Lưng nổi mẩn đỏ ngứa là bị gì? Dấu hiệu và cách trị

Hiện tượng lưng nổi mẩn đỏ ngứa có thể cảnh báo rất nhiều vấn đề về sức khỏe như chàm da, nổi mề đay, bệnh ghẻ, suy tuyến giáp hay nhiễm giun sán… Dưới đây là dấu hiệu nhận biết từng bệnh và cách chữa trị hiệu quả cho các trường hợp bị nổi mẩn đỏ ngứa ở lưng.

Lưng nổi mẩn đỏ ngứa là bị gì?

Hiện tượng nổi mẩn đỏ ngứa ở lưng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng chủ yếu là do các bệnh lý da liễu gây ra. Dưới đây là một số căn bệnh thường gặp và dấu hiệu nhận biết:

1. Bệnh viêm nang lông

Viêm nang lông là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến lưng bị nổi mẩn đỏ ngứa. Trên cơ thể, vùng lưng là nơi chứa nhiều tuyến mồ hôi. Nếu không được làm sạch thường xuyên, khu vực này rất dễ bị nhiễm trùng. Vi  khuẩn tấn công vào các nang lông ở lưng gây viêm, hình thành nên các nốt mẩn đỏ.

Lưng nổi mẩn đỏ ngứa
Lưng nổi mẩn đỏ ngứa là triệu chứng có thể gặp khi bị viêm nang lông

Đi kèm với đó là các dấu hiệu khác như:

  • Có cảm giác ngứa ngáy, châm chích thường xuyên ở lưng
  • Vùng da bị tổn thương đau rát khó chịu
  • Khi bị viêm nang lông ở lưng nặng, các nốt sẩn có thể chứa mủ trắng.
  • Tổn thương có khuynh hướng lan rộng sang các vùng da lành trên lưng nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời.

2. Bệnh mề đay

Mề đay là một dạng viêm da do dị ứng. Hệ miễn dịch của bạn có thể bị kích thích mạnh và tạo ra phản ứng chống lại các yếu tố dị nguyên bên trong và ngoài môi trường như phấn hoa, bụi bẩn, nấm mốc, vi khuẩn, hóa chất hay thận chí là các thành phần có trong thực phẩm. Phản ứng dị ứng có thể gây nổi mẩn đỏ kèm theo các nốt sẩn phù màu trắng hoặc màu hồng xuất hiện rải rác ở nhiều vị trí trên cơ thể. Cơn ngứa tăng nặng hơn khi gãi.

Các triệu chứng khác có thể gặp khi bị bệnh nổi mề đay bao gồm:

  • Khó thở
  • Phù mí mắt
  • Sưng môi, lưỡi, miệng, đường thở
  • Tiêu chảy hoặc không
  • Tụt huyết áp
  • Mệt mỏi
  • Khó thở
  • Rối loạn nhịp tim

Tham khảo thêm: Dị ứng thời tiết nổi mẩn đỏ ngứa phải làm sao?

3. Bệnh ghẻ

Khi lưng bị nổi mẩn đỏ ngứa mà không rõ nguyên nhân, bạn cũng cần thận trọng với bệnh ghẻ. Nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này được xác định là do một loại ký sinh trùng ghẻ cái có tên Sarcoptes scabiei hominis. Chúng có khả năng lây truyền qua da thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc dùng chung các vật cá nhân như quần áo, chăn màn, khăn tắm với người mắc bệnh.

Khi tấn công vào cơ thể, ghẻ cái sống trú ẩn trong các đường hầm do chính chúng tạo nên ở dưới da. Chúng tạo ra các tổn thương có dạng đường cong ngoằn nghèo, bên trên nổi nhiều mẩn đỏ, mụn nước nằm rải rác có đường kính khoảng 1 – 2mm. Nếu dùng kim chích vào mụn sẽ thấy màu xám hoặc màu đen và có thể bắt được cả ghẻ cái bám vào đầu kim.

khu vực tổn thương bởi bệnh ghẻ có thể bị ngứa ngáy dữ dội, đặc biệt là ban đêm. Lúc này, ghẻ cái hoạt động mạnh, di chuyển và đào hang dưới da khiến các dây thần kinh cảm giác bị kích thích, đồng thời tiết ra độc tố khiến da bị ngứa.

Những khu vực da khó vệ sinh hoặc thường xuyên trong tình trạng ẩm ướt như các kẽ tay chân, lưng, háng hay bên trong đầu gối chịu ảnh hưởng của bệnh ghẻ nhiều nhất.

4. Viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa được xem là nỗi ám ảnh của nhiều người bởi bệnh có tính chất mãn tính và hay tái phát. Bệnh có liên quan đến yếu tố di truyền, thường gặp ở những người có cơ địa dị ứng. Những người bị viêm da cơ địa thường có khuynh hướng khởi phát bệnh ngay từ thuở thơ ấu và có thể kéo dài ngay cả sau tuổi trưởng thành.

Tổn thương do viêm da cơ địa gây ra có thể ảnh hưởng đến bất kỳ khu vực nào trên cơ thể, thường gặp nhất là ở lưng, bụng hay tay chân.

Lưng nổi mẩn đỏ ngứa do viêm da cơ địa
Khi khi viêm da cơ địa ở lưng, da bạn có thể bị nổi mẩn đỏ và ngứa ngáy dữ dội

Các dấu hiệu nhận biết bệnh viêm da cơ địa ở lưng:

  • Lưng nổi mẩn đỏ ngứa. Cơn ngứa xuất hiện thường trực và tăng nặng về đêm gây mất ngủ
  • Vùng da bị bệnh thường khô, có thể bị nứt nẻ, trầy xước, chảy máu hoặc nhiễm trùng lở loét do gãi ngứa.
  • Bệnh tái đi  tái lại khiến da bị dày sừng, bong tróc.

5. Nhiễm giun sán

Nếu sống trong môi trường bị ô nhiễm, thường xuyên tiếp xúc với động vật hoặc sử dụng nguồn thực phẩm không hợp vệ sinh, bạn có thể bị nhiễm giun sán. Chúng xâm nhập vào cơ thể và phát triển bằng cách sử dụng nguồn chất dinh dưỡng được nạp vào từ thức ăn. Sự xuất hiện của giun sán cùng với chất thải của chúng có thể kích hoạt hệ miễn dịch hoạt động mạnh mẽ gây ra phản ứng dị ứng.

Hiện tượng này có thể dẫn đến nhiều triệu chứng bất thường như:

  • Sụt cân, suy dinh dưỡng
  • Mệt mỏi
  • Nổi mẩn đỏ ngứa trên lưng và nhiều vùng da khác
  • Da khô
  • Ngứa ngáy
  • Táo bón kéo dài
  • Có thể bị sốt, đau tức ngực
  • Đau đầu
  • Thở gấp
  • Buồn nôn
  • Da và mắt tái nhợt…

Tham khảo thêm: Da mặt ngứa và nổi mẩn đỏ, 6 nguyên nhân và cách điều trị

6. Viêm da dị ứng

Bệnh viêm da dị ứng còn có tên gọi khác là viêm da tiếp xúc. Bệnh chủ yếu xảy ra ở những người thường xuyên phải làm việc với hóa chất, chất tẩy rửa, sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm hoặc điều kiện vệ sinh cá nhân kém. Sự khởi phát của bệnh có liên quan đến yếu tố cơ địa nên rất khó chữa khỏi hoàn toàn.

Các triệu chứng bệnh viêm da dị ứng bao gồm:

  • Nổi mẩn đỏ, phát ban ở nhiều vị trí trên cơ thể, bao gồm cả lưng
  • Da ngứa ngáy dữ dội, có thể bị viêm mủ, rỉ dịch màu vàng
  • Khu vực tổn thương có thể bị khô, nứt nẻ gây đau

7. Rôm sảy gây nổi mẩn đỏ ngứa ở lưng

Chứng rôm sảy chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ nhỏ do tuyến mồ hôi trên da bị tắc nghẽn khi có sự ứ đọng của mồ hôi, bụi bẩn và vi khuẩn. Hiện tượng này khiến da bị viêm, nổi nhiều nốt đỏ có kích thước nhỏ mọc thành đám nhưng rất ngứa. Các nốt mẩn đỏ không chỉ xuất ở lưng mà còn ở nhiều vùng da khác, đặc biệt là tay, ngực, cổ, mặt.

Bên cạnh hiện tượng lưng nổi mẩn đỏ ngứa, một số dấu hiệu khác có thể xuất hiện kèm theo khi bé bị rôm sảy:

  • Da bị viêm đỏ cả một vùng ở khu vực bị nổi mụn
  • Bé bứt rứt khó chịu và hay quấy khóc khi bị ngứa
  • Các nốt mụn nước có thể tạo mủ hoặc hình thành nên mụn nhọt nếu da bị nhiễm trùng.

8. Lưng nổi mẩn đỏ ngứa do suy giảm chức năng gan

Các bệnh lý ở gan như viêm gan, cao men gan, xơ gan hay ung thư gan đều ảnh hưởng đến chức năng đào thải chất độc của cơ quan này. Khi gan bị bệnh, độc tố sẽ tích tụ lại nhiều trong cơ thể và được đào thải phần lớn qua da. Tình trạng này có thể gây nổi mẩn đỏ ở lưng hay toàn thân dẫn đến các cơn ngứa ngáy khó chịu.

bị nổi mẩn đỏ ngứa ở lưng
Các bệnh lý ở gan có thể khiến lưng bị nổi mẩn đỏ ngứa

Các triệu chứng khác có thể gặp ở người mắc bệnh gan như:

  • Mệt mỏi
  • Vàng da, vàng mắt
  • Ăn uống không ngon miệng
  • Nước tiểu màu vàng đậm
  • Ngực đau nhức thường xuyên

9. Bệnh suy thận

Tương tự như gan, thận cũng là một trong những cơ quan đóng vai trò quan trọng trong việc đào thải độc tố cho cơ thể. Do đó, khi chức năng thận bị suy giảm, chất độc không được đào thải hết  tích tụ lại dưới da gây nổi nhiều nốt sẩn đỏ nhỏ kèm theo cơn ngứa ngáy khó chịu. Trường hợp bị suy thận nặng thì có thể gây nổi mẩn toàn thân và ngứa ngáy dữ dội.

Ngoài ra, người bệnh còn có thể gặp một trong các triệu chứng dưới đây:

  • Tăng huyết áp
  • Mất ngủ, ngủ chập chờn không ngon giấc
  • Thường xuyên mót tiểu, đặc biệt là vào ban đêm
  • Đau tim, tức ngực, khó thở

Tham khảo thêm: Mẩn đỏ ngứa ở bao quy đầu là dấu hiệu của bệnh gì?

10. Lưng nổi mẩn đỏ ngứa do các bệnh lý về tuyến giáp

Khi tuyến giáp có vấn đề, lượng hormone được sản xuất ra ít hơn gây mất cân bằng nội tiết tố. Hiện tượng này có thể để lại nhiều hệ lụy cho sức khỏe như:

  • Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt
  • Da thô ráp, nhăn nheo thiếu sức sống
  • Móng tay cứng
  • Tăng tiết mồ hôi trên da
  • Yếu sinh lý, suy giảm ham muốn tình dục
  • Đau nhức toàn thân
  • Hệ miễn dịch bị suy giảm khiến vi khuẩn dễ  dàng xâm nhập vào da gây nổi mẩn đỏ, ngứa da ở nhiều nơi. Vùng da ở lưng cũng chịu ảnh hưởng nhiều.

11. Bệnh chàm (eczema)

Hiện tượng nổi mẩn đỏ ở lưng đôi khi còn có thể là dấu hiệu của bệnh chàm da, còn được gọi là eczema. Bệnh ảnh hưởng đến mọi đối tượng, trong đó trẻ sơ sinh và trẻ em là hay gặp nhất.

Nếu ảnh hưởng đến lưng, bệnh chàm có thể khiến da ở lưng bị nổi mẩn đỏ ngứa. Các nốt mụn mọc tập trung thành từng đám trên da với kích thước không đồng đều. Theo thời gian, mụn mới có thể xuất hiện đùn từ dưới lên xếp lớp trên da. Mụn đỏ có thể tự vỡ hoặc do tác động từ gãi ngứa gây rỉ dịch nhầy và khiến da ở lưng bị xót, đau, ẩm ướt, khó chịu. Trường hợp bị bội nhiễm, tổn thương trên lưng còn có thể sưng phù, làm mủ.

Ở những giai đoạn cuối của bệnh chàm, bề mặt nốt mụn khô lại đóng vảy trên da. Khi bong ra sẽ để lại một lớp da non màu hồng nhẵn bóng. Tổn thương tái đi tái lại có thể khiến da bị chai cộm, nứt nẻ, liken hóa và trở nên sẫm màu, xù xì.

Ngoài lưng, nhiều vị trí khác cũng có thể bị ảnh hưởng bởi bệnh chàm như các ngón tay chân, khuỷu tay, cẳng chân, cổ tay…

12. Bệnh Lichen phẳng

Bệnh lichen phẳng là một dạng rối loạn tự miễn có thể ảnh hưởng đến một hay nhiều bộ phận trên cơ thể, phổ biến nhất là ở mắt cá chân, bụng, ngực, nếp gấp cẳng tay và cả lưng.

Tổn thương trên bề mặt da là những mảng da bị sưng cứng, căng bóng, có màu tím, hồng, hay nâu. Đi kèm với đó là sự xuất hiện của các nốt mẩn đỏ. Chúng gây ngứa ngáy dữ dội khiến người bệnh mất ngủ và có thể bị suy nhược cơ thể.

lưng bị nổi mẩn đỏ ngứa
Bệnh Lichen phẳng cũng khiến lưng bị nổi mẩn đỏ ngứa

Không chỉ ảnh hưởng đến mề mặt da, bệnh lichen phẳng còn gây tổn thương cho niêm mạc miệng, lưỡi, má, âm đạo, hậu môn, cổ tử cung…

Như vậy, rất nhiều vấn đề sức khỏe tiềm ẩn có thể là nguyên nhân khiến lưng bị nổi mẩn đỏ ngứa. Những bệnh lý trên nếu không được kiểm soát tốt đều có thể tiến triển nặng hơn theo thời gian và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Nếu không có kinh nghiệm chuyên môn, rất khó để bạn có thể tự chẩn đoán chính xác được thủ phạm gây nổi mẩn đỏ ngứa trên lưng tại nhà.

Vì vậy, khi gặp phải hiện tượng này, bạn không nên chủ quan. Cần nhanh chóng tìm đến các bệnh viện để tiến hành các xét nghiệm chẩn đoán bệnh cần thiết trước khi đưa ra phương pháp chữa trị phù hợp.

Tham khảo thêm: Trẻ bị nổi mẩn đỏ ở đầu: Nguyên nhân và cách trị

Cách trị nổi mẩn đỏ ngứa ở lưng

Thông qua kết quả thăm khám, chẩn đoán bệnh, bác sĩ có thể đưa ra phác đồ điều trị cụ thể cho mỗi bệnh nhân tùy thuộc vào nguyên nhân khiến họ bị nổi mẩn đỏ ngứa ở lưng. Trường hợp da bị nổi mẩn đỏ và ngứa ngáy nhiều hoặc có biểu hiện sưng, viêm, nhiễm trùng, người bệnh sẽ được kê toa thuốc điều trị.

1. Điều trị nổi mẩn đỏ ngứa ở lưng bằng thuốc tây

Căn cứ vào mức độ ngứa và tổn thương cụ thể trên da, bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc dưới đây:

– Thuốc kháng histamin:

Các loại thuốc kháng histamin có tác dụng giảm nhanh cơn ngứa. Tuy nhiên, loại thuốc này lại có thể gây buồn ngủ, mất tập trung nên thường được sử dụng vào buổi tối. Thận trọng khi chỉ định thuốc kháng histamin cho các trường hợp phải lái xa hay làm những công việc đòi hỏi phải có sự tập trung cao độ.

– Thuốc Corticoid:

Nhờ tác dụng giảm viêm mạnh, thuốc corticoid có thể giúp cải thiện tình trạng viêm nhiễm, nổi mẩn trên da và xoa dịu cơn ngứa khó chịu ở lưng. Thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm như teo da, mỏng da, tăng huyết áp, ứ nước, loãng xương… Vì vậy bác sĩ thường chỉ định cho người bệnh dùng các thuốc dạng bôi trong ngắn hạn để giảm thiểu nguy cơ gặp tác dụng phụ.

cách chữa nổi mẩn đỏ ngứa ở lưng
Để điều trị nổi mẩn đỏ ngứa ở lưng, bác sĩ có thể chỉ định kem bôi kháng viêm, giảm ngứa

Trẻ sơ sinh, trẻ em, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú không được khuyến cáo sử dụng thuốc corticoid để điều trị khi lưng nổi mẩn đỏ ngứa.

– Các thuốc chữa nổi mẩn đỏ ngứa ở lưng khác có thể được chỉ định:

  • Thuốc giảm đau
  • Thuốc kháng sinh
  • Acid salicylic
  • Kem bôi chứa chất làm mềm da
  • Thuốc diệt ghẻ…

Để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất, người bệnh nên tuân thủ sử dụng thuốc theo đơn bác sĩ. Ngoài ra, cần kết hợp với các biện pháp chăm sóc tại nhà để nhanh chóng đẩy lùi được triệu chứng khó chịu này.

3. Cách chăm sóc tại nhà giúp hỗ trợ điều trị nổi mẩn đỏ ngứa ở lưng

Song song với quá trình điều trị bằng thuốc, người bị nổi mẩn đỏ ngứa ở lưng cũng nên chú trọng đến việc chăm sóc da và xây dựng lối sống lành mạnh góp phần rút ngắn thời gian trị bệnh. Dưới đây là một số mẹo tự nhiên có thể giúp người đẩy giải quyết cơn ngứa và nhanh chóng dập tắt tình trạng nổi mẩn đỏ trên lưng.

  • Tắm rửa thường xuyên, sử dụng nước mát để tắm, tránh dùng nước nóng. Sử dụng các loại xà phòng dịu nhẹ để không làm kích ứng da. Tránh kỳ cọ mạnh ở lưng trong lúc tắm.
  • Chườm khăn lạnh mỗi khi lên cơn ngứa
  • Đều  đặn thoa kem dưỡng ẩm vào buổi sáng và buổi tối ở khu vực bị tổn thương. Thói quen này sẽ giúp ngăn ngừa khô da, xoa dịu kích ứng và giảm nổi mẩn ngứa. Tránh sử dụng các sản phẩm chứa cồn hay hóa chất tẩy trắng, chất tạo mùi. Lúc này, da đang bị tổn thương và viêm nhiễm nên các sản phẩm chứa thành phần tự nhiên sẽ an toàn hơn cho da.
  • Giữ cho không gian sinh hoạt, phòng ngủ luôn mát mẻ. Sử dụng máy tạo độ ẩm trong những ngày thời tiết khô hanh sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Mặc áo có chất liệu mềm mại, thoáng mát và có khả năng thấm hút mồ hôi cao. Tránh mặc áo len, áo jean hoặc trang phục có chất liệu thô cứng vì chúng có thể ma sát với da gây kích ứng và khiến tình trạng nổi mẩn đỏ ngứa ở lưng thêm nghiêm trọng.
  • Tránh sử dụng các thức uống, đồ ăn có tính kích thích da như: Tiêu, ớt, cà phê, thức uống có cồn, các món cay nóng, thức ăn nhanh. Chúng có thể kích thích phản ứng viêm dưới da và làm cơn ngứa trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Hạn chế cào gãi liên tục ở vùng da bị ngứa khiến da bị nhiễm trùng. Cắt ngắn móng tay và rửa tay thường xuyên với xà phòng diệt khuẩn để hạn chế những tác động xấu đến da khi gãi.
  • Uống nhiều nước. Bổ sung thêm trái cây, rau củ có tính mát trong thực đơn để tăng cường các vitamin và khoáng chất cần thiết giúp thúc đẩy quả trình chữa lành tổn thương trên da từ bên trong.
  • Kiêng ăn các thực phẩm có tính chất dị ứng như: Thịt bò, hải sản, trứng, da gà, đậu phộng…
  • Áp dụng các bài thuốc chữa nổi mẩn đỏ ngứa ở lưng theo kinh nghiệm dân gian như: Chườm lá khế, tắm nước lá tía tô, thoa gel nha đam hay trị liệu bằng tinh dầu để giảm thiểu sự lệ thuộc vào thuốc tây.

Trên đây là những thông tin liên quan đến triệu chứng lưng bị nổi mẩn đỏ ngứa. Đây là dấu hiệu cảnh báo rất nhiều bệnh lý trong cơ thể. Hãy đến gặp bác sĩ ngay khi bạn có dấu hiệu này để được chẩn đoán và tư vấn cách điều trị đúng đắn.

Có thể bạn quan tâm

Hỏi đáp cùng chuyên gia

  1. NguyetNguyet says: Trả lời

    Em bị viên da dị ứng gần 2 tháng k khỏi em có đi da liễu nhưng uống thuốc lại tái lại . Em thấy có thuốc đông y kb mua thế nào ạ

  2. Trần NgọcTrần Ngọc says: Trả lời

    Lưng tôi bị nổi mẩn đỏ và ngứa dã man, không biết bị gì, cả tháng nay chỉ ra tiệm thuốc tây mua thuốc bôi mà không khỏi.

    1. Thị ThànhThị Thành says:

      Tới bệnh viện khám rồi mua thuốc điều trị đi, mấy bệnh da liễu không điều trị sớm để càng về lâu càng nặng rất khó trị đấy.

    2. Lê THị HoànLê THị Hoàn says:

      Tôi cũng như bác, lúc đầu lưng nổi mẩn đỏ như kiểu ăn gì bị dị ứng, kèm ngứa lắm. Cứ tưởng sau sẽ khỏi ai ngờ vùng ban đỏ càng ngày càng lan ra nhiều, thậm chí còn có bóng nước, da sần sùi và tróc vảy. Tôi đến viện da liễu khám bác sĩ bảo bị mề đay. Thế là tính đến nay điều trị cũng hơn năm rồi mà mề đay vẫn hoàn mề đay, có hết được đâu

    3. Diễm My 8ssDiễm My 8ss says:

      Mề đay mà dùng thuốc bên viện da liễu thì công nhận giảm ngứa, ban đỏ rất nhanh nhưng mà khổ nổi không dứt được, cứ hết vài ba hôm sau lại tái lại. Đặc biệt là những hôm trở trời thì mề đay nổi lên rất khó chịu.

    4. Hoàng SaHoàng Sa says:

      Chị đổi thuốc sang dùng thuốc đông y đi, thuốc đông y trị mề đay từ tận gốc nên dùng 1 liệu trình là hết mề đay luôn í. Em dùng tiêu ban giải độc thang giờ đã khỏi mề đay rồi đấy

    5. Diệp Lâm AnhDiệp Lâm Anh says:

      Có phải thuốc này có giới thiệu ở bài viết không, thuốc dùng như thế nào, có cần sắc nấu gì không?

    6. Thái HiềnThái Hiền says:

      Đúng là thuốc tiêu ban giải độc thang có đề cập trong bài này đấy. Thuốc đc bào chế sẵn r, mua về dùng lun khỏi cần sắc hay nấu j cho mất công.

  3. Đặng Lan DiễmĐặng Lan Diễm says: Trả lời

    Em nghe mấy anh chị trên bảo tiêu ban giải độc thang trị khỏi mề đay à. Không biết thuốc mua ở đâu, ai mua thuốc rồi chỉ chổ em đi mua với

    1. Hoàng HùngHoàng Hùng says:

      Tiêu ban giải độc thang là thuốc có kê đơn theo tình trạng bệnh. Muốn mua thuốc bạn đến trung tâm thuốc dân tộc mà mua. Mình ở tphcm có đến 145 hoa lan, p2, phú nhuận khám và mua thuốc rồi. Còn có địa chỉ ở hà nội mình không rành

    2. Ngọc LiênNgọc Liên says:

      Tớ ở hà nội đây, tháng trước tớ có đến thuốc dân tộc ở địa chỉ: biệt thự b31 ngõ 70 nguyễn thị định, thanh xuân khám và lấy tiêu ban giải độc thang rồi.

    3. Đỗ Thị TâmĐỗ Thị Tâm says:

      Tiêu ban giải độc thang dùng có hết mề đay hoàn toàn không hay giảm ngứa,ban đỏ, tróc vẩy được thời gian sau bị lại nhỉ

    4. Lan AnhLan Anh says:

      Về lâu dài thì mình không dám khẳng định nhưng từ khi dùng tiêu ban giải độc thang đến nay là 2 năm mình đã khỏi mề đay, không hề bị tái đi tái lại nhiều lần như dùng mấy loại thuốc khác.

    5. Diệp LêDiệp Lê says:

      Tôi cũng dùng tiêu ban giải độc thang mà đã khỏi mề đay hơn năm rồi. Đây là kết quả mà tôi hằng mong đợi vì trước đó uống và bôi nhiều thuốc chỉ giảm tầm 1-2 tháng là phải đi mua thuốc trở lại thôi

    6. Hoàng ngôHoàng ngô says:

      Tiêu ban giải độc thang chị dùng tầm mấy tuần là khỏi mề đơn hơn năm vậy?

    7. Diệp LêDiệp Lê says:

      Do tôi bị mề đay dạng nặng nên liệu trình tiêu ban giải độc thang của tôi đến 3 tháng còn một số trường hợp mề đay nhẹ thì có có 2 tháng thôi

  4. Đặng Lê HânĐặng Lê Hân says: Trả lời

    Lưng tôi bị mẩn ngứa sau đó nổi các vết đỏ ở chân lông, không biết bị gì nữa

    1. Thảo TiênThảo Tiên says:

      Như biểu hiện của bn nói rất có thể bị viêm nang lông r. T cug đag bị viêm nang lông, công nhận bệnh này khó trị, t thuốc thang đủ kiểu mà lưng vẫn cứ ngứa, lỗ chân lông nổi các nốt mụn đỏ li ti vẫn kg hết đc, nản quá

    2. Ngọc Hoàng LệNgọc Hoàng Lệ says:

      Viêm nang lông khó trị lắm, coi như sống chung với bệnh đi chứ tôi đi bệnh viện da liễu nhẵn mặt 2 năm rồi mà vẫn không hết

    3. Thái Diệp MinhThái Diệp Minh says:

      Thay vì dùng thuốc bạn hãy thay gel lô hội vào vùng da viêm nang lông, giảm ngứa và giảm mụn đỏ tốt lắm

  5. Thái HiềnThái Hiền says: Trả lời

    Ai chỉ tôi tôi trị ghẻ ở lưng đi, tôi bị nổi mẩn đỏ và ngứa ở lưng do ghẻ lở cũng cả năm rồi

  6. Cao Ngô NgọcCao Ngô Ngọc says: Trả lời

    Bị ngứa và nổi mẩn đỏ ở lưng, vùng da ngứa gãi sau đó dày lên và đóng vảy. Đi khám bác sĩ bảo bị viêm da cơ địa, có dùng thuốc rồi không khỏi. Sợ lạm dụng nhiều thuốc sau ảnh hưởng nên không dám nữa, không biết có cách nào giảm viêm da cơ địa bằng phương pháp tại nhà không

    1. Đỗ HườngĐỗ Hường says:

      Đúng rồi, dùng nhiều thuốc sau ảnh hưởng lắm, hại gan hại thận nữa. Tôi cũng sợ nên chỉ mỗi hôm lưng ngứa và nổi mẩn đỏ thì tôi hái lá khế vào nấu nước để tắm, cũng giảm ngứa nhiều lắm,

    2. Thy ThyThy Thy says:

      Tớ thì tắm nước lá chè xanh mỗi ngày, từ dạo đấy đến giờ lưng cũng giảm ngứa và mẩn đỏ nhiều rồi

    3. Thái NhiênThái Nhiên says:

      Tắm nước lá chè xanh thì có cần tắm lại với nước sạch không ạ? Mong bạn giải đáp

  7. Hoàng Thị NgọcHoàng Thị Ngọc says: Trả lời

    Tiêu ban giải độc thang có đảm bảo an toàn không. Tôi đang bị mề đay ở lưng, có đi điều trị nhiều nơi rồi không khỏi, cũng đang tính chuyển sang dùng tiêu ban giải độc thang xem thế nào

    1. Thiên HươngThiên Hương says:

      Tiêu ban giải độc thang được bào chế hoàn toàn từ thiên nhiên nên lành tính và an toàn lắm, tôi dùng và đã khỏi mề đay rồi, quá trình dùng thuốc rất đảm bảo nhé

    2. Lê Thanh DânLê Thanh Dân says:

      Thuốc từ thảo dược thiên nhiên cũng tùy loại thôi, tôi dùng thuốc thảo dược cũng bị buồn nôn và khó thở vì dạo này thuốc thảo dược toàn từ thảo dược bẩn nhập từ trung quốc không à

    3. Ngọc LệNgọc Lệ says:

      Thế thì bác càng yên tâm vì 100% thảo dược từ tiêu ban giải độc thang là thảo dược sạch đạt chuẩn gacp-who chứ không phải thảo dược của trung quốc đâu mà lo. Với cả, tiêu ban giải độc thang được kiểm nghiệm và chứng nhận lâm sàng kĩ càng, rất đảm bảo an toàn. Đấy thuốc an toàn mới lên được sóng VTV

    4. Hoàng Nam_987Hoàng Nam_987 says:

      Tiêu ban giải độc thang có dùng được cho người bị cao huyết áp không. Tôi vừa mề đay mà có tiền sử cao huyết áp không biết có dùng được không

    5. Trần LiênTrần Liên says:

      Tiêu ban giải độc thang không ảnh hưởng gì đến chỉ số huyết áp cả, mình cũng bị mề đay và cao huyết áp, cũng đang sử dụng tiêu ban giải độc thang hơn tháng rồi

  8. Đỗ Minh TiênĐỗ Minh Tiên says: Trả lời

    Trước giờ chủ quan ghê, cứ tưởng nổi mẩn đỏ và ngứa ở lưng là bình thường, nay đọc được bài viết này kèm theo biểu hiện tăng huyết áp, mất ngủ… có nguy cơ cao bị suy thận, chắc tôi cũng đi khám chứ dạo này người trẻ bị suy thận nhiều

  9. Thái HằngThái Hằng says: Trả lời

    Cho mình hỏi là thuốc tiêu ban giải độc thang nếu ở xa thì có thể đặt thuốc online không

    1. Ngọc Lệ LanNgọc Lệ Lan says:

      Ở xa không đến khám trực tiếp được thì có thể alo sdt 0979509155 để bác sĩ khám rồi sau đó gửi thuốc tiêu ban giải độc thang về tận nhà cho, tiện lắm

    2. Hoàng NgọcHoàng Ngọc says:

      Có khám qua đt như vậy nữa à, hiệu quả có đảm bảo như khám trực tiếp ở thuốc dân tộc không

    3. Thái ChangThái Chang says:

      Khám đông y thì chỉ hỏi qua biểu hiện bệnh thôi nên khám trực tiếp hay khám qua đt cũng như nhau thôi. Tôi cũng ở xa, sau khi gọi đt khám bác sĩ gửi tiêu ban giải độc thang về dùng giờ đã khỏi mề đay rồi

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bệnh vảy nến có ngứa không, làm sao hết?

Nhiều người bị ngứa da nhưng không biết là do bệnh vảy nến hay do mắc căn bệnh da liễu...

Bệnh vẩy nến có lây nhiễm không? Làm sao để phòng tránh

Bệnh vẩy nến có lây nhiễm không? Cách phòng tránh

Vẩy nến không có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác nhưng lại mang tính di truyền....

Bệnh eczema có chữa khỏi được không? Bằng cách nào?

Chàm (eczema) là thuật ngữ chỉ tình trạng đỏ, ngứa, nổi mụn nước, bong tróc vảy & khô da. Đây...

20 thực phẩm kích thích mọc tóc dài, dày nhanh

Tóc mỏng, yếu ớt, dễ gãy rụng có khả năng làm tăng nguy cơ hói đầu, mất thẩm mỹ khiến...

Địa chỉ chữa chàm bẩm sinh ở đâu uy tín?

Chàm bẩm sinh là hiện tượng rối loạn sắc tố của tần biểu bì, chuyển màu da sang các sắc...