Viêm bờm mỡ đại tràng có nguy hiểm? Nguyên nhân & cách trị

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Viêm bờm mỡ đại tràng thường xảy ra phổ biến ở đại tràng Sigma. Bệnh ít khi gây ra các triệu chứng cho bệnh nhân, do đó gây khó khăn cho việc phát hiện và điều trị. Để có thể chủ động thăm khám và điều trị bệnh cho bản thân, nắm rõ các thông tin về chứng bệnh này là điều cần thiết. 

Bệnh viêm bờm mỡ đại tràng là gì? Cách điều trị ra sao?
Bệnh viêm bờm mỡ đại tràng là gì? Cách điều trị ra sao?

I/ Các thông tin cần biết về bệnh viêm bờm mỡ đại tràng

Viêm bờm mỡ đại tràng là gì?

Túi thừa mạc nối hay bờm mỡ đại tràng là thuật ngữ dùng để chỉ các túi chứa mỡ, có cuống. Vị trí nhô ra bắt đầu từ dưới thanh mạc ra xoang phúc mạc. Chúng nằm ở mặt ngoài và song song với dải cơ dọc của đại tràng, có số lượng khoảng 50 – 100 cái. Túi thanh mạc dày chừng 1 – 2cm, có chiều dài khoảng 0,5 – 5cm và đi kèm theo một hoặc hai tĩnh mạch, tiểu động mạch. Viêm bờm mỡ đại tràng hay viêm túi thừa mạc nối xảy ra khi túi thừa mạc nối bị viêm.

Nguyên nhân viêm bờm mỡ đại tràng

Viêm túi thừa mạc nối được cho là do túi thừa bị xoắn hoặc do huyết ứ tĩnh mạch gây ra. Trong đó, tình trạng xoắn túi thừa mạc nối hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên, nếu gặp phải tình trạng này thì bệnh nhân có thể bị thiếu máu tại túi thừa và gây ra các triệu chứng như đang bị đau bụng cấp. Bên cạnh đó, nguyên nhân viêm bờm mỡ đại tràng còn có thể do huyết khối tĩnh mạch tự phát tại túi thừa mạc nối. Hoặc nó cũng có thể là biến chứng của các bệnh lý khác như viêm túi thừa, viêm ruột thừa, viêm túi mật…

Bệnh có thể xảy ra ở cả đại tràng sigma và cả manh tràng. Tuy nhiên, thường gặp nhất vẫn là ở đại tràng sigma. Đối sánh với vị trí đau, viêm bờm mỡ đại tràng thường xuất hiện tại vị trí ¼ vùng bụng dưới trái, đôi khi lại ở bên phải.

Triệu chứng

Bệnh viêm bờm mỡ đại tràng ít khi gây ra triệu chứng. Đôi khi bệnh nhân chỉ thấy vùng bụng dưới đau, thường là đau bên trái nhiều hơn bên phải. Ngoài ra nó dường như không gây nên bất cứ biểu hiện nào. Chính vì điều này mà nó khiến cho việc chẩn đoán và điều trị trở nên khó khăn.

Phân loại

Dựa vào nguyên nhân gây bệnh, viêm túi thừa mạc nối được phân thành 2 loại:

  • Viêm bờm mỡ đại tràng nguyên phát: Do tình trạng xoắn túi thừa mạc nối hoặc bị huyết khối khu trú tự phát gây viêm. Các đối tượng dễ bị nhiễm bệnh bao gồm người trong độ tuổi 50, người béo phì hoặc là nữ giới.
  • Viêm bờm mỡ đại tràng thứ phát: Bệnh xảy ra sau khi bị viêm ruột thừa, viêm tụy cấp, viêm túi mật, viêm túi thừa.

Viêm bờm mỡ đại tràng có nguy hiểm không?

Viêm túi thừa mạc nối tuy ít gặp nhưng chúng lại có thể gây ra nhiều biến chứng. Nếu mắc phải chứng bệnh này, bệnh nhân có thể gặp phải các biến chứng như sau:

  • Viêm gây nên tình trạng dây dính
  • Hình thành ổ áp xe khu trú giả như khối u
  • Lồng ruột, tắc ruột
  • Viêm phúc mạc

Bạn nên tìm đến chuyên gia để được giải thích, chẩn đoán và hướng dẫn điều trị phù hợp.

XEM THÊM: Danh sách Bác sĩ chữa bệnh đại tràng giỏi ở nước ta

II/ Chẩn đoán và điều trị bệnh viêm mỡ đại tràng

Nên thăm khám và điều trị sớm khi thấy cơ thể có các biểu hiện bất thường
Nên thăm khám và điều trị sớm khi thấy cơ thể có các biểu hiện bất thường

Viêm túi thừa mạc nối được chẩn đoán và điều trị như sau:

Chẩn đoán

*) Chẩn đoán lâm sàng:

Đầu tiên, các bác sĩ sẽ dựa vào các triệu chứng lâm sàng mà bệnh nhân gặp phải. Bệnh thường khởi phát và đau tại vị trí ¼ vùng bụng dưới.  So với bên phải, cơn đau sẽ nặng hơn ở bên trái, thi thoảng hít thở sâu hoặc dùng tay ấn vào cũng sẽ có cảm giác đau. Tuy nhiên, vì bệnh thường ít khi gây ra các triệu chứng mơ hồ, không rõ ràng. Do đó, các bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện xét nghiệm thông qua các máy móc và thiết bị chuyên dụng.

*) Chẩn đoán hình ảnh:

Các loại xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh thường được dùng bao gồm:

  • Siêu âm: Viêm bờm mỡ đại tràng trên siêu âm sẽ thấy được hình ảnh một khối tăng âm hình tròn hoặc có hình bầu dục. Nó có viền giảm âm nhẹ ở xung quanh, ấn không thấy xẹp. Vị trí của khối tăng âm là nằm gần đại tràng, dùng tay ấn vào thấy đau. Nếu siêu âm Doppler màu, không nhận thấy dấu hiệu của các mạch máu trong khối. Điều này vừa có giúp chẩn đoán được bệnh vừa có giá trị phân biệt với những tình trạng viêm khác như viêm ruột thừa, viêm túi thừa đại tràng…
  • Chụp CT: So với siêu âm, chụp CT đem lại hình ảnh đặc trưng hơn siêu âm. Lúc này, hình ảnh cho thấy một cấu trúc hình trứng, có đậm độ mỡ và liền kề với đại tràng. Nó có đường kính khoảng 1,5 – 3,5cm, được bao quanh bởi một viền đậm mỏng khoảng  1 – 3mm. Hình ảnh cũng cho thấy phúc mạc lân cận bị dày lên do sự lan rộng của tình trạng viêm. Đồng thời thấy được sự tăng đậm độ cản quang trung âm do sự thuyên tắc tĩnh mạch. Tuy nhiên, chúng lại không gây ra tình trạng dày thành lân cận, chỉ có một vài trường hợp thành đại tràng tỷ lệ thuận với lượng bờm mỡ bị viêm. Đôi khi còn bị hoại tử dẫn tới vôi hóa bờm mỡ.
  • Chụp MRT: Thông thường, do tình trạng viêm bao bọc nên hình ảnh chụp MRT sẽ cho thấy một khối tín hiệu cao tròn với tín hiệu giảm nhẹ so với mỡ thường. Có những trường hợp lại thấy khối tín hiệu cao và được giảm đi khi tín hiệu trên xung xóa mỡ, viền tăng tín hiệu xung quanh khoảng 2 – 3mm, có tín hiệu thấp tại tĩnh mạch trung tâm. Tuy nhiên, chụp MRT thường không được sử dụng.

Điều trị viêm túi thừa mạc nối

Nhiều trường hợp không cần phải điều trị mà các rối loạn có thể tự điều chỉnh. Tuy nhiên, các biện pháp điều trị có thể được các bác sĩ chỉ định bao gồm:

  • Điều trị bảo tồn bằng thuốc NSAID: Khi dùng thuốc, các biểu hiện của bệnh sẽ giảm dần trong vòng 7 – 10 ngày. Sau đó, hình ảnh CT scan sẽ trở lại bình thường trong vòng 6 tháng.
  • Phẫu thuật: Với những trường hợp bệnh có khả năng tái phát khi điều trị bảo tồn sẽ được chỉ định làm phẫu thuật. Điều này nhằm ngăn ngừa khả năng tái phát của bệnh và các biến chứng khác có thể gặp phải.

Viêm bờm mỡ đại tràng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu như không được điều trị sớm. Do đó, hãy đi khám để được điều trị kịp thời khi thấy các triệu chứng bất thường.

ThuocDanToc.vn không đưa ra bất kì lời khuyên, tham vấn, chẩn đoán y khoa.

Tin xem thêm

Bị viêm loét đại tràng nên ăn gì để bệnh mau lành?

Tình trạng viêm loét đại tràng ảnh hưởng không nhỏ đến việc ăn uống của người bệnh. Do đó, cần...

Tìm hiểu về triệu chứng viêm đại tràng

Người bị viêm đại tràng có triệu chứng như thế nào?

Viêm đại tràng là một căn bệnh phổ biến của đường tiêu hóa, xảy ra khi lớp niêm mạc đại...

Viêm đại tràng thể lỏng

Viêm đại tràng thể lỏng: thể khó chữa nhất trong viêm đại tràng

Viêm đại tràng thể lỏng là bệnh viêm đại tràng có kèm theo các triệu chứng tiêu chảy. Nếu không...

Bệnh viêm đại tràng cấp: Chữa trị sớm trước khi quá muộn

Bệnh viêm đại tràng cấp là giai đoạn sớm của viêm đại tràng. Bệnh có thể được điều trị khỏi...

NS Chiến Thắng chữa đại tràng tại Thuốc dân tộc

NS Chiến Thắng và hành trình 4 tháng kỳ diệu chữa khỏi bệnh đại tràng nhờ Thuốc dân tộc

Bị Viêm đại tràng thể lỏng, kèm theo đó là cả viêm trợt dạ dày, NS hài Chiến Thắng đã...