Người bị bệnh viêm da cơ địa dị ứng phải biết những điều này

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Ngứa da là tình trạng mà chúng ta rất hay gặp phải, nhưng nếu ngứa kéo dài kèm theo nổi mẩn đỏ thì có thể bạn đã bị viêm da dị ứng.

viêm da dị ứng - viêm da cơ địa dị ứng ở trẻ sơ sinh
Bệnh viêm da dị ứng là căn bệnh ngoài da nhiều người mắc phải

Suốt nhiều năm chịu đựng căn bệnh á sừng đầy “ám ảnh”, ông Nguyễn Thế Tình (Hạ Long, Quảng Ninh) đã lành bệnh chỉ sau 1 tháng sử dụng Thanh bì Dưỡng can thang.

Viêm da cơ địa dị ứng là gì?

Viêm da dị ứng là tình trạng viêm da mãn tính đặc trưng bởi tình trạng da khô hoặc ngứa. Dân gian còn hay gọi bệnh này là bệnh chàm. Phần lớn các bệnh chàm da hay gây ngứa đỏ tuy nhiên bệnh viêm da dị ứng còn có thể gây ra các triệu chứng nghiêm trọng hơn.

Triệu chứng bệnh viêm da cơ địa dị ứng

Triệu chứng ban đầu của viêm da dị ứng là da khô ngứa và xuất hiện ban đỏ. Khi bùng phát, biểu hiện viêm sẽ lan rộng. Lúc này  hoạt động của máu tăng lên thì sẽ càng ngứa nhiều hơn. Thậm chí nếu gãi thì càng dễ gây viêm, trầy xước và nhiễm trùng da.

Các triệu chứng bệnh cũng khác nhau tùy theo từng lứa tuổi, cụ thể như:

# Trẻ sơ sinh

Do trẻ nhỏ chưa có khả năng tự nhận biết các dấu hiệu và cũng chưa có khả năng diễn đạt. Chính vì vậy mà cha mẹ cần phải nhận biệt các dấu hiệu bằng cách quan sát. Thông thường khi mắc bệnh viêm da dị ứng, trẻ hay có các dấu hiệu như sau:

viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh
Cha mẹ không được chủ quan khi trẻ sơ sinh bị viêm da dị ứng
  • Da khô, ngứa, bong vảy
  • Phát ban trên da đầu hoặc má
  • Trẻ hay quấy khóc và lười bú

# Triệu chứng ở trẻ em

Ở những trẻ ở độ tuổi lớn hơn thì có thể xuất hiện những triệu chứng như sau:

  • Phát ban ở nếp gấp của khuỷu tay, đầu gối
  • Tại vị trí phát ban có dấu hiệu bong vảy
  • Da trở nên dày hơn
  • Da có dấu hiệu khô và bong vảy
  • Phát ban ở cổ, mặt và đặc biệt là vùng quanh mắt.

# Triệu chứng ở người lớn

Ngoài những biểu hiện điển hình của bệnh nhân bị viêm da dị ứng thì một số bệnh nhân bị tái phát nhiều lần. Thậm chí nhiều người mắc bệnh này từ nhỏ đến tận lúc trưởng thành

Ai có nguy cơ bị viêm da dị ứng

Theo thống kê của Hiệp hội Da Liễu Hoa Kì thì trong 31 triệu người mắc bệnh viêm da thì có tới 17.8 triệu người bị viêm da dị ứng.

90% bệnh nhân bị viêm da dị ứng mắc bệnh từ khi còn nhỏ. Rất hiếm người bắt đầu mắc bệnh khi đã trưởng thành. Điều này cũng có liên quan đến tính di truyền của bệnh. Tức là trong nhà có người mắc bệnh thì khả năng các thành viên trong nhà mắc bệnh cũng khá cao. Có thể xuất hiện dưới dạng viêm da dị ứng hoặc hen suyễn.

Nguyên nhân gây bệnh viêm da dị ứng

Hiện nay vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây viêm da dị ứng. Tuy nhiên qua nhiều nghiên các chuyên gia đã tổng hợp được một số tác nhân có thể tác động đến bệnh bao gồm:

  • Sự thay đổi của thời tiết
  • Tiếp xúc với hóa chất, chất tẩy rửa
  • Tiếp xúc với len, vải tổng hợp
  • Kích thích từ bụi bẩn, ô nhiễm môi trường

Chẩn đoán bệnh viêm da dị ứng

Trước khi tiến hành điều trị viêm da dị ứng, bác sĩ sẽ tiến hành các biện pháp chẩn đoán để khẳng định lại bệnh nhân có bị mắc bệnh hay không. Đồng thời biết được bệnh nhân đang mắc bệnh ở mức độ nào.

Ngoài việc tiến hành các bước khám lâm sàng thì bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm cận lâm sàng khi nghi ngờ bệnh nhân bị viêm da dị ứng. Thông thường sẽ gồm những xét nghiệm như: xét nghiệm máu, xét nghiệm da…

Sau đó sẽ tổng hợp lại các kiểm tra và đưa ra kết luận cuối cùng. Từ đó mới có thể đưa ra phương án điều trị bệnh thật sự phù hợp.

Điều trị viêm da dị ứng

Hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm bệnh viêm da dị ứng. Tuy nhiên người bệnh có thể giảm đi triệu chứng của bệnh và ngăn chặn sự bệnh tái phát nhờ những biện pháp sau đây:

# Điều trị bằng thuốc

Sau khi xem xét các triệu chứng, tiến hành các kiểm tra thì bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán và phương pháp điều trị phù hợp.

cách điều trị bệnh viêm da cơ địa dị ứng - thuốc điều trị viêm da cơ địa dị ứng - phác đồ điều trị viêm da cơ địa dị ứng
Dùng thuốc để điều trị khi bị viêm da dị ứng theo chỉ định của bác sĩ

Bác sĩ có thể đề nghị một số loại thuốc phù hợp với tình trạng của người bệnh. Bao gồm thuốc uống, thuốc dạng kem hoặc dạng mỡ.

Đó có thể là các loại thuốc như sau:

  • Thuốc kháng histamin để giảm ngứa, nhất là những cơn ngứa vào buổi tối.
  • Thuốc kháng sinh nếu có dấu hiệu nhiễm trùng da
  • Thuốc ức chế hệ thống miễn dịch như dupilumab (Dupixent) tiêm 2 tuần/lần
  • Thuốc mỡ không steroid được dùng 2 lần/ ngày

Việc dùng thuốc cần phải tuân thủ tuyệt đối theo những gì mà bác sĩ đã chỉ định. Khi có bất cứ  dấu hiệu bất thường nào cũng phải ngưng ngay việc sử dụng thuốc và liên hệ với bác sĩ để có phương án chữa trị kịp thời.

# Tránh các tác nhân gây dị ứng

Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh viêm da dị ứng để tránh các tác nhân đó. Chẳng hạn, nếu sử dụng xà phòng gây kích ứng da thì nên hạn chế dùng. Ngoài ra nên tránh khói thuốc lá, phấn hoa, lông thú nuôi… vì đây là những tác nhân dễ gây kích ứng có thể làm cho bệnh càng ngày càng trầm trọng hơn.

# Chăm sóc da đúng cách

  • Người bệnh cần dưỡng ẩm cho da để duy trì lớp bảo vệ tự nhiên. Ngoài sử dụng lớp kem dưỡng ẩm người bệnh cũng không tắm quá lâu và không nên tắm nước quá nóng vì có thể gây khô da.
Điều trị viêm da dị ứng
Vệ sinh da thường xuyên khi bị viêm da dị ứng
  • Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, khói bụi… có thể gây tổn hại đến các tế bào da.

# Viêm da cơ địa dị ứng nên kiêng ăn gì?

Bên cạnh đó nên xây dựng chế độ ăn thật sự khoa học để hỗ trợ việc điều trị các triệu chứng bệnh. Trong chế độ ăn hàng ngày nên bổ sung nhiều nước, rau củ quả tươi để bổ sung đầy đủ dinh dưỡng… Ngoài ra người bệnh cũng nên kiêng ăn một số thực phẩm sau:

  • Hải sản: vì nhóm thực phẩm này có chứa nhiều histamine có thể làm cho các phản ứng dị ứng trong cơ thể trở nên trầm trọng hơn.
  • Các sản phẩm từ sữa tuy có nhiều giá trị dinh dưỡng nhưng cũng nên hạn chế khi mắc bệnh. Vì có thể làm cho các triệu chứng bệnh xuất hiện thường xuyên hơn.
  • Thịt đỏ có thể làm gia tăng phản ứng viêm trong cơ thể, làm nghiêm trọng thêm các triệu chứng bệnh. Chính vì vậy cũng nên hạn chế nhóm thực phẩm này khi đang mắc bệnh viêm da dị ứng.
  • Thực phẩm nhiều đường không có giá trị dinh dưỡng nhưng lại làm gia tăng phản ứng viêm da. Chính vì vậy người bệnh nên hạn chế nhóm thực phẩm này khi đang mắc bệnh.

Đừng quá lo lắng nếu không may mắc bệnh viêm da dị ứng, chỉ cần áp dụng các biện pháp điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ kết hợp với sinh hoạt khoa học thì bệnh sẽ nhanh chóng được đẩy lùi.

Thuocdantoc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Tin bài liên quan

Cách chữa ghẻ nước bằng lá trầu không ngay tại nhà

Thay vì dùng thuốc bôi Tây y, nhiều người đã tìm đến bài thuốc dân gian chữa ghẻ nước bằng...

Các thuốc đặc trị ghẻ ngứa ở trẻ em - An toàn, hiệu quả

Các thuốc đặc trị ghẻ ngứa ở trẻ em – An toàn, hiệu quả

Thuốc đặc trị ghẻ ngứa ở trẻ em là những loại có thành phần phù hợp với làn da mềm...

Người đàn ông 4 năm chiến đấu với vảy nến chia sẻ hành trình thoát bệnh trên VTV2

Suốt 4 năm chiến đấu với chứng vảy nến đầy ám ảnh, ông Tiết Quang Tuấn từng khổ sở vì...

Mẩn ngứa đối xứng là dấu hiệu của bệnh gì?

Mẩn ngứa đối xứng là một trong những tổn thương da phổ biến. Triệu chứng này có thể là dấu...

Dị ứng thời tiết ở trẻ và cách xử lý nhanh cha mẹ nên biết

Bệnh dị ứng thời tiết xảy ra phổ biến và không giới hạn độ tuổi. Trong đó có dị ứng...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.