Khoai tây chữa bệnh chàm có được không?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Khoai tây chữa bệnh chàm mang lại những dưỡng chất có lợi cho cơ thể và làn da, khoai tây được dùng như một loại dược liệu giúp làm đẹp và điều trị nhiều bệnh ngoài da khác nhau. Vậy khoai tây chữa bệnh chàm có được không? Cần thực hiện như thế nào thì an toàn và đạt hiệu quả? Thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.

Khoai tây chữa bệnh chàm có được không?
Tìm hiểu khoai tây chữa bệnh chàm có được không? Cần thực hiện như thế nào thì an toàn và đạt hiệu quả?

Khoai tây chữa bệnh chàm có được không?

Khoai tây (Solanum tuberosum) thuộc họ Cà (Solanaceae). Đây là một loại cây nông nghiệp ngắn ngày thường được trồng để lấy củ. Lượng tinh bột dồi dào trong khoai tây thường được sử dụng để chế biến nhiều món ăn vừa thơm ngon vừa bổ dưỡng. Lượng tinh bột này có khả năng cung cấp những dưỡng chất cần thiết, giúp nâng cao sức khỏe và sức đề kháng cho cơ thể, phòng ngừa và cải thiện một số bệnh lý nguy hiểm.

Bên cạnh đó nhờ khả năng kháng viêm và nhiều dưỡng chất có lợi, lượng tinh bột trong củ khoai tây còn có khả năng làm đẹp da, dưỡng ẩm cho da, giúp da sáng và đều màu hơn. Đồng thời bài trừ tốt những vết thâm, chàm, khắc phục những vết thương trên bề mặt da.

Chính vì thế, khoai tây thường được sử dụng để điều trị bệnh chàm và một số bệnh ngoài da khác như: Dị ứng, á sừng, chốc lở, vảy nến, viêm nang lông, viêm da cơ địa, viêm da tiết bã nhờn, viêm da dị ứng, bệnh tổ đĩa, phát ban da, nổi mề đay, lang ben, nấm da, nhiễm trùng da, hắc lào…

Theo Y học hiện đại, trong 100 gram khoai tây chứa 15,44 gram tinh bột (thành phần chính) và nhiều dưỡng chất có lợi cho cơ thể, sức khỏe và làn da. Một số thành phần đáng chú ý trong khoai tây gồm:

  • Nước chiếm khoảng ¾ củ khoai tây
  • Các khoáng chất: Kẽm, photpho, natri, kali, sắt, canxi, magie, mangan…
  • Các loại vitamin nhóm B: Vitamin B1 (Thiamine), Vitamin B2 (Riboflavin), Vitamin B3 (Niacin). Các vitamin nhóm B chiếm tỉ lệ từ 3 – 7% khối lượng trong một củ khoai tây
  • Đạm thực vật
  • Chất béo
  • Cacbohydrat
  • Chất xơ thực phẩm.

Thành phần trong khoai tây đều là những dưỡng chất có lợi đối với sức khỏe và làn da. Đặc biệt chúng có khả năng khắc phục tốt bệnh chàm và những triệu chứng khó chịu đi kèm gồm: Da tấy đỏ, xuất hiện hồng ban, ngứa ngáy, khô da, bong tróc da, nổi mụn nước, chảy nước dịch nhầy, sưng, mụn nước có mủ, đóng vảy tiết, hằn cổ trâu…

Bên cạnh đó những dưỡng chất trong khoai tây còn có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn tự nhiên, giúp người bệnh làm sạch vùng da bệnh, loại bỏ vi khuẩn và những yếu tố có hại trên làn da. Đồng thời khắc phục nhanh tình trạng sưng, viêm, ngứa ngáy, đóng vảy tiết và những mụn nước có mủ.

Hơn thế, thành phần vitamin B, khoáng chất và những dưỡng chất có lợi khác còn có tác dụng xoa dịu nhanh những tổn thương trên bề mặt da, giúp ngăn ngừa tình trạng chảy nước dịch nhầy, dưỡng da và bảo vệ vùng da bệnh.

Lượng nước trong khoai tây rất có lợi trong việc cung cấp độ ẩm cho làn da, giúp da mềm và ngăn ngừa tình trạng khô da, bong tróc da. Việc dùng khoai tây chữa bệnh chàm đúng cách có thể giúp người bệnh giảm nhanh cảm giác ngứa ngáy, khó chịu tại những vết hồng ban, khắc phục tốt bệnh lý và những triệu chứng.

Khoai tây và công dụng chữa bệnh chàm
Khoai tây có khả năng điều trị tốt bệnh chàm và khắc phục tình trạng ngứa ngáy, hồng ban, khô da, bong tróc da, nổi mụn nước, chảy nước dịch nhầy…

Xem thêm: Hướng dẫn 6 cách trị chàm môi theo dân gian an toàn

Hướng dẫn dùng khoai tây chữa bệnh chàm

Dùng khoai tây chữa bệnh chàm là một trong những phương pháp chữa bệnh lành tính và có độ an toàn cao. Bên cạnh đó, phương pháp chữa bệnh này lại vô cùng đơn giản, dễ thực hiện và không tốn nhiều công sức. Nguyên liệu cũng rất dễ tìm và có thể dễ dàng thực hiện tại nhà.

Nguyên liệu:

  • 1 củ khoai tây (tùy thuộc vào kích thước vết chàm, người bệnh có thể thay đổi số lượng khoai tây. Ngoài ra người bệnh nên chọn khoai tây màu vàng, tránh chọn những củ có màu xanh hoặc đã lên mầm)
  • Nước muối loãng
  • Băng gạc sạch hoặc khăn sạch.

Cách thực hiện:

  • Khoai tây để nguyên phần vỏ, rửa thật sạch và để ráo nước
  • Đun một lượng nước vừa đủ, đến khi sôi thì cho khoai tây vào và đun sôi trong 1 phút. Điều này sẽ giúp bạn loại bỏ được những tạp chất, các loại vi khuẩn và lượng bụi bẩn còn sót lại trên bề mặt vỏ khoai tây
  • Vớt khoai tây ra ngoài, để nguội bớt và cắt thành từng lát mỏng
  • Cho lượng khoai tây đã thái mỏng vào cối và thực hiện giã cho đến khi khoai tây mịn
  • Dùng nước muối pha loãng vệ sinh sạch vùng da bị chàm
  • Đắp khoai tây thành từng lớp mỏng lên vùng da bị bệnh
  • Dùng gạc sạch hoặc khăn bông sạch băng vùng da bị chàm
  • Sử dụng trong 1 ngày thì thực hiện lại những bước trên. Đồng thời thay lớp khoai tây mới và gạc mới
  • Thực hiện liên tiếp trong 3 ngày.

Sau khi áp dụng phương pháp dùng khoai tây chữa bệnh chàm, những vết thương trên vùng da bệnh (đặc biệt là những đốm mụn nước và hồng ban) sẽ khô và se khít lại. Đồng thời kích thích lên da non và thúc đẩy quá trình tái tạo làn da mới.

Ngoài ra khi thực hiện phương pháp chữa bệnh này, những vùng da bị bệnh chàm sẽ được dưỡng ẩm, da mềm hơn, giảm nhanh tình trạng ngứa ngáy và khắc phục những triệu chứng khó chịu do bệnh chàm gây ra.

Hướng dẫn dùng khoai tây chữa bệnh chàm
Phương pháp dùng khoai tây chữa bệnh chàm vừa đơn giản, dễ thực hiện vừa không tốn nhiều thời gian và công sức

Tham khảo thêm: 10 cách trị bệnh chàm tại nhà hiệu quả và những lưu ý

Những điều cần lưu ý khi dùng khoai tây chữa bệnh chàm

Trong thời gian dùng khoai tây chữa bệnh chàm, người bệnh cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Bài thuốc dùng khoai tây chữa bệnh chàm chỉ phù hợp với những bệnh nhân có vùng da bị chàm nhẹ, bệnh vừa khởi phát, chưa lan rộng sang những vùng da khác và dễ băng. Đối với những bệnh nhân có vùng da chàm lan rộng, bệnh mãn tính hoặc có những triệu chứng nghiêm trọng, người bệnh cần đến bệnh viện để được kiểm tra. Đồng thời áp dụng những phương pháp điều trị chuyên sâu hơn theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa
  • Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bài thuốc dùng khoai tây chữa bệnh chàm
  • Bài thuốc dùng khoai tây chữa bệnh chàm không có khả năng thay thế thuốc chữa bệnh do bác sĩ chuyên khoa kê đơn
  • Trong thời gian áp dụng phương pháp dùng khoai tây chữa bệnh chàm, người bệnh không nên gãi, cào hoặc chà xát mạnh lên những vùng da bị bệnh. Điều này sẽ khiến vùng da bị chàm trầy xước, nhiễm khuẩn, bệnh tình phát triển theo một mức độ nghiêm trọng hơn
  • Trong trường hợp bệnh chàm xuất hiện với tình trạng ngứa da nghiêm trọng, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng những loại thuốc bôi có khả năng giúp giảm ngứa tốt như: Phenergan hoặc Flucinar dùng ngoài
  • Trong thời gian chữa bệnh chàm bằng khoai tây, người bệnh nên thường xuyên vệ sinh vùng da bệnh sạch sẽ. Đồng thời áp dụng những biện pháp chăm sóc da đúng cách, phù hợp để dưỡng da và bảo vệ sức khỏe của da
  • Người bệnh nên sử dụng những sản phẩm có khả năng dưỡng da, làm ẩm, chăm sóc da dịu nhẹ, có khả năng cung cấp nước và phù hợp với tình trạng da của bạn ở hiện tại
  • Khi dùng khoai tây chữa bệnh chàm, người bệnh cần sử dụng trang phục thoải mái và có khả năng thấm hút mồ hôi tốt
  • Người bệnh nên cung cấp nhiều vitamin và những dưỡng chất có lợi có trong rau củ quả, trái cây tươi trong thời gian dùng khoai tây chữa bệnh chàm. Bởi các loại vitamin và những dưỡng chất có khả năng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và hỗ trợ tốt quá trình chữa bệnh.
Những điều cần lưu ý khi dùng khoai tây chữa bệnh chàm
Trong thời gian dùng khoai tây chữa bệnh chàm, người bệnh cần cung cấp vitamin và những dưỡng chất có lợi có trong rau củ quả, trái cây tươi

Gợi ý: Cách chữa bệnh chàm bằng thuốc Nam của ông bà ta

Dùng khoai tây chữa bệnh chàm là một phương pháp điều trị được nhiều bệnh nhân tin tưởng và áp dụng bởi độ an toàn và khả năng cải thiện những triệu chứng khó chịu của khoai tây. Do đó người bệnh cần thực hiện bài thuốc đúng cách, kiên trì sử dụng và thường xuyên vệ sinh da. Điều này sẽ giúp những dưỡng chất có lợi thấm sâu và phát huy tối da tác dụng chữa bệnh. Đồng thời khắc phục nhanh bệnh lý.

Ngoài ra trước khi dùng khoai tây chữa bệnh chàm, người bệnh cần đến bệnh viện kiểm tra mức độ phát triển bệnh lý, tham khảo ý kiến bác sĩ về phương pháp chữa bệnh bằng khoai tây. Đồng thời áp dụng những phương pháp điều trị chuyên sâu hơn nếu cần thiết. Điều này sẽ giúp bạn tránh được những rủi ro không mong muốn.

Có thể bạn quan tâm:

10 Cách trị bệnh chàm tại nhà hiệu quả, dân gian thường dùng

Những cách trị bệnh chàm tại nhà thường được dân gian áp dụng triệt để do cách thực hiện đơn...

Bệnh eczema có chữa khỏi được không? Bằng cách nào?

Chàm (eczema) là thuật ngữ chỉ tình trạng đỏ, ngứa, nổi mụn nước, bong tróc vảy & khô da. Đây...

Cách chữa bệnh chàm ở tay không thể bỏ qua

Bệnh chàm ở tay có thể gây đau và khó chịu cho người bệnh. Hơn nữa, chàm ở bàn tay...

Lá Tắm Viêm Da Thuốc Dân Tộc Tống Tiễn Ngứa Ngáy, Ban Rát Từ Tinh Hoa YHCT

Lá Tắm Viêm Da Thuốc Dân Tộc Tống Tiễn Ngứa Ngáy, Ban Rát Từ Tinh Hoa YHCT

Lá tắm viêm da Thuốc dân tộc là công thức chuyên biệt được phối chế theo cơ chế DƯỢC DỤC...

Làm sao để tẩy vết chàm bẩm sinh?

Vết chàm bẩm sinh hay vết bớt bẩm sinh là một trong những đặc điểm ngoài da có thể xuất...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *