 đến 12h30 (thứ bảy). Bệnh viện không tiếp nhận bệnh nhân khám chữa bệnh chủ nhật

+ Bệnh viện Nhân dân Gia Định

  • Địa chỉ: Số 1 Nơ Trang Long, Phường 7, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Thời gian làm việc: Làm việc tất cả các ngày trong tuần trong khung giờ từ 7h00 đến 16h00

+ Bệnh viện Chợ Rẫy – Khoa Nội soi

  • Địa chỉ: Khu C3 – Số 291B Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Thời gian làm việc: Từ 7h00 đến 16h00 (từ thứ hai đến thứ sáu) và từ 7h00 đến 11h00 (thứ bảy). Bệnh viện không tiếp nhận bệnh nhân khám chữa bệnh vào chủ nhật và các ngày lễ, Tết

+ Bệnh viện đa khoa Vạn Hạnh

  • Địa chỉ: Lầu 4, Khu B – Số 781/ B1 – B3 – B5 Lê Hồng Phong nối dài, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Thời gian làm việc: Từ 7h00 đến 17h00 (thứ hai đến thứ bảy hàng tuần) và từ 7h00 đến 11h30 vào chủ nhật

Những vấn đề cần lưu ý khi nội soi

Trước khi nội soi đại tràng, người bệnh nên tự chuẩn bị những vấn đề sau:

  • Trước ngày nội soi, người bệnh nên ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa, nên uống nhiều nước lọc và không được ăn bất kỳ thứ gì sau 21h;
  • Không được ăn hoặc uống bất kỳ thứ gì có màu đỏ hoặc tím. Bởi những màu sắc này có thể gây khó khăn cho bác sĩ trong việc quan sát màu sắc của thành nội tràng hoặc hệ đường ruột;
  • Tạm ngưng việc sử dụng các loại thuốc đang sử dụng hằng ngày. Một số loại thuốc có thể làm ảnh hưởng đến kết quả của việc nội soi. Tốt nhất, bạn nên thông báo với bác sĩ tất cả các loại thuốc hay thực phẩm chức năng bạn đang sử dụng;
  • Báo cáo với bác sĩ biết việc bạn đang mang thai, cho con bú, tiền sử các các bệnh nội khoa mãn tính (như: suy tim, tăng huyết áp, suy thận, gan mãn tính,…), có tiền sử dụng ứng thuốc gây mê, thuốc rửa ruột hoặc các loại thuốc khác có liên quan.
những vấn đề cần lưu ý khi nội soi đại tràng
Không ăn uống các loại thực phẩm có màu đỏ hoặc màu tím trước khi nội soi đại tràng

Bên cạnh đó, sau khi nội soi đại tràng, bệnh nhân cần kết hợp theo dõi tình hình sức khỏe. Nếu bệnh tình có những dấu hiệu bất thường, cần nhanh chóng tìm gặp bác sĩ để được hỗ trợ. Những việc mà bệnh nhân cần theo soi sau khi nội soi như:

  • Trong và sau khi nội soi, cần theo dõi liên tục tình trạng huyết động và độ bão hòa oxy trên monitoring;
  • Theo dõi tình trạng sức khỏe sau khi hết thuốc gây mê;
  • Theo dõi mạch huyết áp;
  • Theo dõi tình trạng đau bụng, chướng bụng, buồn nôn, đi ngoài ra máu, chóng mặt, đau đầu,…

Trên đây là những thông tin liên quan đến thủ thuật nội soi đại tràng cũng như một số thông tin cần lưu ý khác. Hy vọng thông tin được chúng tôi chia sẻ trong bài viết sẽ giúp bạn đọc giải đáp các thắc mắc trong việc điều trị bệnh tiêu hóa nói chung và bệnh viêm đại tràng nói riêng. Để biết thêm những thông tin khác, bạn có thể liên hệ trực tiếp với các cơ sở khám chữa bệnh để được tư vấn và hỗ trợ cặn kẽ.

Những thông tin trong bài viết chỉ mang giá trị tham khảo. Thuocdantoc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Bạn đọc có thể chưa biết:

Tin xem thêm

Hàng ngàn người đã thoát khỏi nỗi ám ảnh, phiền toái do bệnh đại tràng gây nên nhờ tìm được bài thuốc cổ phương "thần kỳ" của người dân tộc Tày. Giải pháp hiện đang được ứng dụng độc quyền tại Trung tâm Thuốc dân tộc, được nhiều chuyên gia hàng đầu khuyên dùng.

10+ thuốc trị viêm đại tràng tốt nhất – Giảm đau nhanh

Thuốc điều trị viêm đại tràng là một trong những lựa chọn đầu tiên được bệnh nhân ưu tiên sử...

Cách lập kế hoạch chăm sóc người bệnh viêm đại tràng

Bệnh viêm đại tràng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, bao gồm chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và...

Bệnh viêm manh tràng là gì, nguy hiểm không? Cách trị

Viêm manh tràng là bệnh lý mãn tính, khó điều trị. Chưa kể đến, bệnh rất dễ gây biến chứng...

Ăn uống đúng cách sẽ giúp làm giảm các triệu chứng bệnh viêm đại tràng mãn tính

Người bị viêm đại tràng mãn tính nên ăn gì là tốt nhất?

Một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp giảm bớt những cơn đau đớn do bệnh viêm đại tràng...

Quy trình, bảng giá nội soi đại tràng ở bệnh viện Bạch Mai

Nội soi đại tràng ở bệnh viện Bạch Mai được nhiều người bệnh biết đến và lựa chọn. Bởi đơn...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.