Viêm nang lông: Nguyên nhân, dấu hiệu, chẩn đoán và điều trị

Viêm nang lông là tình trạng một hoặc nhiều nang lông bị viêm hay nhiễm trùng. Bệnh có thể xảy ra ở bất cứ đâu trên da ngoại trừ lòng bàn chân và lòng bàn tay. Tuy không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lại gây mất thẩm mỹ, đặc biệt là ở chị em phụ nữ.

Viêm nang lông là gì?
Viêm nang lông thường gây ngứa, khó chịu.

I. Viêm nang lông là gì?

Viêm nang lông là tình trạng lỗ nang lông bị viêm do nhiễm trùng vi khuẩn hoặc nấm. Ban đầu, viêm có thể trông giống như những nốt mụn nhọt có đầu trắng xung quanh nang lông hoặc những nốt đỏ. Tuy nhiên, nếu viêm nặng có thể biến thành vết loét và lan rộng ra khắp cơ thể.

Viêm nang lông không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng bệnh gây ngứa và đau. Bên cạnh đó, nhiễm trùng nặng có thể gây rụng tóc và để lại sẹo, ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Trong một số trường hợp bệnh nhẹ, bạn có thể khắc phục triệu chứng bằng các biện pháp chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, đối với tình trạng viêm nang lông nặng và thường xuyên tái phát, cách tốt nhất bạn nên làm là đến gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu và điều trị thuốc theo đơn.

II. Triệu chứng viêm nang lông

Người bệnh bị viêm nang lông có thể bắt gặp các triệu chứng như:

  • Xuất hiện mụn nước hoặc những nốt mụn đầu trắng xung quanh nang lông
  • Ngứa và rát da
  • Mụn nước đầy mủ có thể vỡ ra với dịch màu vàng nhạt hoặc vàng.
  • Ban đỏ và nhiễm trùng da

Ngoài các triệu chứng nêu trên, bạn có thể gặp phải một số biểu hiện khác. Do đó, nếu có bất kỳ thắc mắc nào bạn nên gặp bác sĩ để được chăm sóc tốt hơn.

Khi nào bạn cần đi khám bác sĩ?

Trong một số trường hợp viêm nang lông nhẹ, bệnh có thể tự khỏi sau đó 2 tuần nhưng người bệnh cũng cần có chế độ chăm sóc hợp lý, tránh tình trạng nhiễm trùng.

Bên cạnh đó, nếu tình trạng viêm nang lông lan rộng và có triệu chứng không biến mất sau một vài ngày. Bạn nên dùng thuốc kháng sinh hoặc thuốc chống nấm để kiểm soát bệnh.

Tuy nhiên, nếu triệu chứng bệnh ngày càng trở nên trầm trọng hơn, bệnh nhân nên đặt lịch hẹn với bác sĩ nếu các biểu hiện bệnh của bạn trở nên nghiêm trọng hơn.

III. Các loại viêm nang lông

Theo các chuyên gia da liễu, viêm nang lông có hai loại là bề ngoài và sâu. Loại viêm nang lông bề ngoài liên quan đến một phần của nang trứng và loại sâu thường nặng hơn, liên quan đến toàn bộ nang.

+ Các dạng viêm nang lông nông

  • Viêm nang lông do vi khuẩn: Là một trong những loại viêm nang lông phổ biến. Dấu hiệu nhận biết là có vết sưng ngứa, có mủ trắng. Loại viêm này xảy ra khi nang lông bị nhiễm vi khuẩn, chủ yếu là tụ cầu khuẩn Staphylococcus aureus. Vi khuẩn này ngày thường sống trên da và vô hại. Tuy nhiên, khi trên da có vết cắt hoặc xước chúng sẽ xâm nhập vào gây viêm.
  • Viêm nang lông do bồn tắm nước nóng: Thường gọi là viêm nang lông do vi khuẩn pseudomonas gây ra. Loại viêm này thường gây nổi mẩn đỏ và ngứa từ một đến hai ngày sau khi tiếp xúc với vi khuẩn gây bệnh
  • Viêm nang lông do Pityrosporum: Loại vi khuẩn này tạo ra mụn mủ gây đổ và ngứa ở ngực và lưng, đôi khi trên cánh tay trên, cổ và vai, mặt. Hầu hết viêm nang lông Pityrosporum đều lòa do nhiễm trùng nấm men.
  • Viêm chân lông do dùng dao cạo: Là tình trạng lỗ chân lông bị viêm do người bệnh sử dụng dao tẩy lông không đúng cách. Triệu chứng thường gặp là xuất hiện mụn mủ quanh lỗ nang lông và gây ngứa ngáy, khó chịu.

+ Các dạng viêm nang lông sâu

  • Viêm nang lông gram âm: Bệnh phát triển trong trường hợp bạn sử dụng thuốc kháng sinh điều trị mụn trứng cá trong thời gian dài.
  • Viêm nang lông ở râu (Sycosis barbae): Người bị viêm nang lông ở râu chủ yếu là ở nam giới. Viêm xảy ra khi bạn tiến hành cạo râu.
  • Viêm nang lông tăng bạch cầu ái toan: Loại này chủ yếu ảnh hưởng đến người nhiễm HIV / AIDS. Triệu chứng bệnh thường là ngứa dữ dội, mụn nhọt xuất hiện nhiều ở các nang lông trên mặt và cơ thể.

IV. Nguyên nhân gây viêm nang lông

Viêm nang lông xảy ra chủ yếu là do nhiễm trùng tụ cầu khuẩn Staphylococcus aureus. Ngoài ra, bệnh cũng có thể do:

Nguyên nhân gây viêm nang lông
Thường xuyên wax lông hay cạo lông chính là nguyên nhân dẫn đến viêm nang lông.
  • Vi rút, nấm mốc, ký sinh trùng
  • Hoặc do viêm lông mọc ngược
  • Các bệnh về da như mụn trứng cá hay do viêm da
  • Viêm cũng có thể là do bị thương bởi tai nạn hoặc phẫu thuật
  • Nang lông bị tắc nghẽn do lỗ chân lông bị cọ xát với áo quần hoặc do bạn tẩy lông không đúng cách.

Các yếu tố rủi ro làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm nang lông

Viêm nang lông có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên cơ thể và ở bất kỳ ai. Tuy nhiên, những đối tượng dưới đây thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Cụ thể như:

  • Người bị mụn trứng cá hoặc gặp phải vấn đề về da như viêm da.
  • Bệnh nhân sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh hoặc dùng một loại thuốc như thuốc chống viêm không chứa steroid để điều trị mụn.
  • Người thường xuyên cạo râu nhưng dụng cụ cạo không được vệ sinh sạch sẽ.
  • Bệnh nhân bị tiểu đường, HIV/AIDS hoặc người bị bệnh bạch cầu mãn tính thường dễ bị viêm nang lông do sức đề kháng yếu.
  • Người thường xuyên mặc quần áo bó sát, giữ nhiệt, không thấm hút mồ hôi.
  • Ngâm mình trong nước ấm, bồn ngâm không được khử trùng.

V. Biến chứng của bệnh viêm nang lông

Viêm nang lông nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như:

  • Bệnh lây lan rộng khắp cơ thể
  • Nhiễm trùng tái phát
  • Xuất hiện mụn nhọt dưới da
  • Da bị tổn thương vĩnh viên, dễ gây sẹo hoặc đốm đen
  • Tiêu hủy nang tóc khiến tóc bị rụng vĩnh viễn

VI. Chẩn đoán bệnh viêm nang lông

Chỉ cần nhìn vào da bác sĩ có thể giúp chẩn đoán tình trạng viêm nang lông. Tuy nhiên, để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh, họ sẽ sử dụng một số kỹ thuật kiểm tra bằng kính hiển vi như soi da.

Bác sĩ có khả năng chẩn đoán viêm nang lông bằng cách nhìn vào da của bạn và xem xét lịch sử y tế của bạn. Người đó có thể sử dụng một kỹ thuật để kiểm tra bằng kính hiển vi của da (soi da).

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chẩn đoán soi da bằng cách làm sinh thiết. Nghĩa là họ sẽ dùng tăm bông lấy một mẫu da hoặc tóc bị nhiễm bệnh của bạn gửi đến phòng thí nghiệm để tiến hành phân tích.

VII. Điều trị bệnh viêm nang lông

Tùy vào loại và mức độ bệnh mà phương pháp điều trị bệnh thường không giống nhau. Người bệnh có thể cải thiện triệu chứng viêm nang lông bằng thuốc hoặc sử dụng các phương pháp can thiệp khác.

Dùng thuốc điều trị

Đối với một số trường hợp nhiễm trùng nhẹ, kem kháng sinh hoặc một số loại gel, kem dưỡng da có thể được bác sĩ chỉ định sử dụng để làm giảm triệu chứng ngứa ngáy do bệnh gây ra. Nhưng, đối với trường hợp viêm chuyển nặng, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh cho bệnh nhân dùng.

Tuy nhiên, thuốc kháng sinh thường không hữu ích trong việc điều trị nấm. Vì thế, nếu bạn bị viêm nang lông do nấm gây ra, có thể dùng thuốc, dầu gội hoặc kem chống nấm để chữa trị.

Trong trường hợp viêm nang lông do tăng bạch cầu ái toan ở mức độ nhẹ, bác sĩ sẽ đề nghị bạn thử dùng một số loại thuốc giảm viêm hoặc kem steroid để giảm ngứa và sưng. Mặt khác, một số loại thuốc kháng vi rút có thể hữu ích trong việc cải thiện viêm nang lông tăng bạch cầu ái toan ở người bị nhiễm HIV/AIDS.

Điều trị viêm nang lông
Công nghệ laser giúp tẩy lông, làm sạch nhiễm trùng.

Các biện pháp can thiệp khác

+ Tẩy lông bằng công nghệ Laser

Nếu các biện pháp điều trị nêu trên bị thất bại, tẩy lông bằng công nghệ Laser có thể giúp điều trị nhiễm trùng. Tuy nhiên, phương pháp này khá đắt tiền và để điều trị dứt điểm viêm nang lông cần phải áp dụng nhiều liệu trình. Bên cạnh đó, chúng cũng có thể làm giảm mật độ của tóc trong khu vực điều trị. Đồng thời, gây ra nhiều phản ứng phụ như sẹo, da bị phồng rộp và đổi màu.

+ Phẫu thuật

Nếu viêm nang lông gây nổi mụn nhọt, tiểu phẫu sẽ giúp loại bỏ mủ tích tụ trong đó. Đồng thời giúp làm giảm đau, tăng khả năng phục hồi và ngăn ngừa hình thành sẹo.

VII. Phòng ngừa viêm nang lông như thế nào?

Để phòng ngừa viêm nang lông xảy ra, bạn có thể tuân thủ theo các biện pháp sau đây:

  • Không nên mặc quần áo chật bởi chúng ma sát làm tăng nguy cơ viêm nang lông. Tốt nhất, bạn nên mặc quần áo rộng với chất liệu vải cotton, thấm hút sâu.
  • Không nên thường xuyên cạo râu. Trước khi cạo, bạn nên vệ sinh dụng cụ cạo bằng chất tẩy rửa và khử trùng sạch sẽ, tránh lây nhiễm chéo vi khuẩn. Đồng thời, sau khi cạo xong nên rửa lại da mặt bằng sửa rửa mặt để loại bỏ vi khuẩn. Tuyệt đối không được dùng chung dao cạo với người khác.
  • Nặn mụn nhọt không đúng cách làm tăng khả năng bị viêm nang lông. Vì vậy, bạn không nên tự nặn mụn, nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám.
  • Không nên sử dụng các sản phẩm chứa nhiều dầu gây bít tắc lỗ chân lông.
  • Không được sử dụng thuốc kháng sinh bôi tại chỗ khi không có sự cho phép của bác sĩ.
  • Không nên dùng chung bồn nước nóng với người khác. Chỉ sử dụng bồn khi đã được vệ sinh sạch sẽ. Bạn có hể dùng dung dịch clo với nồng độ thấp để khử trùng bồn tắm.
  • Tẩy lông không đúng cách hoặc tẩy bằng các sản phẩm không đảm bảo chất lượng có thể gây kích ứng da. Do đó, bạn nên lựa chọn và mua các loại thuốc tẩy lông có xuất xứ và nguồn gốc rõ ràng.

Viêm nang lông có thể xuất hiện nhiều hoặc ít ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể. Để ngăn ngừa bệnh, ngoài việc tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ, các bạn cũng nên có chế độ ăn khoa học và tập luyện hợp lý.

ThuocDanToc.vn không đưa ra bất kỳ lời khuyên cũng như phương pháp điều trị y khoa.

Chữa bệnh viêm nang lông bằng đông y và những điều cần lưu ý

Cách điều trị viêm nang lông bằng Đông y hiệu quả

Điều trị viêm nang lông bằng đông y cần phải dựa vào triệu chứng và mức độ bệnh lý để...

Người bị viêm nang lông có nên triệt lông, làm đẹp?

Người bị viêm nang lông có nên triệt lông, làm đẹp?

Người bị viêm nang lông có nên triệt lông không được nhiều người quan tâm. Theo các chuyên gia, việc...

5 Cách chữa viêm chân lông bằng lá trầu không hiệu quả bất ngờ

Hiện nay đang có rất nhiều người áp dụng cách chữa viêm chân lông bằng lá trầu không. Phương pháp...

Bị Viêm Nang Lông Ở Ngực: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Bệnh viêm nang lông ở ngực xảy ra khi nang lông tại khu vực này bị viêm do nhiễm nấm...

7 Mẹo trị viêm nang lông bằng dầu dừa hiệu quả ngay tại nhà

Để khắc phục bệnh viêm nang lông, dân gian có nhiều cách chữa trị tại nhà đơn giản nhưng khá...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *