Cách chữa bệnh chàm ở chân phổ biến hiện nay

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Bệnh chàm ở chân, tay có tên khoa học là Pompholyx hoặc Dyshidrotic eczema. Các phương pháp điều trị bệnh lý này gồm có dùng thuốc, dưỡng ẩm da, liệu pháp ánh sáng, thay đổi chế độ ăn và sinh hoạt.

cách chữa bệnh chàm ở chân
Chàm ở chân, tay có tên khoa học là Pompholyx hoặc Dyshidrotic eczema

Tìm hiểu về bệnh chàm ở chân

Bệnh chàm ở chân, tay còn được gọi là chàm tổ đỉa, có tên khoa học là Pompholyx hoặc Dyshidrotic eczema. Bệnh lý này đặc trưng bởi các mụn nước nhỏ khu trú ở lòng bàn chân, ngón chân, lòng bàn tay và ngón tay.

Chàm tổ đỉa có thể xuất hiện ở nhiều độ tuổi nhưng tập trung ở người dưới 40 tuổi. Các triệu chứng của bệnh thường dễ bị nhầm lẫn với những bệnh lý da liễu khác.

1. Triệu chứng

Triệu chứng của bệnh chàm ở chân, tay bao gồm:

da chân bị chàm
Đặc trưng của bệnh chàm chân là những mụn nước nhỏ xuất hiện ở lòng bàn chân
  • Ngứa dữ dội ở lòng bàn chân, ngón chân hoặc lòng bàn tay.
  • Có cảm giác bỏng rát.
  • Các mụn nước nhỏ xuất hiện, bên trong có chứa dịch trong suốt hoặc trắng đục.
  • Nếu gãi vào các mụn nước, dịch có thể chảy ra khiến da bị nhiễm trùng.

2. Nguyên nhân

Nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh chàm ở chân, tay chưa được xác định. Tuy nhiên các bác sĩ da liễu cho rằng bệnh lý có thể do nhiễm nấm hoặc dị ứng với một số kim loại có trong thực phẩm và đồ dùng thường ngày.

Ngoài ra, việc sinh sống trong môi trường ẩm thấp cũng có thể là yếu tố khiến chàm xuất hiện ở tay, chân.

Mỗi đợt bùng phát của bệnh chàm chân, tay thường kéo dài trong vòng vài tuần. Sau đó, triệu chứng có thể không bùng phát trở lại. Tuy nhiên chàm chân có thể tái phát nhiều lần trong năm và không thể điều trị dứt điểm. Người bệnh chỉ có thể thực hiện các biện pháp nhằm làm giảm và ngăn ngừa các đợt bùng phát của bệnh.

Các cách chữa bệnh chàm ở chân phổ biến

Mục đích chính của việc điều trị bệnh chàm ở chân là kiểm soát, cải thiện triệu chứng, nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh, đồng thời ngăn ngừa các đợt bùng phát.

1. Kem dưỡng và thuốc steroid điều trị tại chỗ

Bệnh chàm chân có thể khiến da khô ráp và sần sùi. Nếu da quá khô, các vết nứt có thể xuất hiện và chảy máu. Vì vậy bạn cần dưỡng ẩm cho da đều đặn mỗi ngày.

Bên cạnh đó cần sử dụng các sản phẩm vệ sinh dịu nhẹ để tránh làm mất độ ẩm tự nhiên. Nên chủ động trao đổi với bác sĩ để được tư vấn sản phẩm thích hợp với tình trạng bệnh và loại da.

vết chàm ở chân
Dùng kem dưỡng và thuốc steroid điều trị tại chỗ có thể kiểm soát các triệu chứng của bệnh chàm

Để làm giảm phản ứng viêm và thúc đẩy quá trình tái tạo da, bạn có thể sử dụng các loại thuốc steroid điều trị tại chỗ. Nên dùng thuốc có nồng độ thấp để xem xét phản ứng và khả năng đáp ứng của da.

Kem steroid bôi ngoài có thể khiến da mỏng và nhạy cảm hơn với ánh nắng, vì vậy bạn chỉ nên sử dụng thuốc trên phạm vi da nhỏ, đồng thời cần thực hiện các biện pháp bảo vệ nếu phải di chuyển và hoạt động ngoài trời.

2. Thuốc kháng histamine

Các triệu chứng trên da thực chất là phản ứng thái quá của hệ miễn dịch đối với các tác nhân dị ứng. Do đó bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng histamine để làm giảm các triệu chứng của bệnh chàm ở chân.

cách trị bệnh chàm ở chân
Sử dụng thuốc kháng histamine và kháng sinh nếu có dấu hiệu nhiễm trùng

Trong trường hợp có dấu hiệu nhiễm trùng, bác sĩ có thể đề nghị bạn điều trị phối hợp với thuốc kháng sinh.

3. Phương pháp điều trị chuyên sâu

Nếu các triệu chứng tiếp tục bùng phát và có dấu hiệu nghiêm trọng hơn, bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện các biện pháp chuyên sâu.

  • Liệu pháp ánh sáng: Phương pháp này sử dụng tia UV để cải thiện các phản ứng tiêu cực ở trên da.
  • Thuốc steroid đường uống và đường bôi có nồng độ mạnh: Được sử dụng khi tình trạng bệnh không đáp ứng với steroid điều trị tại chỗ có nồng độ thấp. Việc sử dụng thuốc có nồng độ mạnh đồng nghĩa với nguy cơ phát sinh tác dụng phụ cao hơn. Cần tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ để giảm thiểu rủi ro khi sử dụng.
  • Thuốc bôi ngoài ức chế miễn dịch: Pimecrolimus và Tacrolimus là những loại thuốc bôi ngoài có khả năng ức chế hoạt động của hệ thống miễn dịch, giúp làm giảm phản ứng viêm và các triệu chứng đi kèm. Lạm dụng những loại thuốc này có thể tăng nguy cơ ung thư da, vì vậy cần thận trọng khi sử dụng.
  • Thuốc uống ức chế miễn dịch: Trong trường hợp bệnh nặng, các triệu chứng trên da mất kiểm soát và gây đau đớn dữ dội, bác sĩ có thể đề nghị bạn dùng Ciclosporin và Azathioprine.

Biện pháp khắc phục chàm ở chân hiệu quả, an toàn

Bên cạnh việc sử dụng thuốc được bác sĩ kê toa, bạn có thể làm giảm triệu chứng của bệnh chàm chân bằng những biện pháp khắc phục ngay tại nhà.

1. Bảo vệ da

Các triệu chứng trên da có xu hướng nghiêm trọng hơn khi tiếp xúc với các chất kích ứng và tác nhân độc hại. Vì vậy việc đầu tiên bạn cần thực hiện là bảo vệ da, tránh để da tiếp xúc với xà phòng và các hóa chất có độ kích ứng cao.

thuốc trị chàm chân
Mang vớ giúp bảo vệ da chân và ngăn ngừa tình trạng thoát hơi nước

Tuyệt đối không nên gãi và làm vỡ mụn nước. Điều này có thể khiến triệu chứng trên da trở nên nghiêm trọng, đồng thời gia tăng nguy cơ nhiễm trùng. Ngoài ra, bạn nên mang vớ để bảo vệ chân, lựa chọn giày có đế mềm để giảm tổn thương lên vùng da bị bệnh.

2. Ngâm chân

Lòng bàn chân có thể bị nứt và chảy máu do mất nước. Để cải thiện tình trạng này bạn nên ngâm châm với nước ấm trong khoảng 5 – 10 phút. Sau đó dùng khăn sạch lau nhẹ, tiếp tục thoa kem dưỡng ẩm để tránh tình trạng bay hơi nước. Cuối cùng bạn nên mang vớ trong khoảng 30 – 60 phút để giúp kem được hấp thu vào các tầng sâu của da.

Thực hiện đều đặn 2 lần/ tuần để hạn chế tình trạng nứt nẻ da.

3. Chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng có mối liên hệ với các triệu chứng của bệnh chàm chân. Việc thu nạp những thực phẩm không thích hợp có thể kích thích phản ứng viêm và làm trầm trọng triệu chứng trên da.

chàm ngón chân
Cần hạn chế đồ ăn có chứa nhiều đường và chất béo bão hòa trong quá trình điều trị

Cần tránh những thực phẩm sau:

  • Thực phẩm chứa nhiều đường và chất béo bão hòa: Đường làm tăng nồng độ insulin trong cơ thể và kích thích phản ứng viêm. Bổ sung quá nhiều đường và chất béo bão hòa khiến vùng da chàm trở nên sưng viêm và đau đớn hơn.
  • Thực phẩm có chứa niken: Niken là kim loại có trong những vật dụng thường ngày. Tuy nhiên một lượng nhỏ thành phần này có trong các thực phẩm như lúa mì, ngũ cốc,… Bổ sung thực phẩm có chứa niken chính là nguyên nhân khiến triệu chứng của bệnh chàm chân chuyển biến theo chiều hướng tiêu cực.
  • Thực phẩm có khả năng dị ứng cao: Triệu chứng của bệnh chàm có mối liên hệ mật thiết với hoạt động của hệ miễn dịch. Mức độ nghiêm trọng của triệu chứng có thể tăng lên nếu xuất hiện phản ứng dị ứng. Do đó bạn cần tránh ăn những thực phẩm có khả năng dị ứng cao như chế phẩm từ sữa, đậu phộng, hải sản,…

4. Giảm căng thẳng

Căng thẳng, stress là tác nhân khiến các triệu chứng của chàm bùng phát. Vì vậy bạn cần điều chỉnh cảm xúc, giải phóng những suy nghĩ tiêu cực, cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi để tránh căng thẳng quá mức.

Nhìn chung, bệnh chàm ở chân có thể được kiểm soát tốt nếu người bệnh tuân thủ theo các phương pháp được bác sĩ chỉ định. Ngược lại nếu không điều trị kịp thời, tổn thương trên da có thể trở nên nghiêm trọng và xuất hiện dấu hiệu nhiễm trùng.

Bệnh ghẻ chàm hóa và cách điều trị

Bệnh ghẻ chàm hóa là một trong những dạng ghẻ tiến triển kéo dài do không được can thiệp và điều trị đúng hướng. Mặc dù không nguy hiểm nhưng...

Mẹo dân gian dùng lá diếp cá trị chàm sữa

Trẻ bị chàm sữa, gây ra quấy khóc, mệt mỏi, không chịu ngủ. Phụ huynh lo lắng tìm kiếm các...

Cách chữa bệnh chàm ở tay không thể bỏ qua

Bệnh chàm ở tay có thể gây đau và khó chịu cho người bệnh. Hơn nữa, chàm ở bàn tay...

Chàm nang lông: bệnh không nguy hiểm có thể khắc phục

Chàm nang lông có tên khoa học là Follicular Eczema, xảy ra khi nang lông bị tổn thương dẫn đến...

bệnh chàm sinh dục

Bệnh chàm sinh dục: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Bệnh chàm sinh dục khiến da ở vùng kín bị viêm nhiễm, khô rát,  gây ngứa ngáy, khó chịu. Đây...

Cách phòng và điều trị bệnh Eczema ở trẻ em và trẻ sơ sinh

Tuy là bệnh lành tính nhưng Eczema ở trẻ em là một trong những bệnh dai dẳng, khó chữa và...

Hỏi đáp cùng chuyên gia

  1. Vu thi yên hươngVu thi yên hương says: Trả lời

    Dạ thưa bác sĩ em bi ngứa nay đã 5 năm và cũng đi nhiều bệnh viện mà không hết, người ta cứ nói là bi chàm ạ ,bác sĩ có thể tư vấn dùm em được không ạ

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *