Khám dạ dày không cần nội soi – Bằng cách nào, có ra bệnh chính xác không?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Xét nghiệm hơi thở, chụp X quang, xét nghiệm máu, siêu âm… là các phương pháp khám dạ dày không cần nội soi. Vậy các phương pháp này được thực hiện như thế nào? Kiểm tra dạ dày không cần nội soi có chính xác không? Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp được vấn đề này.

Khám dạ dày không cần nội soi có tốt không?
Khám dạ dày không cần nội soi có tốt không?

Các phương pháp khám dạ dày không cần nội soi

Nắm rõ thông tin về phương pháp khám dạ dày không cần nội soi dưới đây sẽ giúp bệnh nhân dễ dàng hơn trong việc xác định phương pháp chẩn đoán và thăm khám bệnh cho bản thân:

1. Chẩn đoán bệnh dựa trên các triệu chứng lâm sàng

Khi bị các bệnh lý về đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày tá tràng, viêm dạ dày, trào ngược dạ dày mức độ nhẹ, bệnh nhân thường thấy xuất hiện các triệu chứng như đau thượng vị, buồn nôn và nôn, ợ nóng, ợ chua… Do đó, trong nhiều trường hợp đi khám không cần nội soi. Các bác sĩ có thể dựa vào những triệu chứng lâm sàng và căn cứ vào tiền sử bệnh lý, vị trí đau để chỉ định phương pháp điều trị nội khoa cho bệnh nhân.

Muốn chẩn đoán bất cứ một bệnh lý nào thì trước tiên cần phải dựa vào các triệu chứng lâm sàng. Vì thế, thăm khám thực thể dựa trên các triệu chứng bệnh là điều cần thiết khi chẩn đoán bệnh dạ dày.

Tuy nhiên, phương pháp này chỉ được thực hiện dựa trên các biểu hiện bên ngoài và phần lớn dựa vào kinh nghiệm thăm khám của bác sĩ. Vì thế, khi dựa vào cách khám này, bác sĩ khó xác định được vị trí bị loét và mức độ tổn thương ở các cơ quan trong ống tiêu hóa. Đồng thời, nó cũng không thể phát hiện được các vết thủng, chảy máu dạ dày, đại tràng, hoặc các polyp dạ dày nếu có.

Ngoài ra, không thể phát hiện sớm ung thư đại tràng giai đoạn sớm. Bởi thăm khám triệu chứng lâm sàng không xác định được mức độ tổn thương trong niêm mạc ống tiêu hóa. Chính vì vậy, khám lâm sàng ít khi đưa ra được kết quả chẩn đoán chính xác. Nó cần phải kết hợp với các phương pháp khác để có thể đưa ra kết quả tốt hơn.

2. Xét nghiệm qua hơi thở

Đầu tiên, bệnh nhân sẽ được kiểm tra hơi thở rồi cho uống một viên thuốc là UBIT. Sau khi dùng thuốc khoảng 20 phút, bệnh nhân sẽ được kiểm tra hơi thở lần 2 để phát hiện xem có vi khuẩn Hp trong dạ dày hay không.

Nếu kết quả trả ra cho thấy nồng độ CO2 trong hơi thở sau khi uống thuốc cao hơn nồng độ CO2 trong hơi thở khi chưa uống thuốc, có khả năng là chứa nhiều vi khuẩn Hp trong dạ dày. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng có thể đã bị các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày…

3. Chụp X quang

Chụp X quang hay chụp khung đại tràng cản quang cũng là một phương pháp khám dạ dày không cần nội soi có thể được chỉ định.

Chụp X quang giúp phát hiện được các rối loạn bất thường diễn ra trong đường ruột
Chụp X quang giúp phát hiện được các rối loạn bất thường diễn ra trong đường ruột

Ưu điểm của phương pháp này là thông qua các hình ảnh, các bác sĩ có thể phát hiện được một số biểu hiện bất thường của dạ dày như: Rối loạn vận động (xoắn dạ dày, đại tràng, co thắt), hình dạng của dạ dày hoặc đại tràng bị thay đổi, phát hiện được các khối u dạ dày, hành tá tràng biến dạng…

Tuy nhiên, chụp X quang dạ dày cũng có những hạn chế nhất định. Bằng việc chẩn đoán bệnh thông qua các hình ảnh thu được, bác sĩ sẽ không thể xác định được một cách chính xác về tình trạng loét, mức độ tổn thương của dạ dày, đại tràng.

Thêm vào đó, các hình ảnh này cũng không thể phản ánh được các khối polyp nhỏ hoặc những mầm mống gây ung thư. Chính vì vậy, bác sĩ sẽ khó đưa ra được những chẩn đoán chính xác nhất về bệnh.

4. Xét nghiệm phân

Thông thường, bệnh nhân mắc các bệnh lý về dạ dày thường có sự thay đổi về lượng phân mà cơ thể đào thải ra bên ngoài. Do đó, xét nghiệm phân cũng sẽ giúp đưa ra được các nhận định về bệnh lý mà bệnh nhân đang mắc phải. Cách thực hiện phương pháp xét nghiệm này được áp dụng như sau:

Một lượng phân nhỏ của bệnh nhân sẽ được đưa vào ống nghiệm. Sau đó, bác sĩ sẽ dùng hóa chất và các chất tạo màu phù hợp để thực hiện xét nghiệm. Tuy nhiên, phương pháp khám dạ dày không cần nội soi này thường chỉ được dùng để kiểm tra xem bệnh nhân có dương tính với vi khuẩn Hp hay không. Ngoài ra, nó cũng có tác dụng tầm soát bệnh ung thư đại tràng cho bệnh nhân.

5. Xét nghiệm máu tìm kháng thể

Kiểm tra dạ dày không cần nội soi bằng xét nghiệm máu được áp dụng để tìm vi khuẩn Hp trong dạ dày. Khi xuất hiện vi khuẩn Hp, cơ thể sẽ sản sinh ra một loại kháng thể tương ứng với loại vi khuẩn này. Do đó, nếu xét nghiệm máu mà phát hiện thấy sự tồn tại của loại kháng thể này thì có nghĩa trong dạ dày đang có vi khuẩn Hp.

Tuy nhiên, xét nghiệm máu tìm kháng thể chỉ được áp dụng đối với các trường hợp trước khi được điều trị. Những đối tượng sau khi đã được điều trị mà muốn xác nhận xem có còn tồn tại vi khuẩn Hp nữa hay không sẽ được chỉ định các phương pháp khác.

Xét nghiệm máu được chỉ định để kiểm tra xem có tồn tại vi khuẩn Hp hay không
Xét nghiệm máu được chỉ định để kiểm tra xem có tồn tại vi khuẩn Hp hay không

6. Siêu âm dạ dày

Đây là phương pháp dùng đến máy siêu âm để kiểm tra dạ dày. Thông qua đó, bác sĩ có thể phát hiện được những biểu hiện bất thường trong dạ dày. Đồng thời, có thể tầm soát ung thư và phát hiện sớm các dấu hiệu có thể gây bệnh đường ruột.

7. Chụp MRT dạ dày

MRT là kỹ thuật sử dụng các từ trường và sóng radio để tạo nên các hình ảnh thật chi tiết các cơ quan trong cơ thể. Nhưng khi áp dụng cách khám dạ dày không cần nội soi này sẽ khó lòng chẩn đoán được viêm dạ dày. Bởi thành dạ dày thường xuyên thay đổi kết hợp với tình trạng viêm nhiễm sẽ không được thể hiện rõ trên hình ảnh thu được.

8. Chụp CT dạ dày

Đây là phương pháp sử dụng các tia X để tạo nên các hình ảnh lát cắt trong cơ thể. Từ đó thu về các hình ảnh của dạ dày nhằm chẩn đoán về mức độ, các khối u và túi thừa phía bên trong bộ phận này.

Khám dạ dày đại tràng không cần nội soi có chính xác không?

Các cách kiểm tra dạ dày không cần nội soi mang đến những tác dụng nhất định trong việc chẩn đoán và điều trị. Tuy nhiên, chúng đều có một hạn chế chung là chỉ đánh giá được khái quát về tình trạng bệnh. Nó không thể xác định được mức độ tổn thương cũng như tình trạng, vị trí các vết loét trong niêm mạc dạ dày. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng khó có thể phát hiện được những khối u, polyp ở đại tràng, dạ dày để cắt bỏ chúng.

Các phương pháp khám dạ dày không cần nội soi cũng khó phát hiện được các dấu hiệu sớm hoặc mầm mống ung thư. Chính vì những hạn chế trên mà việc kiểm tra dạ dày không cần nội soi sẽ không mang lại kết quả chính xác như mong muốn. Do đó, bệnh nhân nên lựa chọn phương pháp nội soi dạ dày để chẩn đoán bệnh cho bản thân.

Trong đó, nội soi dạ dày được cho là phương pháp ưu việt được áp dụng để chẩn đoán bệnh đường tiêu hóa. Bằng những thiết bị chuyên dụng, các bác sĩ có thể quan sát trực tiếp niêm mạc dạ dày và có thể đưa ra kết quả chẩn đoán chính xác nhất. Vì thế, người bệnh nên tham khảo phương pháp này để áp dụng cho bản thân.

Tham khảo thêm: Cách chữa bệnh DẠ DÀY bằng ĐÔNG Y được giới thiệu trong chương trinh Vì Sức Khỏe Người Việt VTV2

Trên đây là các cách kiểm tra dạ dày không cần nội soi mà chúng tôi tổng hợp được. Để bảo đảm đem lại kết quả chính xác và an toàn, bệnh nhân cũng cần tìm đến các địa chỉ  khám dạ dày uy tín để được tiến hành thăm khám và chẩn đoán. Điều này sẽ giúp tránh được tình trạng “tiền mất tật mang”. Chúc bạn sớm tìm được cách chữa thích hợp để nhanh khỏi bệnh.

Thăm khám và xử lý dứt điểm bệnh dạ dày với đội ngũ BS chuyên khoa hàng đầu hiện nay

Thông tin hữu ích

Click xem thêm

Các thuốc chống trào ngược dạ dày cho trẻ tốt nhất

Các thuốc chống trào ngược dạ dày cho trẻ tốt nhất

Thuốc chống trào ngược dạ dày cho trẻ giúp khắc phục các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra....

Mẹo khắc phục nhanh chóng tình trạng vi khuẩn Hp gây hôi miệng

Mẹo khắc phục nhanh chóng tình trạng vi khuẩn Hp gây hôi miệng

Tình trạng vi khuẩn Hp gây hôi miệng là một trong những biểu hiện rất thường gặp. Vì vậy người...

Bệnh học viêm túi thừa đại tràng

Viêm túi thừa đại tràng là bệnh lý thường gặp ở những người cao tuổi. Các triệu chứng của bệnh...

Đau dạ dày từng cơn là bị gì? Có nguy hiểm không?

Đau dạ dày từng cơn xuất hiện khi dạ dày có dấu hiệu co bóp quá mức hoặc tiết nhiều...

10+ thuốc điều trị viêm đại tràng co thắt tốt nhất – Uống là khỏi

Việc lựa chọn được loại thuốc điều trị viêm đại tràng co thắt phù hợp chính là yếu tố quan...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.