Đi cầu ra máu: Nguyên nhân và cách điều trị, phòng ngừa

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Đi cầu ra máu có thể là triệu chứng điển hình của một số bệnh lý trực tràng – hậu môn như bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn, táo bón,… Tuy nhiên, đôi khi đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo của bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư đại trực tràng.

Đi cầu ra máu là triệu chứng của bệnh gì?
Đi cầu ra máu có thể là triệu chứng của một số bệnh lý thông thường như trĩ, nứt kẽ hậu môn,… nhưng cũng có thể là bệnh ung thư đại tràng, ung thư dạ dày,…

Hiện tượng đi ngoài ra máu là gì?

Đi ngoài ra máu tươi là tình trạng chảy máu ở hậu môn. Máu có thể biểu hiện dưới dạng chảy sau phân hoặc trộn lẫn cùng phân. Tuy nhiên, trường hợp trong phân có lẫn màu thường rất ít và bằng mắt thường rất khó quan sát thấy mà phải nhờ đến sự trợ giúp từ các phương pháp xét nghiệm.

Máu trong phân thường gặp ở đoạn trên đường tiêu hóa hoặc cũng có thể ở đoạn dưới đường tiêu hóa (chảy máu đại trực tràng). Máu kèm trong phân có thể có màu đỏ tươi hoặc đỏ thẫm, trong nhiều trường hợp có màu đen. Tùy thuộc vào từng bộ phận mắc bệnh bị chảy máu mà thời gian đọng máu và lượng máu chảy ra sẽ quyết định tính chất màu sắc của máu.

Đi cầu ra máu là triệu chứng của bệnh gì?

Đi ngoài ra máu tươi có thể là triệu chứng nhận biết của nhiều bệnh lý khác nhau. Tùy thuộc vào lượng máu chảy ra nhiều hay ít cùng với các biểu hiện kèm theo như tim đập nhanh, tiêu chảy, khó thở,… của từng đối tượng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra kết luận chẩn đoán bệnh khác nhau. Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn sức khỏe, người bệnh nên tiến hành thăm khám ngay lập tức nếu thấy cơ thể xuất hiện những triệu chứng bất thường.

Dưới đây là một số bệnh lý liên quan đến triệu chứng đi ngoài ra máu tươi:

1. Bệnh trĩ

Một trong những căn bệnh gây đi cầu ra máu tươi phải kể đến đầu tiên là bệnh trĩ. Nguyên nhân là do dưới ống hậu môn có chứa nhiều mạch máu tạo thành các búi tĩnh mạch nằm ở dưới lớp niêm mạc. Nhiệm vụ chính của những mạch máu này là giúp lưu thông máu đồng thời thực hiện động tác co giãn và khép mở hậu môn.

Tuy nhiên, một khi các đám rối tĩnh mạch này bị co giãn quá mức sẽ gây nên bệnh trĩ và theo thời gian sẽ hình thành các búi trĩ. Và triệu chứng nhận biết bệnh trĩ đầu tiên chính là triệu chứng đi cầu ra máu tươi. Ngoài ra, người bệnh còn gặp phải một số biểu hiện khác như đau nhức và ngứa hậu môn.

Tìm hiểu thêm: Bệnh trĩ là gì? Nguyên nhân và cách điều trị bệnh như thế nào?

2. Nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn thường xảy ra ở những bệnh nhân bị bệnh táo bón lâu ngày. Việc cố rặn mỗi khi đi đại tiện chính là nguyên nhân khiến ống hậu môn bị đỏ mọng, sưng vù và nứt ra. Theo các chuyên gia, tình trạng chảy máu ở những bệnh nhân bị nứt kẽ hậu môn thường không nhiều. Tuy nhiên, người bệnh thường cảm thấy đau nhức ở hậu môn mỗi khi đại tiện.

3. Bệnh polyp đại trực tràng

Đi cầu ra máu là triệu chứng gì
Đi ngoài ra máu tươi có thể là triệu chứng của bệnh polyp đại trực tràng.

Polyp đại trực tràng là khối u lồi vào trong lòng trực tràng. Khối u này hình thành do sự tăng sinh quá mức của niêm mạc trực tràng. Người bị bệnh polyp trực tràng thường đi ngoài ra máu nhưng không có biểu hiện đau. Máu thường bao phủ bên ngoài và không trộn lẫn với phân. Bệnh polyp trực tràng nếu không chữa trị sớm, các khối u phát triển với kích thước lớn có thể gây ung thư đại trực tràng hoặc ung thư dạ dày.

4. Bệnh ung thư dạ dày

Đi cầu có máu có thể là dấu hiệu nhận biết của bệnh ung thư dạ dày. Tuy nhiên, triệu chứng này rất hiếm khi xảy ra trừ trường hợp bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng, khối u bị vỡ và bắt đầu di căn.

5. Một số bệnh lý đường tiêu hóa

Đi cầu ra máu có thể là triệu chứng của một số bệnh đường tiêu hóa. Nếu thấy máu có màu đỏ có thể người bệnh bị chảy máu đại trực tràng. Trong trường hợp máu có màu đỏ thẫm hoặc đen có thể bệnh nhân mắc phải bệnh lý nào đó gây chảy máu đoạn trên đường tiêu hóa.

5. Ung thư đại trực tràng

Ung thư đại trực tràng thường bắt nguồn từ các mô đại tràng và trực tràng. Bệnh có thể gây chảy máu sau đại tiện. Máu ở đây có thể có màu đỏ, xuất hiện nhiều hoặc đôi khi trộn lẫn trong phân với lượng nhỏ.

Ngoài tình trạng đi ngoài ra máu, người bị ung thư đại trực tràng còn đối mặt với nhiều triệu chứng khó chịu sau:

  • Đầy bụng
  • Đau bụng
  • Táo bón
  • Buồn nôn và nôn ói
  • Phân dẹt và lỏng
  • Thay đổi thói quen đi đại tiện
  • Tiểu buốt
  • Tiểu không tự chủ
  • Người mệt mỏi
  • Giản cân đột ngột.

7. Rò ống tiêu hóa

Giữa da và hậu môn hoặc giữa trực tràng và hậu môn có thể xuất hiện một hoặc nhiều lỗ rò. Tình trạng này được gọi là rò ống tiêu hóa. Rò ống tiêu hóa nếu không được sớm phát hiện và  điều trị có thể dẫn đến rò rỉ dịch mủ, rò dịch tiêu hóa hoặc rò máu ra khỏi cơ thể khiến lượng phân được đào thải ra ngoài có lẫn máu.

Để điều trị rò ống tiêu hóa, người bệnh cần sử dụng liệu pháp kháng sinh và điều trị bằng phương pháp phẫu thuật theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

8. Viêm túi thừa

Túi thừa là một túi nhỏ phồng lên ngay tại thành ruột kết. Túi thừa có thể hình thành và phát triển ở suốt đường đi của đại tràng. Đặc biệt túi thừa xuất hiện phổ biến nhất ở đoạn gần cuối bên trái đại tràng (vị trí này được gọi là đại tràng sigma).

Túi thừa và tình trạng viêm túi thừa thường xuất hiện ở những người ít bổ sung thực phẩm giàu chất xơ, ăn ít rau củ quả. Khi túi thừa chảy máu, người bệnh sẽ nhận thấy có máu lẫn vào phân khi đi đại tiện. Tình trạng này có thể bị gián đoạn, tự ngưng hoặc kéo dài liên tục.

Đối với các trường hợp viêm túi thừa nặng, người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện để tiến hành kiểm tra và thực hiện phẫu thuật cắt bỏ túi thừa.

Viêm túi thừa
Viêm túi thừa khiến bệnh nhân đi cầu ra máu

9. Viêm đại tràng trực tràng

Đại tràng là đường cuối của ống tiêu hóa. Trong đó phần cuối của đại tràng, nối liền với hậu môn là trực tràng. Theo các chuyên gia, viêm trực tràng và viêm đại tràng và những nguyên nhân phổ biến khiến tình trạng đi ngoài ra máu xuất hiện.

Bệnh viêm trực tràng và viêm đại tràng có thể hình thành và phát triển bởi những nguyên nhân sau:

  • Nhiễm khuẩn hoặc nhiễm ký sinh trùng
  • Mắc bệnh Crohn
  • Mắc hội chứng ruột kích thích
  • Bệnh táo bón
  • Ảnh hưởng của quá trình điều trị bằng phương pháp hóa trị, xạ trị
  • Ảnh hưởng của các hoạt động quan hệ tình dục qua đường hậu môn
  • Uống nhiều rượu, bia.

10. Viêm dạ dày ruột

Đi đại tiện ra máu hoặc phân có lẫn máu và các chất nhầy là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc bệnh viêm dạ dày ruột. Theo kết quả nghiên cứu, nhiễm khuẩn là nguyên nhân chính khiến bệnh lý này hình thành và tiến triển theo chiều hướng xấu.

Để điều trị bệnh viêm dạ dày ruột, người bệnh cần phải áp dụng biện pháp bù chất lỏng sử dụng thuốc kháng virus, thuốc kháng sinh…

11. Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STIs)

Việc thực hiện các hoạt động tình dục qua đường hậu môn mang đến nhiều tác hại khôn lường. Trong đó có thể kể đến nguy cơ viêm nhiễm trực tràng, viêm nhiễm hậu môn dẫn đến chảy máu.

Chính vì điều trên, trong thời gian mắc các chứng nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục, người bệnh sẽ thường xuyên nhận thấy có máu tươi lẫn vào phân. Ở trường hợp nặng, máu có thể nhỏ thành từng giọt khi đi đại tiện.

Việc áp dụng các phương pháp điều trị nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục cần phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh (nhiễm nấm, vi khuẩn hay virus). Thông thường bác sĩ chuyên khoa sẽ kê cho bạn một đơn thuốc có chứa thuốc chống nấm, thuốc kháng virus và thuốc kháng sinh tương ứng.

12. Sa trực tràng

Sa trực tràng là bệnh lý xảy ra phổ biến.Theo kết quả nghiên cứu, nguy cơ mắc bệnh sa trực tràng ở người cao tuổi lớn hơn so với trẻ nhỏ và người trưởng thành. Bệnh lý này khiến bệnh nhân đi ngoài ra máu kèm theo cảm giác đau đớn ở bụng dưới.

Bệnh sa trực tràng chỉ được khắc phục hoàn toàn khi bệnh nhân tiến hành phẫu thuật theo chỉ định của bác sĩ.

Sa trực tràng
Sa trực tràng khiến bệnh nhân đi ngoài ra máu kèm theo cảm giác đau đớn ở bụng dưới

13. Xuất huyết tiêu hóa

Xuất huyết tiêu hóa là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến bệnh nhân đi ngoài ra máu. Đây là một bệnh lý nguy hiểm. Chính vì thế người bệnh cần được đưa đến bệnh viện ngay khi nhận thấy cơ thể xuất hiện những dấu hiệu bất thường sau:

  • Đi cầu ra máu hoặc có phân đen nát lỏng nhìn tương tự như bã cà phê kèm theo mùi thối khắm
  • Nôn ra máu màu hơi đỏ, nâu sẫm, lẫn với dịch nhầy loãng và thức ăn
  • Tùy thuộc vào mức độ mất máu mà người bệnh sẽ có triệu chứng chân tay lạnh, vã mồ hôi, vật vã, da niêm mạc nhợt, huyết áp tụt, ngất xỉu, thở nhanh nông, mạch nhanh nhỏ, tiểu ít…

14.  Bệnh kiết lỵ

Kiết lỵ là một dạng nhiễm trùng đường ruột xuất hiện do sự tác động của vi khuẩn. Cụ thể như vi khuẩn salmonella và vi khuẩn shigella. Các vi khuẩn nhanh chóng lây lan sau khi tiếp xúc trực tiếp với lượng vi khuẩn có trong phân. Ngoài ra vi khuẩn gây bệnh kiết lỵ cũng có thể lây lan thông qua các loại thực phẩm, nước uống bị ô nhiễm hoặc bơi lội trong nguồn nước không đảm bảo.

Để nhận biết bệnh kiết lỵ, người bệnh có thể thông qua các biểu hiện sau:

  • Tiêu chảy sủi bọt và có máu
  • Đau rát vùng hậu môn
  • Gặp khó khăn khi đi đại tiện
  • Có cảm giác đau quặn bụng ở manh tràng, cơn đau dọc theo khung đại tràng
  • Sốt, mất nước
  • Đi tiểu nhiều lần (từ 5 – 10 lần/ngày).

Đi cầu ra máu khi nào cần gặp bác sĩ?

Đi ngoài ra máu có thể là tình trạng thông thường, không cần phải kiểm tra và áp dụng các phương pháp điều trị. Tuy nhiên nếu lượng máu tiết ra nhiều, nhỏ thành từng giọt, chảy máu kéo dài hoặc có kèm theo cảm giác đau đớn… người bệnh cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra xác định nguyên nhân và áp dụng các phương pháp điều trị thích hợp.

Bệnh nhân cần nhanh chóng liên hệ với bác sĩ chuyên khoa ngay khi nhận thấy cơ thể xuất hiện những dấu hiệu sau:

  • Tình trạng đi đại tiện ra máu kéo dài trên 2 tuần
  • Cơ thể mệt mỏi, suy nhược
  • Trẻ em đi ngoài ra phân đẫm máu
  • Sức khỏe tổng thể suy giảm
  • Đau bụng và sưng bụng
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân
  • Sốt cao
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa
  • Khi sờ cảm nhận được cục khối nổi lên trên bụng
  • Đi tiểu hoặc đi cầu không kiểm soát
  • Kết cấu và hình dạng phân thay đổi thất thường, kéo dài trên 3 tuần.
Gặp bác sĩ khi lượng máu tiết ra nhiều
Gặp bác sĩ khi lượng máu tiết ra nhiều, nhỏ giọt, chảy máu kéo dài, có kèm theo cảm giác đau đớn

Xét nghiệm phát hiện sớm máu lẫn trong phân

Tình trạng đi ngoài ra máu có thể dễ dàng phát hiện thông quá mắt thường khi đã tiến triển và chuyển sang giai đoạn nặng. Trên thực tế, tình trạng này có thể đã diễn ra từ rất lâu nhưng người bệnh không thể phát hiện do lượng máu tiết ra ít, rất khó để có thể quan sát bằng mắt thường đối với trường hợp nhẹ.

Chính vì thế những người có nguy cơ cao mắc các bệnh lý nguy hiểm như ung thư đại tràng, ung thư trực tràng cần tiến hành xét nghiệm để tìm máu ẩn trong phân. Xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân được đánh giá là một phương pháp chẩn đoán quan trọng, có khả năng sàng lọc ung thư đại trực tràng.

Trước khi tiến hành xét nghiệm, người bệnh cần tránh sử dụng các loại thực phẩm như củ cải, chuối, cá trích, thực phẩm giàu vitamin C… Trong trường hợp xét nghiệm cho ra kết quả bất thường, bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bạn thực hiện thêm một số phương pháp khác. Cụ thể như chụp khung đại tràng, nội soi, chụp cộng hưởng từ, chụp cắt lớp, siêu âm.

Biện pháp chăm sóc và khắc phục đi cầu ra máu tại nhà

Tình trạng đi cầu ra máu không chỉ khiến người bệnh có cảm giác đau rát, khó chịu mà còn làm tăng nguy cơ suy nhược cơ thể và mắc bệnh thiếu máu. Chính vì thế, người bệnh nên áp dụng các biện pháp chăm sóc và khắc phục tình trạng đi đại tiện ra máu trong thời gian sớm nhất.

Biện pháp khắc phục đi cầu ra máu tại nhà gồm:

  • Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ và uống nhiều nước để làm mềm phân, phân dễ đi ra ngoài, tránh tình trạng có máu lẫn trong phân.
  • Sử dụng lá diếp cá, rau sam và lá ngải cứu để cầm máu. Trong trường hợp lượng máu tiết ra từ khu vực trực tràng – hậu môn, người bệnh có thể sử dụng những loại lá này để ngâm rửa tại chỗ hoặc xông hơi. Đối với những trường hợp máu tiết ra do ruột già, người bệnh có thể rửa sạch và giã nát thảo dược, sau đó vắt lấy nước để uống.
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn và sử dụng tinh dầu tự nhiên (dầu ô liu, dầu dừa) hoặc kem dưỡng ẩm để hạn chế chảy máu tại vết nứt hậu môn.
  • Tránh sử dụng các loại thực phẩm cay nóng, khô cứng, nhiều gia vị, nhiều dầu mỡ và thức uống chứa caffeine, cồn. Bởi đồ uống và những loại thực phẩm này có khả năng làm tăng nguy cơ mắc chứng táo bón, kích thích khiến tĩnh mạch mỡ dẫn đến chảy máu khi đi đại tiện.
  • Hạn chế quan hệ tình dục và vận động mạnh trong thời gian điều trị các bệnh lý về hậu môn – trực tràng.
  • Xây dựng thói quen đi đại tiện mỗi ngày và đi vào một khung giờ cố định. Việc duy trì thói quen này có thể giúp cơ thể chủ động hơn trong việc đào thải phân. Đồng thời hạn chế cảm giác đau rát xuất hiện khi đi vệ sinh.
  • Sử dụng nước muối ấm để ngâm và rửa hậu môn. Nước muối có thể giúp bạn phòng ngừa viêm nhiễm, giảm cảm giác ngứa ngáy và cầm máu nhanh chóng.
  • Tránh lo âu và căng thẳng quá mức. Bởi căng thẳng thần kinh có thể khiến hoạt động của đường ruột bị gián đoạn. Đồng thời hình thành các triệu chứng bất lợi.
  • Tăng cường bổ sung vào chế độ ăn uống những loại thực phẩm có tính mát như rau xanh, giá đỗ, hẹ… nhằm hạn chế xung huyết ở búi trĩ và giảm nhiệt cho cơ thể.
  • Thêm nghệ vào chế độ ăn uống mỗi ngày để giảm nguy cơ đi đại tiện ra máu và tăng cường độ bền tĩnh mạch.
Giảm nguy cơ đi đại tiện ra máu và tăng cường độ bền tĩnh mạch bằng nghệ
Giảm nguy cơ đi đại tiện ra máu và tăng cường độ bền tĩnh mạch bằng nghệ

Điều trị đi cầu ra máu bằng phương pháp y khoa

Đi cầu ra máu có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm, có khả năng đe dọa đến tính mạng người bệnh. Chính vì thế, nếu tình trạng này xuất hiện kéo dài hoặc ngày càng nghiêm trọng, người bệnh nên đến bệnh viện để kiểm tra và áp dụng phác đồ chữa trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

Tùy thuộc vào lượng máu tiết ra và nguyên nhân gây bệnh, người bệnh có thể được chỉ định điều trị bằng các phương pháp sau:

Điều trị nội khoa

Đối với những trường hợp không quá nghiêm trọng, lượng máu tiết ra không nhiều và nguyên nhân gây bệnh không phức tạp, bác sĩ chuyên khoa có thể cho bạn sử dụng các loại thuốc uống với thuốc bôi hậu môn để điều trị.

Các loại thuốc thường được dùng trong điều trị đi ngoài có máu gồm:

  • Thuốc chống viêm
  • Thuốc giảm đau
  • Thuốc kháng sinh đối với trường hợp đi ngoài có máu do nhiễm vi khuẩn, thuốc nấm nấm đối với trường hợp nhiễm nấm và thuốc kháng virus khi tác nhân gây bệnh là virus
  • Thuốc cầm máu.

Điều trị ngoại khoa

Đối với những trường hợp bệnh nặng, các loại thuốc không thể kiểm soát lượng máu tiết ra, nguyên nhân phức tạp hoặc đi ngoài ra máu làm ảnh hưởng đến những khu vực xung quanh, người bệnh sẽ được chỉ định điều trị ngoại khoa.

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà người bệnh có thể được điều trị ngoại khoa bằng cách phương pháp sau:

  • Cắt polyp
  • Phẫu thuật cắt trĩ
  • Phẫu thuật cắt khối u đại tràng
  • Phẫu thuật cắt đại tràng hoặc/và trực tràng…
Điều trị đi đại tiện ra máu bằng phương pháp ngoại khoa
Điều trị đi đại tiện ra máu bằng phương pháp ngoại khoa

Đi ngoài ra máu tươi là một trong những triệu chứng phổ biến của hệ đường tiêu hóa – hậu môn. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến biểu hiện này. Tuy nhiên, cho dù là nguyên nhân nào gây bệnh, người bệnh cũng nên tiến hành thăm khám và điều trị sớm. Tuyệt đối, không nên lơ là, chủ quan tránh tình trạng bệnh chuyển biến xấu gây khó khăn cho việc chữa trị về sau.

Có thể bạn quan tâm

Bệnh trĩ lâu năm có chữa được không? - Đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Bị bệnh trĩ lâu năm có chữa được không?

Trĩ là căn bệnh không quá nguy hiểm, đối với những trường hợp bị trĩ lâu năm hoàn toàn có...

Các yếu tố nguy cơ gây ung thư dạ dày

Thừa cân, hút thuốc lá, ăn mặn... có thể gây ung thư dạ dày nhưng không phải ai cũng biết....

7 cách chữa ung thư dạ dày bằng thuốc nam được tin dùng

7 Cách chữa ung thư dạ dày bằng thuốc nam được tin dùng

Chữa ung thư dạ dày bằng thuốc nam được ông bà xưa lưu truyền cho đến ngày nay. Các cây...

Bài thuốc được bào chế với công nghệ hiện đại, đạt chuẩn GMP 

Hướng dẫn dùng Sơ can Bình vị tán chữa dạ dày đúng cách, hết bệnh sau 45 ngày

Với uy tín hơn 10 năm, Sơ can Bình vị tán đã giúp hàng ngàn bệnh nhân trong và ngoài...

Vì sao ăn mặn gây ung thư dạ dày?

Rất nhiều quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam thường có thói quen ăn mặn. Đặc biệt, nhiều...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *