Khi nào có thể khám đại tràng không cần nội soi?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Thăm khám lâm sàng, siêu âm vùng vụng, xét nghiệm máu, chụp X – quang là những thủ thuật thăm khám đại tràng không cần nội soi phổ biến. Những thủ thuật này thường được thực hiện trong việc chẩn đoán viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích, ung thư đại tràng và một số bệnh lý khác. Vậy khi nào có thể khám đại tràng không cần nội soi và phương pháp này có mang lại kết quả chẩn đoán chính xác? Câu trả lời sẽ được làm rõ trong bài viết dưới đây.

"Khi

Khi nào có thể khám đại tràng không cần nội soi?

Đại tràng là phần cuối cùng của ống tiêu hóa trong cơ thể. Chúng có dạng hình ống và dài khoảng 1,2m. Bộ phận này chuyên đảm nhận vai trò nhận thức các thức ăn đã được tiêu hóa và hấp thụ ở ruột non. Đại tràng dễ bị tổn thương nếu chế độ ăn uống và sinh hoạt kém khoa học hoặc cơ thể mắc phải một số bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa.

Nếu bản thân xuất hiện những cơn đau bất thường ở vùng hạ vị, vùng rốn, vùng hố chậu phải hoặc trái kèm theo đó là tình trạng tiêu chảy, táo bón kéo dài hay máu lẫn trong phân, bạn nên chủ động thăm khám tại các đơn vị khám chữa bệnh để xác định chính xác bệnh lý đang mắc phải.

Tại các đơn vị khám chữa bệnh, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng để từ đó đưa ra một số chỉ định nội soi hay không nội soi tùy vào từng trường hợp cụ thể để đưa ra kết luận chính xác bệnh lý và phác đồ điều trị phù hợp.

Các phương pháp khám đại tràng không cần nội soi

Nội soi tiêu hóa là thủ thuật chẩn đoán phổ biến nhằm phát hiện những biểu hiện bất thường ở đại tràng. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, bệnh nhân sẽ không được chỉ định thực hiện, thay vào đó, các bác sĩ sẽ tiến hành một số kỹ thuật chẩn đoán khác. Đó có thể là những thủ thuật sau:

1. Chẩn đoán bệnh dựa trên các triệu chứng lâm sàng

Kể cả việc khám đại tràng bằng thủ thuật nội soi hay không nội soi, bệnh nhân đều được kiểm tra sức khỏe sơ bộ bằng cách khám sức khỏe lâm sàng. Bác sĩ thường tra hỏi bệnh nhân bằng những câu hỏi nhằm bổ trợ cho việc khoanh vùng các bệnh lý mà người bệnh có khả năng mắc phải. Do đó, trong khoảng thời gian khám lâm sàng, bệnh nhân nên báo cáo đầy đủ cho bác sĩ được biết các triệu chứng mà bản thân đang gặp phải. Đó có thể là triệu chứng táo bón, tiêu chảy kéo dài, đi ngoài có máu, đau quặn bụng,… Kèm theo đó, bác sĩ có thể đặt thêm một số câu hỏi khác về mức độ, tính chất và thời điểm xuất hiện các triệu chứng đó.

Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể trình bày với bác sĩ một số thói quen xấu ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tiền sử bệnh lý liên quan đến bệnh đại tràng như: bệnh tiểu đường, rối loạn nội tiết tố, huyết áp cao, xơ vữa động mạch,…

phương pháp khám đại tràng không cần nội soi
Thông qua những triệu chứng mà bệnh nhân đang gặp phải sẽ cho phép bác sĩ khoanh vùng bệnh lý có khả năng xảy ra, từ đó đưa ra chỉ định kiểm tra phù hợp

Sau khi nắm rõ những triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám thực thể bằng cách sờ nắn bụng để xem xét những triệu chứng đau bất thường. Qua đó, bác sĩ sẽ đưa ra một số chỉ định xét nghiệm cụ thể để đưa ra kết luận chính xác nhất về bệnh tình đang mắc phải.

2. Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu thường được áp dụng cho các trường hợp bệnh nhân có các triệu chứng rối loạn đại tiện như: táo bón, tiêu chảy kéo dài, có máu lẫn trong phân khi đi nặng. Khi đó, bác sĩ sẽ lấy một lượng máu vừa đủ để đánh giá số lượng tiểu cầu, hồng cầu và bạch cầu, từ đó đưa ra kết luận chính xác về chất lượng máu hiện tại.

Thông qua số lượng tiểu cầu, bác sĩ sẽ đánh giá khả năng đông máu. Trong khi đó, số lượng hồng cầu có thể giúp bác sĩ định lượng máu xuất huyết qua phân. Hơn nữa, số lượng bạch cầu còn cho phép bác sĩ biết chính xác tình trạng nhiễm trùng và miễn dịch của cơ thể. Nếu đại tràng bị viêm nhiễm thì số lượng bạch cầu thường có xu hướng tăng lên. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận bệnh nhân có bị viêm đại tràng hay không.

phương pháp khám đại tràng không cần nội soi
Xét nghiệm máu là một trong những kỹ thuật khám đại tràng không nội soi điển hình

3. Xét nghiệm phân

Bệnh nhân mắc các vấn đề về đại tràng thường có sự thay đổi về lượng phân và tình trạng phân mà cơ thể đào thải ra ngoài. Do đó, thủ thuật xét nghiệm phân cũng sẽ giúp bác sĩ xác định tình trạng viêm nhiễm ở đại tràng.

Mẫu phân thu được sẽ được bảo quản trong ống nghiệm, sau đó, bác sĩ sẽ nuôi cấy theo phương pháp truyền thống hoặc sử dụng một số hóa chất hay các chất tạo màu phù hợp để thực hiện xét nghiệm. Kỹ thuật này cho phép bác sĩ xác định và phát hiện sự hiện diện của một số vi khuẩn gây hại cho đường ruột.

Ngoài mục đích xác định được chủng vi khuẩn gây tổn thương đại tràng, phương pháp xét nghiệm phân có thể giúp bác sĩ dễ dàng xây dựng kháng sinh đồ cho các trường hợp cần thiết.

4. Siêu âm vùng bụng

Siêu âm là một trong những thủ thuật chẩn đoán bệnh cơ bản nếu không nội soi. Thủ thuật này sẽ sử dụng dụng cụ chuyên dụng có những sóng có tần số cao nhằm quan sát cấu trúc của các cơ quan bên trong hệ tiêu hóa và cả vùng đại tràng.

Thông qua những hình ảnh thu được, bác sĩ có thể phát hiện những biểu hiện bất thường ở đại tràng và một số vùng liên quan như: khối u, thành đại tràng dày, xoắn ruột, tắc ruột, lồng ruột,… Bên cạnh đó, thủ thuật này còn có thể tầm soát ung thư đại tràng và phát hiện sớm các dấu hiệu có thể gây bệnh ở đường ruột.

phương pháp khám đại tràng không cần nội soi
Siêu âm vùng bụng là thủ thuật giúp phát hiện những biểu hiện bất thường ở đại tràng và một số vùng tiêu hóa liên quan

5. Chụp X – quang

Chụp X – quang ổ bụng là kỹ thuật xét nghiệm bằng hình ảnh cần thiết cho việc chẩn đoán và phát hiện các biểu hiện bất thường ở hệ tiêu hóa và xương khớp.

Đối với bệnh nhân có nhu cầu khám đại tràng, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định thực hiện với các trường hợp bị nghi ngờ viêm loét đại trang, teo đại tràng hoặc có sự xuất hiện của khối u. Trước khi tiến hành chụp X – quang 1 – 2 ngày, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân ăn nhiều chất xơ, nên ăn các thức ăn lỏng, loãng, dễ tiêu hóa để tránh thức ăn bị ứ đọng tại ruột già. Tiếp đến, bác sĩ sẽ thụt tháo qua đường hậu môn nhằm giúp đại tràng được thông thoáng và tiến hành chụp lại những hình ảnh phục vụ nhu cầu chẩn đoán.

Một số kỹ thuật chụp X – quang phổ biến hiện nay:

  • Chụp X – quang sử dụng thuốc cản quang tan trong nước: Thủ thuật này thường chỉ định thực hiện cho các đối tượng nghi ngờ bị thủng đại trạng hoặc bị viêm nhiễm;
  • Chụp cản quang đơn: Kỹ thuật này được thực hiện bằng cách bơm vào đại trạng chừng 2 – 2,5 lít baryte pha loãng rồi tiến hành chụp lần 1. Ngay sau đó, người bệnh sẽ được yêu cầu đi vệ sinh và chụp thêm lần thứ 2 để lấy phim xả.
phương pháp khám đại tràng không cần nội soi
Thông qua hình ảnh chụp X – quang, bác sĩ sẽ xem xét hình dạng, cấu trúc đại tràng và phát hiện tình trạng bất thường

Tuy nhiên, thủ thuật chụp X – quang cũng sẽ có những mặt hạn chế nhất định. Với hình ảnh thu được sẽ giúp bác sĩ xác định chính xác cấu trúc đại trạng nhưng không thể xác định được tình trạng viêm loét bên trong cũng như mức độ tổn thương của đại tràng. Hơn nữ, các hình ảnh không thể phản ánh được các khối polyp nhỏ hoặc những mầm mống gây bệnh ung thư.

6. Chụp CT đại tràng

Chụp CT là thủ thuật sử dụng các tia X để tạo nên các hình ảnh lát cắt trong cơ thể, giúp quan sát rõ hơn các mô mềm bên trong ổ bụng. Thông qua những hình ảnh thu được, các bác sĩ sẽ xác định được phạm vi đường ruột bị tổn thương và những biến chứng có thể xảy ra liên quan đến đại tràng.

7. Chụp MRI đại tràng

MRI là thủ thuật sử dụng các từ trường và sóng cao tần để tạo nên các hình ảnh chi tiết của các cơ quan trong cơ thể. Tuy nhiên, thủ thuật này sẽ gây không ít khó khăn trong việc phát hiện tình trạng viêm đại tràng, bởi lớp thành niêm mạc có thể bị thay đổi kết hợp với tình trạng viêm nhiễm và hình ảnh thu được sẽ không được hiện rõ.

8. Điện giải đồ

Điện giải đồ thường được chỉ định thực hiện với các trường hợp bị tiêu chảy trong nhiều ngày và nghi ngờ bị viêm đại tràng cấp tính. Đa phần, tình trạng tiêu chảy kéo dài sẽ làm hưởng đến điện giải trong cơ thể. Do đó, bác sĩ sẽ tiến hành điện giải đồ để xác định nồng độ clorua, kali và natri, từ đó nhằm đưa ra kết quả chẩn đoán bệnh chuẩn xác nhất.

Khám đại tràng không cần nội soi có thực sự chính xác không?

Trên thực tế, cách kiểm tra tình trạng đại tràng không cần nội soi mang đến những lợi ích nhất định trong khâu chẩn đoán và điều trị. Tuy nhiên, nhược điểm lớn những của những thủ thuật này là không thể đánh giá một cách tổng thể tình trạng bệnh. Chúng không có khả năng giúp các bác sĩ đánh giá chính xác mức độ bệnh lý hay vị trí của các vết loét bên trên lớp niêm mạc đại tràng. Đồng thời, các bác sĩ cũng khó để phát hiện những khối u, polyp đại tràng.

Bên cạnh đó, các phương pháp chẩn đoán bệnh ở đại tràng không nội soi gây không ít khó khăn trong việc phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường hoặc các mầm mống gây bệnh ung thư đại tràng. Do đó, những thủ thuật này sẽ hạn chế đáng kể đến kết quả kiểm tra đại tràng.

Chính vì vậy, bệnh nhân nên lựa chọn phương pháp nội soi đại tràng để kiểm tra và chẩn đoán bệnh. Bởi nội soi đại tràng là một trong những phương pháp chẩn đoán bệnh ưu việt với độ chính xác và an toàn tương đối cao. Thủ thuật này giúp các bác sĩ quan sát rõ các chi tiết trên lớp niêm mạc, từ đó giúp việc chẩn đoán bệnh thêm phần chính xác. Bên cạnh đó, thủ thuật nội soi đại tràng đã và đang sử dụng những thiết bị y tế chuyên dụng cùng với hệ thống máy móc hiện đại, điều này sẽ hỗ trợ khá lớn cho bác sĩ để đưa ra kết quả chẩn đoán chính xác. Nếu có nhu cầu, bệnh nhân nên lựa chọn phương án chẩn đoán bệnh này.

"<yoastmark

Bài viết đã chia sẻ cho bạn đọc các phương pháp khám đại tràng không cần nội soi. Để đảm bảo kết quả kiểm tra được chính xác và an toàn, người bệnh nên lựa chọn những đơn vị khám chữa bệnh uy tín để được tiến hành chẩn đoán bệnh. Điều này sẽ giúp người bệnh phòng tránh tình trạng “tiền mất tật mang”. Đồng thời, trang bị thêm một số kiến thức cơ bản về một số phương pháp chẩn đoán để có những hướng điều trị tích cực.

Những thông tin trong bài viết chỉ mang giá trị tham khảo. Thuocdantoc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Thông tin hữu ích cho bạn đọc:

Tin xem thêm

Hàng ngàn người đã thoát khỏi nỗi ám ảnh, phiền toái do bệnh đại tràng gây nên nhờ tìm được bài thuốc cổ phương "thần kỳ" của người dân tộc Tày. Giải pháp hiện đang được ứng dụng độc quyền tại Trung tâm Thuốc dân tộc, được nhiều chuyên gia hàng đầu khuyên dùng.

Viêm đại tràng co thắt: Dấu hiệu và cách điều trị tốt nhất

Viêm đại tràng co thắt gây ra nhiều triệu chứng ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày như tiêu chảy...

Người bệnh viêm loét đại tràng mạn tính cần biết những điều này

Bệnh viêm loét đại tràng mạn tính là tình trạng viêm nhiễm tái đi tái lại nhiều lần gây ra...

Người viêm đại tràng vẫn dùng được mật ong.

Bị viêm đại tràng có nên uống mật ong không, tại sao?

Bị viêm đại tràng có nên uống mật ong không? Thực tế, theo nhiều chuyên gia, bệnh nhân viêm đại...

Viêm đại tràng amip

Bệnh viêm đại tràng amip – những điều bạn chưa biết

Viêm đại tràng do amip mặc dù không phải là bệnh quá nguy hiểm nhưng nếu không sớm phát hiện...

Thực đơn cho người viêm đại tràng

Gợi ý thực đơn cho người viêm đại tràng

Xây dựng thực đơn ăn uống lành mạnh chính là yếu tố quan trọng có thể giúp người bị viêm...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.