Bị viêm đại tràng có nên ăn bánh mì không?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Trong bột mì làm bánh có chứa nhiều chất gluten, có khả năng làm tổn thương thành ruột, khiến cho tình trạng viêm đại tràng trở nên nghiêm trọng hơn. Các loại thực phẩm có chứa gluten bệnh nhân cần tránh dùng là: bánh mì, mì ống, yến mạch, các món ăn làm từ lúa mạch, lúa mì,…

Viêm đại tràng không nên ăn bánh mì không
Người bệnh viêm đại tràng không nên ăn bánh mì.

Viêm đại tràng có nên ăn bánh mì không?

Đại tràng (tiếng Anh: Colon) là phần ruột già trong hệ thống cơ quan tiêu hóa của mỗi người. Khi niêm mạc của đại tràng bị tổn thương, niêm mạc rất dễ bị nhiễm khuẩn và viêm sưng. Người ta gọi tình trạng ấy là viêm đại tràng.

Người bệnh viêm đại tràng cần điều trị bệnh từ sớm để tránh mắc phải những biến chứng nguy hiểm như: viêm đại tràng mạn tính, giãn đại tràng cấp, loét đại tràng, thủng đại tràng, ung thư đại tràng,…

Để hạn chế nguy cơ biến chứng cũng như cải thiện tình trạng bệnh, người bệnh viêm đại tràng cần lưu ý đến chế độ ăn uống, cần tránh ăn các loại thực phẩm gây hại cho bệnh tình.

Đối với người mắc bệnh viêm đại tràng, bánh mì là một trong những loại thực phẩm cần hạn chế tiêu thụ. Trong bánh mì có chứa một lượng chất gluten không nhỏ. Chất này không chỉ có ở trong bột mì mà còn có ở trong yến mạch, lúa mạch. Gluten giúp bột mì có độ sánh dẻo đặc trưng. Tuy nhiên, Gluten lại là hợp có tính năng gây tổn thương ở thành ruột non và ruột già. Gluten còn ngăn cản ruột non hấp thụ một số chất dinh dưỡng.

Như vậy, bánh mì sẽ khiến cho tình trạng viêm đại tràng trở nên nghiêm trọng hơn, khiến cho vùng viêm loét bị tổn thương sâu, khó lành. Người bệnh cần hạn chế ăn bánh mì hoặc kiêng ăn bánh mì. Không chỉ vậy, trong quá trình bị viêm đại tràng, người bệnh nên hạn chế ăn các loại thực phẩm có chứa gluten như: mì ống, lúa mì, lúa mạch, yến mạch, lúa mạch đen, các món ăn được làm từ bột mì,…

Xem thêm: Người Bị Viêm Đại Tràng Có Nên Ăn Trứng Không, Tại Sao?

Viêm đại tràng có nên ăn bánh mì
Trong bột làm bánh mì có chứa Gluten gây tổn thương thành ruột. Do đó, bệnh nhân cần hạn chế ăn bánh mì hoặc không nên ăn.

Người bệnh viêm đại tràng nên ăn gì?

1. Thực phẩm chứa lợi khuẩn probiotic

Probiotic là các vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Chúng tự sinh ra sau quá trình lên men tự nhiên. Thực phẩm giàu probiotic là những món ăn tốt cho người bệnh viêm đại tràng. Chúng giúp cho hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn, đường ruột hấp thụ chất dinh dưỡng dễ dàng hơn. Nhờ đó, hệ miễn dịch của người bệnh được tăng cường, tình trạng viêm nhiễm mau chóng bị đẩy lùi.

Một số loại thực phẩm giàu probiotic là: sữa chua lên men, thức uống lên men, cải muối, kefir (nấm sữa lên men),…

Tuy nhiên, khi dùng các loại thực phẩm lên men này, người bệnh cần dùng có điều độ, không nên lạm dụng vì có thể gây rối loạn vi khuẩn ở đường ruột.

Bệnh nhân viêm đại tràng nên ăn các loại thực phẩm giàu probiotic.
Bệnh nhân viêm đại tràng nên ăn các loại thực phẩm giàu probiotic.

2. Thực phẩm giàu omega-3

Omega – 3 hay còn gọi là axit béo là hợp chất hữu cơ có nhiều trong cá hồi, cá mòi, cá ngừ, cá thu, cá bạc má, hạt lanh,… Omega – 3 giúp giảm ngay tình trạng viêm sưng, giúp vết thương trong đại tràng mau chóng lành lại.

Người bệnh viêm đại tràng nên bổ sung những thực phẩm chứa nhiều axit béo vào chế độ ăn uống hàng ngày.

Người viêm đại tràng nên bổ sung những loại thực phẩm giàu omega - 3 vào chế độ ăn uống hàng ngày.
Người viêm đại tràng nên bổ sung những loại thực phẩm giàu omega – 3 vào chế độ ăn uống hàng ngày.

3. Thịt nạc

Thịt nạc là nguồn cung cấp protein tuyệt vời. Protein khi vào trong cơ thể sẽ được chuyển hóa thành năng lượng, giúp cơ thể khỏe mạnh, hệ miễn dịch làm việc tốt, giúp đẩy lùi bệnh tật.

Thịt nạc là nhóm thực phẩm không thể thiếu trong chế độ ăn uống của bệnh nhân viêm đại tràng. Người bệnh nên chọn ăn thịt gà, thịt lợn, thịt vịt để bổ sung protein cho cơ thể. Người bệnh nên hạn chế ăn thịt mỡ vì chất béo có thể khiến cho tình trạng viêm trở nên nghiêm trọng hơn.

4. Thực phẩm giàu vitamin C

Vitamin C là loại vitamin tham gia vào nhiều hoạt động hóa sinh trong cơ thể, rất quan trọng đối với con người. Vitamin C giúp hệ miễn dịch được tăng cường, chống lão hóa, kích thích tái tạo tế bào, giảm viêm, thúc đẩy sản sinh collagen,…

Các loại thức ăn giàu vitamin C giúp cho người bệnh viêm đại tràng cải thiện tình trạng viêm loét nhanh chóng. Bí xanh, dâu tây, táo, cà rốt, dứa, rau diếp cá, củ cải đường,… là những thực phẩm dồi dào vitamin C bạn nên ăn.

Bên cạnh đó, người bệnh viêm đại tràng cũng cần tránh ăn các loại thực phẩm có hại cho bệnh trạng như:

  • Thức ăn chứa nhiều đường ngọt;
  • Sữa và các chế phẩm được làm từ sữa;
  • Thức ăn chứa nhiều muối;
  • Thức ăn chứa nhiều chất béo;
  • Thức ăn cay nóng, chiên xào.
Thực phẩm giàu vitamin C giúp mau lành vết loét, tăng sức đề kháng, giảm đau viêm,...
Thực phẩm giàu vitamin C giúp mau lành vết loét, tăng sức đề kháng, giảm đau viêm,…

Tóm lại, bệnh nhân viêm đại tràng không nên thường xuyên ăn bánh mì. Bởi vì bánh mì có chứa một hàm lượng gluten rất lớn, gây tổn thương thành ruột, khiến cho tình trạng viêm đại tràng trở nên nặng nề hơn. Người bệnh nên hạn chế ăn bánh mì và các loại thức ăn giàu gluten như mì ống, yến mạch, lúa mạch,…

Có thể bạn quan tâm:

Mọi thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo!

Khi nào có thể khám đại tràng không cần nội soi?

Thăm khám lâm sàng, siêu âm vùng vụng, xét nghiệm máu, chụp X - quang là những thủ thuật thăm...

cách chữa viêm đại tràng tại nhà

10+ cách chữa viêm đại tràng tại nhà – Giảm đau, mau khỏi

Viêm đại tràng là căn bệnh về đường tiêu hóa thường gặp gây ra nhiều triệu chứng phiền toái. Hơn...

Nên đi khám dạ dày ở đâu tại thành phố Hồ Chí Minh

Khám bệnh dạ dày ở đâu tốt nhất TPHCM hiện nay?

Thăm khám và điều trị bệnh dạ dày tại các cơ sở y tế uy tín sẽ giúp đảm bảo...

Bị viêm đại tràng nên ăn gì, kiêng ăn gì để bệnh mau hồi phục?

Viêm đại tràng là một căn bệnh viêm ruột có thể cải thiện bằng cách thay đổi chế độ ăn...

Nội soi tiêu hóa là gì? Cách thực hiện như thế nào?

Nội soi tiêu hóa gồm những gì, khi nào cần thực hiện?

Nội soi tiêu hóa được chỉ định khi hệ tiêu hóa có các triệu chứng bất thường như đau vùng...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *