Dị ứng cá ngừ : Nguyên nhân và cách phòng tránh

Dị ứng cá ngừ là một trong những dạng dị ứng cá biển xảy ra phổ biến. Khi mắc bệnh, người bệnh sẽ nhận thấy một số vùng da trên cơ thể có biểu hiện ngứa ngáy nghiêm trọng, mẩn đỏ nổi thành từng mảng, sưng to. Ở một số trường hợp nghiêm trọng, người bệnh còn có biểu hiện rối loạn đường tiêu hóa, co thắt dạ dày, khó thở, tức ngực, sốc phản vệ…

Dị ứng cá ngừ xảy ra do đâu?

Cá ngừ là một loại thực phẩm bổ dưỡng. Bởi loại thực phẩm này chứa nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho một cơ thể khỏe mạnh. Cụ thể như đạm, vitamin, khoáng chất, axit béo omega-3…

Dị ứng cá ngừ : Nguyên nhân và cách phòng tránh
Tìm hiểu biểu hiện dị ứng cá ngừ, nguyên nhân gây bệnh và cách phòng tránh

Tuy nhiên tương tự như một số loại cá và các loại hải sản khác, cá ngừ thực sự không an toàn đối với những người có cơ địa nhạy cảm hoặc có tiền sử bị dị ứng. Bởi loại vá này có thể kích thích cơ thể sản sinh histamine và gây phản ứng dị ứng.

Yếu tố di truyền, cơ địa nhạy cảm, tiền sử mắc bệnh dị ứng được xác định là nguyên nhân khiến tình trạng dị ứng cá ngừ nói riêng, dị ứng thực phẩm nói chung xảy ra và tiến triển. Trong cá ngừ còn chứa một lượng lớn protein parvalbumin. Đây là một protein rất tốt cho sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên ở những người có cơ địa nhạy cảm hoặc mang yếu tố di truyền sẽ có hệ miễn dịch gặp vấn đề và không thể nhận diện được chất này.

Chính vì thế khi bạn đưa cá ngừ vào khẩu phần ăn, hệ miễn dịch sẽ kích thích cơ thể tạo ra kháng thể là immunoglobulin E (IgE) với mục đích chống lại dị nguyên. Thế nhưng chính quá trình sản sinh kháng nguyên immunoglobulin E của hệ miễn dịch cũng kích thích sản sinh histamine (một chất trung gian) – nguyên nhân dẫn đến dị ứng.

Ngoài ra cá ngừ là cá ăn thịt. Vì thế trong ruột và thịt của loại cá này chứa rất nhiều enzyme tiêu hóa thức ăn. Dưới sự kích thích và tác động của men decarboxylase, lượng enzyme tiêu hóa thức ăn cũng cũng tạo ra histamine.

Hơn thế ở một số trường hợp ký sinh trong cá ngừ mang tên amisakis cũng có thể xâm nhập vào cơ thể người. Sau đó gây ra hiện tượng dị ứng và nhiễm khuẩn. Việc tiêu thụ cá ngừ bị ươn cũng được xác định là nguyên nhân khiến tình trạng dị ứng cá ngừ cảy ra phổ biến. Bởi khi cá ngừ bị ươn thì hàm lượng histamine cũng sẽ nhiều hơn bình thường.

Nguyên nhân gây dị ứng cá ngừ
Yếu tố di truyền, cơ địa nhạy cảm, tiền sử mắc bệnh dị ứng được xác định là nguyên nhân khiến tình trạng dị ứng cá ngừ xảy ra

Tham khảo thêm: Dấu hiệu dị ứng bỉm ở trẻ mẹ cần nhận biết và xử lý nhanh

Dấu hiệu nhận biết dị ứng cá ngừ

Tình trạng dị ứng cá ngừ sẽ xuất hiện và đi cùng với những biểu hiện nghiêm trọng sau:

Da ngứa ngáy, sưng và đỏ ửng

Khi bị dị ứng với cá ngừ, người bệnh sẽ nhận thấy các khu vực trên cơ thể như tay, chân, mặt, bụng, lưng, cổ… có da bị nổi mẩn đỏ kèm theo chứng sưng da và cảm giác nóng rát, ngứa ngáy nghiêm trọng.

Thông thường triệu chứng nổi mẩn đỏ trên da sẽ xuất hiện thành từng mảng. Triệu chứng này sẽ lan rộng hơn khi bạn dùng tay gãi, cào, ma sát. Cơn ngứa có thể xảy ra ngay khi bạn chạm vào cá ngừ hoặc vài phút sau khi dung nạp chúng.

Ở một số trường hợp nghiêm trọng, người bệnh sẽ có biểu hiện sưng cuống họng, sưng lưỡi trong vài giờ. Triệu chứng ngày khiến đường thở bị cản trở dẫn đến khó thở, nghẹt thở. Trường hợp khác có thể gây sưng mắt.

Co thắt dạ dày, rối loạn đường tiêu hóa

Co thắt dạ dày, rối loạn đường tiêu hóa là một trong những triệu chứng điển hình của tình trạng ăn cá ngừ bị dị ứng. Ở trường hợp này người bệnh sẽ có biểu hiện nôn mửa, đau bụng và tiêu chảy. Những triệu chứng này được xác định là cách cơ thể phản ứng với histamin và tống chúng ra ngoài.

Biểu hiện hen suyễn

Ở những trường hợp dị ứng nặng, người bệnh sẽ nhận thấy cơ thể xuất hiện các biểu hiện tương tự như bệnh hen suyễn. Cụ thể như tức ngực, ho dữ dội, khó thở… Thông thường sau khi ăn cá ngừ vài phút, những biểu hiện của hen suyễn sẽ xuất hiện. Những biểu hiện này có thể kéo dài từ vài phút đến vài giờ.

Ngoài ra việc chạm vào cá ngừ hoặc hít phải hơi cá ngừ sẽ khiến cho biểu hiện của bệnh hen suyễn trở nên nghiêm trọng hơn và không thể kiểm soát.

Sốc phản vệ

Trong trường hợp dị ứng cá ngừ nặng, những biểu hiện của tình trạng phản ứng dị ứng sẽ tác động đến toàn bộ cơ quan trong cơ thể. Từ đó gây sốc phản vệ và đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Đặc biệt là những trường hợp không được cấp cứu kịp thời.

Các biểu hiện của sốc phản vệ gồm: Cơ thể mệt mỏi, suy nhược, đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, nôn ói, đau ngực, khó thở, da đỏ, ngứa nghiêm trọng, mạch nhanh và yếu, chóng mặt, ngất xỉu, có cảm giác tắc nghẽn ở cổ họng…

Sốc phản vệ
Phản ứng dị ứng nặng sẽ tác động đến toàn bộ cơ quan trong cơ thể, gây sốc phản vệ và đe dọa đến tính mạng của người bệnh

Lưu ý

Những biểu hiện của dị ứng cá ngừ ở mỗi trường hợp cụ thể là khác nhau. Bởi biểu hiện còn phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ, số lượng cá ngừ được dung nạp, thể trạng, mức độ phản ứng của cơ thể đối với cá ngừ…

Cách xử lý khi bị dị ứng cá ngừ

Ngay khi nhận thấy cơ thể xuất hiện dấu hiệu của chứng ăn cá ngừ bị dị ứng, người bệnh cần nhanh chóng áp dụng biện pháp xử lý tại nhà. Sau đó đến các cơ sở y tế gần nhất, thông báo tình trạng sức khỏe cùng với bác sĩ chuyên khoa để được khác bệnh, chẩn đoán và áp dụng các phương pháp chữa bệnh phù hợp nhất.

Biện pháp xử lý ban đầu khi ăn cá ngừ bị dị ứng

Người bệnh cần nhanh chóng nôn cá ngừ cùng với các loại thực phẩm đã sử dụng ngay trước khi nhận thấy cơ thể xuất hiện những biểu hiện nghiêm trọng của bệnh dị ứng. Biện pháp này sẽ giúp người bệnh loại bỏ phần cá ngừ chưa được được dạ dày hấp thu ra khỏi cơ thể. Đồng thời giúp cho những phản ứng không diễn ra nghiêm trọng.

Bên cạnh đó bạn cần đào thải lượng histamin trong cơ thể thông qua quá trình bài tiết bằng cách uống nhiều nước. Khi nhận thấy cơ thể bắt đầu có biểu hiện dị ứng như ngứa da, nổi mẩn, người bệnh cần áp dụng biện pháp chườm nóng để làm dịu da. Tuyệt đối không cào, không gãi hay ma sát vì có thể gây tổn thương da, trầy xước dẫn đến nhiễm trùng.

Để thực hiện biện pháp chườm nóng, bạn hãy sử dụng một ít nguyên liệu thiên nhiên như kinh giới, ngải cứu, lá khế, hương nhu, cúc tần… rửa sạch, sao nóng. Sau đó cho nguyên liệu vào túi vải và áp lên vùng da bệnh giúp giảm ngứa, giảm sưng và đỏ da.

Tham khảo thêm: Hãy cẩn thận nếu bạn bị dị ứng nước hoa

Phương pháp điều trị dị ứng cá ngừ

Để điều trị dị ứng cá ngừ, bác sĩ chuyên khoa có thể xem xét tình trạng sức khỏe, mức độ nghiêm trọng, mức độ tổn thương da, khả năng đáp ứng của cơ thể… sau đó chỉ định các phương pháp điều trị thích hợp.

Sử dụng thuốc Tây điều trị ăn cá ngừ bị dị ứng

Trong trường hợp bị dị ứng cá ngừ thể cấp tính, người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và chữa trị. Thông thường, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn sử dụng thuốc để kiểm soát triệu chứng.

Để dùng đúng thuốc, đúng liều và đúng thời gian sử dụng, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện một số xét nghiệm nhằm chẩn đoán bệnh lý và kiểm tra phản ứng dị ứng trước khi kê đơn thuốc. Các xét nghiệm giúp chẩn đoán bệnh có thể bao gồm: Xét nghiệm Panel dị ứng giúp phát hiện sự có mặt của kháng thể IgE, test tẩy da, test huyết thanh…

Thông thường để kiểm soát tình trạng ăn cá ngừ bị dị ứng, bác sĩ chuyên khoa sẽ cho bạn sử dụng thuốc kháng histamine. Căn cứ vào yếu tố cơ địa, mức độ tổn thương da, mức độ phản ứng của cơ thể đối với cá ngừ, khả năng đáp ứng của cơ thể với thuốc… bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân sử dụng thuốc kháng histamine thế hệ 1 hay thuốc kháng histamine thế hệ 2.

Không chỉ riêng thuốc kháng histamine mà một số loại thuốc khác được dùng trong điều trị dị ứng đều có khả năng gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Chính vì thế người bệnh tuyệt đối không được tùy tiện sử dụng thuốc, không tự ý thay đổi liều dùng hoặc thuốc điều trị. Người bệnh cần dùng thuốc dưới sự hướng dẫn và chỉ định liều dùng từ bác sĩ chuyên khoa.

Ở những trường hợp nghiêm trọng, có biểu hiện sốc phản vệ, bác sĩ sẽ có các biện pháp điều trị thích hợp hơn, tránh gây nguy hiểm.

Sử dụng thuốc Tây điều trị ăn cá ngừ bị dị ứng
Thông thường để kiểm soát tình trạng ăn cá ngừ bị dị ứng, bác sĩ chuyên khoa sẽ cho bạn sử dụng thuốc kháng histamine

Điều trị ăn cá ngừ bị dị ứng bằng nguyên liệu thiên nhiên

Đối với những trường hợp nhẹ, không bị sốc phản vệ và không có các biểu hiện quá nghiêm trọng, người bệnh có thể sử dụng một số nguyên liệu thiên nhiên để kiểm soát triệu chứng.

Cách dùng chanh tươi chữa ăn cá ngừ bị dị ứng

Chanh tươi chứa nhiều vitamin C, hoạt chất kháng viêm và chống khuẩn tự nhiên. Việc sử dụng nguyên liệu thiên nhiên này sẽ giúp người bệnh làm dịu cơn ngứa, giảm đỏ da và phòng ngừa sốc phản vệ.

Nguyên liệu:

  • 30ml nước cốt chanh tươi
  • 250ml nước ấm.

Cách thực hiện:

  • Hòa nước cốt chanh cùng với lượng nước ẩm đã chuẩn bị
  • Thêm một ít đường và muối để làm tăng hương vị, giúp dễ uống hơn
  • Người bệnh áp dụng cách dùng chanh tươi chữa ăn cá ngừ bị dị ứng 1 lần mỗi ngày (uống sau khi ăn no). Duy trì biện pháp chữa bệnh này trong 7 ngày.

Cách điều trị ăn cá ngừ bị dị ứng bằng mật ong

Mật ong chứa hàm lượng lớn chất chống oxy hóa, đa dạng các loại vitamin, khoáng chất, hoạt chất chống khuẩn và nhiều dưỡng chất cần thiết khác. Nhờ đó mật ong có tác dụng tăng cường sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch, thúc đẩy quá trình làm lành tổn thương và nâng cao sức khỏe tổng thể.

Ngoài ra việc sử dụng mật ong còn giúp người bệnh kiểm soát cơn ngứa, chống viêm và phòng ngừa tổn thương da lan rộng.

Nguyên liệu:

  • 20ml mật ong nguyên chất
  • 250ml nước ấm.

Cách thực hiện:

  • Hòa tan mật ong nguyên chất trong lượng nước ẩm đã chuẩn bị
  • Uống ngay khi vừa thực hiện
  • Để kiểm soát cơn ngứa, mẩn đỏ và những triệu chứng khác của bệnh, bạn nên áp dụng cách điều trị ăn cá ngừ bị dị ứng bằng mật ong mỗi ngày một lần cho đến khi bệnh thuyên giảm.
Cách điều trị ăn cá ngừ bị dị ứng bằng mật ong
Cách điều trị ăn cá ngừ bị dị ứng bằng mật ong

Tham khảo thêm: Bài Thuốc Chữa Viêm Mũi Dị Ứng Bằng Lá Trầu Không

Cách chữa ăn cá ngừ bị dị ứng bằng gừng tươi

Gừng mang tính ấm, có tác dụng làm ấm bụng, ấm cơ thể, phòng ngừa sốt và cảm lạnh. Ngoài ra các hoạt chất được tìm thấy trong gừng còn có khả năng chống viêm và kháng khuẩn tự nhiên. Đồng thời giúp ức chế quá trình sản histamine, giảm ngứa và cải thiện tình trạng phát ban da.

Nguyên liệu:

  • 1 củ gừng nhỏ
  • 300ml nước sôi.

Cách thực hiện:

  • Loại bỏ phần vỏ gừng, rửa sạch và thái thành từng lát mỏng
  • Cho gừng vào ly, rót thêm 300ml nước sôi
  • Tiến hành hãm gừng trong 20 phút, uống ngay khi còn ấm
  • Hoặc cho gừng vào ấm, thêm 500ml nước lọc
  • Đun sôi trong 15 phút, chắt lấy nước để uống
  • Người bệnh uống trà gừng từ 1 – 2 lần mỗi ngày. Kiên trì sử dụng cho đến khi dấu hiệu dị ứng thuyên giảm.

Cách sử dụng nước ép rau củ quả kiểm soát triệu chứng dị ứng cá ngừ

Một số loại nước ép rau củ quả như cam, chanh, cà rốt, cà chua, cần tây, củ dền, bưởi, dứa, dưa hấu… không chỉ giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng mà còn cải thiện tình trạng sưng lưỡi, ngứa ngáy do dị ứng gây ra. Chính vì thế, người bị dị ứng với cá có thể uống nước ép rau củ quả mỗi ngày cho đến khi bệnh tình được khắc phục.

Dị ứng cá ngừ thường xuất hiện với triệu chứng không quá nghiêm trọng và không đe dọa đến tính mạng người bệnh. Tuy nhiên ở một số trường hợp, dị ứng gây sốc phản vệ, đặc biệt ở những người có tiền sử bị dị ứng hoặc mắc các bệnh lý liên quan đến yếu tố cơ địa. Vì thế để đảm bảo an toàn, tốt nhất bạn nên thăm khám cùng với bác sĩ chuyên khoa khi nhận thấy cơ thể có các biểu hiện bất thường.

Biện pháp phòng ngừa dị ứng cá ngừ

Để làm giảm nguy cơ dị ứng với cá ngừ, bạn nên lưu ý và áp dụng những biện pháp sau:

  • Nấu chín cá trước khi mang ra sử dụng để giảm bớt nguy cơ bị dị ứng.
  • Không tiêu thụ cá ngừ ươn, không được bảo quản tốt hoặc cá đã chết từ lâu. Thay vào đó bạn cần chọn cá ngừ tươi. Bởi việc tiêu thụ cá tươi sẽ giúp bạn hạn chế tối đa hàm lượng histamine bị hấp thu.
  • Trong trường hợp bạn là người có tiền sử dị ứng với cá ngừ với biểu hiện phát ban và ngứa, bạn cần tránh sử dụng cá ngừ ở lần tiếp theo. Bởi hiện tượng phản ứng dị ứng ở những lần tiếp theo sẽ có biểu hiện nghiêm trọng hơn lần đầu.
  • Đối với những trẻ có độ tuổi từ 7 đến 8 tháng, mẹ cần theo dõi phản ứng của trẻ bằng cách cho trẻ sử dụng một lượng nhỏ cá ngừ. Trong trường hợp trẻ có dấu hiệu bị dị ứng sau 3 lần ăn thì mẹ không nên cho trẻ tiếp tục sử dụng loại cá này.
Biện pháp phòng ngừa dị ứng cá ngừ
Nấu chín cá trước khi mang ra sử dụng là biện pháp giúp phòng ngừa dị ứng cá ngừ

Cá ngừ chứa nhiều dưỡng chất rất cần thiết cho một cơ thể khỏe mạnh. Tuy nhiên loại cá này có khả năng kích thích quá trình sản sinh histamin và dẫn đến dị ứng ở một số người. Vì thế, nếu bạn là người có cơ địa nhạy cảm, bạn cần tránh sử dụng cá ngừ. Hoặc bạn không nên tiếp tục sử dụng cá ngừ nếu bạn đã từng bị dị ứng với loại cá này.

Có thể bạn quan tâm

Vì sao nổi mẩn ngứa vùng thắt lưng? Làm sao để khắc phục?

Nổi mẩn ngứa vùng thắt lưng có thể do ma sát giữa quần áo và da, nổi mề đay, thay...

Dị ứng là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Dị ứng là một dạng rối loạn quá mẫn của hệ thống miễn dịch đối với các chất lạ vô...

Hiệu Quả Lá Tắm Thảo Dược Thuốc Dân Tộc Qua Góc Nhìn Chuyên Gia Và Người Bệnh

Hiệu Quả Lá Tắm Thảo Dược Thuốc Dân Tộc Qua Góc Nhìn Chuyên Gia Và Người Bệnh

Lá tắm thảo dược Thuốc dân tộc là sự kết tinh trọn vẹn giá trị Y học bản địa và...

Top 7 thuốc bôi chống dị ứng thời tiết an toàn hiệu quả

Top 7 thuốc bôi chống dị ứng thời tiết an toàn hiệu quả

Thuốc bôi chống dị ứng thời tiết là lựa chọn của nhiều người bệnh nhằm kiểm soát nhanh các triệu...

Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị dị ứng sữa mẹ và cách xử lý

Sữa mẹ là nguồn cung cấp dinh dưỡng tốt và an toàn cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên tồn tại...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *