Trẻ bị nổi mẩn đỏ ở đầu: Nguyên nhân và cách trị

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Trẻ bị nổi mẩn đỏ ở đầu do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Nếu mẩn đỏ xuất hiện bởi bệnh lý tiềm ẩn có thể kèm theo nhiều triệu chứng khác, khiến trẻ quấy khóc, khó chịu. Bố mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ để kiểm tra và can thiệp khắc phục sớm.

Trẻ bị nổi mẩn đỏ ở đầu là do đâu?
Trẻ bị nổi mẩn đỏ ở đầu là do đâu?

Trẻ bị nổi mẩn đỏ ở đầu là do đâu?

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Dưới đây là các bệnh thường gặp khiến da đầu trẻ bị nổi nhiều nốt mẩn đỏ:

Dị ứng da đầu

Trẻ em là đối tượng dễ bị tác động do hệ thống miễn dịch kém hơn so với người trưởng thành. Chính vì thế, nếu tiếp xúc với các dị nguyên gây hại, cơ thể có thể bị tác động bất cứ lúc nào, điển hình là tình trạng dị ứng.

Nếu tiếp xúc với dầu gội đầu, sữa tắm không phù hợp, lúc này da đầu bé sẽ có những phản ứng lại với thành phần trong sản phẩm. Da đầu bắt đầu xuất hiện những nốt mẩn đỏ, gây ngứa hoặc không ngứa. Ngoài ra, trường hợp mẹ tắm gội cho trẻ nhưng không lau khô da đầu cũng làm tăng nguy cơ dị ứng cho con.

Trẻ bị nổi mẩn đỏ ở đầu là do đâu?
Da đầu trẻ có thể bị dị ứng bởi dầu gội, sữa tắm khiến xuất hiện các nốt mẩn đỏ

Bên cạnh các loại dầu gội, sữa tắm khiến cơ thể bé bị dị ứng. Một số tác nhân khác có thể gây nên tình trạng này mà bố mẹ không nên bỏ qua như: dị ứng sữa mẹ, lông thú nuôi, dị ứng thời tiết, dị ứng phấn hoa, bụi bặm, nấm mốc,…

→Xem thêm: Dấu hiệu dị ứng bỉm ở trẻ mẹ cần nhận biết và xử lý nhanh

Phát ban đỏ

Ban đỏ là bệnh lý do một loại vi khuẩn từ bệnh viêm họng gây ra. các nốt ban sẽ xuất hiện sau khi trẻ có triệu chứng đau họng vài ngày. Chúng bắt đầu nổi ở cổ, mặt sau đó lan rộng ra nhiều vị trí khác trên cơ thể. Bố mẹ có thể quan sát và nhận diện bệnh lý này ở con. Khi cho tay ấn vào các nốt ban, từ màu đỏ chúng sẽ chuyển sang màu trắng. Thả ra, chúng sẽ trở lại như bình thường. 

Bệnh vảy nến da đầu

Ngoài các nguyên nhân kể trên, bệnh vảy nến da đầu cũng là bệnh lý liên quan khiến trẻ bị nổi mẩn đỏ ở khu vực này. Vảy nến được xem là tổn thương da mãn tính, có thể tái phát dai dẳng. Hình thành bởi quá trình chuyển hóa tế bào thượng bì bị rối loạn.

Trẻ bị nổi mẩn đỏ ở đầu là do đâu?
Vảy nến cũng là nguyên nhân làm xuất hiện mẩn đỏ ở đầu trẻ

Trẻ bị bệnh vảy nến da đầu xuất hiện nhiều nốt mẩn đỏ, cộm và bong vảy trắng trên da. Hiện tượng này có thể diễn ra ở các vị trí như viền tai, trán, toàn bộ vùng da đầu của con. Vảy nến da đầu ở trẻ em khiến bé ngứa ngáy, khó chịu. Trẻ hay quấy khóc, khó ngủ, bỏ bú. Bố mẹ cần can thiệp khắc phục, nếu để tình trạng kéo dài có thể gây ra nhiều hệ lụy cho con như khó mọc tóc, để lại sẹo mất thẩm mỹ,…

Viêm da tiết bã

Viêm da tiết bã ở trẻ em còn được gọi là tình trạng cứt trâu da đầu. Thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi. Tình trạng này có thể kéo dài cho đến giai đoạn trẻ được 12 tháng tuổi, lúc này cứt trâu sẽ tự biến mất. Tuy nhiên, có một số trường hợp, viêm da tiết bã ở da đầu trẻ diễn ra cho đến khi con được 4 tuổi.

Nếu nhiễm phải bệnh lý này, trẻ sẽ có hiện tượng nổi mẩn đỏ trên da đầu. Kèm theo đó, bã nhờn tích tụ trên da lâu ngày đóng vảy, bong tróc, khi sờ vào da đầu con sẽ có cảm giác nhờn rít. 

Nhiễm nấm da đầu

Nấm da đầu là bệnh lý khá phổ biến, thường gặp ở trẻ nhỏ và những trẻ trong độ tuổi đi học. Bệnh khiến vùng da đầu xuất hiện nhiều nốt mẩn đỏ, gây ngứa ngáy, khó chịu. Một số triệu chứng khác kèm theo như da đầu có vảy màu xám, da đầu bị đỏ, tóc dễ rụng, đau rát da đầu,…

Trẻ bị nổi mẩn đỏ ở đầu là do đâu?
Nhiễm nấm da đầu khiến mẩn đỏ xuất hiện làm trẻ khó chịu

Nếu không được điều trị, tình trạng nhiễm nấm trên da đầu trẻ có thể lan rộng ra các vùng da khác, thậm chí là lây lan cho các bé, người thân nếu tiếp xúc. Trường hợp nhiễm nấm nặng, trẻ có thể phải đối mặt với các biến chứng nghiêm trọng, gây rụng tóc và để lại thâm sẹo vĩnh viễn.

Rôm sảy

Bệnh rôm sảy khá phổ biến ở trẻ nhỏ, thường xuất hiện khi thời tiết nóng nực. Trên da trẻ xuất hiện nhiều nốt mẩn đỏ, trong đó có da đầu. Chúng có thể tự biến mất khi thời tiết mát mẻ. Tuy nhiên, nếu trẻ cào gãi làm xước những nốt mẩn đỏ có thể gây nhiễm trùng da, hình thành mụn mủ, nhọt.

Bố mẹ cần tìm biện pháp điều trị phù hợp tình trạng rôm sảy cho con. Bởi, về cơ bản, khi thời tiết thay đổi, nốt mẩn đỏ biến mất nhưng mầm mống của bệnh vẫn chưa dứt, nó có thể tái phát nhiều lần. Bên cạnh đó, nếu không được chăm sóc tốt, da bé có thể bị viêm nhiễm nguy hại sức khỏe.

→Tham khảo ngay: Mông bé bị nổi mẩn đỏ ngứa: Nguyên nhân, cách xử lý

Cách điều trị khi trẻ bị nổi mẩn đỏ ở đầu

Đa số trường hợp trẻ nổi mẩn đỏ trên đầu đều thuộc dạng lành tính, có thể điều trị dễ dàng nếu được phát hiện sớm. Do đó, bố mẹ nên theo dõi các triệu chứng bất thường trên người trẻ để kịp thời can thiệp, phòng ngừa nhiều nguy cơ. Dưới đây là một số phương pháp điều trị tình trạng mẩn đỏ da đầu cho trẻ, bạn có thể tham khảo:

Điều trị mẩn đỏ da đầu trẻ theo mẹo dân gian

Sử dụng mẹo dân gian với các thảo dược từ thiên nhiên được phụ huynh ưu tiên lựa chọn. Bởi, các nguyên liệu đảm bảo được độ an toàn, lành tính với làn da trẻ em. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ phù hợp cho đối tượng nổi mẩn đỏ nhẹ và không có triệu chứng khác kèm theo. Bố mẹ có thể tham khảo một số mẹo dưới đây:

  • Nấu nước trầu không gội đầu: Lấy một nắm lá trầu tươi, rửa sạch và đun sôi với nước. Sau đó pha nước lá trầu với nước mát, đảm bảo nhiệt độ phù hợp cho trẻ và tiến hành gội đầu.
  • Gội đầu cho trẻ bằng lá khế: Đun lá khế tương tự như lá trầu không, pha nước ấm để gội đầu cho con.
  • Gội đầu bằng nước chanh muối: Bạn có thể pha loãng nước chanh cùng với một ít muối. Sau đó tiến hàng gội đầu nhẹ nhàng cho con. Không chỉ khắc phục viêm da tiết bã, cách này còn giúp giảm rụng tóc, giảm vảy gàu cho trẻ.
    Cách điều trị khi trẻ bị nổi mẩn đỏ ở đầu
    Mẹo dân gian chữa mẩn đỏ ở đầu cho trẻ
  • Sử dụng tinh dầu tràm: Thực hiện bằng cách pha nước ấm và nhỏ vài giọt tinh dầu vào, sau đó tiến hành gội đầu cho trẻ.

Lưu ý: Lựa chọn nguyên liệu sạch, không nhiễm hóa chất độc hại để sử dụng cho trẻ nhỏ. Trước khi áp dụng có thể tham khảo trước ý kiến của bác sĩ chuyên môn. Tránh để nước thảo dược dây vào mắt trẻ. Kiên trì thực hiện bởi biện pháp thiên nhiên sẽ mang lại tác dụng chậm hơn so với thuốc tân dược.

Chữa mẩn đỏ da đầu cho trẻ bằng Đông y

Tình trạng trẻ nổi mẩn đỏ ở đầu có thể điều trị bằng một số bài thuốc Đông y. Cách này giúp đi tận gốc căn nguyên của bệnh, khắc phục an toàn, hiệu quả các triệu chứng cho trẻ. Do thuốc được bào chế từ nguyên liệu tự nhiên, không chỉ điều trị bệnh mà còn giúp trẻ nâng cao sức đề kháng.

Nhờ lợi ích vượt bậc này, thuốc Đông y có thể loại bỏ tác nhân gây bệnh ra khỏi cơ thể con. Đồng thời, cơ thể trẻ cũng tránh được các biến chứng, cũng như hạn chế tác nhân xâm nhập gây hại. Tuy nhiên, tùy theo từng trường hợp, tình trạng bệnh mà thời gian phục hồi sẽ khác nhau. 

Sử dụng Tây y điều trị mẩn đỏ ở đầu cho trẻ

Thuốc tân dược sử dụng nên theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, nhất là đối với trẻ em. Dựa theo kết quả thăm khám, thuốc sẽ được sử dụng phù hợp tình trạng của từng trẻ. Một số dạng như:

  • Thuốc Eosin 2%: Thuốc có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn lưu trú trên da, làm dịu và điều trị các vấn đề khác của da. Do độ lành tính cao nên được sử dụng cho trẻ em.
  • Thuốc Bactroban: Loại thuốc kháng sinh tại chỗ này giúp ngăn ngừa một số vấn đề viêm nhiễm trên da. Sử dụng thuốc cho trẻ giúp làm dịu các tổn thương, giảm triệu chứng mẩn đỏ cho trẻ hiệu quả.
  • Kem Atopalm: Dạng kem thoa ngoài da giúp cấp ẩm cho làn da trẻ, cải thiện tình trạng khô ráp, bong tróc. Nhờ đó, những tổn thương trên da nhanh chóng phục hồi hơn, tránh được nhiều nguy cơ cho trẻ.
    Cách điều trị khi trẻ bị nổi mẩn đỏ ở đầu
    Sử dụng thuốc uống hoặc bôi da theo chỉ định của bác sĩ, nhất là đối với trẻ em

Sử dụng các sản phẩm tân dược có tác dụng nhanh chóng. Tuy nhiên, chúng có thể gây ra một số tác dụng phụ cho con. Vì thế, bố mẹ nên lưu ý một vài vấn đề sau đây:

  • Không tự ý mua và sử dụng thuốc cho trẻ khi chưa được bác sĩ chỉ định.
  • Sử dụng theo đúng hướng dẫn về liều lượng, cách dùng. Không nên lạm dụng có thể khiến trẻ gặp các vấn đề không mong muốn.
  • Theo dõi diễn biến cơ thể trẻ trong quá trình sử dụng thuốc điều trị. Nhanh chóng báo với bác sĩ chuyên khoa nếu trẻ có những biểu hiện bất thường như nôn, sốt, chán ăn,…

Chăm sóc và phòng ngừa tình trạng nổi mẩn đỏ ở đầu trẻ

Bên cạnh áp dụng các biện pháp điều trị tình trạng mẩn đỏ trên đầu trẻ, bố mẹ nên có biện pháp chăm sóc cơ thể bé đúng cách. Một số lưu ý như:

  • Lựa chọn dầu gội đầu, sữa tắm dành cho trẻ, chứa những thành phần lành tính, an toàn cho da. 
  • Giữ vệ sinh da đầu, cơ thể trẻ sạch sẽ, lau khô sau khi tắm. Trong quá trình gội đầu không chà xát lên vùng da bị nổi mẩn đỏ, chỉ massage nhẹ nhàng.
  • Giữ không gian sinh hoạt, nghỉ ngơi của bé được thoáng mát, sạch sẽ. Vệ sinh đồ chơi, vật dụng của trẻ, tránh để các dị nguyên có điều kiện lưu trú, gây hại cho da trẻ.
  • Không nên đội mũ quá lâu cho trẻ, giữ đầu được thông thoáng. 
  • Tránh để bé tự cào gãi khiến các vị trí tổn thương bị trầy xước dẫn đến viêm nhiễm nguy hại.
  • Lựa chọn quần áo phù hợp với thời tiết, chất liệu thấm hút mồ hôi, đặc biệt mũ đội phải vừa với đầu trẻ.
  • Nếu điều trị một thời gian, tình trạng mẩn đỏ trên da đầu trẻ không cải thiện, bạn nên đưa con đến gặp bác sĩ để được tư vấn khắc phục.

Trẻ bị nổi mẩn đỏ ở đầu thường là tình trạng lành tính và có thể biến mất sau một thời gian. Tuy nhiên, nếu thấy bé có kèm theo một số dấu hiệu bất thường như đau họng, sốt, buồn nôn,…Bố mẹ nên nhanh chóng đưa con đến bệnh viện để kiểm tra. Tránh tình trạng tự mua thuốc điều trị khiến bé gặp phải các tác dụng phụ nguy hiểm.

Có thể bạn quan tâm

Người bệnh chia sẻ kinh nghiệm khỏi hẳn mề đay tại Thuốc dân tộc

Người bệnh chia sẻ kinh nghiệm chữa khỏi mề đay và hiệu quả bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang

Bị mề đay từ nhỏ, bạn Nghiêm Huyền Linh (25 tuổi - Nhân viên văn phòng - Hà Nội) đã...

Nổi mẩn ngứa ở nách là gì? Nguyên nhân hình thành

Nổi mẩn ngứa ở nách: Nguyên nhân, cách trị và lưu ý

Nổi mẩn ngứa ở nách gây nhiều phiền toái, ảnh hưởng đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của...

Các loại bệnh mề đay

Những lưu ý khi chữa mề đay cho trẻ sơ sinh

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng mề đay ở trẻ. Việc chữa mề đay nếu muốn...

Nổi mề đay ở tay (khuỷu, cánh, bàn.. tay): Điều cần biết

Nổi mề đay ở tay thường khởi phát do căng thẳng thần kinh kéo dài, tiếp xúc với côn trùng,...

Ngứa da vào ban đêm: Nguyên nhân và cách khắc phục

Hiện tượng ngứa da vào ban đêm tưởng chừng đơn giản nhưng lại xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân...

Hỏi đáp cùng chuyên gia

  1. Thái huy hoàngThái huy hoàng says: Trả lời

    Thưa bác sĩ bác sĩ cho e hỏi da đầu của trẻ nổi nốt liti e nghi là bị nóng bác sĩ cho e biết nguyên nhân và các trị với ak

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *