Dị Ứng Khi Ăn Thịt Gà : Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý

Dị ứng thịt gà được các chuyên gia đánh giá là không phổ biến nhưng không đồng nghĩa với việc là không có khả năng xảy ra. Một trong những triệu chứng thường gặp khi bị dị ứng là cơn ngứa ngáy hoành hành, phát ban da, thậm chí gây sốc phản vệ. Nếu bạn nghi ngờ bị dị ứng với thịt gà, bạn cần nhanh chóng tìm gặp bác sĩ để được giúp đỡ.

Tìm hiểu những thông tin về dị ứng thịt gà

Thịt gà là một trong những thực phẩm quen thuộc, chứa nhiều thành phần dưỡng chất có lợi cho sức khỏe. Đặc biệt, hàm lượng protein có trong thịt gà chứa khá cao – đây là một trong những dưỡng chất đóng vai trò tương đối quan trọng đối với cơ thể. Tuy nhiên, không phải ai cũng đều thích thịt gà, một số trường hợp khác do bị dị ứng.

dị ứng thịt gà
Ăn thịt gà bị ngứa là do đâu và nên giải quyết như thế nào?

Dị ứng thịt gà là gì?

Theo báo cáo của chuyên gia dinh dưỡng, dị ứng thịt gà thường không phổ biến nhưng chúng có thể gây ra các triệu chứng khó chịu, thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng con người.

Dị ứng thịt gà có thể xảy ra ở mọi đối tượng. Một số trường hợp có thể bị dị ứng với thịt gà sống hoặc khi đã qua khâu chế biến. Khi bị dị ứng, hệ thống miễn dịch của cơ thể xác định nhầm chất dị ứng là một chất gây nguy hiểm. Điều này khiến cho cơ thể tự tạo ra các kháng thể gọi là Immunoglobulin (IeG) để phản kháng lại chất này. Phản ứng này có thể gây ra một số triệu chứng gây bất lợi cho sức khỏe.

dị ứng thịt gà
Dị ứng thịt gà tuy không phổ biến nhưng chúng gây ra không ít các triệu chứng khó chịu

Tham khảo thêm: Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng cây giao (xương cá) có tốt như lời đồn?

Các triệu chứng của dị ứng thịt gà

Ngứa ngáy tại một vùng da hoặc khắp người là một trong những triệu chứng điển hình của tình trạng dị ứng thịt gà. Thông thường, cơn ngứa sẽ bùng phát ngay lập tức khi tiếp xúc hoặc có thể xảy ra sau một vài giờ đồng hồ. Ngoài triệu chứng ngứa ngáy, bạn cũng có thể gặp phải một số triệu chứng khác như:

  • Phát ban da, da sưng phù;
  • Da bị kích ứng, nổi mẩn đỏ;
  • Ho hoặc ho khò khè;
  • Ngứa cổ họng;
  • Nôn hoặc có cảm giác buồn nôn;
  • Co thắt dạ dày;
  • Tiêu chảy;
  • Sốc phản vệ.

Đôi khi, bạn cũng có thể nhầm lẫn triệu chứng dị ứng thịt gà với chứng cảm lạnh thông thường. Điều này là do triệu chứng đau họng, ngứa rát cổ họng, chảy nước mũi ở cả hai trường hợp là như nhau. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể gặp phải tình trạng đau dạ dày do cơ thể cố gắng loại bỏ các chất dư thừa ra khỏi cơ thể.

triệu chứng của dị ứng thịt gà
Ngứa ngáy, ho, khò khè, khó thở là những triệu chứng điển hình khi dị ứng thịt gà

Các triệu chứng trên có thể xuất hiện trong một thời gian ngắn và tự tiêu biến dù không có sự can thiệp của y khoa. Ngược lại, một số trường hợp khác, bạn cần tìm gặp bác sĩ để được trợ giúp.

Mức độ nhẹ hay nghiêm trọng ở mỗi đối tượng là khác nhau. Để tránh gặp phải những biến chứng xấu có thể xảy, điều đầu tiên bạn cần thực hiện là không được ăn thịt gà, cùng với đó là theo dõi tình trạng sức khỏe.

Biến chứng nguy hiểm của dị ứng thịt gà

Trong một số tài liệu nghiên cứu khoa học cho biết, biến chứng nặng nhất của tình trạng dị ứng thịt gà là sốc phản vệ – đây là một phản ứng nghiêm trọng, người bệnh nên nhận sự chăm sóc từ y tế ngay lập tức để phòng ngừa những trường hợp xấu có thể xảy ra. Các triệu chứng của sốc phản vệ bao gồm:

  • Rối loạn nhịp tim (tim đập nhanh, tim đập loạn nhịp,…);
  • Huyết áp giảm đột ngột;
  • Khó thở;
  • Sưng cổ họng;
  • Sưng lưỡi;
  • Sưng môi;
  • Khò khè;
  • Nói lắp;
  • Môi, đầu ngón tay hoặc ngón chân tím tái;
  • Mất ý thức.

Khi cơ thể gặp phải những triệu chứng trên hoặc nghi ngờ bản thân bị sốc phản vệ, bạn cần nhanh chóng tìm gặp bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt để có những biện pháp ngăn chặn kịp thời.

Tham khảo thêm: Hãy cẩn thận nếu bạn bị dị ứng nước hoa

Dị ứng thịt gà có thể bị dị ứng trứng gà không?

Một số trường hợp bị dị ứng với thịt gà cũng bị dị ứng với trứng gà. Đa phần, các đối tượng này thường dị ứng với một dưỡng chất có trong lòng đỏ và albumin huyết thanh gà. Khi ăn phải, tình trạng ngứa ngáy của bạn có thể tăng cao và trở nên nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, đây chỉ là trường hợp thiểu số, bởi không hẳn những đối tượng dị ứng thịt gà đều dị ứng với trứng gà và ngược lại.

dị ứng với trứng gà

Một số trường hợp khác, nếu bạn bị hen suyễn hoặc bệnh chàm thì nguy cơ bạn dị ứng với thực phẩm là khá cao, bao gồm dị ứng với thịt gà. Bên cạnh đó, bạn cũng có nguy cơ bị dị ứng với các thực phẩm gia cầm khác như: thịt vịt, thịt gà tây, thịt gà tây, cá, tôm,…

Tốt nhất, bạn nên thận trọng và cân nhắc trước khi sử dụng để tránh gặp phải những trường hợp xấu có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Biện pháp khắc phục tình trạng ngứa ngáy do bị dị ứng thịt gà

Để khắc phục các triệu chứng do bị dị ứng, bạn cần lưu ý đến một số vấn đề sau:

  • Bạn cần hạn chế tối đa việc sử dụng các món ăn được chế biến từ thịt gà. Bên cạnh đó, một số món ăn có chứa nước dùng gà cũng cần thận trọng khi sử dụng như món súp, canh gà, hamburger gà,…;
  • Sử dụng thuốc kháng histamine không kê đơn theo chỉ định và sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa;
  • Bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa về việc sử dụng vắc-xin. Bởi một số loại vắc-xin có thể kích hoạt phản ứng dị ứng, khiến cơ thể xuất hiện cơn ngứa ngáy, phát ban da hoặc một số triệu chứng bất thường khác;
  • Trong trường hợp bị sốc phản vệ, bác sĩ chuyên khoa sẽ kê toa thuốc EpiPen để bạn sử dụng khi thật sự cần thiết. EpiPen là một dạng Epinephrine tự tiêm. Loại thuốc này được sử dụng cho những trường hợp khẩn cấp do bị dị ứng. Tuy nhiên, bạn không được tự ý sử dụng khi chưa có những chỉ định từ bác sĩ.
khắc phục tình trạng ngứa ngáy do thịt gà
Hạn chế tối đa việc ăn thịt gà nếu cơ thể dị ứng, thay vào đó nên ăn các thực phẩm thay thế khác

Nếu thịt gà làm bạn bị dị ứng, bạn có thể thay thế loại thịt này bằng một số loại thực phẩm hay thức ăn khác nhằm đảm bảo cơ thể không bị thiếu hụt dưỡng chất. Những món ăn có thể thay thế thịt gà như các thực phẩm chứa protein khác (thịt bò, thịt heo, thịt dê,…), đậu phụ, đậu nành, các loại rau xanh, củ quả, trái cây tươi, các loại đồ uống,…

Có thể bạn quan tâm

Dị ứng cá ngừ : Nguyên nhân và cách phòng tránh

Dị ứng cá ngừ là một trong những dạng dị ứng cá biển xảy ra phổ biến. Khi mắc bệnh,...

Viêm kết mạc dị ứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục

Một trong số những dạng bệnh dị ứng mà chúng ta có thể gặp phải là bệnh viêm kết mạc...

viêm da dị ứng

Viêm da dị ứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm da dị ứng là căn bệnh ngoài da mãn tính gây tình trạng ngứa ngáy, bong tróc, phát ban...

Viêm Da Dị Ứng Ở Mặt: Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa

Viêm da dị ứng ở mặt là bệnh lý thường xảy ra sau khi tiếp xúc với các chất gây...

Các loại thuốc điều trị dị ứng ở trẻ em

Sử dụng một số loại thuốc có sẵn hoặc thuốc theo toa để giúp bé làm giảm cấc triệu chứng...

Hỏi đáp cùng chuyên gia

  1. Phan Ngọc Đoan TrúcPhan Ngọc Đoan Trúc says: Trả lời

    Em Chào Bác Sĩ,Em Thấy Trong Người Em Nó Ngứa,Nổi Mẩn Đỏ,Mẹ Em Nói,1 Là Em Dị Âu Nga Sữa Tắm,2 Là Em Dị Ứng Thịt Gà,Nguyên Nhán Đó Có Phải Như Em Nói Ở Trên Không,Em Xin Bác Sĩ Tư Vấn Giúp Dùm Em, Em Cám Ơn Bác Sĩ.

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *