Nội soi đại tràng cho trẻ em khi nào và có sao không?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Trẻ có dấu hiệu mắc bệnh viêm đại tràng thường hay quấy khóc mỗi khi lên cơn đau, khiến không ít phụ huynh lo lắng về tình trạng con em mình đang mắc phải. Điều thắc mắc hiện tại mà đa phần phụ huynh đều đang đi tìm câu trả lời là có nên đưa trẻ đi nội soi đại tràng, nội soi có an toàn không. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để biết chính xác đâu trả lời.

nội soi đại tràng cho trẻ em
Nội soi đại tràng cho trẻ em có an toàn không? Cần chuẩn bị những gì?

Có nên nội soi đại tràng cho trẻ em?

Nội soi đại tràng là thủ thuật chẩn đoán bệnh lý bằng hình ảnh, đồng thời phát hiện các bệnh lý tiềm ẩn có thể xảy ra trong đường ruột. Đây là một trong những phương pháp an toàn và ít gây ra những biến chứng nguy hiểm. Một trong những biến chứng có thể xảy ra như nhiễm trùng, chảy máu, xây xát lớp niêm mạc.

Đa phần phụ huynh sẽ lo lắng khi cho trẻ nội soi đại tràng, lo sợ việc này có thể làm ảnh hưởng đến đường tiêu hóa của con trẻ và có khả năng khiến trẻ bị đau. Thực tế không phải vậy, với sự phát triển của y học hiện đại cùng với kỹ thuật nội soi tiên tiến sẽ khiến trẻ không bị đau. Trong khi đó, thủ thuật nội soi thường sử dụng ống nội soi cho trẻ là loại ống mềm, đường kính ống khoảng 1,3 cm, đầu ống có gắn thiết bị camera để bác sĩ quan sát rõ các tổn thương ở đường ruột.

Đặc biệt, với kỹ thuật nội soi gây mê sẽ khiến trẻ không còn thấy đau đớn, cũng như giúp các bác sĩ dễ dàng hơn trong việc chẩn đoán bệnh. Chính vì vậy, quý phụ huynh không nên quá lo lắng khi bác sĩ đưa ra chỉ định cho trẻ nội soi đại tràng mà nên chuẩn bị cho trẻ tâm lý ổn định trước khi tiến hành nội soi.

Khi nào nên đưa trẻ nội soi đại tràng?

Thủ thuật nội soi đại tràng được chỉ định khi trẻ có những dấu hiệu sau:

  • Tiêu ra máu nhiều ngày liền;
  • Trẻ bị tiêu chảy kéo dài trong nhiều ngày nhưng không rõ nguyên nhân;
  • Đau vùng thượng bị kéo dài, khiến trẻ chán ăn, ăn không ngon miệng;
  • Nghi ngờ có tổn thương ở vùng đại trực tràng;
  • Trẻ bị viêm đại tràng cấp tính;
  • Trẻ bị thiếu máu không rõ nguyên do;
  • Có dị vật lạ ở vùng đại trực tràng
  • Trẻ bị polyp đại tràng, khối u đại tràng hoặc trẻ bị bệnh trĩ.
khi nào nên đưa trẻ nội soi đại tràng
Nên đưa trẻ đến các cơ sở khám chữa bệnh khi trẻ đau vùng thượng bị hoặc tình trạng đau bụng kéo dài trong khoảng thời gian dài

Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có thể tiến hành nội soi đại tràng cho trẻ. Bởi quyết định nội soi đại tràng cho trẻ hay không là phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Mặt khác, nếu con trẻ thuộc vào một trong các trường hợp sau sẽ không được tiến hành nội soi:

  • Trẻ bị suy hô hấp, hệ hô hấp bị nhiễm trùng;
  • Tình trạng sức khỏe của trẻ không chịu được thuốc gây mê hoặc việc nội soi;
  • Trẻ đang bị sốt;
  • Trẻ vừa mới mổ đại tràng;
  • Trẻ bị viêm đại tràng nặng, viêm phúc mạc.

Do đó, phụ huynh nên khai báo rõ tình trạng sức khỏe cũng như các bệnh lý trẻ đang mắc phải trước khi bác sĩ chuyên khoa đưa ra chỉ định nội soi đại tràng.

Những điều cần chuẩn bị cho trẻ trước khi nội soi

Chuẩn bị ruột sạch là một khâu chuẩn bị rất quan trọng trong việc nội soi đại tràng. Điều này có thể giúp cho bác sĩ thuận lợi hơn trong việc quan sát vết thương, đồng thời, tránh bỏ sót các tổn thương trong lòng ruột. Bác sĩ sẽ cho trẻ sử dụng thuốc hoặc các phương pháp để làm sạch ruột. Bên cạnh đó, quý phụ huynh cũng nên chuẩn bị cho trẻ một tâm lý ổn định, tránh khiến trẻ bị sốc.

Ngoài ra, trước ngày nội soi đại tràng, cha mẹ cũng cần lưu ý đến một số vấn đề sau:

  • Không cho trẻ ăn thức ăn đặc, sữa hoặc các sản phẩm từ sữa;
  • Không cho trẻ ăn hoặc uống thực phẩm có màu đỏ hoặc màu tím. Bởi sắc màu này có thể khiến bác sĩ gặp khó khăn trong việc quan sát vết thương ở lớp niêm mạc;
  • Cho trẻ uống nhiều nước lọc;
  • Chỉ cho trẻ ăn thức ăn lỏng và uống nước ép không màu;
  • Cho trẻ uống thuốc hoặc bơm thuốc qua ngả hậu môn theo sự hướng dẫn của bác sĩ để làm đảm bảo lòng ruột sạch phân;
  • Tạm ngưng việc cho trẻ các loại thuốc kháng sinh hoặc các loại thuốc dùng hằng ngày ít nhất 1 tháng trước khi nội soi. Đối với thuốc giảm tiết acid dạ dày nhóm PPI cần tạm ngưng sử dụng ít nhất 2 tuần;
  • Nếu trẻ bị đau bụng do viêm loét dạ dày – hành tá tràng nhưng chưa được nội soi, phụ huynh có thể cho trẻ sử dụng các loại thuốc mà không làm ảnh hưởng đến kết quả nội soi.
những điều cần lưu ý trước khi nội soi dạ dày
Không cho trẻ ăn hoặc uống thực phẩm có màu đỏ trước ngày nội soi đại tràng

Nội soi trực tràng cho trẻ em được thực hiện như thế nào?

Trước khi có chỉ định nội soi đại tràng, bác sĩ chuyên khoa tiến hành kiểm tra sức khỏe tổng quát của trẻ hoặc tra hỏi tình trạng sức khỏe của trẻ thông qua việc hỏi người bảo hộ trẻ. Việc nắm rõ sức khỏe của trẻ có thể giúp cho bác sĩ có những phác đồ điều trị phù hợp.

Sau đó, phụ huynh đưa trẻ đến phòng khám được chỉ định để tiến hành nội soi đại tràng. Thủ thuật nội soi đại tràng cho trẻ em được thực hiện theo trình tự sau:

  • Tiêm thuốc gây mê cho trẻ để trẻ ngủ trong suốt thời gian nội soi;
  • Bác sĩ chuyên khoa cùng với sự trợ giúp của nhân giúp y tế đưa ống soi từ ngả hậu môn vào trực tràng và đi sâu vào đại tràng;
  • Một số trường hợp có thể lấy những mẩu mô rất nhỏ để làm xét nghiệm chuyên sâu. Hoặc tiến hành cắt polyp, cầm máu hay lấy dị vật trong ống ruột;
  • Thời gian nội soi đại tràng thường kéo dài từ 15 – 20 phút;
  • Bác sĩ xem lại hình ảnh và đưa kết luận về tình trạng sức khỏe của con trẻ.

Khi kết thúc thủ thuật nội soi, trẻ sẽ tỉnh lại trong khoảng thời gian nhắn và hầu như không có cảm giác khó chịu. Để đảm bảo sức khỏe của trẻ không gặp vấn đề gì, trẻ cần được theo dõi lại cơ sở khám chữa bệnh ít nhất 2 – 3 giờ.

Nội soi trực tràng cho trẻ em được thực hiện như thế nào?
Thủ thuật nội soi đại tràng cho trẻ em được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa có kinh nghiệm

Một lưu ý khác: Để đảm bảo việc nội soi được an toàn, phụ huynh nên báo cáo với bác sĩ tình trạng sức khỏe của con trẻ đang mắc phải, đặc biệt là trẻ mắc bệnh tim, phổi, gan, thận, máu khó đông, bệnh đái tháo đường,… Thông báo cho bác sĩ biết các loại thuốc trẻ đang sử dụng, nhất là thuốc kháng đông. Đặc biệt, phụ huynh nên nói cho bác sĩ biết chính xác tình trạng dị ứng thuốc gây mê của trẻ.

Trẻ cần được theo dõi như thế nào sau khi nội soi đại tràng? – Lời khuyên của chuyên gia

Một số lời khuyên của chuyên gia dành cho các phụ huynh trong việc theo dõi và chăm sóc sức khỏe con trẻ sau khi trẻ tiến hành nội soi đại tràng:

  • Trong vòng 24 giờ sau khi nội soi, tác dụng của thuốc gây mê có thể vẫn còn. Do đó, trẻ cần được nghỉ ngơi nhiều. Tránh cho trẻ chạy nhảy hay vận động mạnh, điều này có thể khiến trẻ bị choáng, thậm chí trẻ có thể bị ngất xỉu;
  • Trẻ có thể bị mệt mỏi, đầy bụng khó tiêu, đau rát khi đi vệ sinh. Vì thế, mẹ nên cho trẻ ăn những thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu;
  • Không cho trẻ ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm cay nóng hoặc đồ uống có gas;
  • Báo cáo cho bác sĩ điều trị nếu trẻ bị sốt cao, da xanh xao, đau tức ngực, đau bụng nhiều, thở dốc, khó thở, nôn mửa,…;

Địa chỉ nội soi đại tràng cho trẻ em tốt nhất

Để lựa chọn địa chỉ khám và nội soi đại tràng cho trẻ, phụ huynh nên lựa chọn dựa trên các tiêu chí sau:

  • Đội ngũ chuyên gia, bác sĩ có trình độ chuyên khoa Tiêu hóa cao, đặc biệt là nội soi đại tràng cho trẻ em;
  • Đội ngũ nhân viên nhiệt tình, chu đáo, yêu trẻ, làm việc với tác phong chuyên nghiệp;
  • Hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc nội soi hiện đạt, đạt tiêu chuẩn của Sở Y tế. Đồng thời, có đầy đủ trang thiết bị khác nhằm hỗ trợ quá trình chẩn đoán bệnh như: máy siêu âm, máy chụp X – quang, máy chụp cắt lớp vi tính, máy xét nghiệm,…;
  • Dịch vụ khám chữa bệnh uy tín và chất lượng;
  • Chi phí điều trị được công khai minh bạch cho bệnh nhân trước khi tiến hành điều trị . Đồng thời, mức phí điều trị theo quy định của Bộ Y tế.

Dưới đây là danh sách một số địa chỉ khám, nội soi đại tràng cho trẻ nhỏ uy tín tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Các phụ huynh có thể tham khảo và lựa chọn địa chỉ để đưa trẻ khám khi cần:

1. Bệnh viện Nhi Trung ương – Khoa Nội soi

– Địa chỉ: Số 18/978 La Thành, quận Đống Đa, Hà Nội

– Số điện thoại: (024) 6273 8532

– Thời gian làm việc: Làm việc thứ hai đến thứ sáu, thứ bảy vẫn làm việc bình thường nhưng dịch vụ không đầy đủ. Khung giờ hoạt động từ 7h00 đến 11h30 (mùa đông kết thúc lúc 12h00) và từ 13h30 đến 16h30.

2. Bệnh viện Bạch Mai – Trung tâm Nội soi tiêu hóa

– Địa chỉ: Số 78 Giải Phóng, phường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội

– Số điện thoại: (024) 3869 3731

– Thời gian làm việc: Làm việc từ thứ hai đến thứ bảy hàng tuần trong khung giờ từ 6h30 đến 12h00 (buổi sáng) và từ 13h30 đến 18h00 (buổi chiều)

3. Bệnh viện Đại học Y Hà Nội – Trung tâm Nội soi

– Địa chỉ: Số 1 Tôn Thất Tùng, phường Trung Tự, quận Đống Đa, Hà Nội

– Số điện thoại: 0982 873 112

– Thời gian làm việc: Hoạt động và làm việc tất cả các ngày trong tuần trong khung giờ cụ thể sau:

  • Thứ hai đến thứ sáu: Từ 6h00 đến 12h00 (buổi sáng) và từ 13h30 đến 16h30 (buổi chiều)
  • Thứ bảy: Từ 6h30 đến 12h00
  • Chủ nhật: Từ 7h30 đến 12h00

4. Bệnh viện Nhi đồng 2 

– Địa chỉ: Số 14 Lý Tự Trọng, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

– Số điện thoại: (028) 3829 5723 – (028) 3829 5724

– Thời gian làm việc:

  • Khám theo giờ hành chính (từ thứ hai đến thứ sáu): Từ 7h00 đến 11h00 (buổi sáng) và từ 13h00 đến 16h00 (buổi chiều);
  • Khám ngoài giờ: Từ 11h00 đến 13h00 và từ 16h00 đến 21h00 (thứ hai đến thứ sáu); Từ 7h00 đến 21h00 (thứ bảy, chủ nhật và các ngày lễ tết)
Địa chỉ khám, nội soi đại tràng trẻ em uy tín
Bệnh viện Nhi đồng 2 – Địa chỉ khám, nội soi đại tràng trẻ em uy tín

5. Bệnh viện Hòa Hảo

– Địa chỉ: Số 254 Hòa Hảo, Phường 4, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

– Số điện thoại: (028) 3927 0284

– Thời gian làm việc: Làm việc tất cả các ngày trong tuần trong khung giờ từ 7h00 đến 20h00, riêng chủ nhật và các ngày lễ chỉ làm việc tới 12h00 trưa

Trên đây là những thông tin liên quan đến vấn đề khám, nội soi đại tràng trẻ em. Hy vọng những thông tin được chúng tôi chia sẻ trong bài viết sẽ phần nào giúp ích được các bậc phụ huynh biết thêm thông tin nội soi đại tràng cho trẻ. Đồng thời, nên biết chuẩn bị cho trẻ những gì trước khi làm thủ thuật nội soi.

Thuocdantoc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Bạn đọc có tham khảo thêm: 

Tin xem thêm

Hàng ngàn người đã thoát khỏi nỗi ám ảnh, phiền toái do bệnh đại tràng gây nên nhờ tìm được bài thuốc cổ phương "thần kỳ" của người dân tộc Tày. Giải pháp hiện đang được ứng dụng độc quyền tại Trung tâm Thuốc dân tộc, được nhiều chuyên gia hàng đầu khuyên dùng.

Bệnh viêm đại tràng để lâu có dẫn đến ung thư không?

Viêm đại tràng là một dạng của chứng viêm đường ruột, khiến cho các lớp niêm mạc tại trực tràng...

Khám, nội soi đại tràng ở đâu tốt nhất hiện nay 2021?

Để có những phương pháp điều trị viêm đại tràng phù hợp, bác sĩ cần căn cứ vào mức độ...

Cắt polyp đại tràng: giải đáp những câu hỏi được quan tâm nhiều

Cắt polyp đại tràng là một thủ thuật không xâm lấn nhằm loại bỏ các khối polyp trong lòng ruột...

Trứng là loại thực phẩm bổ dưỡng, tốt cho người bệnh viêm đại tràng. Bệnh nhân nên ăn trứng, không cần kiêng kỳ.

Người bị viêm đại tràng có nên ăn trứng không, tại sao?

Bệnh nhân viêm đại tràng nên bổ sung trứng vào chế độ ăn uống của mình. Trứng là loại thực...

Viêm đại tràng amip

Bệnh viêm đại tràng amip – những điều bạn chưa biết

Viêm đại tràng do amip mặc dù không phải là bệnh quá nguy hiểm nhưng nếu không sớm phát hiện...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.