Coi chừng nhầm lẫn giữa cảm cúm và dị ứng thời tiết

Cảm cúm và dị ứng thời tiết thường có những biểu hiện tương tự nhau. Do đó không ít người bị nhầm lẫn giữa 2 bệnh này, dẫn đến điều trị sai cách. Vậy cảm cúm và dị ứng thời tiết khác nhau như thế nào?

Sự khác nhau giữa cảm cúm và dị ứng thời tiết

Mặc dù có cơ chế gây bệnh tương tự nhau, nhưng dị ứng thời tiết và cảm cúm là hai bệnh khác biệt. Nhưng do cả hai bệnh cảm cúm và dị ứng thời tiết đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau như: Hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi… Vì thế, việc phân biệt 2 loại bệnh lý này không phải là điều dễ dàng. Dưới đây là những đặc điểm phân biệt cảm cúm và dị ứng thời tiết:

Cảm cúm và dị ứng thời tiết khác nhau như thế nào?
Cảm cúm và dị ứng thời tiết khác nhau như thế nào?

1. Cơ chế hoạt động

Cảm cúm và dị ứng thời tiết đều được hình thành từ một cơ chế giống nhau. Cụ thể như sau:

Trong khoang mũi có nhiều tế bào có tác dụng phát hiện sự xâm nhập của những tác nhân lạ từ bên ngoài như virus, phấn hoa… Lúc này, các tế bào T sẽ được kích hoạt. Đây là tế bào đảm nhiệm vai trò săn lùng và tiêu diệt các dị nguyên ngoại lai. Quá trình này được gọi là phản ứng miễn dịch.

Đối với những người bị dị ứng thời tiết, các  dị nguyên từ bên ngoài cũng tác động đến những tế bào miễn dịch như virus. Tuy nhiên, quá trình miễn dịch ở dị ứng thời tiết lại kèm theo cả giải phóng các kháng thể và histamin IgE. Do đó, bệnh nhân thường có các triệu chứng khác so với cảm cúm.

2. Nguyên nhân gây bệnh

Cảm cúm là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, thường do 2 loại chủng virus cúm A, B gây ra. Trong khi đó, dị ứng thời tiết thường xảy ra khi thời tiết thay đổi đột ngột, cơ thể không kịp thích nghi. Bệnh có thể xảy ra vào bất cứ thời gian nào trong năm, nhất là vào thời điểm giao mùa.

Thông thường, nếu chỉ dị ứng với dị nguyên theo mùa như phấn hoa, bệnh nhân thường chỉ mắc bệnh theo từng mùa trong năm. Nhưng với các trường hợp bị dị ứng với khói bụi, các triệu chứng có thể xuất hiện quanh năm.

Tham khảo thêm: Bị dị ứng thời tiết có tự khỏi không? Kéo dài bao lâu?

3. Triệu chứng

Để phân biệt cảm cúm và dị ứng thời tiết, chúng ta thường dựa vào các triệu chứng bệnh.

Sốt cao, đau đầu, sổ mũi là những triệu chứng thường gặp của bệnh cảm cúm
Sốt cao, đau đầu, sổ mũi là những triệu chứng thường gặp của bệnh cảm cúm

Nếu bị cảm cúm, các triệu chứng điển hình thường có:

  • Ớn lạnh, sốt cao, đổ mồ hôi
  • Đau đầu
  • Ho khan
  • Sổ mũi, nghẹt mũi, nước mũi nhầy và có màu hơi vàng
  • Đau nhức cơ thể, đau cơ
  • Cơ thể mệt mỏi và suy nhược

Bệnh nhân bị cảm cúm thường kèm theo hội chứng đau. Cơn đau có thể xuất hiện ở cơ bắp, đau nhức cả cơ thể, đau đầu. Với trẻ nhỏ, vì  chưa biết nói nên thường chỉ quấy khóc. Các triệu chứng cảm cúm thường chỉ kéo dài khoảng 3 – 5 ngày, đôi khi là 5 – 7 ngày.

Trong khi đó, dị ứng thời tiết thường gây ra các triệu chứng như:

  • Hắt hơi, sổ mũi, dịch nhầy của mũi trong
  • Ho khan
  • Da nổi mẩn đỏ, có thể ngứa đột ngột nếu tiếp xúc với nhiệt độ nóng hoặc lạnh. Cơ thể thường thấy bứt rứt, khó chịu.
  • Ngứa mắt
  • Tấy đỏ hoặc sưng rộp da, có thể phù lên hoặc bị xung huyết.
  • Nổi mề đay cấp tính. Nếu tình trạng này có kèm theo các biểu hiện như khó thở, lơ mơ, tụt huyết áp nhanh và đột ngột có thể là bệnh nhân đã bị sốc phản vệ. Cần phải đến các cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu.
Dị ứng thời tiết thường khiến da phát ban, ngứa, đỏ
Dị ứng thời tiết thường khiến da phát ban, ngứa, đỏ

Khác với cảm cúm, các triệu chứng dị ứng thời tiết thường kéo dài hơn và thường là 2 – 3 tuần. Tuy nhiên, nếu dị ứng với các loại dị nguyên không theo mùa, triệu chứng có thể xuất hiện lâu hơn và khả năng tái phát bệnh cũng lớn hơn.

4. Khả năng lây lan

Xuất phát từ nguyên nhân gây bệnh là virus, bệnh cảm cúm có khả năng lây lan từ người sang người. Đòng thời có tốc độ lây lan khá nhanh. Con đường lây nhiễm chủ yếu là qua đường hô hấp. Một người khỏe mạnh nếu không may hít phải các dịch nhầy hoặc giọt nước do bệnh nhân hắt hơi, ho thì nguy cơ bị nhiễm bệnh là rất lớn.

Có nhiều chủng virus gây bệnh cảm cúm từ mức độ nhẹ đến nặng hoặc trở thành dịch. Thậm chí một số chủng với độc tính cao, có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng. Trái với cúm, dị ứng thời tiết không có khả năng lây nhiễm. Nó có thể xuất hiện ngẫu nhiên ở bất cứ lứa tuổi nào và có sự giống nhau ở cả 2 giới.

Tham khảo thêm: Dị ứng thời tiết nổi mẩn đỏ ngứa phải làm sao?

5. Phương pháp điều trị

Cảm cúm do virus gây ra nên không có thuốc đặc trị. Các biện pháp được áp dụng thường chỉ nhằm vào mục đích làm giảm triệu chứng, nâng cao thể trạng. Sau đó, bệnh có thể tự khỏi. Tuy nhiên, bệnh nhân cũng cần áp dụng các biện pháp điều trị triệu chứng để tránh gây ra biến chứng.

Với bệnh dị ứng thời tiết, biện pháp thường được áp dụng là điều trị nội khoa. Tùy thuộc vào mức độ bệnh lý mà các bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân các loại thuốc phù hợp:

  • Nếu bị dị ứng thông thường, bệnh nhân sẽ được chỉ định thuốc kháng histamin như loratadin, cetirizine…
  • Các loại thuốc kháng thụ thể H2 như cetirizine, hoặc doxepin kết hợp với kháng histamin sẽ được dùng cho những người bị bệnh nặng.
  • Nếu có phù mạch, nổi mề đay thuốc Prednisolone sẽ được chỉ định.
  • Để dự phòng, hạn chế sự diễn tiến kéo dài của bệnh, các loại thuốc Corticoid sẽ được chỉ định.

Bệnh cảm cúm và dị ứng thời tiết khác nhau. Tuy nhiên, nếu không được điều trị sớm, chúng đều có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, dù là bệnh gì thì chúng ta cũng nên đi khám để được điều trị sớm.

Bật Mí 6 Loại Lá Cây Chữa Viêm Da Dị Ứng Có Ở Quanh Nhà

Dùng lá cây chữa viêm da dị ứng là phương pháp dân gian được ông bà xưa sử dụng và...

Những nguyên nhân khiến bạn bị dị ứng ở mắt và biện pháp điều trị

Nếu mắt bị ngứa, đỏ, chảy nước mắt hoặc nóng rát thì rất có khả năng bạn bị dị ứng...

Dấu hiệu dị ứng bỉm ở trẻ mẹ cần nhận biết và xử lý nhanh

Sử dụng bỉm kém chất lượng hoặc dùng sai cách có thể khiến trẻ bị dị ứng. Nguyên nhân có...

Lưng nổi mẩn đỏ ngứa là bị gì? Dấu hiệu và cách trị

Hiện tượng lưng nổi mẩn đỏ ngứa có thể cảnh báo rất nhiều vấn đề về sức khỏe như chàm...

Dị ứng mạt bụi là gì? Làm thế nào để điều trị?

Dị ứng mạt bụi rất phổ biến, bên cạnh các triệu chứng dị ứng, nếu người bệnh tiếp xúc lâu...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *