Bệnh học Polyp đại trực tràng: Tất cả những điều cần biết về bệnh

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Polyp đại trực tràng là những khối u xuất hiện ở trực tràng hoặc đại tràng. Bệnh nếu không phát hiện kịp thời và điều trị sớm có thể làm tăng nguy cơ phát sinh ung thư.

polyp trực tràng lành tính polyp đại tràng bệnh học polyp trực tràng và đại tràng polyp đại tràng ngang u polyp đại tràng polyp trực tràng và kết tràng polyp trực tràng và cách điều trị polyp đại tràng tuyến ống polyp trực tràng bệnh học
Polyp đại trực tràng nếu không được điều trị sớm, sau khoảng thời gian dài, các khối polyp phát triển với kích thước lớn và gây ung thư.

I. Polyp đại trực tràng là gì?

Polyp đại trực tràng là những khối u lồi vào trong lòng đại tràng và trực tràng. Chúng hình thành và phát triển do sự phì đại của biểu mô tuyến quanh một trục liên kết mạch ở trực tràng.

Về cấu trúc, polyp có thể có cuống hoặc không có uống. Và những khối u này có thể lành tính hoặc ác tính. Tuy nhiên, nếu bệnh không điều trị đúng cách và đúng thời điểm, kích thước các khối u lớn dần (đường kính trên 20mm), nguy cơ trở thành ung thư là rất cao, chiếm khoảng 50%.

Phân loại poyp đại trực tràng

Trong thực tế, polyp đại trực tràng có hai loại chính đó là polyp u tuyến và polyp tăng sản. Thông thường, các polyp tăng sản thường được tìm thấy nhiều nhất ở đoạn cuối đại tràng và trực tràng. Chúng ít có khả năng tiến triển thành ác tính nên không gây ung thư.

Tuy nhiên, polyp u tuyến ngược lại, khả năng chuyển ác tính khá cao và chúng được xem là tiền thân của hầu hết các căn bệnh ung thư ở đại trực tràng.

II. Triệu chứng polyp đại trực tràng

Theo các chuyên gia khoa tiêu hóa, có rất ít dấu hiệu nhận biết polyp đại trực tràng. Đôi khi, bệnh không xuất hiện bất cứ triệu chứng nào cho đến khi tiến hành nội soi. Tuy nhiên, người bệnh có thể nhận biết bệnh thông qua những biểu hiện dưới đây:

  • Đi ngoài phân có lẫn máu: Là một trong những triệu chứng polyp đại trực tràng rất hay gặp nhất. Người bệnh có thể thấy máu tươi phủ trên bề mặt phân, không trộn lẫn trong phân.
  • Đại tiện phân lỏng hoặc bị táo bón kéo dài trên 1 tuần mà không rõ nguyên nhân: Những polyp nằm ở đoạn trực tràng thấp gần hậu môn, một khi không được điều trị chúng sẽ lớn dần hoặc bị loét gây ra hội chứng ruột kích thích dẫn đến tiêu chảy hoặc táo bón.
  • Đau bụng, buồn nôn và nôn mửa: Polyp đại trực tràng tăng kích thước có thể gây tắc ruột dẫn đến đau bụng, buồn nôn và nôn mửa.

III. Nguyên nhân gây polyp đại trực tràng

Cho đến nay, các nhà nghiên cứu khoa học vẫn chưa xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, có một số tài liệu nghiên cứu cho thấy nguyên nhân dẫn đến việc hình thành polyp đại trực tràng là do đột biến gen.

Bình thường, quá trình tăng sinh của tế bào chịu sự kiểm soát của 2 nhóm gen đó là nhóm gây ung thư và nhóm ức chế khối u. Thế nhưng, khi có sự đột biến bất thường của một trong hai nhóm gen này các tế bào sẽ tăng sinh quá mức tạo thành khối u. Nếu tế bào tăng sinh ở đại trực tràng sẽ hình thành các polyp ở nơi đây. Về lâu dài, chúng có thể phát triển thành ung thư.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh polyp đại trực tràng

Polyp đại trực tràng có thể liên quan đến yếu tố đột biến gen nhưng để làm tăng nguy cơ mắc bệnh, người bệnh không nên bỏ qua các yếu tố sau:

polyp trực tràng nguyên nhân tại sao bị polyp trực tràng polyp trực tràng có lây không polyp đại tràng có lây không dấu hiệu polyp trực tràng phát hiện polyp trực tràng polyp trực tràng và triệu chứng polyp trực tràng triệu chứng siêu âm polyp trực tràng
Tuổi tác là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh polyp đại trực tràng.
  • Chế độ ăn không lành mạnh: Ăn quá nhiều chất béo, thịt đỏ và ít rau xanh, chất xơ sẽ làm tăng khả năng mắc phải bệnh.
  • Tuổi tác: Tuổi càng cao thường có tỷ lệ mắc bệnh polyp đại trực tràng cao
  • Giới tính: Tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới thường cao hơn nữ giới.
  • Người bị viêm đại trực tràng mạn tính, bệnh Crohn,…
  • Thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu, bia,…
  • Người lười vận động, béo phì.
  • Yếu tố di truyền: Nếu người thân bị polyp đại trực trạng thì khả năng mắc bệnh ở bạn cũng khá cao.
  • Người bị tiểu đường tuýp 2 nhưng không kiểm soát bệnh tốt.

IV. Chẩn đoán polyp đại trực tràng

Bác sĩ có thể chẩn đoán được bệnh bằng cách kiểm tra trực tràng. Các khối polyp sẽ được phát hiện qua nội soi đại tràng sigma. Khi đó, bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện nội soi đại tràng để kiểm tra toàn bộ ruột già.

Đồng thời, cách làm này cho phép chuyên viên y tế thực hiện sinh thiết tìm tế bào ung thư, giúp phát hiện ung thư đại trực tràng và có biện pháp điều trị hợp lý.

VI. Điều trị bệnh polyp đại trực tràng

Dựa vào kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp điều trị phù hợp với tình trạng bệnh và sức khỏe của từng bệnh nhân. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp polyp đại trực tràng chuyên viên y tế đều khuyên người bệnh nên cắt bỏ khối u. Bởi những khối u này đều có thể biến tính dẫn đến ung thư.

Hiện nay, mổ nội soi là phương pháp hữu ích đang được áp dụng để điều trị polyp đại trực tràng. Bác sĩ sẽ cắt bỏ các khối polyp trong khi làm thủ thuật nội soi. Sau khi cắt bỏ, khối u sẽ được chuyển đến phòng giải phẫu bệnh học để làm xét nghiệm.

polyp đại tràng uống thuốc gì khám polyp trực tràng polyp đại tràng tái phát polyp đại tràng có tái phát polyp đại tràng có tái phát không polyp trực tràng hậu môn phẫu thuật polyp trực tràng
Polyp đại trực tràng sẽ được cắt bỏ bằng thiết bị nội soi nếu khối u ác tính có lẫn tế bào ung thư.

Nếu polyp có bản chất lành tính, bệnh nhân chỉ cần theo dõi tại nhà. Trong trường hợp polyp là ác tính và đã chuyển thành ung thư, người bệnh cần đến ngay bệnh viện để tiến hành điều trị. Khi đó, bác sĩ sẽ cắt bỏ đoạn đại tràng có polyp nhưng bệnh nhân vẫn phải được theo dõi và kiểm tra nội soi định kỳ.

Phương pháp mổ hở chỉ được áp dụng khi polyp phát triển với kích thước lớn và có cuống ngắn.

VII. Phương pháp giúp hạn chế bệnh polyp đại trực tràng tiến triển xấu

Người bệnh có thể kiểm soát bệnh bằng cách duy trì chế độ ăn lành mạnh, khoa học. Thường xuyên bổ sung những thức ăn giàu khoáng chất và vitamin, đặc biệt là canxi và vitamin D. Bên cạnh đó, các bạn cũng nên tăng cường ăn nhiều hoa quả, rau xanh.

Bên cạnh những thực phẩm cần ăn, bạn không nên ăn quá nhiều thịt đỏ. Tuyệt đối không ăn những thức ăn chế biến sẵn chứa nhiều dầu transfat. Ngoài ra, không ăn hoặc uống những thực phẩm chứa chất kích thích như thức ăn cay, rượu, bia, cà phê, soda,…

Đồng thời, bạn cũng nên thay đổi thói quen sinh hoạt, tích cực vận động. Các động tác thể dục thể thao không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể mà còn kích thích các vi mạch máu dưới da, tăng cường trao đổi chất và lưu thông máu. Mặt khác, thể dục thể thao 30 phút mỗi ngày còn giúp giảm stress, căng thẳng, giúp duy trì cân nặng. Đặc biệt, từ bỏ thói quen hút thuốc lá cũng là giải pháp tốt giúp kiểm soát bệnh chuyển nặng.

Polyp đại trực tràng có thể không gây nguy hiểm nếu khối u lành tính. Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa khuyến cáo bệnh nhân nên tiến hành điều trị sớm tránh bệnh biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng.

Bệnh polyp đại trực tràng có nguy hiểm không?

Dấu hiệu Polyp đại trực tràng là việc xuất hiện một hoặc nhiều khối u nhú nhỏ do các tế...

Polyp đại tràng không cuống và có cuống có gì khác nhau?

Polyp đại tràng có cuống và không cuống là hai dạng phổ biến của bệnh polyp đại tràng. Tình trạng...

Bệnh polyp trực tràng ở trẻ em: nguyên nhân, triệu chứng & điều trị

Polyp trực tràng là một bệnh lành tính phổ biến ở người lớn hơn là trẻ em. Tỷ lệ mắc...

Cắt polyp trực tràng: Giải đáp những thắc mắc thường gặp

Cắt polyp trực tràng là phương pháp được chỉ định khi bệnh nhân có triệu chứng chảy máu trực tràng...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.