Bệnh ung thư đại tràng: nguyên nhân, triệu chứng & điều trị

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Ung thư đại tràng là nguyên nhân gây tử vong thứ 3 trên thế giới, chỉ sau ung thư phổi và ung thư gan. Ung thư đại tràng cần được điều trị sớm để tránh các tổn thương nặng và lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể.

ung thư đại tràng
Ung thư đại tràng là bệnh ung thư gây tử vong đứng thứ 3 thế giới

Ung thư đại tràng là gì?

Hầu hết các trường hợp ung thư đại tràng đều hình thành từ các tế bào nhỏ, lành tính được gọi là polyp adenomatous. Theo thời gian, các khối polyp này có thể biến chứng thành khối u ác tính và gây ra ung thư. Ung thư đại tràng thường ảnh hưởng đến người trên 50 tuổi và ở nam có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nữ.

Ung thư đại tràng có tỷ lệ mắc bệnh và tử vong khá cao. Tuy nhiên các chuyên gia cho biết, nếu điều trị sớm và đúng phương pháp thì tỷ lệ khỏi bệnh là 90%. Ngược lại, khi điều trị bệnh ở giai đoạn muộn, tỷ lệ điều trị thành công là 10%.

Nguyên nhân gây ung thư đại tràng

Cho tới thời điểm hiện tại, nguyên nhân chính gây ra ung thư đại tràng vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng yếu tố đột biến gen di truyền và chế độ ăn uống có khả năng làm tăng nguy cơ bị ung thư đại tràng.

1 – Đột biến gen di truyền

Các đột biến gen kế thừa có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại tràng nhưng nó chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Đột biến gen không thể gây ra ung thư đại tràng nếu như nó không được các yếu tố môi trường phù hợp kích hoạt.

Các dạng phổ biến của ung thư đại tràng di truyền là:

  • Ung thư đại trực tràng di truyền (HNPCC) hay còn được gọi là hội chứng Lynch. Hội chứng này làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư đại tràng và các bệnh ung thư khác. Người bệnh HNPCC có xu hướng phát triển ung thư đại tràng trước 50 tuổi.
  • Hội chứng đa nang adenomatous (FAP) là một rối loạn phát triển polyp trong đại tràng và trực tràng. Người mắc FAP nếu không điều trị khỏi thì có nguy cơ mắc bệnh ung thư đại tràng trước năm 40 tuổi.

FAP và HNPCC có thể được phát hiện thông qua xét nghiệm di truyền. Nếu bạn lo lắng về tiền sử gia đình có thể gây bệnh ung thư đại tràng, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.

2 – Chế độ ăn uống

Vì đại tràng là một phần của hệ thống tiêu hóa nên chế độ ăn uống là một yếu tố khá quan trọng có thể tác động đến nó. Chế độ ăn uống ít chất xơ, nhiều chất béo, calo, thịt đỏ, rượu và các loại thức ăn chế biến sẵn có liên quan mật thiết đến nguy cơ hình thành ung thư đại tràng.

Ngoài ra, chế độ ăn uống thiếu khoa học có thể làm mất cân bằng vi khuẩn sống trong đại tràng. Điều này khiến đại tràng có nguy cơ bị viêm nhiễm và hình thành ung thư.

Các yếu tố rủi ro

Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư đại tràng như tuổi tác, chủng tộc hoặc tiểu sử bệnh cá nhân.

1 – Tuổi tác

Tuổi tác là một trong những yếu tố gây bệnh ung thư đại tràng, hơn 90% trường hợp ung thư đại tràng xuất hiện ở người trên 50 tuổi.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là người trẻ tuổi sẽ không mắc bệnh ung thư đại tràng. Trên thực tế, con số mắc bệnh ung thư đại tràng ở tuổi 15 đến 39 đang tăng lên từng ngày mà các nhà khoa học vẫn chưa rõ nguyên nhân tại sao.

2 – Chủng tộc

Chủng tộc cũng là một yếu tố nguy cơ gây ra bệnh ung thư đại tràng. Người Mỹ gốc Phi và người Do Thái ở Đông Âu có nguy cơ mắc bệnh ung thư đại tràng cao hơn những người khác.

3 – Thừa cân béo phì

Béo phì và ung thư đại tràng có mối liên hệ khá mật thiết. Người béo phì có nguy cơ mắc bệnh ung thư đại tràng cao hơn 30% so với người có cân nặng bình thường.

4 – Tiền sử bệnh cá nhân

Một số bệnh lý có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư đại tràng như:

  • Tiểu đường cấp độ 2
  • Polyp đại tràng
  • Bệnh viêm ruột (IBD)

5 – Xạ trị ung thư

Bức xạ ở bụng, xương chậu hoặc cột sống có thể làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng. Nhiều bằng chứng cho thấy những người đàn ông đã được xạ trị điều trị ung thư tuyến tiền liệt và tinh hoàn có nguy cơ mắc bệnh ung thư đại tràng cao hơn người bình thường.

6 – Lối sống

nguyên nhân gây ung thư đại tràng
Người thường xuyên hút thuốc, uống rượu có nguy cơ mắc ung thư đại tràng cao hơn người khác

Một số yếu tố về lối sống, sinh hoạt có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư đại tràng như:

  • Uống rượu: làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư và các bệnh nguy hiểm khác.
  • Hút thuốc: người hút thuốc có nguy cơ mắc bệnh ung thư đại tràng cao hơn 18% đối với người không hút. Nguy cơ phát triển ung thư đại tràng tỷ lệ thuận với số năm hút thuốc.

Triệu chứng ung thư đại tràng

Ung thư đại tràng giai đoạn đầu thường không có dấu hiệu cụ thể nào. Nhưng các triệu chứng sẽ rõ ràng hơn khi bệnh phát triển. Một số triệu chứng ung thư đại tràng bao gồm:

  • Tiêu chảy hoặc táo bón
  • Thay đổi tính chất của phân, phân lỏng kéo dài hơn 4 tuần.
  • Chảy máu trực tràng hoặc có máu trong phân
  • Đau bụng, chuột rút, có cảm giác bị đầy hơi
  • Đau khi đi đại tiện
  • Luôn cảm yếu ớt, mệt mỏi
  • Sút cân mà không rõ lý do

Trong một số trường hợp khi ung thư đại tràng đã di căn đến các bộ phận cơ thể khác, người bệnh có thể gặp các triệu chứng không được đề cập ở trên. Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu khác lạ nào, hãy nhanh chóng tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Cách điều trị ung thư đại tràng

Điều trị ung thư đại tràng cần phụ thuộc vào giai đoạn bệnh, độ tuổi và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Có nhiều cách để điều trị ung thư đại tràng, bao gồm phẫu thuật, hóa trị và xạ trị. Người bệnh có thể tham khảo thông tin về các phương pháp điều trị ngay sau đây:

1 – Phẫu thuật

Phẫu thuật là phương pháp điều trị cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ đại tràng.

  • Trong giai đoạn sớm của ung thư đại tràng, bác sĩ có thể loại bỏ các khối polyp thông qua phẫu thuật nội soi.
  • Nếu ung thư đã lan vào thành ruột, bác sĩ cần phải cắt bỏ một phần của đại tràng. Thông thường các hạch bạch huyết lân cận cũng được cắt bỏ để loại bỏ nguy cơ tái phát. Nếu có thể, bác sĩ sẽ nối đoạn đại tràng khỏe mạnh với trực tràng của bạn.
  • Trong trường hợp ung thư không thể điều trị hoặc các biện pháp điều trị không hiệu quả, bác sĩ sẽ cắt bỏ toàn bộ đại tràng. Khi loại bỏ đại tràng, bệnh nhân sẽ được tạo một lỗ hỏng trên thành bụng gọi là hậu môn nhân tạo để loại bỏ các chất thải. Người bệnh sẽ phải sử dụng hậu môn nhân tạo suốt đời.

2 – Hóa trị

Hóa trị ung thư đại tràng
Hóa trị là phương pháp điều trị khi các tế bào ung thư đã lan rộng

Hóa trị can thiệp vào quá trình phân chia tế bào bằng cách làm hỏng protein hoặc DNA để tiêu diệt các tế bào ung thư. Phương pháp điều trị này nhắm vào các tế bào phân chia nhanh chóng một cách bất thường, nhưng nó cũng tiêu diệt các tế bào khỏe mạnh. Tuy nhiên, các tế bào khỏe mạnh có thể phục hồi sau đợt hóa trị còn tế bào ung thư thì không thể.

Hóa trị được sử dụng khi các tế bào ung thư đã lan rộng vì thuốc hóa trị có thể đi khắp cơ thể. Hóa trị cần được điều trị theo từng đợt vì cơ thể cần thời gian hồi phục giữa các đợt điều trị.

Hóa trị sẽ gây ra một số tác dụng phụ như:

  • Rụng tóc
  • Mệt mỏi
  • Buồn nôn, nôn

3 – Bức xạ

Bức xạ tiêu diệt tế bào ung thư bằng cách tập trung các tia gamma năng lượng cao vào chúng. Tia gamma được phóng ra từ kim loại như radium hoặc từ tia X năng lượng cao.

Phương pháp điều trị bức xạ thường không được sử dụng cho đến khi ung thư đã xâm nhập vào thành trực tràng hoặc tấn công các hạch bạch huyết gần đó.

Tác dụng phụ của điều trị bức xạ bao gồm:

  • Thay đổi sắc tố da
  • Buồn nôn, nôn
  • Tiêu chảy
  • Mệt mỏi
  • Chán ăn, sút cân

Hầu hết các tác dụng phụ sẽ biến mất sau một vài tuần kể từ lúc hoàn thành điều trị bức xạ.

4 – Thuốc

Vào tháng 9 năm 2012, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã phê duyệt thuốc regorafenib (Stivarga) để điều trị ung thư đại tràng. Thuốc được sử dụng khi ung thư đã lan sang các bộ phận khác của cơ thể và các phương pháp điều trị khác không có hiệu quả. Thuốc này hoạt động bằng cách ngăn chặn các enzym thúc đẩy sự phát triển của tế bào ung thư.

Phòng ngừa ung thư đại tràng

Bạn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư đại tràng bằng cách thay đổi phong cách sống. Các biện pháp phòng ngừa bao gồm:

  • Thực hiện tầm soát ung thư đại tràng theo định kỳ (đặc biệt là khi bạn đã trên 50 tuổi)
  • Duy trì cân nặng hợp lý
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Bổ sung một số loại thức ăn chữa ung thư đại tràng như trái cây tươi hoặc rau củ
  • Giảm lượng chất béo, thịt đỏ và thức ăn chế biến sẵn
  • Hạn chế uống rượu
  • Không hút thuốc lá
  • Bổ sung folate
  • Bổ sung thêm nhiều vitamin D

Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế chẩn đoán, xét nghiệm, toa thuốc hay phương pháp điều trị của bác sĩ chuyên môn.

Hàng ngàn người đã thoát khỏi nỗi ám ảnh, phiền toái do bệnh đại tràng gây nên nhờ tìm được bài thuốc cổ phương "thần kỳ" của người dân tộc Tày. Giải pháp hiện đang được ứng dụng độc quyền tại Trung tâm Thuốc dân tộc, được nhiều chuyên gia hàng đầu khuyên dùng.

Tổng quan về ung thư đại tràng giai đoạn 4 (giai đoạn cuối)

Bệnh ung thư đại tràng giai đoạn 4 có thể di căn đến gan, phổi, xương và nhiều cơ quan khác trong cơ thể. Bệnh nhân thường được phẫu thuật,...
Ung thư đại tràng sigma

Tổng quan về bệnh ung thư đại tràng sigma – Bạn đã biết chưa?

Đại tràng sigma nằm tại vị trí tiếp giáp giữa hậu môn và trực tràng. Khi niêm mạc sigma xuất hiện...

Dấu hiệu ung thư đại tràng giai đoạn 3 và hướng điều trị

Ung thư đại tràng giai đoạn 3 là khi tế bào ung thư đã di căn ra bên ngoài và...

Tổng quan về ung thư đại tràng giai đoạn 4 (giai đoạn cuối)

Bệnh ung thư đại tràng giai đoạn 4 có thể di căn đến gan, phổi, xương và nhiều cơ quan...

Ung thư đại tràng tái phát: Nguyên nhân và cách phòng tránh

Ung thư đại tràng tái phát là sự xuất hiện trở lại của ung thư sau lần điều trị đầu...

Tổng quát về ung thư đại tràng giai đoạn 2

Ung thư đại tràng giai đoạn 2 nếu được phát hiện và điều trị ngay thì bệnh nhân sẽ có...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.