10 Cách trị bệnh chàm tại nhà hiệu quả, dân gian thường dùng

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Những cách trị bệnh chàm tại nhà thường được dân gian áp dụng triệt để do cách thực hiện đơn giản, có thể giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu mà không gây tác dụng phụ cho da. Dưới đây là TOP 10 mẹo chữa bệnh chàm tự nhiên thường được bệnh nhân truyền tai nhau áp dụng.

10 Cách trị bệnh chàm tại nhà hiệu quả

Bệnh chàm (còn được gọi là bệnh eczema) là một dạng viêm da tự miễn có tổn thương xuất hiện dưới dạng mụn nước kèm theo tình trạng ngứa ngáy, rỉ dịch nước trên da vô cùng khó chịu. Bệnh có tính chất di truyền, thường gặp ở nhiều thế hệ trong một gia đình. Ngoài ra, bệnh chàm còn khởi phát do các nguyên nhân khác như vệ sinh da kém, căng thẳng quá mức, lạm dụng thuốc tây bừa bãi hoặc do dị ứng.

Các loại thuốc Tây chữa bệnh chàm mặc dù cho hiệu quả nhanh nhưng ẩn chứa nhiều tác dụng phụ và sau điều trị, bệnh hoàn toàn có thể tái phát trở lại. Chính vì vậy, các mẹo trị bệnh tự nhiên được nhiều người lựa chọn để khắc phục bệnh chàm tại nhà nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

1. Mẹo chữa bệnh chàm tại nhà bằng dầu dừa

Dầu dừa được sử dụng như một phương thuốc tự nhiên, an toàn cho người bị bệnh chàm, đặc biệt là chàm khô. Thành phần Axit lauric và Caprylic được tìm thấy trong dầu dừa là những chất có khả năng kháng khuẩn, chống nấm, ức chế virus gây bệnh, giảm ngứa, ngăn ngừa bội nhiễm da.

Bên cạnh đó, dầu dừa còn cung cấp một lượng lớn vitamin E, Antibacterial, antimicrobial cùng các hoạt chất quý khác. Chúng có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ các mô da khỏe mạnh, cân bằng độ ẩm, giảm khô ngứa, làm dịu kích ứng và kích thích tái tạo tế bào da mới ở khu vực bị bệnh chàm.

cách trị bệnh chàm tại nhà bằng dầu dừa
Dầu dừa giàu vitamin E và axit lactic giúp dưỡng ẩm, giảm ngứa, sát trùng, cải thiện các triệu chứng của bệnh chàm

  • Dùng dầu dừa nguyên chất: Rửa sạch vùng da bị bệnh. Thấm khô rồi lấy một ít dầu dừa thoa lên da. Massage nhẹ nhàng trong khoảng 3 phút để các hoạt chất trong dầu thẩm thấu và phát huy được hiệu quả. Chờ ít nhất 20 phút sau mới rửa lại với nước ấm cho sạch dầu. Lặp lại 2 lần trong ngày vào buổi sáng và buổi tối.
  • Kết hợp dầu dừa với mật ong: Trộn 2 nguyên liệu này với nhau theo tỷ lệ 2:1. Sau đó nhẹ nhàng thoa lên bề mặt da cần điều trị trong 30 phút. Áp dụng đều đặn mỗi ngày 1 – 2 lần trong ít nhất 7 ngày để thấy được hiệu quả rõ ràng.
  • Dầu dừa và lá trầu không chữa bệnh chàm tại nhà: Trước tiên, bạn lấy 3 cái lá trầu bánh tẻ đem rửa với nước muối cho sạch khuẩn. Xay nhuyễn lá, vắt lấy nước cốt rồi đem trộn chung với 1 thìa dầu dừa. Bôi hỗn hợp vừa tạo lên da mỗi ngày 2 – 3 lần tùy theo tình trạng bệnh. Mỗi lần nên để khoảng 20 phút sau mới làm sạch lại da.

Xem thêm: Bệnh chàm có di truyền không? Làm gì để điều trị?

2. Điều trị bệnh chàm bằng mướp đắng

Cách trị bệnh chàm tại nhà bằng mướp đắng cũng đang được nhiều người áp dụng. Y học cổ truyền ghi nhận, mướp đắng là dược liệu có tính hàn, không chứa độc tố, vị đắng, giúp sát khuẩn, tiêu viêm, giảm ngứa, làm dịu bề mặt da bị kích ứng. Chính vì vậy mà nguyên liệu này thường được sử dụng để điều trị rất nhiều vấn đề ngoài da như nổi mề đay, viêm da cơ địa, bệnh chàm da, chàm sữa ở trẻ em.

Cách sử dụng:

  • Dùng mướp đắng làm thuốc bôi: Rửa sạch 1 quả mướp đắng, bỏ hạt rồi đem xay nhuyễn với một ít muối ăn. Sau đó bạn vắt nước cốt thoa trực tiếp lên vùng da bị bệnh 2 lần mỗi ngày. Để da khô tự nhiên và vệ sinh lại bằng nước sạch.
  • Đắp mướp đắng: Với cách này, bạn chỉ cần giã nát quả mướp đắng rồi dùng bã đắp lên khu vực da bị chàm. Dùng gạc y tế băng cố định lại giữ thuốc đắp trên da khoảng 30 phút có thể tháo ra và dùng khăn ẩm lau sạch da.
  • Tắm nước mướp đắng: Trường hợp bị chàm toàn thân hoặc bệnh ảnh hưởng đến nhiều vị trí trên cơ thể, bạn có thể nấu mướp đắng lấy nước tắm. Dùng 4 – 5 quả mướp rửa sạch, thái lát mỏng rồi bỏ vào nồi nấu với 2 lít nước và 1 thìa muối ăn. Đun sôi trong 10 phút, gạn nước ra chậu pha loãng với một ít nước sạch cho nguội rồi dùng tắm rửa mỗi ngày 1 lần.

3. Nghệ chữa bệnh chàm da

Từ lâu, nghệ đã được sử dụng làm thuốc chữa bệnh chàm và nhiều vấn đề khác về sức khỏe như viêm da, vảy nến hay đau dạ dày,… Trong nghệ vàng chứa hàm lượng curcumin dồi dào có khả năng kháng khuẩn, tiêu viêm, chống oxy hóa mạnh. Ngoài ra, nó còn giúp bảo vệ các tế bào da khỏe mạnh, giảm tổn thương trên vùng da bị chàm bằng cách tiêu diệt các gốc tự do và vi khuẩn có hại.

Sử dụng nghệ đúng cách còn mang lại nhiều lợi ích cho da như giúp tổn thương nhanh lành, ngăn ngừa sẹo và vết thâm, làm da sáng đều màu, xoa dịu cơn ngứa,…

cách chữa bệnh chàm tại nhà bằng nghệ
Cách trị bệnh chàm tại nhà bằng nghệ đang được áp dụng rộng rãi trong dân gian

Thực hiện cách chữa bệnh chàm tại nhà bằng nghệ:

  • Dùng nghệ tươi: Bạn lấy 1 củ nghệ rửa sạch, cạo vỏ rồi giã nát. Lọc lấy nước cốt rồi thoa lên khu vực bị bệnh chàm mỗi ngày 2 – 3 lần. Thực hiện đều đặn mỗi ngày cho đến khi bệnh được chữa khỏi hoàn toàn.
  • Kết hợp nghệ với mật ong: Trước tiên, bạn cũng giã nghệ lấy nước cốt. Thêm vào 1 thìa mật ong nguyên chất, khuấy đều. Sử dụng hỗn hợp vừa tạo làm thuốc bôi ngoài da để cải thiện các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra.
  • Dùng bột nghệ: Nếu không có nghệ tươi, bạn có thể dùng bột nghệ để thay thế. Hòa lượng bột vừa đủ với nước để được hỗn hợp sền sệt rồi bôi một lớp mỏng lên vùng da cần điều trị. Thực hiện mỗi ngày 2 lần, mỗi lần nên lưu lại mặt nạ trên da 20 – 30 phút.

4. Cách trị bệnh chàm tại nhà bằng chè xanh

Trong dân gian, lá chè xanh thường được sử dụng để nấu nước tắm rửa hàng ngày, giúp điều trị nhiều vấn đề về da như ngứa ngoài da, viêm da, nấm da, á sừng, vẩy nến và cả bệnh chàm khô.

Sở dĩ, lá chè xanh có được tác dụng này là nhờ chứa nhiều polyphenol. Chất này có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn, giảm ngứa, chống khô da, đồng thời đẩy nhanh tốc độ tái tạo các tế bào da mới thay thế cho các mô bị bệnh.

Cách thực hiện thực:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá chè xanh cùng một ít muối hột
  • Rửa sạch lá chè, vò nát
  • Đun sôi 2 lít nước rồi mới bỏ lá chè vào nấu chung với muối trong 5 phút
  • Để nước nguội còn hơi âm ấm, lấy rửa bên ngoài khu vực bị bệnh hoặc dùng tắm rửa toàn thân. Trong quá trình tắm, lấy xác lá chè chà nhẹ nhàng lên da để loại bỏ các tế bào chết, giúp làn da mới được tái tạo nhanh hơn.

Gợi ý: 10 Cách trị bệnh chàm tại nhà hiệu quả – Những lưu ý khi áp dụng

5. Bài thuốc trị bệnh chàm từ nha đam

Nha đam giàu polysacarit – một hoạt chất có tác dụng sát trùng, tiêu viêm, kích thích sự tăng trưởng của các tế bào da mới, làm nhanh lành tổn thương ở khu vực bị bệnh chàm. Bên cạnh đó, gel nha đam còn cung cấp nhiều nước, vitamin và nhiều loại khoáng chất có tác dụng giảm khô da, làm dịu nhanh cơn ngứa ngáy khó chịu, ngăn ngừa nhiễm trùng và làm tăng sức đề kháng cho da.

Để trị bệnh chàm, nha đam có thể được sử dụng theo đường miệng hoặc làm thuốc bôi ngoài da đều được. Bạn có thể dùng ruột lá nha đam thái hạt lựu và nấu chè chung với đậu xanh ăn, giúp làm mát da, thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương từ bên trong cơ thể. Đơn giản hơn là nấu nha đam với đường phèn lấy nước uống.

cách trị bệnh chàm tại nhà bằng nha đam
Nha đam giúp sát trùng, làm dịu cơn ngứa và kích thích tái tạo da cho người bị bệnh chàm

Cách dùng nha đam làm thuốc bôi chữa bệnh chàm:

  • Thoa gel nha đam nguyên chất: Lá nha đam gọt sạch vỏ, lấy phần ruột bên trong đem xay nhuyễn thành gel rồi lấy thoa lên khu vực bị ảnh hưởng mỗi ngày 2 – 3 lần. Để từ 15 – 10 phút mới rửa lại.
  • Kết hợp nha đam và dầu dừa: Trước tiên, bạn cũng đem nha đam xay nhuyễn rồi trộn chung với 1 thìa cà phê dầu dừa. Thoa hỗn hợp lên da và mát xa nhẹ nhàng, để 20 phút trước khi làm sạch lại.

6. Lá ổi chữa bệnh chàm tại nhà

Lá ổi là dược liệu được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc chữa bệnh chàm của đông y. Y học cổ truyền ghi nhận, nguyên liệu này có tính ấm, giúp kháng viêm, đào thải độc tố cho da, làm dịu cơn ngứa. Chính nhờ tác dụng này mà lá ổi không chỉ được dùng làm thuốc chữa bệnh chàm mà còn giúp hỗ trợ điều trị các bệnh lý khác như nổi mề đay mẩn ngứa, viêm da dị ứng, nhiễm trùng da…

Nghiên cứu từ y học hiện đại cho thấy, lá ổi non đặc biệt chứa nhiều tanin. Chất này có khả năng kháng viêm, tiêu diệt vi khuẩn trên bề mặt da, giảm bong tróc da.

Cách sử dụng:

  • Trước tiên, bạn cần chuẩn bị 250g lá ổi tươi, tốt nhất là dùng lá hay búp non
  • Rửa sạch lá, ngâm trong nước muối pha loãng 15 phút
  • Đun sôi 1 lít nước rồi tiếp tục bỏ lá ổi vào nấu thêm 10 phút nữa.
  • Để nước vừa nấu nguội tới độ ấm vừa phải, lấy ngâm rửa vùng da bị chàm trong 30 phút
  • Chăm chỉ thực hiện mỗi ngày 1 lần trong khoảng 1 tháng liên tục để các triệu chứng bệnh chấm dứt hẳn.

7. Chữa trị bệnh chàm bằng lá khế

Nếu đang tìm kiếm một cách trị bệnh chàm tại nhà an toàn, bạn không nên bỏ qua bài thuốc từ lá khế. Trong lá chứa nhiều chất có đặc tính sát trùng mạnh. Nó hoạt động tích cực trong việc tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, giảm viêm da, xoa dịu cơn ngứa.

Cùng với đó, các thành phần vitamin và khoáng chất được tìm thấy trong lá khế cũng tham gia vào quá trình tái tạo các tế bào da mới, giúp tổn thương trên da nhanh hồi phục mà không để lại sẹo.

cách trị bệnh chàm tại nhà bằng lá khế
Lá khế được sử dụng để trị bệnh chàm tại nhà bằng cách chườm nóng hoặc nấu nước tắm hàng ngày

Cách thực hiện:

  • Chườm lá khế: Lá khế tươi sau khi rửa sạch bạn để cho ráo nước hoàn toàn. Bỏ lá vào chảo nóng sao cho đến khi héo đi. Chờ vài phút cho lá nguội còn khoảng 40 độ lấy chườm và chà sát nhẹ nhàng lên khu vực bị ảnh hưởng giúp giảm nhanh cơn ngứa và các triệu chứng khó chịu khác do bệnh chàm gây ra.
  • Tắm nước lá khế: Dùng nước nấu từ lá khế tắm rửa hàng ngày cũng giúp đẩy nhanh hiệu quả điều trị bệnh chàm, ngăn chặn sự tiến triển của bệnh.

8. Bài thuốc chữa bệnh chàm từ cây núc nác

Từ xa xưa, cây núc nác đã được y học cổ truyền xem như một loại dược liệu quý có tác dụng chữa nhiều bệnh, trong đó bao gồm cả bệnh chàm. Thảo dược này có tác dụng kháng khuẩn, tiêu thũng, giảm ngứa da.

Nghiên cứu hiện đại cũng phát hiện ra, trong cây núc nác chứa nhiều hoạt chất tanin, Flavonoid và Alcaloid. Chúng có khả năng diệt khuẩn, tiêu diệt các gốc tự do, bảo vệ da, nhờ đó đẩy lùi các triệu chứng bệnh chàm cấp tính và mãn tính một cách tự nhiên. Để tăng công dụng điều trị, y học cổ truyền thường kết hợp vỏ núc nác với cây sài đất và sâm đại hành.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị: Vỏ cây núc nác (40g), sâm đại hành và cây sài đất (mỗi vị 30g)
  • Các nguyên liệu thuốc rửa sạch, thái nhỏ
  • Đem sắc với nước cho cô đặc thành cao lỏng. Để nguội, cho vào hũ và bảo quản thuốc trong ngăn mát tủ lạnh.
  • Để chữa bệnh chàm, bạn hãy làm sạch vùng da bị bệnh rồi lấy một ít cao thuốc thoa lên da 2 – 3 lần mỗi ngày.

Tham khảo thêm: Gợi ý 10 Cách giảm ngứa khi bị chàm tại nhà đơn giản

9. Điều trị bệnh chàm bằng muối

Cách trị bệnh chàm bằng muối khá đơn giản nhưng cho hiệu quả tích cực. Sở hữu đặc tính kháng viêm, diệt khuẩn mạnh, muối hoạt động như một chất sát trùng trên bề mặt da, giúp làm giảm hiện tượng viêm đỏ, nổi mẩn, đồng thời làm dịu nhanh cơn ngứa ngáy khó chịu do bệnh chàm gây ra.

cách trị bệnh chàm tại nhà bằng muối
Đặc tính sát trùng mạnh của muối có thể giúp cải thiện nhanh các triệu chứng do bệnh chàm gây ra

Cách sử dụng:

  • Vệ sinh da bằng nước muối: Lấy 9g muối pha với 1 lít nước tinh khiết để được nồng độ giống như nước muối sinh lý. Dùng nước này vệ sinh vùng da bị bệnh mỗi ngày 1 – 2 lần.
  • Chườm muối nóng: Với cách này, bạn hãy lấy muối rang nóng. Bọc vào trong một miếng vải sạch rồi chườm lên da giúp giảm nhanh cơn ngứa, đồng thời kích thích lưu thông máu dưới da, giúp vùng da bị bệnh được nuôi dưỡng tốt hơn.

10. Khoai tây điều trị bệnh chàm da

Ít ai ngờ răng, khoai tây cũng có tác dụng điều trị bệnh chàm. Loại củ này có tác dụng dưỡng ẩm, chống khô da, giảm ngứa, đồng thời sát khuẩn và ngăn ngừa nhiễm trùng cho vùng da bị bệnh.

Cách sử dụng:

  • Dùng 1 củ khoai tây rửa sạch, gọt vỏ
  • Thái khoai tây thành các lát mỏng rồi đắp trực tiếp lên bề mặt da. Hoặc bạn cũng có thể đem hấp chín khoai, sau đó nghiền nhuyễn rồi trộn chung với một ít sữa chua không đường đắp lên da trong 30 phút.
  • Thực hiện cách này mỗi ngày một lần để tổn thương trên da nhanh hồi phục.

Lưu ý khi chữa bệnh chàm tại nhà

Những cách trị bệnh chàm tại nhà chỉ giúp hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng cho người bị nhẹ. Trường hợp bị chàm da nặng, bạn nên đi khám bác sĩ để được điều trị bằng thuốc tây hoặc các phương pháp khác cho tác dụng mạnh hơn.

Để bệnh nhanh khỏi, trong quá trình chữa trị bệnh cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Giữ cho vùng da bị bệnh luôn được sạch sẽ, khô ráo
  • Mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi, chất liệu cotton mềm mại để không cọ sát vào da, khiến da bị tổn thương và dễ nhiễm trùng.
  • Cố gắng chịu đựng cơn ngứa, không dùng tay gãi mạnh gây trầy xước, chảy máu, bội nhiễm vi khuẩn.
  • Tắm rửa hàng ngày bằng nước có độ ấm vừa phải hoặc nước lạnh. Sử dụng xà phòng dịu nhẹ để tắm. Tránh sử dụng các loại sữa tắm chứa chất tẩy trắng và không dùng nước quá nóng để tắm khiến da bị khô và kích thích cơn ngứa trở nên dữ dội hơn.
  • Thay quần áo mỗi ngày, đặc biệt là sau khi cơ thể đổ nhiều mồ hôi hoặc sau khi làm việc nặng trở về nhà. Thường xuyên giặt trang phục và các đồ dùng như chăn, ga giường, vỏ gối và phơi ngoài nắng to cho thật khô trước khi sử dụng lại.
  • Uống nhiều nước để ngăn ngừa khô da, giúp các tế bào da mới nhanh được tái tạo.
  • Tránh để da tiếp xúc trực tiếp với hóa chất, chất tẩy rửa. Mang găng tay để bảo vệ cho da khi rửa chén hay tẩy rửa các vật dụng khác.
  • Tập thể dục mỗi ngày có thể giúp nâng cao sức đề kháng, kích thích lưu thông đến nuôi dưỡng, sửa chữa tổn thương ở vùng da bị bệnh chàm.
  • Ngủ đủ giấc, khoảng 8 tiếng mỗi ngày. Quá trình tái tạo, sửa chữa tế bào da thường diễn ra trong giấc ngủ. Vì vậy, bạn cần đảm bảo chất lượng giấc ngủ để tổn thương do bệnh chàm gây ra được tái tạo nhanh hơn.
  • Tránh stress. Thần kinh bị căng thẳng quá mức không chỉ kích hoạt bệnh tái phát mà còn khiến cho các triệu chứng bệnh chàm trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Nếu cần thiết bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ và dùng thêm một số loại kem bôi, thuốc uống kết hợp với cách trị bệnh chàm tại nhà để đẩy nhanh hiệu quả điều trị bệnh.

Có thể bạn quan tâm:

Hỏi đáp cùng chuyên gia

  1. Minh TâmMinh Tâm says: Trả lời

    E bị chàm khô cũng đã 1 thời gian, nó chỉ tậm trung ở phần tay của em, bình thường em chỉ lấy nha đam để chà sát vào phần da bong tróc đó thôi, cũng chưa đi khám ở đâu cả, có ai như em mà tự khỏi được không vậy? hay các phương pháp dân gian có thể tự khỏi được không

    1. Tuấn NghĩaTuấn Nghĩa says:

      Bạn ơi không nên coi thường bệnh mấy bệnh về da này nhé, phải đi khám ngay đi, mấy phương pháp dân gian hên sui lắm, chuyên gia trong bài viết cũng có nói đó, dùng thuốc mới khỏi được chứ, không có bệnh gì là tự khỏi được đâu,cứ bôi với dùng linh tinh lại nhiễm trùng da đấy, đi khám chữa dứt điểm cho yên tâm

    2. Bùi Thu HằngBùi Thu Hằng says:

      Bệnh về da này chị không chữa nhanh là có thể lan ra vùng khác đấy, bây giờ mới còn chữa trị dứt điểm được. Chị qua trung tâm thuốc dân tộc mà lấy thuốc, em qua trung tâm được bác sỹ Lan kê cho đơn 3 tháng giờ ngứa ngáy, bong tróc hết rồi chỉ chịu khó bôi giữ da cho da mau lành không thâm nữa thôi. Thuốc này rất nhạy cho người bị viêm da đấy

    3. Phan LộcPhan Lộc says:

      T bị chàm đây , dầu dừa rồi nghệ tôi bôi đủ quả nhưng có khỏi đâu . cũng đi bệnh viện da liễu khám và lấy thuốc nhưng bệnh không khỏi được dứt điểm . rồi có người quen giới thiệu cho thuốc thanh bì dưỡng can thang thì tôi mới có thể điều trị dứt điểm được đấy . T bị nhờn thuốc do trước đó đã dùng nhiều loại thuốc rồi nên việc điều trị sẽ lâu hơn người mới bị . T thì đang sd liệu trình thứ nhất của trung tâm này đây , mới dùng có gần 2 tháng thôi nhưng đã đỡ hơn 80 phần trăn rồi , vừa mua thêm liệu trình nữa để khỏi dứt điểm luôn căn bệnh gây cho mình xấu xí , k tự tin này

  2. Thu TrangThu Trang says: Trả lời

    Tôi tắm hàng ngày bằng lá khê chua và bôi dầu dừa tự làm, tất cả đều là do tôi tự làm hết nhưng sao bệnh này của tôi mãi nó không thấy khỏi gì hết cả nhỉ

    1. Phương ThúyPhương Thúy says:

      Khỏi được thì cần gì đến thuốc điều trị bệnh chàm cơ chứ, số người khỏi được bệnh chàm bằng các phương pháp dân gian này nói thật là chỉ có thể đến trên đầu ngón tay thôi nhé, có khỏi nữa thì cũng cần phải thời gian dài chứ ngày một ngày hai khó nói

    2. Tuấn LanTuấn Lan says:

      Tôi sử dụng nghệ với mật ong khá là nhậy đó , bạn có thể kết hợp cả 2 phương pháp này với nhau như tôi nói , với tôi cực nhạy , tôi sd 2 tháng là khỏi và dĩ nhiên thì cũng cần phải kiêng khem khá là nhiều mới được vậy

    3. Hà says:

      Chịu á, em làm 2 tuần có nghệ với mật ong nhưng nói thật không khỏi chắc là em không hợp, mai em sẽ thử phương pháp dân gian khác xem thế nào

  3. Lê MẫnLê Mẫn says: Trả lời

    Em năm nay 22 tuổi, 1 năm nay bắt đầu xuất hiện vết đỏ trên da, đóng vảy, ngãi thì bong tróc nhiều kèm ngứa liện tục, ở vùng bẹn .Em đi khám tại bệnh viện da liễu trung ương được bs chẩn đoán là chàm. Em điêì trị một thời gian có thuốc uống, bôi nhưng cũng được 1 thời gian rồi tái phát. Em được người nhà ở bên Nga gửi về cho tuyp thuốc bôi da, bôi có 3 ngày bệnh đỡ ngứa hẳn,hơn 1 tuần tình trạng bong tróc da hết. Nhưng gần 1 tháng nay, em thấy lại lên lại mà còn lan rộng hơn , ngứa nhiều lắm. Tình trạng của em dùng bài thuốc thanh bì dưỡng can thang của trung tâm thuốc dân tộc được không ạ?

    1. Trung1982Trung1982 says:

      sao lai tu y dung vay em, dung thuoc gi cung nen theo dia chi cua bac si, bac si da lieu ke em khong theo lai tu dung thuoc co the gay hieu qua kho luong lam day, nhat la thuoc o nuoc ngoai chua biet ro nguon goc

    2. Quỳnh CongQuỳnh Cong says:

      Dùng thuốc bôi mà khỏi ngứa luôn xong bệnh đỡ luôn thì chỉ có corticoid thôi, có điều họ chế phẩm lạ mắt với cả được tiếng thuốc ngoại ấy mà. Trước chị cũng chủ quan nghe quảng cáo rầm rộ đi mua 1 loại thuốc bột bôi gia truyền của 1 ông lang qua mạng, nhanh khỏi lắm mà đến lúc bị lại thì nặng hơn trước rất nhiều. Vùng da đỏ như tôm luộc bong tróc rất nhiều. Xong phải kiên trì điều trị thuốc tại trung tâm thuốc dân tộc gần 3 tháng mới ổn định lại đấy,đến bây giờ thì khỏi hẳn rồi

    3. Hương XinhHương Xinh says:

      Bệnh chàm này không quá nghiêm trọng, không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại hơi khó điều trị và rất dễ tái phát. Bạn không nên tự ý dùng bất cứ loại thuốc nào, đặc biệt là những loại thuốc không kê toa. Vì có một số loại thuốc có thể làm cho biểu hiện của bệnh chàm khô này ngày càng trầm trọng hơn mà bạn không hề hay biết. tôi điều trị thuốc thanh bì dưỡng can thang của tt thuóc dân tộc này đây,mới có 2 tuần mà tình trạng đỡ ngứa nhiều sau hơn 1 tháng là các mảng da ngứa nó bong tróc hết và đến tháng thứ 3 thì tình trạng của tôi đã không còn nữa,khỏi hoàn toàn rồi đấy,bạn cứ tin tưởng qua tt mà thăm khám rồi mua thuốc về mà dùng

  4. Ngọc ÂNNgọc ÂN says: Trả lời

    Con gái e năm nay 6 tuổi,bị chàm 2 má hơn 2 tháng rồi , 2 má mẩn lắm, nó ngứa gãi tróc da luôn nhìn xót lắm, đi khám vs điều trị bên bv da liễu rồi mà k có hết :)) liệu có thể uống được thuốc thanh bì dưỡng can thang hay không vậy

    1. Vũ Ngọc MaiVũ Ngọc Mai says:

      Em nên đưa bé đi khám lại chứ để như vậy sau dễ để lại sẹo,ảnh hưởng đến thẩm mỹ với tâm lý của con lắm em à. tây y k khỏi mình chuyển đông y xem sao

    2. Thương HiềnThương Hiền says:

      Thuốc này làm từ thảo dược thiên nhiên sạch nên là dùng được với mọi đối tượng kể cả trẻ em, phụ nữ mang thai luôn đó bạn. Cái đợt bé mình 7 tuổi bị chàm cổ mình cũng hoảng hồn đó chớ, . Bé nói ngứa ngáy, cứ gãi gãi rồi đỏ hết luôn. Mình cũng cho bé dùng thuốc tây, mua kem về bôi nhưng mà chẳng ăn thua gì hết. Nhìn da bé xấu bản thân làm cũng khổ tâm lắm.May là hôm có chị bạn cùng cơ quan chỉ cho thuốc thanh bì dưỡng can thang, chị đó cũng từng bị chàm khô, chữa khỏi ở đây rồi, nên mình mới sắp xếp cho bé đến khám rồi được bs kê cho thuốc mang về uống, rửa , bôi, cho bé dùng 2 tháng. Tầm khoảng 1 tháng là bé hết ngứa và khỏi hẳn rồi đến giờ bé được 8 tuổi rồi chộm vía k thấy tái lại,.

    3. Thủy NguyễnThủy Nguyễn says:

      Bệnh chàm khô là 1trong những bệnh tương đối khó chữa , và k đúng cách sẽ nhờn thuốc và tái đi tái lại, bạn phải cho bé điều trị chứ đừng có để lâu. Bạn đến Trung tâm thuốc dân tộc gặp bác sĩ Nhuần để bác sĩ khám và kê thuốc điều trị cho,thuốc bác sĩ Nhuần kê có thuốc uống, thuốc tắm và thuốc bôi nữa,an toàn và hiệu quả cho người lớn và trẻ nhỏ lắm bạn ạ

  5. LinkMiuLinkMiu says: Trả lời

    Sao em tìm ở mấy hiệu thuốc cả tây y đông y lại hông thấy có bán thuốc thanh bì dưỡng can thang nhỉ?thuốc này hông phân phối rộng rãi hay là do hông đc chuộng nên các hiệu thuốc không có bán vậy, có ai biết k tư vấn giúp em, em muốn tìm hiểu thêm để mua về dùng, ba em bị chàm khô gãi ngứa cả ngày

    1. Hà TrangHà Trang says:

      Thuốc này có bán ở các hiệu thuốc đâu, thuốc độc quyền của trung tâm thuốc dân tộc nên không mua được ở ngoài chứ có gì đâu.

    2. Doãn NghĩaDoãn Nghĩa says:

      Không có ở các hiệu thuốc vậy ở xa muốn mua thuốc này thì cần phải làm như thế nào mới có thể mua được, chẳng lẽ phải nên tận Hà Nội mới có thể mua được thuốc sao

    3. GióGió says:

      Ở xa thì gọi điện vào số này, 0983 059 582 có zalo để kết bạn gửi ảnh chụp bệnh tình cho bác sĩ xem rồi sau đó bác sx kê thuốc, thuốc sẽ được gửi về tận nhà nên không phải lo lắng về vấn đề ở xa có thể mua thuốc được hay không

  6. TRỊNH HÂNTRỊNH HÂN says: Trả lời

    MINH KHOANG HON 2 TUAN NAY THAY CHO BAP TAY VA DUOI NACH BI BONG TROC DA, THAY RAT NGUA NGAY KHÓ CHIU,KHONG BIET MINH BI NHU THE NAY CÓ PHAI BI CHAM KHO KHONG, HAY BI HAC LAO

    1. My sóiMy sói says:

      khả năng là bị chàm rồi đó, nếu bị hơn 2 tuần rồi thì có thêt sử dụng các phương pháp dân gian để điêu ftrij, để lâu rồi sẽ bệnh nặng lên rồi lại càng dễ tái phát

    2. Tuấn HườngTuấn Hường says:

      Sửa dụng nha đam bôi và chỗ bị bệnh, nhưng nhớ phải làm nha đam sạch cẩn thận nếu không thí rất dễ bị ngứa đó, làm thaath sạch đó

  7. Thắng ChuẩnThắng Chuẩn says: Trả lời

    Tôi bị chàm ở cổ gáy hơn 3 năm thôi mà đã sống dở chết với nó rồi. Ăn uống cũng phải kiêng coi thứ gì ăn được thứ gì không, mà dùng dầu tắm dầu gội gì cũng phải chọn loại không kích ứng. Tôi đã từng đi chữa ở các bệnh viện lớn về da liễu mà bệnh vẫn lai dai mãi, không khỏi cho được. Trung tâm tư vấn giúp tôi cách điều trị ạ

  8. ĐĂNG TÍNHĐĂNG TÍNH says: Trả lời

    BỆNH CHÀM KHÔ NÀY CÓ LÂY KHÔNG MỌI NGƯỜI NHỈ,NÓ CÓ CHỬA ĐƯỢC KHỎI KHÔNG,HAY LÀ THEO MÌNH CẢ ĐỜI VẬY?

    1. Mạnh HùngMạnh Hùng says:

      Bệnh này không lây đâu bạn ơi, nhưng nó có thể bị do yếu tố di truyền hoặc các tác nhân bên ngoài như tiếp xúc hóa chất nhiều hay thời tiết, thiếu hụt chất dinh dưỡng các kiểu nên mình dù chưa bị bệnh thì vẫn cần phải cẩn thận. Mình đây cũng do công việc hay phải tiếp xúc hóa chất nhều,chú xung quanh mình cũng đâu có ai bị chàm đâu mà bị lây

    2. Tuấn HưngTuấn Hưng says:

      Thì cứ thử từng phương pháp thôi, phương pháp nào hiệu quả thì làm tiếp đến khi nào khỏi thì thôi chứ có vấn đề gì đâu, nói chung là không thử thì không biết được hợp hay không hợp

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bệnh chàm có lây cho người khác không?

Bệnh chàm có lây cho người khác không? Điều bạn đọc NÊN BIẾT

Chàm là một chứng bệnh ngoài da thường gặp, chúng không có khả năng lây nhiễm cho người khác nhưng lại có tính di truyền. Nắm rõ được những thông...

Mẹo chữa chàm sữa bằng dầu dừa giúp giảm ngứa hiệu quả

Ngứa, đỏ da, da bong tróc vảy, khô da là những đặc trưng có thể tìm thấy ở bất kỳ...

Thanh bì Dưỡng can thang – Bài thuốc chữa chàm da được đông đảo chuyên gia và bệnh nhân đánh giá cao

Là đơn vị hàng đầu trong điều trị các bệnh da liễu bằng Đông y hiện nay, Trung tâm Thuốc...

Người bị chàm bội nhiễm tuyệt đối kiêng ăn gì?

Bên cạnh việc tiếp nhận biện pháp điều trị, bệnh nhân bị chàm bội nhiễm cần đặc biệt chú trọng...

Bệnh chàm

Phân biệt vảy nến, chàm và viêm da cơ địa

Bệnh vảy nến, chàm và viêm da cơ địa đều có điểm chung là xuất hiện trên bề mặt da,...

Nổi mẩn ngứa có mủ là bệnh gì và cách điều trị?

Nổi mẩn ngứa có mủ là biểu hiện của nhiều bệnh lý nghiêm trọng cần được chăm sóc và điều...